Tinh Thần Trung Đạo

TINH THẦN TRUNG ĐẠO

Vọng ngoại, mong cầu là tâm lý rất phổ biến, nhất là đối với phần lớn những ai được sanh ra và lớn lên trong bối cảnh nghèo khổ. Nhiều người thường quan niệm hàng ngoại là hàng xịn, hàng nội là hàng dỏm. Phần lớn quan niệm như vậy đều sai lầm.

Tại Nhật Bản, hàng lô-can tức hàng nội địa phải là hàng tốt, còn hàng xuất cảng ra bên ngoài là loại hàng bị hư trong khoảng thời gian nhất định. Những ly tách, máy móc điện tử của Nhật Bản đều có tuổi thọ nhất định, đến lúc nào đó chúng sẽ bị hư. Có vậy người ta mới bán được; còn sử dụng trong nước, người ta bắt buộc phải là hàng chất lượng cao.

Nhật là dân tộc không có tinh thần vọng ngoại. Nhưng, nếu chúng ta bám vào tinh thần không vọng ngoại đó, và lấy nó làm tính quốc hùng tự hào của mình thì mình lại rơi vào căn bệnh khác, đó là bệnh cố chấp, bệnh bản ngã về quốc gia.

Theo nhà Phật, chúng ta phải trung dung, đừng vọng ngoại tìm cầu nhưng cũng đừng quá đề cao cái mình có. Chẳng hạn như học thuyết “Phật tại tâm” có thể là học thuyết rất hay, nhưng chỉ hay đối với những người đã từng tìm kiếm chân lý bên ngoài quá nhiều nhưng thành quả không đạt, thì lúc trở về với bản tâm, họ có thể tìm được nguồn hạnh phúc thực sự.

Học thuyết “Phật tại tâm”, nếu đem áp dụng cho quảng đại quần chúng thì chắc chắn về sau không còn ai đến chùa, vì Phật tại tâm chứ Phật đâu có ở chùa nên đến chùa để làm gì.

Nhiều người sau vài chục năm hạ thủ công phu tu tập, cuối cùng hết muốn đến chùa, vì họ nghĩ rằng đã tu nhiều lắm rồi.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Nếu ai có tâm niệm tương tự như vậy thì phải biết mình đang trên đà thối chuyển.

Chỉ cần quan sát trong pháp hội của đức Phật thì sẽ rõ. Thời xưa, pháp hội của đức Phật, như Bồ-tát Đại Trí Văn Thù, bậc được mệnh danh là đại trí vẫn có mặt trong các thời kinh để nghe đức Phật thuyết, mặc dù nội dung bài kinh rất đơn giản.

Trong giáo đoàn đức Phật, không ít người vẫn còn bị nỗi khổ niềm đau chi phối, nhưng vì rụt rè hay lý do nào đó họ không dám mạnh dạn đứng lên trước pháp hội để hỏi đức Phật.

Để tháo gỡ những bế tắc đó, các vị Bồ tát vừa đóng vai thính chúng, vừa đóng kịch rằng mình đang mắc vào trạng thái đó để đứng lên hỏi đức Phật. Tâm lượng và mục đích việc làm của các vị Bồ tát là vậy. Các ngài muốn đức Phật trình bày cho đại chúng cùng nghe, để cùng nhau tháo gỡ và chia sẻ.

Mua đá năng lượng:

Cho nên chúng ta cứ mạnh dạn hỏi, đừng sợ người khác cho là mình hỏi những câu vô vị: Ồ! ông bà này đi chùa mấy chục năm, chuyện đơn giản như thế mà cũng không hiểu. Đừng sợ, các vị nghĩ như vậy là sai, không đúng với tinh thần của Bồ tát.

Đôi lúc, trong cuộc sống, có những việc bình thường nhất lại là điều vĩ đại. Người có kiến thức cao, hiểu biết rộng, ấy vậy mà họ chỉ hỏi những câu rất bình thường. Như vậy, chúng ta mới tạo thiện duyên giúp người khác có cơ hội đối chiếu, so sánh và hiểu biết thêm, để họ tự vực dậy. Đó là lý do tại sao Bồ-tát và A-la-hán có đầy đủ khả năng giảng kinh, thuyết pháp như đức Phật, vẫn luôn có mặt trong pháp hội của Phật.

Đúng với những gì đức Phật đã dạy, chúng ta phải biết cách trân quý những cảm xúc sáng suốt, đừng nghĩ Phật chỉ có trong tâm mình, mà phải nghĩ Phật ở trong sự nhận thức sáng suốt của mình..

Bất cứ hoàn cảnh nào khi đối diện với chính mình, phải lấy chất liệu của nhận thức sáng suốt, sự tĩnh tại làm chủ đạo. Khi chất liệu ánh sáng tĩnh tại có mặt, bóng đêm của bản ngã không còn, lúc đó ta dấn thân làm Phật sự, tham gia công tác từ thiện xã hội thì mới thành tựu. Nếu không Phật sự trở thành ma sự.

Đức Phật dạy rất rõ, bản ngã càng lớn thì nỗi khổ niềm đau càng gia tăng. Ví dụ, ai không chiều theo ý thì mình giận dỗi, chối từ; hoặc nơi nào ngon ngọt, chiều theo ý, có nhu cầu thì mình lại đến. Như vậy, việc mình đến với chùa, cơ sở từ thiện chỉ để kích thích bản ngã, chứ không phải vì lòng nhiệt huyết, từ bi, vô ngã và vị tha.

Chính vì sự ham muốn kích thích bản ngã, đôi lúc mình đẩy quý thầy vào con đường của phương tiện “Dĩ huyễn độ chân”.

Để chiều theo Phật tử, quý thầy phải phương tiện, nhưng càng phương tiện thì lại càng mất, mất ở đây là mất chất liệu giác ngộ và giải thoát.

Về sau mình nhớ lại: Trời ơi! Ở chỗ này tu hành thuận tiện, sao mình có những ước mơ sai lầm. Ước mơ của mình không chính đáng, vậy mà các thầy cũng chiều theo. Trên thực tế, mình đã đẩy quý thầy vào sự lựa chọn phương tiện đó. Cho nên, việc quan trọng là chúng ta phải nắm được phương pháp làm Phật, phải nhận thức sáng suốt khi mình dấn thân làm lợi ích cho cuộc đời, lúc đó việc làm của chúng ta sẽ đạt kết quả, mới có giá trị đóng góp về chất liệu từ bi, vô ngã và vị tha.

Trong kinh, đức Phật mô tả bản chất cảm xúc giống như con bò bị thuộc da. Bị bỏng, con người cảm thấy nhức nhối và khó chịu, bởi vì bỏng liên hệ đến da, đến các tế bào, mạch máu, gân cốt. Bỏng càng nặng, nỗi khổ niềm đau trong ta gia tăng lên gấp bội. Nếu sử dụng thuốc tê, loại thuốc này có thể khống chế nỗi đau thời gian nhất định. Nhưng, ngược lại, tác dụng phụ của thuốc có thể làm trí nhớ suy giảm, não trạng bị bấn loạn, tim, gan, thận, v.v... hoạt dụng của cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Chỉ nên sử dụng thuốc ở mức độ cho phép, và đừng lệ thuộc vào trị liệu y học, thay vì phải tự giữ gìn sức khoẻ để khỏi nhờ đến bác sĩ.

Ví dụ người bị mất ngủ, uống thuốc ngủ vào liền ngủ ngon thì sanh tâm vui mừng rồi cho rằng loại thuốc đó là Phật, Bồ tát, vị cứu tinh của mình, cho nên mỗi ngày đều uống vào một viên. Sự ngủ ngon lệ thuộc vào tính điều kiện của thuốc. Người sử dụng thuốc ngủ về lâu sẽ không ngủ được nếu thiếu thuốc.

Cứ tập hít thở, điều hoà, nhẹ nhàng, buông xả, thảnh thơi, đừng buồn giận về quá khứ, đừng mơ tưởng về tương lai, thì chúng ta sẽ có đời sống rất an lành trong hiện tại.

Để có được hạnh phúc và ngủ ngon thì sự thành bại, hơn thua, lo toan phải trái của cuộc đời phải gạt bỏ. Giấc ngủ an lành nhờ thiền quán, nhiều người giàu thèm một giấc ngủ ngon vẫn không có được.

Nuôi dưỡng cảm xúc dễ chịu cũng giống như tình trạng uống thuốc ngủ, dần dà sẽ tự đẩy mình vào đường bế tắc. Bản chất của dòng cảm xúc khổ đau, nó như con bò bị lột da, nỗi đau nhức rất lớn, lớn đến độ nó chùi đầu xuống mặt nước hay chạy hung hăng trên đất liền, toàn thân bị cơn đau giằng xé.

Dòng cảm xúc khổ đau của con người cũng không ngoại lệ.

Dĩ nhiên chúng ta sống không thể thiếu được cảm xúc.

Nhưng làm thế nào để vượt lên trên nỗi khổ niềm đau của cảm xúc? Đức Phật dạy chỉ có ba tình huống làm dòng cảm xúc tạm thời vắng mặt, nhưng trên thực tế, nó vẫn tồn tại.

Khi bị hôn mê, lúc bấy giờ dòng cảm xúc của chúng ta mới tạm thời vắng mặt vì lúc đó ý thức của thần kinh trung khu không hoạt động, nên cảm giác hạnh phúc, khổ đau hay trung tính mặc nhiên vô hiệu hoá. Tình huống thứ hai là bị bất tỉnh, một hình thức của hôn mê, nên cũng tương tự như thứ nhất.

Trong tình huống thứ ba, đức Phật nói, khi chứng được đạo quả A-la-hán, thì dòng cảm xúc không còn chi phối chúng ta nữa.

Lúc đó, con người sống một cách thong dong tự tại, và hiểu được đặc tính duyên khởi của vạn pháp, cuộc đời.

Trích: Chuyển Hóa Cảm Xúc - Thích Nhật Từ

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh