Bí Mật Của Những Bí Mật - Chương 27: Suy Tư Về Trống Rỗng

BÍ MẬT CỦA NHỮNG BÍ MẬT - CHƯƠNG 27: SUY TƯ VỀ TRỐNG RỖNG

Osho ơi,

Thầy Lữ Tử nói:

Nếu ông chưa sáng tỏ, ta sẽ làm cho nó sáng tỏ cho ông qua suy tư Phật giáo về ba yếu tố trống rỗng, ảo tưởng và trung tâm.

Trống rỗng tới như yếu tố đầu tiên của ba suy tư. Mọi thứ đều được xem như trống rỗng. Thế rồi theo sau đó là ảo tưởng. Mặc dầu điều được biết là chúng là trống rỗng, mọi thứ không bị phá huỷ, nhưng người ta chú tâm vào việc của mình ở giữa cái trống rỗng. Nhưng mặc dầu người ta không phá huỷ các thứ, người ra cũng không chú ý tới chúng; đây là suy tư về trung tâm. Trong khi thực hành suy tư về trống rỗng, người ta cũng biết rằng người ta không thể phá huỷ được mười nghìn thứ, và dầu vậy người ta không chú ý tới chúng. Theo cách này ba suy tư rơi vào cùng nhau. Nhưng sau rốt, sức mạnh là trong việc mường tượng ra trống rỗng. Do đó, khi người ta thực hành suy tư về tính trống rỗng, trống rỗng chắc chắn là trống rỗng, nhưng ảo tưởng cũng là trống rỗng nữa, và trung tâm là trống rỗng. Cần sức mạnh lớn để thực hành suy tư về ảo tưởng; thế thì ảo tưởng thực sự là ảo tưởng, nhưng trống rỗng cũng là ảo tưởng, và trung tâm cũng là ảo tưởng. Trên con đường của trung tâm, người ta cũng tạo ra hình ảnh về trống rỗng; chúng không được gọi là trống rỗng, nhưng được gọi là trung tâm. Người ta thực hành cả suy tư về ảo tưởng, nhưng người ta không gọi nó là ảo tưởng, người ta gọi nó là trung tâm. Như điều phải làm với trung tâm, nhiều điều không cần được nói.

Một chuyện Thiền.

Ngay trước khi Thiền sư, Ninakawa, qua đời, một Thiền sư khác, Ikkyu, tới thăm ông ấy. “Tôi đưa ông đi nhé?” Ikkyu hỏi.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Ninakawa đáp, “Tôi tới đây một mình và tôi đi một mình. Ông có thể giúp gì cho tôi?”

Ikkyu đáp, “Nếu ông nghĩ ông thực sự tới và ông thực sự đi, nếu ông nghĩ rằng ông tới và đi, đó là ảo tưởng của ông. Để tôi chỉ cho ông con đường mà không có tới và không có đi.”

Với lời của mình Ikkyu đã làm lộ ra con đường rõ ràng tới mức Ninakawa mỉm cười, và không nói một lời, gật đầu và qua đời.

Đây là câu chuyện hay. Vài điều phải được hiểu về nó. Chúng sẽ giúp bạn đi vào trong lời kinh của Lữ Tử.

Thứ nhất: với người đang tìm chân lí thì ngay cả chết cũng là một cơ hội, với người không trong việc tìm kiếm ngay cả sống cũng không là cơ hội để học. Mọi người sống cuộc đời của họ mà không học điều một thứ gì cả. Họ đi qua cuộc sống nhưng không thu được trưởng thành nào qua nó. Họ vẫn còn gần như ngủ.

Mọi người sống như người ngủ bước đi. Họ vẫn còn say - họ không biết họ đang làm gì, họ không biết tại sao họ làm, họ không biết họ từ đâu tới, họ không biết họ đang đi đâu. Họ đơn giản giống như mảnh gỗ trôi giạt, nhờ vào gió. Cuộc đời họ là ngẫu nhiên. Nhớ từ đó 'ngẫu nhiên’.

Hàng triệu người sống chỉ cuộc sống ngẫu nhiên, và chừng nào bạn chưa nắm lấy cuộc đời bạn và bắt đầu thay đổi nó khỏi ngẫu nhiên sang tính tồn tại, sẽ không có biến đổi nào cả.

Đó là điều tính chất sannyas tất cả là gì: nỗ lực để thay đổi cái ngẫu nhiên thành cái tồn tại, nỗ lực để thay đổi cuộc sống vô ý thức thành cuộc sống có ý thức, nỗ lực thức dậy. Và thế thì cuộc sống là việc học, và cái chết cũng vậy. Thế thì người ta liên tục học. Thế thì từng khoảnh khắc, từng tình huống, đều tới như món quà. Vâng, ngay cả đau khổ cũng là món quà từ Thượng đế, nhưng chỉ dành cho những người biết cách học, cách đón nhận món quà này. Bình thường ngay cả phúc lành cũng không là món quà cho bạn vì bạn không biết cách nhận chúng, bạn không biết cách hấp thu chúng. Cuộc sống của bạn được sống theo cách như robot.

Tôi đã nghe.

Một người về nhà rất muộn trong đêm. Cái cớ anh ta đưa ra cho vợ vì về muộn là thế này.

Thực ra, người nghèo này đã tiêm nhiễn chút ít tự do nữa, nhưng nói với cô vợ đang giận rằng anh ta đã lấy nhầm xe bus.

Vợ anh ta nói, “Điều đó là dễ hiểu khi xét tới bộ dạng anh đang vậy, nhưng bằng cách nào mà anh biết anh đã lên nhầm xe bus?”

Anh chồng nói, “Thế này, dường như khá kì lạ là khi anh đứng ở một góc này trong vài giờ, nhưng điều cuối cùng thuyết phục anh là sự kiện mọi người cứ tới và đặt bánh mì kẹp thịt và cà phê.”

Nó thậm chí chẳng phải là xe bus!

Cuộc sống mà bạn đang sống thậm chí không phải là cuộc sống. Nó không thể vậy được. Làm sao nó có thể là cuộc sống nếu không có ánh sáng trong bạn? Làm sao nó có thể là cuộc sống nếu không có tình yêu trong bạn? Làm sao nó có thể là cuộc sống nếu bạn vận hành một cách máy móc? Chỉ với ý thức cuộc sống mới tới - không phải bởi việc sinh mà bởi có ý thức. Chỉ thiền nhân mới bắt đầu việc bắt đầu sống. Những người khác đang tự lừa bản thân họ, họ không thực sự sống. Họ có thể làm cả nghìn lẻ một thứ - họ liên tục làm, tới tận cùng họ vẫn liên tục làm. Tích luỹ của cải, đạt tới quyền lực, hoàn thành tham vọng này nọ, họ cứ liên tục thế mãi. Nhưng dẫu sao, cái toàn bộ, tổng của mọi kiếp sống của họ vẫn là không có gì.

Phỏng vấn nhà vô địch mô tô sáu mươi tuổi ở Austin, Texas, một nhà báo của tờ New York nhận xét,

“Ông thực sự là người phi thường để là nhà vô địch mô tô ở tuổi của ông.”

“Gớm,” chàng cao bồi nói, “Tôi còn chưa được như bố tôi đâu. Ông ấy vẫn còn đá cú khởi đầu cho một đội bóng đá và ông ấy tám mươi sáu rồi.”

“Khâm phục!” nhà báo há hốc miệng kinh ngạc. “Tôi muốn tới gặp bố ông.”

“Không thể gặp được ngay bây giờ đâu. Ông ấy đang ở El Paso đứng trước ông tôi. Ông tôi lấy vợ ngày mai. Ông ấy một trăm mười bốn tuổi rồi.”

“Gia đình ông đơn giản không thể nào tin được,” nhà báo nói. “Ông ở đây, vô địch mô tô lúc sáu mươi tuổi, bố ông là cầu thủ bóng đá lúc tám mươi sáu tuổi, và bây giờ ông của ông muốn lấy vợ ở tuổi một trăn mười bốn.”

“Chết tiệt, thưa ông, ông bị nhầm rồi,” người Texan nói. “Ông tôi không muốn lấy vợ đâu. Ông ấy phải lấy đó thôi.”

Theo cách này cuộc sống cứ diễn ra mãi, tới tận cùng. Đây không phải là cuộc sống thực. Bạn chỉ là nạn nhân - nạn nhân của bản năng vô ý thức của bạn, nạn nhân của sinh học, nạn nhân của sinh lí, nạn nhân của tự nhiên. Đây là tù túng. Tự do khỏi mọi điều này là giải thoát. Tự do khỏi tù túng của hoá chất thân thể bạn, tự do khỏi tù túng của chương trình mà tự nhiên đã đặt vào trong tế bào thân thể bạn, tự do với mọi điều là vô ý thức trong bạn, là cái riêng của bạn, là ánh sáng có ý thức - đó là việc bắt đầu của cuộc sống thực. Đếm tuổi bạn chỉ từ khoảnh khắc bạn bắt đầu sống có ý thức, tỉnh táo hoàn toàn, có tính thiền. Khi từng hành động có hương vị của ý thức, thế thì bạn đang lại gần nhà hơn; bằng không bạn đang đi ngày càng xa hơn.

Và cuộc sống cho bạn nhiều cơ hội để thức dậy. Nhưng thay vì thức dậy, thay vì dùng những cơ hội này, bạn bắt đầu tìm các ma tuý thậm chí còn sâu hơn để nhận chìm bạn vào trong vô thức. Khi đau khổ tới, đó là cơ hội để thức dậy, nhưng thế rồi bạn bắt đầu tìm ma tuý. Ma tuý có thể là dục, có thể là rượu, có thể là LSD, ma tuý có thể là tiền, có thể quyền lực-chính trị - ma tuý có thể là bất kì cái gì. Bất kì cái gì giữ cho bạn vô ý thức đều là ma tuý. Bất kì cái gì giữ bạn tham gia vào trong điều không bản chất đều là ma tuý. Ma tuý không chỉ được bán ở nhà hoá học. Ma tuý sẵn có ở mọi nơi. Trường phổ thông, cao đẳng, đại học của bạn bán ma tuý bởi vì họ tạo ra tham vọng, và tham vọng giữ cho mọi người vô ý thức. Tham vọng giữ cho họ chạy, săn đuổi cái bóng, ảo tưởng, mơ. Các chính khách là những kẻ buôn ma tuý lớn nhất: họ liên tục tạo ra thèm khát quyền lực trong bạn, cơn đói, lòng tham về quyền lực, điều giữ cho bạn bận bịu.

Có tính tham vọng, có tính cạnh tranh, là nghiện rượu. Và đây là rượu sâu hơn. Rượu thường có thể bị cấm. Rượu này sẵn có vô cùng ở mọi ngõ ngách - từ bố mẹ, từ tu sĩ, từ chính khách, từ giáo sư. Toàn thể xã hội của bạn sống trong trạng thái say ma tuý này. Nếu bạn có cái gì đó để đuổi theo, bạn cảm thấy thoải mái. Khoảnh khắc bạn không có gì để đuổi theo, bạn cảm thấy bị bỏ phí. Bạn lập tức tạo ra cái gì đó bận bịu mới.

Quan sát của chư phật trong nhiều thời đại là ở chỗ khi đau khổ tới đó là hướng dẫn từ Thượng đế rằng đây là lúc rồi - “Thức dậy đi.” Nhưng bạn đã nhận chìm đau khổ trong ma tuý.

Vợ bạn chết - bạn bắt đầu uống rượu quá nhiều, hay bạn bắt đầu đánh bạc. Nó đã là cơ hội để thấy rằng cuộc sống này sẽ không kéo dài mãi mãi. Ngôi nhà này được làm trên cát, cuộc sống này là chiếc thuyền giấy - nó sẽ bị nhấn chìm vào bất kì khoảnh khắc nào. Bất kì một cơn gió bất thần nào và cuộc sống sẽ mất đi. Thức dậy đi! Vợ bạn chết, bạn sẽ chết vì bạn đang đứng trong cùng hàng, và hàng này đang ngày càng tới gần cửa sổ có tên là chết.

Nhưng bạn không thức dậy; bạn bắt đầu tìm vợ khác. Bạn phá sản nhưng bạn không thức dậy. Bạn bị thất bại nhưng bạn không thức dậy. Bạn bắt đầu tìm kiếm - với sự mạnh mẽ hơn, với dốc sức cao hơn.

Một người đàn bà đi tới một trong những phòng khám bệnh sức khoẻ nơi họ có bẩy bác sĩ. Sau hai mươi phút trong phòng khám của một bác sĩ cô ta chạy ra la hét toáng khắp phòng lớn. Bác sĩ khác người cuối cùng hỏi được câu chuyện từ cô ấy gọi điện tới bác sĩ đầu. “Ý tưởng gì mà bảo bệnh nhân là cô ấy mang thai? Cô ấy không mang thai! Ông gần như làm cho cô ấy hoảng sợ tới chết.”

“Tôi biết chứ,” bác sĩ thứ nhất nói, “nhưng tôi chữa chứng nấc cho cô ấy, hiểu chưa?”

Nếu bạn nghe, nếu bạn quan sát, bạn sẽ thấy mọi khổ xảy ra trong đời bạn đều là phúc lành trá hình: nó có thể chữa cho bạn khỏi chứng nấc của bạn. Nó là cú choáng... và bạn cần choáng! - vì bạn đã làm phát triển nhiều bộ đệm quanh bản thân bạn, bạn đã làm phát triển nhiều bộ hấp thu choáng quanh bản thân bạn. Chúng phải bị phá vỡ. Chừng nào chúng còn chưa bị phá vỡ bạn sẽ sống trong mơ. Và nhớ lấy, trong mơ, mơ có vẻ thực. Và bạn biết hoàn toàn rõ, bạn mơ mọi đêm: trong mơ, mơ có vẻ tuyệt đối thực. Và bạn bao giờ cũng có thể tìm ra lí do và logic để hỗ trợ cho mơ của bạn. Ngay cả khi mơ bị phá vỡ bạn cũng có thể tìm các lí do để hỗ trợ cho mơ mà tuyệt đối sai.

Tôi đã nghe.

Một người thức dậy một sáng trong trạng thái choáng. Anh ta đánh thức vợ dậy và nói, “Cưng ơi, anh có giấc mơ kinh khủng đêm qua. Anh mơ anh ăn mười ki lô kẹo dẻo, và trên đỉnh thứ đó, anh không thể thấy được gối của anh ở chỗ nào.”

Ngay cả khi bạn thức dậy bạn có thể thấy hỗ trợ nào đó. Bạn có thể nhìn quanh, và bạn bao giờ cũng có thể tìm ra hỗ trợ. Tâm trí bạn rất tinh ranh, tâm trí bạn bao giờ cũng chơi nhiều trò với bạn, nhiều thủ đoạn với bạn, và nó có thể có vẻ rất logic. Nó có thể dường như rất thuyết phục.

Một người Pháp về nhà và giật mình hoảng hốt thấy con trai mình ở trên giường với bà nó.

Bây giờ điều đó có thể xảy ra chỉ ở Pháp!

“Con,” anh ta nói, “làm sao con có thể làm điều này được?”

“Thế này,” con anh ta nói, “Bố ngủ với mẹ con, con ngủ với mẹ bố. Đó là logic!”

Bạn có thể chứng minh mọi sự là logic, ngay cả những điều ngớ ngẩn. Tỉnh táo vào. Tâm trí bạn luôn thiên về mơ, tâm trí bạn là nguồn mơ, do đó tâm trí bạn có nghĩa vụ, bổn phận, hỗ trợ cho những giấc mơ đó. Nếu bạn không rất tỉnh táo bạn sẽ bị lừa và bị bịp và bị mắc bẫy bởi tâm trí riêng của bạn lặp đi lặp lại, theo cùng những ngu xuẩn mà bạn đã bắt gặp nhiều lần và bạn đã hối hận nhiều lần và bạn đã quyết định nhiều lần, lấy lời nguyện, “Không bao giờ lặp lại!” Nhưng tâm trí sẽ tới với cám dỗ tinh vi. Tâm trí là người bán hàng vĩ đại nhất. Tâm trí là rất thuyết phục. Và bởi vì tâm trí bao giờ cũng giúp ham muốn vô ý thức của bạn, thân thể cũng hỗ trợ cho tâm trí.

Nỗ lực để thức dậy là thực sự gian nan. Đây là thách thức lớn nhất mà con người có thể đương đầu trong cuộc sống - và chỉ con người mới có thể đương đầu với nó, người dũng cảm: điều đó cần can đảm để chấp nhận thách thức để thức dậy. Đây là cuộc phiêu lưu vĩ đại nhất có đó. Đi lên mặt trăng còn dễ hơn, đi lên đỉnh Everest còn dễ hơn, đi tới các chiều sâu của Thái bình dương còn dễ hơn. Vấn đề thực nảy sinh khi bạn đi vào trong cái ta riêng của bạn, vấn đề thực nảy sinh khi bạn bắt đầu thức dậy. Thế thì toàn thể quá khứ của bạn chống lại nó, toàn thể quá khứ của bạn vậy treo quanh cổ bạn như núi - nó kéo bạn xuống. Nó không cho phép bạn bay trên bầu trời, vào trong vô hạn, trong cái vĩnh hằng, trong Thượng đế, trong niết bàn.

Đây là chuyện ngụ ngôn hay, rằng một Thầy sắp chết và Thầy khác tới để nói lời tạm biệt ông ấy - nhưng nói lời tạm biệt theo cách lạ thường làm sao! Cơ hội của chết được dùng tới. Vâng, chỉ những người rất có ý thức mới có thể dùng cơ hội này mà cái chết làm thành sẵn có.

Chết được nhìn một cách vô ý thức là kẻ thù, chết được nhìn một cách có ý thức là người bạn lớn lao nhất. Chết được nhìn một cách vô ý thức chỉ là việc tan tành mọi giấc mơ của bạn, mọi hình mẫu sống của bạn, của mọi cấu trúc mà bạn đã từng xây dựng, của mọi điều bạn đã đầu tư vào - sự sụp đổ hoàn toàn. Nhưng chết được nhìn vào một cách có ý thức là việc bắt đầu của cuộc sống mới, cánh cửa tới điều thiêng liêng.

Ninakawa sắp chết và Ikkyu hỏi, “Tôi đưa ông đi nhé?”

Ông ấy đang nói rằng chết là sự bắt đầu, không phải là kết thúc. “Tôi đưa ông đi nhé? Ông có cần sự giúp đỡ của tôi theo bất kì cách nào không? Ông sẽ học cách hiện hữu mới, cách nhìn mới đang sắp nảy sinh; ông đang đi vào trong chiều hướng mới, sự viên mãn mới - tôi đưa ông đi được chứ? Giúp đỡ của tôi có được cần theo bất kì cách nào không?”

Ninakawa đáp, “Tôi đến đây một mình và tôi đi một mình. Ông có thể giúp gì được cho tôi?”

Vâng, chúng ta tới một mình và chúng ta đi một mình. Và ở giữa hai tính một mình này chúng ta tạo ra mọi giấc mơ về sự cùng nhau, quan hệ, yêu, gia đình, bạn bè, câu lạc bộ, xã hội, quốc gia, nhà thờ, tổ chức. Chúng ta tới một mình, chúng ta đi một mình. Tính một mình là bản tính tối thượng của chúng ta. Nhưng ở giữa hai điều này, chúng ta mơ nhiều giấc mơ làm sao! Người ta trở thành chồng hay vợ, bố hay mẹ, người ta tích luỹ tiền, quyền, danh, kính trọng - và biết hoàn toàn rõ là bạn tới với tay trắng và bạn đi với tay trắng, bạn không thể lấy được cái gì từ đây. Dầu vậy người ta vẫn tích luỹ, dầu vậy người ta vẫn trở nên bị gắn bó, ngày càng bị gắn vào nhiều hơn, ngày càng bắt rễ hơn vào thế giới này nơi chúng ta phải bỏ lại.

Dùng thế giới này như nhà trọ đi, đừng làm nhà trong nó. Dùng nó, chắc chắn, nhưng đừng bị nó dùng. Không có ích gì mà đi sở hữu bất kì cái gì bởi vì khoảnh khắc bạn bắt đầu sở hữu cái gì đó bạn bị nó sở hữu đấy. Bạn càng sở hữu nhiều bạn càng bị sở hữu hơn. Dùng thôi! - nhưng nhớ: có tính quan sát rằng cái chết đang tới, nó bao giờ cũng trên đường. Bất kì khoảnh khắc nào nó cũng có thể gõ vào cửa và bạn sẽ phải bỏ mọi thứ như nó vậy. Và bao giờ cũng là giữa chừng mà bạn phải ra đi. Người ta không thể hoàn thành được cái gì trong cuộc sống.

Ninakawa đáp lại hoàn toàn rõ: “Tôi tới đây một mình và tôi đi một mình. Ông có thể giúp gì được cho tôi? Làm sao ông có thể giúp được tôi trong cái chết? Có thể trong cuộc sống chúng ta có thể có ảo tưởng về được giúp đỡ, về người giúp đỡ, nhưng làm sao làm được trong chết?”

Ông ấy đang nói ra chân lí lớn, nhưng có những chân lí và chân lí và chân lí lớn hơn. Ikkyu đã thậm chí trả lời bằng chân lí cao hơn.

Nhớ điều này: xung đột không có giữa cái không thực và cái thực. Xung đột thực là giữa chân lí thấp hơn và chân lí cao hơn. Cái không thực là không thực: nó có thể làm được gì, nó có thể làm điều hại gì cho chân lí? Vấn đề này không bao giờ là vấn đề chọn lựa giữa cái không thực và cái thực. Vấn đề bao giờ cũng là giữa chân lí thấp hơn và chân lí cao hơn.

Điều Ninakawa nói là chân lí lớn - rằng chúng ta tới một mình và chúng ta đi một mình. Nhưng vẫn có chân lí cao hơn.

Ikkyu trả lời, “Nếu ông nghĩ ông thực sự tới và đi, đó là ảo tưởng của ông.”

Ai tới? Ai đi? Tất cả đều như nó vậy. Tới và đi cũng là mơ.

Chẳng hạn, trong đêm bạn rơi vào giấc ngủ, mơ nảy sinh. Buổi sáng mơ biến mất. Bạn có nghĩ bạn đã đi đâu đó và bạn đã quay về không? Bạn thấy bản thân bạn trong cùng phòng, trên cùng giường - và mọi điều đó là mơ sao? Bạn có thể đã du hành tới những chỗ xa xôi - bạn có thể đã tới thăm mặt trăng, hành tinh, các ngôi sao - nhưng đến sáng khi bạn thức dậy bạn không thức dậy trên ngôi sao. Bạn thức dậy ở cùng chỗ nơi bạn đã ngủ.

Cuộc sống là giấc mơ! Chúng ta đang ở chỗ chúng ta ở. Chúng ta là cái chúng ta đang là. Không một khoảnh khắc nào chúng ta đã di chuyển, và không một li nào chúng ta đã di chuyển khỏi bản tính thực của chúng ta! Đây là phát biểu tối thượng về chân lí.

Vâng, Ninakawa đã nói cái gì đó có ý nghĩa, rất có ý nghĩa - “Một mình chúng ta tới, một mình chúng ta đi” - nhưng Ikkyu đang phát biểu cái gì đó thậm chí còn sâu lắng hơn nhiều. Ông ấy nói, “Cái gì đi? Cái gì tới? Ông đang nói điều vô nghĩa! Ai tới? Ai đi?”

Sóng dậy trong đại dương và thế rồi biến mất vào trong đại dương. Khi sóng nảy sinh trong đại dương nó vẫn là đại dương, nhiều như nó đã là vậy trước khi nó nảy sinh, và thế rồi nó biến mất trở lại trong đại dương. Hình dạng này sinh và biến mất, thực tại còn lại như nó vậy. Mọi thay đổi chỉ là hình tướng. Sâu, ở tại cốt lõi sâu nhất, không cái gì đã bao giờ thay đổi. Ở đó nó tất cả là một. Thời gian là hiện tượng ngoại vi. Ở trung tâm không có thời gian, không thay đổi, không chuyển động. Tất cả đều vĩnh hằng ở đó.

Nhìn ra vấn đề đi - và đối thoại này xảy ra vào lúc Ninakawa sắp chết. Đây không phải là những điều được thảo luận vào lúc chết. Vào lúc chết mọi người cố giúp người này, an ủi người đó, “Anh không chết đâu. Ai nói anh chết? Anh vẫn tiếp tục sống.” Ngay cả khi họ biết - bác sĩ đã nói, “Bây giờ mọi thứ đều kết thúc và không cái gì có thể được làm thêm nữa” - thế nữa gia đình vẫn giả vờ rằng bạn sẽ không chết. Gia đình vẫn giúp cho giấc mơ này còn lại lâu thêm chút ít, và gia đình cứ hi vọng phép màu nào đó sẽ xảy ra và người này sẽ được cứu.

Đối thoại này là hay vô cùng: khi ai đó sắp chết, tốt hơn cả là làm cho người đó nhận biết rằng cái chết đã tới. Thực ra tốt hơn cả là làm cho mọi người đều nhận biết - dù cái chết đã tới hôm nay hay không, dù nó sẽ tới ngày mai hay ngày kia đều không thành vấn đề: nó sắp tới. Một điều là chắc chắn, rằng nó đang tới. Trong cuộc sống chỉ duy nhất một điều là chắc chắn, và đó là cái chết, cho nên tốt hơn cả là nói về nó từ chính lúc bắt đầu.

Trong các nền văn hoá cổ đại mọi đứa trẻ đều được làm cho nhận biết về chết. Chính nền tảng của bạn nên được làm ra dựa trên nhận biết đó về chết. Người nhận biết về chết sẽ chắc chắn trở nên nhận biết về sống, và người không nhận biết về chết sẽ vẫn còn không nhận biết về sống nữa - bởi vì sống và chết là hai mặt của cùng một đồng tiền.

Ikkyu nói, “Nếu ông nghĩ.” - nhưng nhớ lấy, ông ấy dùng từ ‘nếu’ bởi vì ông ấy biết, ông ấy biết người này, Ninakawa. Ông ấy có thể thấy xuyên thấu, người này là trong suốt: ông ấy biết rằng ông này đã đạt tới. Có thể ông này chỉ khích Ikkyu nói cái gì đó hay, nói cái gì đó về chân lí. Có thể việc khích của ông ấy chỉ là thủ đoạn, ông ấy đang chơi trò chơi. Đó là lí do tại sao ông ấy nói, “Nếu ông nghĩ ông thực sự tới và đi, đó là ảo tưởng của ông. Để tôi chỉ cho ông con đường mà không có tới và không có đi.”

Cái gì là con đường mà không có tới và không có đi? Vâng, có chỗ bên trong bạn, đó là nhà vĩnh hằng của bạn, nơi không cái gì đã từng xảy ra, nơi không cái gì đã từng thay đổi - không sinh, không tử, không tới, không đi, không nảy sinh, không biến mất. Tất cả bao giờ cũng như nhau.

Với lời của ông ấy Ikkyu đã làm lộ ra con đường rõ ràng tới mức Ninakawa mỉm cười, gật đầu và qua đời.

Nó không thể được nói theo cách tốt hơn - đó là lí do tại sao Ninakawa đã không thốt ra một lời nào nữa. Nhưng ông ấy đã mỉm cười... bởi vì điều mà không thể được nói ra có thể được mỉm cười, điều mà không thể được nói ra có thể được gật đầu, điều mà không thể được nói ra có thể được biểu lộ ra. Ông ấy đã biểu lộ nó bằng mặt mình: ông ấy đã nhận ra, ông ấy đã gật đầu, ông ấy đã nói với Ikkyu, “Đúng, tuyệt đối đúng. Vậy ông cũng đã tới nhà.”

Đối thoại giữa hai Thầy này là rất hiếm hoi, bởi vì khi hai Thầy gặp nhau, bình thường họ vẫn còn im lặng - chẳng có gì mà nói. Nhưng bất kì khi nào, chuyện xảy ra là hai Thầy nói cái gì đó cho nhau, nó là trò chơi lớn. Có chơi đùa. Nó không phải là biện luận, nhớ lấy. Nó là đối thoại. Họ khích lẫn nhau để nói nó theo cách tốt hơn. Và Ikkyu đã nói điều đó, Ninakawa được thoả mãn, hoàn toàn thoả mãn.

Ikkyu đã nói gì? - rằng cuộc sống mà chúng ta nghĩ nó vậy, là không có, và chúng ta đã không nhìn vào cái đang có chút nào. Chúng ta đã trở nên quá bận tâm với ảo tưởng, và chúng ta cứ còn bận bịu với ảo tưởng cho tới tận cùng.

Tôi đã nghe.

Một người đàn ông rất lo nghĩ về mẹ vợ goá chồng của mình. Bà goá đã tám hai tuổi và đang trong đau khổ nhiều. Một đêm, chỉ để cho bà ấy ra khỏi nhà, ông ta đã thu xếp cuộc hẹn hò cho bà ấy với một người đàn ông tám mươi nhăm tuổi. Bà ấy trở về nhà từ buổi hẹn hò rất muộn tối đó và còn bực mình chút ít.

“Có chuyện gì xảy ra thế mẹ?” người đàn ông hỏi. “Anh có là trẻ con không?” bà ấy nạt nộ, “tao phải tát vào mặt ông ta ba lần đấy!”

“Mẹ ngụ ý,” người đàn ông hỏi, “ông ấy sàm sỡ à?” “Không!” bà ấy đáp. “Tao nghĩ ông ấy chết!”

Nhưng ngay cả tới tuổi đó mọi người vẫn cứ hẹn hò. Nếu có ma thực, chúng phải làm cùng điều bạn đang làm cùng thứ. Và nó liên tục, hết kiếp nọ tới kiếp kia.

Tôi đã nghe về một đôi. Họ đã trong tình yêu sâu sắc với nhau và họ cả hai đều là người tâm linh. Họ tin vào khoa học Ki tô giáo. Rồi một hôm, nói chuyện với nhau về cái chết và các chủ đề sâu sắc như vậy, họ quyết định rằng nếu một trong họ chết thì người đó phải liên lạc với người kia vào ngày thứ ba mươi sau cái chết, và người kia sẽ cởi mở, cảm nhận và sẽ mời gọi vào ngày thứ ba mươi vào thời gian đặc biệt.

Như nó xảy ra, người đàn ông chết trong một tai nạn xe hơi. Người đàn bà hăm hở chờ đợi. Ngày thứ ba mươi tới, giờ được ấn định đúng tới. Cô ấy đóng cửa lại, tắt đèn đi, và hỏi, “John, anh có đó không?” nửa tin nửa ngờ. Nhưng cô ấy không thể tin được điều đó khi cô ấy nghe thấy giọng của John.

John nói, “Có đây, cưng. Anh ở đây.”

Người đàn bà hỏi, “Anh sao rồi? Anh có hạnh phúc ở đó không?”

Và anh ta nói, “Anh rất, rất hạnh phúc. Nhìn con bò cái này - nó trông đẹp làm sao.”

“Bò cái à?” người đàn bà nói, “Anh nói cái gì vậy?” “Vâng,” anh ta nói, “bò cái đẹp thế không biết. Vú to thế, đẹp thế, thân thể trẻ trung, cân đối thế.”

Người đàn bà nói, “Anh có phát điên không đấy?! Em đang chết mòn để nghe cái gì đó hơn nữa về cõi trời còn anh lại nói về bò cái ngu xuẩn!”

Và anh ta nói, “Em nói về cõi trời gì thế? Anh đã biến thành con bò đực ở công viên Koregaon, Pune đây này!”

Nó tiếp tục - vẫn cùng cái ngu xuẩn, kiếp nọ tới kiếp kia. Chừng nào bạn chưa trở nên có ý thức bạn sẽ cứ di chuyển trong bánh xe này, và bánh xe này liên tục lặp lại bản thân nó một cách tàn nhẫn. Tiếp tục nó là rất chán, và hoàn toàn ngu xuẩn. Nhưng trở nên nhận biết cần nỗ lực lớn lao. Để trở nên nhận biết, bạn sẽ phải đi vào cuộc vật lộn lâu dài với giấc ngủ riêng của bạn, với trạng thái vô ý thức riêng của bạn. Bạn sẽ phải tranh đấu với cách thức của bạn. Cuộc vật lộn là gian nan và vất vả và con đường là đi lên dốc.

Bây giờ đến lời kinh. Những lời kinh này giúp bạn vô cùng để thức tỉnh.

Thầy Lữ Tử nói:

Nếu ông chưa sáng tỏ, ta sẽ làm cho nó sáng tỏ cho ông qua suy tư Phật giáo về ba yếu tố trống rỗng, ảo tưởng và trung tâm.

Từ bi của Thầy là vô hạn. Thầy làm mọi thứ thành sáng tỏ lặp đi lặp lại, biết hoàn toàn rõ rằng giấc ngủ của bạn là say: bạn có thể đã không nghe lần đầu tiên - thầy nói lại nó; bạn có thể đã không nghe lần thứ hai - thầy lại nói lại nó.

Phật đã sống bốn mươi hai năm sau chứng ngộ của ông ấy, nói cùng một điều suốt sáng, tối, hết ngày nọ sang ngày kia, trong bốn mươi hai năm - cùng một điều liên tục - bởi vì chẳng bao giờ biết vào khoảnh khắc nào bạn sẽ có khả năng hiểu, chẳng bao giờ biết khi nào bạn có thể cảm nhận. Chẳng bao giờ biết khi nào một cửa sổ nhỏ sẽ mở ra trong tim bạn và khách sẽ có khả năng đi vào và tia sáng sẽ xuyên thấu vào bạn.

Trong thời gian hai mươi tư giờ bạn không phải bao giờ cũng như nhau. Thỉnh thoảng bạn rất cứng rắn và rất khó xuyên vào. Thỉnh thoảng bạn rất điếc - bạn nghe đấy vậy mà bạn không nghe thấy - nhưng thỉnh thoảng bạn có chút ít cởi mở hơn, mong manh hơn, đáng yêu hơn, có khả năng lắng nghe nhiều hơn, ít tranh cãi. Thỉnh thoảng bạn mềm mại, nữ tính. Thỉnh thoảng bạn nam tính và cứng rắn. Nó là nhịp điệu cứ thay đổi hoài. Bạn có thể quan sát nó, và bạn sẽ sớm trở nên nhận biết rằng có những khoảnh khắc khi bạn hiểu biết nhiều hơn và có những khoảnh khắc khi bạn ít hiểu biết hơn. Bạn không là một trong hai mươi tư giờ. Bạn thường xuyên thay đổi, bạn ở trong một luồng, do đó Thầy phải liên tục nói. Người ta không bao giờ biết khi nào khoảnh khắc đúng cho bạn có đó, cho nên thầy liên tục lặp lại. Bất kì khi nào khoảnh khắc đúng tới việc biến đổi sẽ xảy ra. Một cú đánh vào trái tim và bạn sẽ là người khác toàn bộ sau đó. Bạn sẽ không bao giờ là như cũ nữa.

Lữ Tử đã nói. Chúng ta đang tới ngày một gần hơn chỗ cuối của cuốn sách hay này, Bí mật của Hoa Vàng. Lần nữa ông ấy nói, “Nếu ông chưa sáng tỏ ”

Ông ấy đã làm mọi thứ sáng tỏ, nhưng...

Nếu ông chưa sáng tỏ, ta sẽ làm cho nó sáng tỏ cho ông qua suy tư Phật giáo về ba yếu tố trống rỗng, ảo tưởng và trung tâm.

Và sáng tỏ là gì? Sáng tỏ là trạng thái của tâm trí khi không có ý nghĩ. Ý nghĩ tựa mây trên trời. Và khi trời đầy mây bạn không thể thấy được mặt trời. Khi không có mây trên bầu trời, trong bầu trời bên trong của bạn, trong tâm thức của bạn, có sáng tỏ.

Sáng tỏ không có nghĩa là láu lỉnh, nhớ lấy. Người láu lỉnh không phải là người sáng tỏ. Là láu lỉnh thì dễ bởi vì láu lỉnh không là gì ngoài cái tên khác cho việc tinh ranh, cái tên hay cho việc tinh ranh. Người láu lỉnh là người tinh ranh nhưng họ không là người sáng tỏ. Có trí tuệ không phải là thông minh, nhớ lấy. Có trí tuệ là dễ dàng: bạn có thể thu thập thông tin, bạn có thể thu lấy tri thức và bạn có thể trở thành nhà trí thức lớn, học giả, bác học - nhưng điều đó không phải là sáng tỏ và điều đó không là thông minh. Thông minh chính là cái đối lập. Khi không có tri thức di chuyển trong đầu, khi không có mây bay qua trong bầu trời bên trong, khi không có tính toán, không láu lỉnh, không tinh ranh, khi bạn không nghĩ chút nào mà bạn chỉ hiện hữu ở đó như tấm gương phản xạ bất kì cái gì đang đó - cái đó là sáng tỏ. Sáng tỏ nghĩa là phẩm chất tựa tấm gương. Và là sáng tỏ là đối diện với Thượng đế.

Thượng đế không thể được biết bởi tri thức, Thượng đế được biết bởi sáng tỏ. Thượng đế không được biết tới bởi láu lỉnh, không được biết tới bởi tinh ranh, mà bởi hồn nhiên. Hồn nhiên là sáng tỏ. Đó là lí do tại sao Jesus nói, “Chừng nào các ông còn chưa giống trẻ nhỏ, ông sẽ không đi vào trong Vương quốc Thượng đế của ta.” Ông ấy ngụ ý gì? Ông ấy đơn giản ngụ ý rằng chừng nào bạn còn chưa sáng tỏ như trẻ nhỏ có bầu trời bên trong còn chưa bị mây che, người có tấm gương vẫn không có bụi nào tụ trên nó, người có cảm nhận tuyệt đối thuần khiết - người đó có thể thấy mọi thứ như chúng vậy, người đó không bóp méo chúng, người đó không có đầu tư nào vào việc bóp méo chúng, người đó không phóng chiếu, người đó đơn giản nhìn bất kì cái gì đang là hoàn cảnh, người dó là tấm gương thụ động - đó là sáng tỏ. Lữ Tử nói: “Nếu ông chưa sáng tỏ, ta sẽ làm cho nó sáng tỏ cho ông qua suy tư Phật giáo về ba yếu tố ” Suy tư Phật giáo về ba yếu tố này là một trong những phương cách vĩ đại nhất của thiền. Nhớ lấy, nó là phương cách, nó không phải là triết lí. Nếu bạn nghĩ nó là triết lí bạn đã bỏ lỡ vấn đề một cách toàn bộ.

Và đó là điều đã xảy ra: trong nhiều thời đại các bản luận đã được viết ra về triết lí Phật giáo, và điều đó chỉ là vô nghĩa bởi vì Phật không phải là triết gia. Ông ấy đã không dạy triết lí nào hết cả. Ông ấy thực sự rất chống triết lí.

Đó là thủ tục thông thường của ông ấy: bất kì khi nào ông ấy vào một thị trấn, đệ tử của ông ấy sẽ đi trước ông ấy tuyên bố cho mọi người, “Xin đừng hỏi các câu hỏi triết học với Phật.” Ông ấy đã làm ra một danh sách mười một câu hỏi; trong mười một câu hỏi đó toàn thể triết lí được bao hàm: về Thượng đế, về sáng tạo, về hoá thân, về cuộc sống sau cái chết và tất cả những điều đó. Trong mười một câu hỏi đó toàn thể triết lí có thể đều được chứa đựng. Bạn không thể hỏi bất kì câu hỏi nào nếu bạn nhìn vào danh sách mười một câu hỏi này. Danh sách đó được tuyên bố trong thị trấn: “Xin đừng hỏi những câu hỏi đó với Phật, vì ông ấy không phải là triết gia, ông ấy không phải là nhà siêu hình, ông ấy không phải là nhà tư tưởng! Ông ấy đã tới đây như người trị liệu, không như một triết gia. Nếu mắt các ông bị mù, ông ấy có thuốc nào đó. Nếu tai các ông bị điếc, ông ấy là nhà giải phẫu.”

Phật đã nói đi nói lại, “Ta là người trị liệu,” nhưng triết lí lớn đã nảy sinh nhân danh ông ấy, và lời mà ông ấy đã dùng như phương cách đã trở thành giáo lí triết học. Chẳng hạn, trống rỗng: bây giờ có các trường phái Phật giáo nói rằng đây là nguyên lí nền tảng - rằng tất cả là trống rỗng. Nó đơn giản là phương cách thôi, nó chẳng nói gì về sự tồn tại cả. Nó đơn giản nói cái gì đó về tâm trí bạn. Nó giúp bạn trở nên sáng tỏ, có vậy thôi. Phật không quan tâm tới sự tồn tại, Phật quan tâm tới tính sáng tỏ của bạn, bởi vì ông ấy nói, “Nếu ông sáng tỏ ông sẽ biết sự tồn tại là gì.” Và phỏng có ích gì mà nói về sự tồn tại? Điều đó hoàn toàn vô tích sự. Dường như bạn đang nói về ánh sáng và mầu sắc cho người mù: điều đó là hoàn toàn ngớ ngẩn.

Bạn không thể nói về mặt trời mọc cho người mù và bạn không thể nói về ánh trăng bạc trong đêm cho người mù. Bạn không thể nói với người đó rằng cây mầu xanh, bởi vì xanh sẽ không có nghĩa với người đó. Người đó sẽ nghe từ này - như cách bạn nghe từ ‘Thượng đế’, người đó sẽ nghe từ ‘xanh’: bạn không hiểu mà người đó cũng không hiểu. Chỉ bằng việc nghe từ lặp đi lặp lại không thu được ý tưởng này, ý tưởng ngu xuẩn, rằng bạn hiểu Thượng đế là gì. Thượng đế phải được thấy để được hiểu. Không có cách khác. Và mầu xanh phải được thấy để được hiểu. Không có cách khác.

Ramakrishna thường hay kể:

Một người mù được bạn bè mời tới. Họ chuẩn bị món kheer, một món ngon được làm từ sữa. Người mù này thích món kheer này lắm và người đó hỏi, “Nó đích xác là gì? Và nó trông thế nào?”

Ngồi bên phía anh ta là một triết gia lớn, và như các triết gia đều có thiên hướng - họ không thể bỏ lỡ cơ hội để dạy, để triết lí hoá - ông ta lập tức bắt đầu nói cho người mù món kheer được làm thế nào, nó trông như thế nào. Và khi ông ta nói, “Nó thuần trắng”, người mù nói, “Đợi đã! Từ đó không có nghĩa gì với tôi cả. Ông ngụ ý gì bởi ‘thuần trắng’? Xin ông vui lòng giải thích nó cho tôi?”

Và như các triết gia luôn vậy, chả bao giờ thấy rằng người này là mù, ông ta bắt đầu giải thích thuần trắng là gì. Ông ta nói, “Ông đã bao giờ nhìn con thiên nga trắng chưa, sếu trắng chưa? Vâng, nó giống như con sếu thuần trắng, hay thiên nga trắng, hay hoa trắng.”

“Sếu sao?” người mù nói, “Ông làm cho nó ngày càng bí ẩn hơn. Tôi không hiểu trắng là gì. Bây giờ vấn đề nảy sinh: Sến này là gì? Tôi chưa bao giờ thấy nó.”

Và dầu vậy triết gia này vẫn không nhận biết rằng người này có thể đã không nhìn thấy, cho nên bất kì điều gì ông ta nói cũng đều không liên quan. Và ông ta bắt đầu giải thích sến trắng là gì. Và thế rồi ông ta phát minh ra một phương cách: ông ta đưa tay cho người mù và bảo ông này chạm vào nó. Và ông ta nói, “Trông đấy, cách tay tôi cong lại, đây là cách cổ con sến là vậy.”

Và người mù cười vui vẻ và rất hạnh phúc, và ông ấy cám ơn ông ta từ tận đáy lòng và nói, “Bây giờ tôi hiểu món kheer là gì rồi - giống như tay cong chứ gì? Bây giờ tôi hiểu rồi. Tôi biết ơn ông lắm.”

Thế thì triết gia này mới trở nên nhận biết về điều ông ta đã làm.

Bạn không thể giải thích tính trắng cho người mù được, không có cách nào hết cả. Vâng, bạn có thể giúp người đó: bạn có thể điều trị mắt của người đó, bạn có thể cho người đó tới trại của bác sĩ Modi - Bác sĩ Modi thỉnh thoảng có tới đây - người đó cần giải phẫu. Ngày người đó có khả năng thấy, chẳng cần giải thích gì cả - người đó sẽ biết trắng là gì, xanh là gì. Trường hợp với Thượng đế cũng vậy, trường hợp với sự tồn tại cũng vậy.

Cho nên nhớ lấy, điều đầu tiên là ở chỗ đây chỉ là phương cách: trống rỗng, ảo tưởng và trung tâm. Đây không phải là phát biểu triết lí. Phật không nói rằng “Ta đang đề nghị một hệ thống tư tưởng.” Ông ấy đơn giản nói rằng "Ta đang tạo ra một phương cách.”

Một câu chuyện khác để cho nó trở thành rõ ràng cho bạn:

Một người về nhà từ chợ. Đột nhiên anh ta thấy nhà mình bị cháy. Con anh ta đang chơi bên trong, toàn trẻ nhỏ. Anh kêu to từ bên ngoài vì anh ta sợ tự mình đi vào trong. Anh ta hét lên, “Các con, ra ngay! Nhà cháy rồi!” Nhưng lũ trẻ mải mê thế trong trò chơi, chúng không nghe. Thế là anh ta nghĩ ra: anh ta kêu to lên, “Các con có nghe thấy bố không? Bó đã mang nhiều đồ chơi ngoài chợ về cho các con đây!” và tất cả chúng chạy xô ra - và anh ta chả mang đồ chơi nào cả.

Nhưng những đứa trẻ đó đã nói với anh ta, “Bố đi ra chợ, cho nên bố đem đồ chơi về cho chúng con nhé.” Bên ngoài, không thấy đồ chơi nào, chúng nói, “Đồ chơi đâu rồi?”

Người này bắt đầu cười và anh ta nói, “Đó là phương cách để đưa các con ra khỏi nhà cháy. Ngày mai bố sẽ đem đồ chơi về cho các con.”

Đây là phương cách. Nhớ lấy, phương cách không thực, không giả. Phương cách hoặc hữu dụng hoặc vô dụng, nhưng không bao giờ thực hay giả. Những từ này là không liên quan tới phương cách. Thiền bạn đang làm ở đây toàn là phương cách - không thực không giả. Chúng là hữu dụng hay vô dụng, chắc chắn, nhưng không có vấn đề về chân lí. Tôi đang cho bạn đồ chơi để cho bạn có thể thoát ra khỏi ngôi nhà đang cháy. Khi bạn ở ngoài rồi bạn sẽ hiểu - ngay cả lũ trẻ kia cũng hiểu: khi chúng thấy nhà cháy chúng quên tất cả về đồ chơi và chúng hiểu tình yêu của người bố. Anh ta phải đã yêu vô cùng những đứa trẻ đó, đó là lí do tại sao anh ta thậm chí có thể nói dối. Đó là dối trá.

Bạn sẽ ngạc nhiên mà biết rằng các Thiền sư đã từng nói qua nhiều thời đại rằng Phật là kẻ dối trá lớn nhất. Nhưng từ bi của ông ấy là tới mức ông ấy nói dối. Ông ấy đã tạo ra các phương cách. Đây là một phương cách - ba điều cần được suy tư: trống rỗng, ảo tưởng và trung tâm.

Trống rỗng nghĩa là: toàn thể thế giới bên ngoài này, thế giới đối thể, là hoàn toàn trống rỗng. Nghĩ về nó như trống rỗng, suy tư về nó như trống rỗng và bạn sẽ ngạc nhiên: khoảnh khắc bạn bắt đầu đi vào trong ý tưởng này về sự trống rỗng của toàn thế giới, nhiều điều sẽ bắt đầu thay đổi theo cách riêng của chúng. Bạn sẽ không tham - ai có thể tham khi mọi thứ đều là trống rỗng? Bạn sẽ không tham vọng - làm sao bạn có thể tham vọng khi mọi thứ là trống rỗng? Nếu bạn biết rằng cái ghế tổng thống chỉ là trống rỗng, ai bận tâm? Bởi vì bạn cho nó quá nhiều bản chất - bạn làm cho nó thành quá thực - bạn trở nên tham vọng. Khi bạn biết rằng tiền là trống rỗng, ai bận tâm? Người ta có thể dùng nó, nhưng không có vấn đề lo nghĩ về nó.

Bắt đầu nghĩ rằng tất cả thế giới này, cái đang bao quanh bạn đều là trống rỗng... hình dạng và hình dạng, tựa giấc mơ.

Gurdjieff thường nói với đệ tử của ông ấy, “Bước đi trên phố, nhớ rằng ông đang trong mơ, và mọi người đang đi qua ông cũng chỉ là hiện tượng mơ. Cửa hàng là mơ.” Và suy ngẫm về điều này trong ba tháng nó bắt đầu xảy ra. Một sự bùng nổ lớn xảy ra: đột nhiên mọi thứ trở thành trống rỗng. Cửa hàng có đó, mọi người đang bước đi, mọi người đang mua sắm và những người đi qua bạn đang có đó. Không cái gì đã thay đổi trên bề mặt, nhưng đột nhiên bạn thấy chỉ các hình dạng trống rỗng.

Bạn vào rạp chiếu phim và bạn biết hoàn toàn rõ rằng trên màn ảnh chẳng có gì ngoài hình dạng trống rỗng, nhưng bạn bị lừa bởi những hình dạng trống rỗng đó. Ngồi trong rạp chiếu phim bạn trải qua đủ mọi loại xúc động. Thảm kịch nào đó đang xảy ra và bạn bắt đầu khóc. Có thể đó là lí do tại sao rạp chiếu phim phải được giữ trong bóng tối, bằng không nó sẽ có vẻ ngu xuẩn và đần độn thế. Nếu ai đó - vợ bạn, bạn của bạn ngồi bên cạnh bạn - đi tới biết rằng bạn khóc, họ sẽ cười. Họ sẽ nói, “Anh đang làm gì vậy? Chỉ có màn ảnh trống rỗng, chẳng cái gì khác, và phim được chiếu lên, chỉ là trò chơi của trắng và đen” - hay có thể nó là phim mầu - “nhưng nó toàn là bóng hình thôi.” Nhưng người ta có thể trở nên bị thu hút vào hình bóng tới mức hình bóng bắt đầu có vẻ bản chất.

Chính cách đi vòng khác là phương cách của Phật. Phật nói: Những người này, người đang có vẻ bản chất thế với ông, cứ nghĩ rằng họ là mơ, trống rỗng đi. Và một ngày nào đó ông sẽ ngạc nhiên: toàn thế giới đã trở thành màn ảnh trắng và chỉ các hình bóng đang trôi qua. Và khi chỉ các hình bóng đang trôi qua ông sẽ thấy sự tách rời lớn nảy sinh trong ông. Ông sẽ tách rời, xa cách. Thế thì chẳng cái gì thành vấn đề.

Yếu tố thứ hai là ảo tưởng.

Khi bạn nhìn, khi bạn suy ngẫm, suy tư liên tục rằng toàn thế giới là trống rỗng, chỉ là mơ, hiện tượng thứ hai sẽ bắt đầu xảy ra. Chỉ bằng việc suy nghĩ rằng nó là mơ, nó sẽ không biến mất đâu, nhớ lấy. Đừng rơi vào trong ảo tưởng đó. Đừng nghĩ, “Nếu mình nghĩ mãi rằng thế giới là mơ, nó sẽ biến mất.” Nó sẽ không biến mất đâu. Bạn có thể liên tục biết hoàn toàn rõ rằng bộ phim trên màn ảnh chỉ là việc chiếu lên, những dẫu sao nó vẫn tiếp tục. Chỉ bởi việc suy nghĩ của bạn, nó sẽ không biến mất. Không thể có chuyện là với thiền nhân ngồi trong rạp chiếu phim mà bộ phim sẽ biến mất, mà những người khác sẽ có khả năng thấy còn người đó không thấy, mà người đó sẽ chỉ thấy mà ảnh trắng, không đâu. Người đó cũng sẽ thấy bộ phim nhưng với một khác biệt: biết rằng nó là mơ. Thế giới không biến mất, thế giới vẫn còn đó, nhưng ý nghĩa của nó mất rồi, bản chất của nó mất rồi.

Điều đó cũng giống như khi bạn chọc một cái que thẳng vào trong nước. Khoảng khắc nó đi vào trong nước nó có vẻ cong gập lại. Bạn rút nó ra, bạn biết nó không cong. Bạn lại cho nó vào, nhưng trong nước nó có vẻ bị bẻ cong gập. Bây giờ bạn biết hoàn toàn rõ rằng đây là ảo tưởng - nó chỉ dường như cong gập thôi, nó không bị cong. Nhưng chỉ bằng việc hiểu rằng điều đó là ảo tưởng, tính cong sẽ không biến mất.

Cho nên điều đầu tiên là suy ngẫm rằng thế giới là trống rỗng. Thế rồi điều thứ hai sẽ nảy sinh: thế giới vẫn còn đó nhưng bây giờ nó là ảo tưởng. Bây giờ nó không có bản chất trong nó. Nó là cùng chất liệu như mơ được tạo ra. Cảm nhận vô thức đầu tiên về thế giới có vẻ rất bản chất - nó rất khách quan, nó có đó. Sau khi suy ngẫm về trống rỗng, nó vẫn có đó nhưng nó không còn là bản chất, nó chỉ là trò chơi tâm trí. Nó tựa giấc mơ.

Đó là điều người Hindu ngụ ý khi họ nói, “Thế giới là maya.” Điều đó không có nghĩa là với thánh nhân đó nó biến mất. Điều đó đơn giản nghĩa là: bây giờ không có giá trị gì trong nó; nó đã trở thành vô giá trị, hoàn toàn vô giá trị.

Và điều thứ ba là trung tâm.

Khi thế giới không còn là bản chất - thế giới đối thể biến mất và trở thành ảo tưởng chủ thể - thế thì một kinh nghiệm mới nảy sinh trong bạn: lần đầu tiên bạn trở thành bản chất. Bình thường bạn phóng chiếu bản chất vào thế giới đối thể. Khi bạn lấy nó đi khỏi đó, bạn trở thành bản chất. Khi thế giới là thực, bạn là không thực. Khi thế giới trở thành không thực, bạn trở thành thực. Để tôi giải thích nó lần nữa qua bộ phim.

Nếu bạn trở nên nhận biết rằng chỉ có màn ảnh và hình bóng trôi qua, bạn sẽ đột nhiên trở nên nhận biết rằng bạn hiện hữu - những hình bóng đó là giả nhưng bạn là thực. Khi bạn trở nên hoàn toàn bị mất hút trong hình bóng, bạn trở thành không thực - bạn quên mất bản thân bạn hoàn toàn. Trong mơ, bạn quên bản thân bạn hoàn toàn; mơ trở thành thực. Toàn thể thực tại của bạn được giấc mơ khai thác. Mơ lấy mọi thực tại và để bạn chỉ là hổng hoác. Khi bạn đã đem thực tại xa khỏi mơ, bạn trở thành thực - một trung tâm nảy sinh trong bạn, bạn trở nên được tích hợp. Đây là điều được gọi là cá nhân hoá, kết tinh hoá. Hoặc là thế giới có thể là thực hoặc bạn có thể là thực. Cả hai không thể cùng là thực được.

Nhớ điều đó: cả hai không thể cùng là thực được. Nó là việc đổi động thái. Khi bạn lấy thực tại ra khỏi thế giới, bạn bắt đầu trở thành thực - bạn đạt tới hiện hữu. Và chỉ có hai kiểu người: người quan tâm tới việc có và người quan tâm tới việc hiện hữu.

Người quan tâm tới việc có, tin rằng thế giới là thực

- “Có nhiều tiền hơn, có nhiều quyền hơn, có nhiều tên tuổi, danh vọng hơn.” Họ là những người không thực: họ đã đánh mất trung tâm của họ hoàn toàn, họ không biết họ là ai - cái ta đã trở thành cái bóng. Và loại người kia, loại tôi gọi là người tôn giáo, là những người lấy thực tại ra khỏi thế giới và để nó trở lại nơi nó thuộc vào: họ bắt đầu thu được bản chất, họ bắt đầu thu được hiện hữu - họ có nhiều hiện hữu hơn. Và bất kì khi nào bạn bắt gặp một người có nhiều hiện hữu hơn, bạn sẽ cảm thấy lực từ. Nếu Phật đã hấp dẫn hàng nghìn người đó là vì sự hiện hữu bản chất của ông ấy.

Bạn có thể thấy được điều đó: nếu bạn nhìn vào người có quyền lực chính trị bạn sẽ thấy người đó chỉ là hổng hoác, được nhồi nhét bằng rơm và không gì khác. Người có nhiều tiền và nghĩ rằng người đó có cái gì đó, nhìn vào người đó và bạn sẽ thấy chỉ là một lỗ đen - một người đáng thương đang ẩn đằng sau, một kẻ ăn xin.

Khi một người có hiện hữu thế thì người đó có thể là hoàng đế hay người đó có thể là kẻ ăn xin - người đó bao giờ cũng là hoàng đế. Người đó có thể là kẻ ăn xin như Phật hay người đó có thể là một hoàng đế như Janak, điều đó không tạo ra khác biệt gì: người đó bao giờ cũng là hoàng đế, dù người đó ở bất kì đâu. Vương quốc của người đó là của cái bên trong, người đó đã trở thành bản chất. Người đó hiện hữu! Bạn không hiện hữu. Bạn có mọi thứ, bạn không có hiện hữu - và bạn đang dùng mọi thứ như cái thay thế. Bạn càng có nhiều thứ, bạn càng có thể tin rằng bạn hiện hữu, do đó mới có đói, tham, tham vọng: càng có nhiều và nhiều và nhiều hơn, bởi vì đó là cách duy nhất bạn có thể tự lừa bản thân bạn rằng “Mình là ai đó.”

Nhưng người có hiện hữu là không quan tâm. Việc có không phải là trò chơi của người đó. Điều đó không có nghĩa là người đó bỏ thế giới và từ bỏ thế giới. Nếu ai đó từ bỏ thế giới điều đó đơn giản chỉ ra rằng người đó vẫn nghĩ thế giới là rất thực. Bằng không tại sao bạn phải từ bỏ? Bạn không đi gào to quanh hàng xóm vào buổi sáng sau khi bạn thức dậy, nói “Tôi đã từ bỏ giấc mơ của tôi. Tôi đã là vua trong mơ, và tôi đã từ bỏ vương quốc.” Mọi người sẽ nghĩ bạn đã phát điên, họ sẽ báo cho cảnh sát. Họ sẽ bảo bạn đi tới nhà tâm thần, rằng bạn cần điều trị tâm lí nào đó: “Anh có điên không? Nếu nó là mơ, làm sao anh có thể từ bỏ nó được?”

Phật đã từ bỏ bởi vì ông ấy đã sống trong mơ, cứ tưởng nó rất bản chất. Ông ấy đã trở nên chứng ngộ trong rừng. Nhớ lấy, khi ông ấy từ bỏ ông ấy đã là kẻ dốt nát. Nếu mà ông ấy trở nên chứng ngộ trước khi từ bỏ thế giới, ông ấy chắc không bao giờ từ bỏ - chẳng ích gì! Janak đã trở nên chứng ngộ khi ông ấy còn là vua trong cung điện, do đó ông ấy không bao giờ từ bỏ nó - chẳng ích gì. Krishna chưa bao giờ từ bỏ, chẳng ích gì. Làm sao từ bỏ cái gì đó mà chỉ là cái bóng? Phật đã từ bỏ, Mahavira đã từ bỏ bởi vì họ còn chưa chứng ngộ.

Điều tôi đang cố nói là điều này: những người đã từ bỏ thế giới chỉ là trong dốt nát. Ngay cả Phật, khi ông ấy còn dốt nát, đã từ bỏ thế giới. Khi ông ấy trở nên chứng ngộ ông ấy quay lại trong thế giới này. Ông ấy phải tới, bởi vì ông ấy biết rằng có nhiều người khác cũng ngủ say và tưởng rằng giấc mơ của họ là thực: ông ấy phải đánh thức họ dậy.

Trung tâm nảy sinh chỉ khi bạn đã lấy đi mọi thực tại từ thế giới bên ngoài.

Bạn đã đem thực tại của bạn vào các thứ, bạn đã rót thực tại của bạn vào mọi thứ. Bạn có thể quan sát điều đó

- mọi người đang trong tình yêu sâu sắc với đồ vật, họ đã rót linh hồn họ vào trong đồ vật và họ đã hoàn toàn quên mất họ là ai - họ bị lạc trong các đồ vật của họ.

Quay về nhà đi, lấy lại thực tại của bạn đi. Mọi thứ chỉ là thực vì bạn làm chúng vậy: nó là phóng chiếu của bạn; bằng không chúng là trống rỗng, chỉ màn ảnh trắng, chẳng có ý nghĩa chút nào - không bị mê đắm không bị từ bỏ. Cả hai thành không liên quan.

Trống rỗng tới như yếu tố đầu tiên của ba suy tư. Mọi thứ đều được xem như trống rỗng. Thế rồi theo sau đó là ảo tưởng. Mặc dầu điều được biết là chúng là trống rỗng, mọi thứ không bị phá huỷ, nhưng người ta chú tâm vào việc của mình ở giữa cái trống rỗng.

Lắng nghe nó sâu sắc vào, vì những người khổ trong thế giới bao giờ cũng bắt đầu nghĩ về từ bỏ thế giới - dường như thế giới là vấn đề! Thế giới chưa bao giờ là vấn đề, bạn mới là vấn đề, và bất kì chỗ nào bạn đi bạn sẽ tạo ra vấn đề. Bạn là máy chiếu: Bạn có thể từ bỏ thế giới

- thế giới chỉ là màn ảnh trắng - nhưng máy chiếu ở bên trong bạn. Bạn có thể đi bất kì chỗ nào và bạn sẽ bắt đầu chiếu bộ phim của bạn ở đó, lên cái gì đó khác. Nó có thể không phải là một chỗ, thế thì nó có thể là túp lều nhỏ - nhưng lều đó sẽ trở thành vương quốc của bạn. Nó thậm chí có thể không phải là lều.

Tha thẩn đi trong Himalaya, tôi bắt gặp nhiều người. Có lần tôi bắt gặp một thánh nhân - cái gọi là thánh nhân

- người đã sống ít nhất ba mươi năm trong hang. Tôi thích cái hang đó và tôi có hai hay ba người bạn đi cùng tôi, cho nên tôi ở lại qua đêm trong cái hang đó. Ông ta giận lắm. Ông ta nói, “Ông ngụ ý gì? Đây là hang của tôi!”

Tôi nói, “Nhưng ông đã từ bỏ thế giới rồi mà. Làm sao cái hang này có thể là của ông được?”

Ông ta nói, “Cái hang này là của tôi! Tôi đã sống ở đây ba mươi năm rồi.”

“Ông có thể đã sống ở đây ba mươi kiếp. Nhưng nghĩa của từ bỏ là gì? Tại sao ông bỏ vợ ông? Tại sao ông bỏ nhà ông? Vấn đề ở đó là gì? Vấn đề là ‘của tôi’. Bây giờ cái hang này là của ông; bây giờ vấn đề đã tới cùng cái hang này, bây giờ tính sở hữu đã trở thành bị gắn bó với cái hang.”

Không thành vấn đề bạn đi đâu; thay đổi đời bạn không đơn giản thế. Bạn phải thay đổi phóng chiếu của bạn, động thái của bạn, chính hiện hữu của bạn. Bạn phải thay đổi cơ chế bên trong.

Lữ Tử nói, “Mọi thứ không bị phá huỷ, nhưng người ta chú tâm vào việc của mình ở giữa cái trống rỗng.” Người ta biết rằng mọi thứ đều là trống rỗng nhưng người ta tiếp tục chú tâm vào việc của mình. Không cần đi bất kì đâu. Bạn có thể đi đâu được? Toàn thế giới đều trống rỗng! Himalaya là trống rỗng như cửa hàng trên đường M.G., và cây cối và con vật trên Himalaya là bóng hình cũng nhiều như mọi người đang sống ở Pune. Nó không tạo ra khác biệt gì. Khác biệt phải xảy ra trong trung tâm của bạn, trong bản thể bên trong của bạn.

Nhưng mặc dầu người ta không phá huỷ các thứ, người ra cũng không chú ý tới chúng…

Đây là thay đổi: người ta không phá huỷ, từ bỏ, nhưng người ta không chú ý tới chúng; người ta đem chú ý của mình đi. Chú ý là thức ăn - đó là cách bạn trở nên bị gắn bó với mọi thứ. Nếu người đàn bà hấp dẫn bạn, bạn muốn nhìn vào cô ấy lặp đi lặp lại mãi: bạn đang nuôi dưỡng, bạn đang phóng chiếu. Nếu bạn yêu một vật, bạn chú ý tới nó. Bằng việc chú ý bạn trở nên bị gắn bó với nó. Gắn bó là thông qua chiếc cầu của chú ý. Không có nhu cầu từ bỏ bất kì cái gì, chỉ cần phá cầu: sống trong thế giới mà không chú ý gì tới mọi vật, cứ đi dường như bạn đang đi trong cái trống rỗng.

…đây là suy tư về trung tâm.

Và nếu bạn có thể làm được điều này, trung tâm sẽ nảy sinh trong bạn. Nếu bạn có thể sống trong thế giới dường như bạn không ở trong nó, nếu bạn có thể sống trong thế giới dường như thế giới chỉ là giấc mơ, thế thì đột nhiên một năng lượng lớn sẽ kết tinh lại trong bạn - toàn thể năng lượng mà đã bị tiêu tán. Theo cả nghìn cách bạn đã từng làm tiêu tán năng lượng của bạn, theo mọi hướng bạn đang làm rò rỉ. Chú ý của bạn là điểm rò rỉ. Khi bạn không làm rò rỉ thêm nữa, khi chú ý của bạn không còn chuyển đi, khi chú ý của bạn đang tụ lại bên trong, tích luỹ bên trong, kết tinh bên trong, trung tâm nảy sinh.

Trong khi thực hành suy tư về trống rỗng, người ta cũng biết rằng người ta không thể phá huỷ được mười nghìn thứ, và dầu vậy người ta không chú ý tới chúng.

Người ta biết rằng mơ này phải tiếp tục. Đây là giấc mơ đẹp nữa. Không có gì để lo nghĩ về trong nó. Không cần từ bỏ, không cần phá huỷ, không cần tranh đấu với nó. Bạn không tranh đấu với cái bóng của bạn - bạn biết nó là cái bóng. Bạn không muốn phá huỷ nó nữa bởi vì bạn biết nó là cái bóng. Bạn không lo nghĩ về nó bởi vì nó luôn đi theo bạn, nó không bao giờ rời bỏ bạn một mình, bởi vì bạn biết nó là cái bóng. Biết rằng thế giới là cái bóng - sự phản xạ của cái thực nhưng bản thân nó không là thực, trăng được thấy trong hồ nhưng không phải là bản thân trăng - thế thì người ta ở nhà ngay cả trong thế giới. Không chú ý gì tới thế giới, người ta liên tục làm bổn phận của mình, liên tục làm công việc của mình, liên tục sống theo cách rất tách rời.

Theo cách này ba suy tư rơi vào cùng nhau.

Thế thì ba suy tư không còn là ba, nó trở thành mỗi một suy tư. Bạn thu lấy trung tâm và bạn trở nên nhận biết về trung tâm. Đây là điều Gurdjieff gọi là tự nhớ và Phật gọi là sammasati, lưu tâm, và Mahavira gọi là vivek, phân biệt. Bây giờ bạn đã thấy cái gì là không thực, bạn đã phân biệt cái không thực với cái thực. Bây giờ bạn đã thấy cái gì là cái bóng và cái gì là bản chất.

Bạn đã thấy trăng thực và bạn đã thấy phản xạ trong nước. Bây giờ... phản xạ tiếp tục! Chỉ bởi việc biết rằng nó là phản xạ nó sẽ không biến mất. Nó tiếp tục, và không có vấn đề gì - nó là đẹp! Bạn có thể ngồi bên cạnh hồ và nhìn phản xạ này - nó là đẹp, không có vấn đề từ nó

- nhưng bạn biết nó là không thực.

Nhưng sau rốt, sức mạnh là trong việc mường tượng ra trống rỗng.

Nhưng nhớ lấy, toàn thể việc tích hợp, kết tinh, nảy sinh ra từ "việc mường tượng ra trống rỗng." Đó là bắt đầu của thiền.

Do đó, khi người ta thực hành suy tư về tính trống rỗng, trống rỗng chắc chắn là trống rỗng…

Bây giờ bạn sẽ phải đi vào trong chiều sâu thêm một chút. Khi bạn biết rằng tất cả là trống rỗng, có vấn đề. Bạn có thể bắt đầu nghĩ rằng trống rỗng là cái gì đó rất thực - đó là vấn đề - bởi vì tâm trí bao giờ cũng bị mắc vào trong lời.

Có một câu chuyện nhỏ trong cuốn sách hay Alice ở xứ sở Diệu kì:

Alice đi tới nhà vua. Nhà vua đang nóng lòng chờ đợi bức thư tình nào đó tới. Ông ta hỏi mọi người, “Các khanh có thấy sứ giả không?” Ông ta cũng hỏi Alice, “Khanh có thấy sứ giả nào đó tới ta không?”

Alice nói, “Không ai, tâu bệ hạ,” và nhà vua nghĩ cô bé đã thấy ai đó tên là Không ai.

Nhà vua nói, “Nhưng dường như Không ai đã bước đi chậm hơn khanh, bằng không thì ông ấy đã tới rồi. Vì ta đã nghe tin tức này lặp đi lặp lại: nhiều người đã tới và tất cả họ đều nói ‘Không ai, tâu bệ hạ,’ và Không ai vẫn chưa tới! Cho nên dường như Không ai bước đi chậm hơn khanh.”

Và một cách tự nhiên Alice nghĩ, “Ông ấy nói gì thế nhỉ? - không ai bước đi chậm hơn mình sao?” Cô bé vặn lại. Cô ấy nói, “Không ai bước đi nhanh hơn tôi!” Cô bé cảm thấy bị xúc phạm.

Và nhà vua nói, “Không ai bước nhanh hơn khanh sao? Thế thì tại sao ông ấy vẫn chưa tới?”

Bây giờ Alice trở nên nhận biết về vấn đề là gì. Cô bé nói, “Tâu bệ hạ, không ai là không ai.”

Và nhà vua nói, “Tất nhiên. Ta biết Không ai phải là Không ai chứ. Nhưng ông ấy ở đâu?”

Và theo cách này chuyện cứ tiếp diễn mãi.

Ngay cả trống rỗng cũng có thể trở thành một vật. Đó là điều đã xảy ra trong triết lí Phật giáo: các triết gia bắt đầu nói về trống rỗng dường như trống rỗng là Thượng đế, dường như trống rỗng là chính bản chất của cuộc sống. Họ bắt đầu nói về cái không dường như cái không là cái gì đó. Cái không chỉ là lời. Trong tự nhiên, không không tồn tại. Không là phát minh của con người. Trong tự nhiên, mọi thứ đều là có. Trong tự nhiên, chỉ cái khẳng định tồn tại. Cái phủ định là phát minh của con người.

Chẳng hạn, cái ghế này chỉ là cái ghế. Trong tự nhiên ghế chỉ là cái ghế - nó là điều nó đang là - nhưng trong ngôn ngữ chúng ta có thể nói, “Đây không phải là bàn. Đây không phải là ngựa. Đây không phải là người” - và mọi phát biểu đó đều đúng, bởi vì ghế không phải là bàn, và ghế không phải là ngựa, và ghế không phải là người. Nhưng đây chỉ là những phủ định về ngôn ngữ. Trong tự nhiên, trong sự tồn tại, ghế đơn giản là ghế. Trong tự nhiên cái phủ định không tồn tại, mà chỉ có cái khẳng định. Nhưng trong ngôn ngữ cái phủ định tồn tại, và bởi vì cái phủ định mà các triết lí lớn đã nảy sinh: tính không trở thành một vật trong bản thân nó, sự vắng bóng được nói tới dường như nó đã là một loại hiện diện nào đó. Cho nên phải thận trọng về nó.

Để làm cho bạn tỉnh táo, Thầy Lữ Tử nói, nhớ lấy:

…trống rỗng chắc chắn là trống rỗng nhưng ảo tưởng cũng là trống rỗng nữa,

Đừng bắt đầu nghĩ rằng ảo tưởng là thực ít nhất như ảo tưởng. Ảo tưởng cũng là trống rỗng, chỉ cái không trong bản thân nó. Chẳng hạn, bạn thấy con rắn trong dây thừng: khi bạn nhìn, nó có đó, khi bạn đem ánh sáng tới nó không có đó. Bây giờ vấn đề có thể nảy sinh, “Con rắn đã đi đâu rồi? Nó đã tới từ đâu?” Nó chưa bao giờ tới, nó chưa bao giờ đi mất, nó chưa bao giờ tồn tại. Về bản chất dây thừng bao giờ cũng là dây thừng. Nó là ảo tưởng của bạn. Bạn đã tạo ra nó, bạn phóng chiếu ra con rắn. Nó chỉ là hiện tượng tâm trí.

Nhớ lấy:

…trống rỗng chắc chắn là trống rỗng, nhưng ảo tưởng cũng là trống rỗng, và trung tâm là trống rỗng.

Đây là đóng góp lớn nhất của Phật.

Người Hindu nói: Thế giới là ảo tưởng. Người Jaina nói: Thế giới là ảo tưởng, tâm trí cũng là ảo tưởng. Phật nói: Thế giới là ảo tưởng, tâm trí là ảo tưởng, và trung tâm nữa. Sáng suốt của ông ấy là vô cùng. Ông ấy nói nếu cái được thấy là ảo tưởng, làm sao người thấy có thể là thực tại được? Đây là phát biểu sâu lắng nhất về niết bàn: nếu mơ là ảo tưởng thế thì người mơ cũng là ảo tưởng, nếu điệu vũ là ảo tưởng, thế thì vũ công cũng là ảo tưởng.

Ông ấy đang cố nói gì? Ông ấy đang cố nói: đầu tiên bỏ thế giới, thế rồi bỏ ảo tưởng của tâm trí, và thế rồi bỏ ý tưởng về trung tâm nữa, về cái ta nữa; bằng không bản ngã sẽ còn dai dẳng. Trong cái tên mới, theo cách tinh vi, bản ngã sẽ còn dai dẳng. Để điều đó nữa mất đi, để mọi thứ mất đi. Để chỉ đơn thuần có trống rỗng, cái không - và trong cái không đó là tất cả, trong sự thiếu vắng hoàn toàn đó là sự hiện diện.

Phật chưa bao giờ nói về hiện diện đó, bởi vì ông ấy nói cái đó phải được biết, cái đó phải không được nói tới, vì tâm trí tinh ranh thế - nếu bạn nói về sự hiện diện đó nó bắt đầu trở thành tham lam về hiện diện đó. Nếu bạn nói về Thượng đế, tâm trí bắt đầu nghĩ cách đạt tới Thượng đế? Phật chưa bao giờ nói về Thượng đế, không phải là Thượng đế không có - ai khác có thể biết rằng Thượng đế là có khác hơn vị phật? Nhưng ông ấy chưa bao giờ nói, bởi một lí do rất chắc chắn: việc nói về Thượng đế có thể tạo ra ham muốn về Thượng đế, và nếu ham muốn có đó bạn sẽ không bao giờ đạt tới Thượng đế. Mọi ham muốn phải biến mất. Chỉ trong trạng thái vô ham muốn, Thượng đế đạt tới.

Cần sức mạnh lớn để thực hành suy tư về ảo tưởng; thế thì ảo tưởng thực sự là ảo tưởng, nhưng trống rỗng cũng là ảo tưởng, và trung tâm cũng là ảo tưởng. Trên con đường của trung tâm, người ta cũng tạo ra hình ảnh về trống rỗng;

Những hình ảnh này về trống rỗng chỉ là để giúp đỡ. Đầu tiên, để đưa bạn ra khỏi thế giới Phật nói thế giới là trống rỗng. Bây giờ ảo tưởng trở thành thực. Thế rồi ông ấy nói ảo tưởng cũng là trống rỗng. Bây giờ trung tâm trở thành thực. Bây giờ ông ấy nói trung tâm cũng là trống rỗng. Mọi thứ đã biến mất không để lại dấu vết gì, hoàn toàn im lặng - và trong im lặng hoàn toàn đó là phúc lành, là Thượng đế.

Người ta thực hành cả suy tư về ảo tưởng, nhưng người ta không gọi nó là ảo tưởng, người ta gọi nó là trung tâm. Như điều phải làm với trung tâm, nhiều điều không cần được nói.

Và cái gì sẽ xảy ra khi mọi thứ đã mất đi - thế giới, tâm trí, cái ta? Thầy Lữ Tử là đúng. Ông ấy nói, “Nhiều điều không cần được nói” - bởi vì nói nhiều sẽ là nguy hiểm, nói nhiều sẽ cho bạn một đối thể để ham muốn - và ham muốn tới, và toàn thể thế giới tới.

Đây là phương cách lớn lao. Nếu bạn có thể suy ngẫm về nó, bạn sẽ đạt tới cái vô hạn, cái vĩnh hằng, cái vô thời gian - tới cuộc sống thực.

Đủ cho hôm nay.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh