Bí Mật Của Những Bí Mật - Chương 10: Tổng Hợp Zorba - Phật

BÍ MẬT CỦA NHỮNG BÍ MẬT - CHƯƠNG 10: TỔNG HỢP ZORBA - PHẬT

Câu hỏi 1

Osho ơi,

Cả đời tôi, tôi đã nói có và bởi vì tôi ở đây với thầy và có dường như thực sự đúng, duy nhất không lại tới. Không này là gì?

Bhadra, điều đó rất tự nhiên. Nếu cả đời bạn đã từng nói có, nó phải đã là giả, nó phải đã là rởm. Bạn phải đã ép buộc bản thân bạn nói có, bạn phải đã kìm nén không của bạn một cách liên tục. Và tôi dạy thảnh thơi, và tôi dạy diễn đạt, cho nên cái không bị kìm nén đi tới, trồi lên bền mặt. Bạn cho phép nó đi. Xin đừng kìm nén nó thêm nữa. Nếu bạn kìm nén nó ở đây, thế thì bạn sẽ diễn đạt nó ở đâu? Một khi nó được diễn đạt, bạn sẽ được tự do với nó, và thế thì có thực sẽ tới.

Cái có mà bạn đã biết mãi tới giờ không phải là thực. Bạn đã từng trau dồi cái có này. Nó chỉ ở trên bề mặt. Sâu bên dưới cái không bao giờ cũng tồn tại trong bạn. Nhưng đây là cách chúng ta được nuôi dưỡng, đây là cách chúng ta được ước định. Đây là cách mọi người đã trở thành hoàn toàn giả dối, đạo đức giả - chia chẻ: mặt họ nói điều này, con người họ đang nói chính cái đối lập. Đây là cách toàn thể nhân loại đã bị biến thành một loại tinh thần phân liệt.

Cách tiếp cận của tôi là ở chỗ có và không cả hai đều tuyệt đối cần thiết, một phần của nhịp điệu bên trong. Người không thể nói được không thì cũng không thể nói được có; và nếu người đó nói có, có của người đó sẽ bất lực. Chỉ người có thể nói 'không' một cách vô cùng mới có thể nói 'có' một cách vô cùng. Chúng phụ thuộc vào nhau - cũng như chết và sống phụ thuộc vào nhau, cũng như tối và sáng phụ thuộc vào nhau, cũng như yêu và ghét phụ thuộc vào nhau. Đây là tính cực bản chất của cuộc sống.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Trong một thế giới tốt hơn, với tự do hơn, với hiểu biết hơn, đứa trẻ sẽ không bị dạy cho nói có khi nó cảm thấy thích nói không. Nó sẽ được dạy dũng cảm. Bất kì khi nào nó thích nói không, nó phải nói không, và thế thì có của nó sẽ có nghĩa.

Đứa trẻ sẽ không bị dạy về tôn giáo, bởi vì tôn giáo là nói có. Nó sẽ không bị buộc phải trở thành người hữu thần - người Hindu, người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo. Nó sẽ được khuyến khích bởi bố mẹ, bởi nhà trường, bởi đại học, để là trung thực, để là chân thành, và chờ đợi cho cái có thực tới theo cách riêng của nó.

Thế giới đã trở thành giả dối thế - bạn không thể thấy được sao? Từ đâu mà giả dối này phát sinh? Hàng triệu người đi tới nhà thờ, đền chùa, nhà thờ hồi giáo, giáo đường, và không một người nào có tính tôn giáo. Đây là loại thần kinh gì vậy? Họ đi cứ như một nghi lễ, họ đi bởi vì họ đã được dạy đi, họ đi bởi vì họ đã trở nên nghiện với thói quen đi. Nó chỉ là thói quen. Nếu họ không đi họ cảm thấy mặc cảm, nếu họ không đi họ cảm thấy dường như họ đang phản bội bố mẹ họ, xã hội của họ. Nếu họ đi chẳng có niềm vui nào trong nó, họ đơn giản kéo lê bản thân họ vào trong nó. Họ đơn giản chờ đợi cho tới khi nghi lễ kết thúc, lời cầu nguyện kết thúc, để cho họ có thể thoát ra khỏi đền chùa, khỏi nhà thờ. Nó là một loại tôn giáo hư huyễn. Và lí do là ở chỗ họ chưa bao giờ được phép nói không.

Không phải tới trước, chỉ thế thì có mới tới. Để thực sự là người hữu thần, đầu tiên người ta phải đi qua quá trình của vô thần. Để thực sự là người tin vào Thượng đế, đầu tiên người ta phải đi qua đêm tối của hoài nghi - chỉ thế thì mới có bình minh. Không có phương án khác.

Điều đó là tốt, Bhadra, rằng không đang nảy sinh. Bạn là đúng lần đầu tiên trong đời bạn - cứ để cho nó xảy ra đi - và có sẽ đi theo như ngày tiếp theo đêm.

Nhưng điều tai hại này đã từng được làm cho bạn - và nhân danh những điều lớn lao: Thượng đế, lời cầu nguyện, đất nước, tình yêu, tôn giáo, nhà thờ, Jesus, Phật, Krishna. Nhân danh những điều lớn lao này nhiều điều tai hại đã được làm cho bạn, bạn đã bị thao túng. Và kết quả là gì? Bạn đã trở thành hiện tượng giả, bạn không có sự chân thành đó, điều có thể làm cho con người thành có tính tôn giáo thực.

Quan sát riêng của tôi là thế này: rằng một người đã không nói không với Thượng đế sẽ không bao giờ có khả năng nói có, hay nếu người đó nói có, cái có của người đó sẽ lạc lõng.

Cái gọi là tôn giáo là điều Gregory Bateson gọi là “mù kép;” người ta bị ra lệnh làm hai điều loại trừ lẫn nhau: phải chân thành và phải tin tưởng. Làm sao bạn có thể chân thành nếu bạn được bảo phải tin? Tin nghĩa là không chân thành. Tin nghĩa là tin vào cái gì đó mà bạn không biết, vào cái mà toàn thể tâm bạn nói, “Không, tôi không biết. Làm sao tôi có thể tin được?” Tin tưởng là không chân thành, và bạn đã từng được bảo phải chân thành và phải tin tưởng - điều này tạo ra mù kép trong bạn.

Tôn giáo của bạn, cái gọi là tôn giáo, dựa trên sự không chân thành. Làm sao nó có thể có tính tôn giáo được? - chính lúc ban đầu bị đầu độc rồi, chính cội nguồn đã thành chua chát. Không đứa trẻ nào nên được dạy về tôn giáo. Mọi đứa trẻ nên được dạy truy hỏi, hoài nghi, logic, suy luận.

Và tại sao bạn sợ logic, hoài nghi và suy luận thế? Vì nếu đứa trẻ thực sự đi sâu vào trong hoài nghi, nó sẽ thấy cái vô tích sự của điều đó theo cách riêng của nó. Và từ phát hiện đó tin cậy nảy sinh, và thế thì tin cậy đó có cái đẹp, cái vĩ đại.

Nếu đứa trẻ suy luận tới chính tận cùng, nó sẽ đi tới điểm mà nó sẽ có khả năng thấy rằng bây giờ suy luận đã đi tới chỗ cuối nhưng sự tồn tại cứ diễn ra mãi. Sự tồn tại là cái gì đó bên ngoài suy luận. Nhưng để mọi đứa trẻ cảm thấy điều đó theo sự can đảm riêng của nó!

Một tôn giáo, là thực, phải là tôn giáo của can đảm, không của tin tưởng. Cứ để đứa trẻ nghĩ nhiều nhất có thể được, với đầy đủ năng lực của nó. Để nó cháy lên với hoài nghi, logic, suy luận, tới mức tối đa, và nó sẽ thấy các giới hạn của trí tuệ. Điều đó nhất định xảy ra. Và khi các giới hạn của trí tuệ đã được thấy, được kinh nghiệm bởi bản thân bạn, bạn bắt đầu đi vào cõi bên kia; bạn bắt đầu vượt qua tâm trí.

Tin tưởng là của tâm trí. Cái gọi là nói có này là của tâm trí. Tôi dạy bạn một loại có khác mà không sợ không, một loại tin cậy khác mà không sợ nghi ngại; điều ngược lại, dùng nghi ngại như bàn nhảy, điều dùng hoài nghi như quá trình lau sạch.

Chân lí là để được tin cậy - tin cậy là hành động của đức tin; nhưng bất kì phát biểu chân lí nào cũng được kiểm thử nữa - kiểm thử nó là hành động của hoài nghi. Đức tin và hoài nghi cả hai đều phục vụ cho chân lí - đây là điều tôi dạy bạn. Đức tin và hoài nghi là hai cánh của con chim có tên là tin cậy; nếu bạn chặt một cánh, chim không thể bay được. Có và không là hai cánh; dùng chúng, và dùng chúng trong tính toàn bộ của chúng. Đừng bao giờ không chân thành, thậm chí không nhân danh Thượng đế.

Chân thành có giá trị hơn nhiều so với bất kì giáo điều nào, bất kì Ki tô giáo, Hindu giáo, Hồi giáo nào. Chân thành là nền tảng. Nhưng là chân thành nghĩa là bạn phải cho cách diễn đạt cho mọi cái có bên trong bạn. Đôi khi nó là có và đôi khi nó là không, và bạn phải chấp nhận cả hai.

Cho nên Bhadra, nó là cái gì đó đẹp mà đang xảy ra, đừng lo nghĩ. Tôi không cố ép buộc bất kì có nào lên bạn. Tôi đơn giản giúp bạn đi qua toàn thể quá trình của cả có và không, để cho một ngày nào đó bạn trở nên nhận biết rằng chúng không phải là kẻ thù - không đối lập, mà bù lẫn cho nhau.

Con người là dấu hỏi... và đó là ân huệ - mở hội nó đi. Nó là phúc lành vì chỉ con người mới là dấu hỏi; không chó nào vậy, không cây nào vậy. Bụi hồng là đẹp nhưng không đẹp như con người, và trăng là đẹp nhưng không đẹp như con người - vì chúng tất cả đều vô ý thức.

Duy nhất con người là có ý thức về cuộc truy tìm. Và làm sao bạn có thể trong cuộc truy tìm được nếu bạn không có dấu hỏi trong bản thể bạn?

Thượng đế phái bạn tới với dấu hỏi trong bản thể bạn. Mở hội nó đi - nó là trách nhiệm lớn, di sản kế thừa lớn. Hỏi câu hỏi, truy hỏi, hoài nghi đi. Và đừng lo, bởi vì tôi biết rằng nếu bạn hoài nghi đủ lâu bạn sẽ đạt tới tin cậy. Và việc tới đó là không thể nào tin được, bởi vì thế thì bạn đã đạt tới theo cách riêng của bạn, nó là kinh nghiệm riêng của bạn. Nó không còn là niềm tin, nó là việc biết.

Sri Aurobindo được một triết gia hỏi, “Ông có tin vào Thượng đế không?” và ông ấy nói, “Không.” Triết gia này bị choáng một chốc. Ông ấy từ xa tới, cứ tưởng rằng người này đã đi tới biết Thượng đế, và người này nói, “Tôi không tin vào Thượng đế.” Trong một chốc ông ấy không thể thu được dũng cảm để hỏi cái gì khác. Bị choáng, ông ấy thành câm.

Thế rồi ông ấy nói, “Nhưng tôi nghĩ rằng ông đã thấy Thượng đế.”

Sri Aurobindo cười và nói, “Vâng, tôi đã thấy, đó là lí do tại sao tôi không tin. Niềm tin là từ dốt nát. Tôi biết! Tôi không tin.”

Và nhớ lấy điều đó: bạn phải biết, bạn không ở đây để tin. Giúp đỡ của tôi là sẵn có cho bạn biết. Niềm tin là thủ đoạn của tâm trí: không biết, nó vẫn cho bạn cảm giác rằng bạn đã biết. Con người là dấu hỏi - và đó là phúc lành. Mở hội nó đi, nhảy múa nó, hân hoan trong nó đi, bởi vì không có dấu hỏi đó không thể có được đức tin, hay hoài nghi - không có cái gì ngoài sự chắc chắn chết. Và đó là lí do tại sao các tu sĩ và chính khách muốn bạn sống trong sự chắc chắn chết.

Sống do dự. Sống là bất định. Sống là bất an ninh.

Đó là lí do tại sao nó là sống: vì nó chuyển động.

Socrates tương truyền đã nói, “Tôi không muốn trở thành con lợn hài lòng. Thay vì là con lợn hài lòng, tôi muốn vẫn còn là một Socrates không hài lòng.”

Thiền về nó đi - một phát biểu có giá trị mênh mông. Con lợn hài lòng, tuyệt đối chắc chắn. Đó là lí do tại sao những người ương ngạnh và nghĩ bản thân họ tuyệt đối chắc chắn đều được gọi là giống như lợn. Chẳng hạn, Morarji Desai đáng thương được gọi là giống như lợn.

Những người ương ngạnh nhất định là ngu. Người sống động đi vào trong bất định, đi vào trong cái không biết. Người đó không thể sống trong cái chắc chắn chết được. Cái chắc chắn đơn giản nghĩa là bạn đã không hoài nghi.

Có loại biết khác bắt nguồn từ hoài nghi, bắt nguồn từ trưởng thành. Và khi loại biết đó tới, lần nữa bạn không chắc chắn. Nhưng bây giờ cái không chắc chắn có hương vị khác toàn bộ. Nếu bạn hỏi Phật về Thượng đế, ông ấy chắc đã giữ yên tĩnh. Đó là chỗ ông ấy cao siêu hơn Sri Aurobindo nhiều. Ông ấy chắc đã giữ im lặng tuyệt đối, ông ấy chắc đã không nói có hay không. Tại sao? - vì ông ấy nói, “Điều tối thượng là bao la vô cùng tới mức nói có sẽ là sai, nói không sẽ là sai, vì lời của chúng ta nhỏ bé thế chúng không thể chứa được điều tối thượng. Điều tối thượng chỉ có thể được truyền đạt qua im lặng.”

Một Thiền sư được hỏi, “Thầy có thể nói cái gì về Thượng đế không?” Thiền sư vẫn còn hoàn toàn im lặng; ông ấy đã nghe câu hỏi này với mắt mở và thế rồi ông ấy nhắm mắt lại. Vài khoảnh khắc trôi qua. Với người hỏi vài khoảnh khắc đó dường như rất dài. Người đó chờ đợi và trở nên bồn chồn, và thầy đã đi vào trong không gian khác nào đó. Có cực lạc lớn trên mặt ông ấy nhưng không có câu trả lời.

Cực lạc đó là câu trả lời. Có im lặng hoàn toàn trong bản thể ông ấy, và im lặng này rung động khắp quanh ông ấy. Bạn có thể gần như chạm được vào nó, nó… nó rắn chắc thế. Nhưng người hỏi bồn chồn đã không nhận biết về điều đó chút nào; người đó quá bận tâm với câu hỏi của mình và người đó chờ câu trả lời.

Người đó lay thầy và nói, “Thầy làm gì thế? Tôi đã hỏi một câu hỏi và thầy nhắm tịt mắt lại và thầy ngồi im lặng. Trả lời nó đi chứ!”

Và thầy nói, “Nhưng nó là điều ta đang làm đây.

Đây là câu trả lời của ta.”

Chắc chắn điều này là cao siêu hơn câu trả lời của Sri Aurobindo nhiều.

Nhưng người này, người hỏi, không được thoả mãn. Người đó muốn cái gì đó được truyền đạt miệng. Người đó nhấn mạnh và người đó không chịu rời khỏi thầy. Thế là thầy nói, “Thôi được.”

Họ ngồi trên bờ sông. Thầy viết lên cát bằng ngón tay mình: thiền.

Bây giờ, câu hỏi là về Thượng đế và câu trả lời là về thiền - nó hoàn toàn chả liên quan gì. Và người hỏi cũng đúng mà hỏi, “Thầy đùa hay cái gì thế? Tôi đang hỏi về Thượng đế còn thầy viết lên cát: thiền.”

Và thầy nói, “Đó là mọi điều ta có thể nói, hay điều đó là được phép nói. Ông hỏi về mục đích, ta nói về con đường, bởi vì mục đích là không thể nào hiểu thấu được - huyền bí thế, không cái gì có thể được nói về nó: Ta đơn giản có thể ngồi trong im lặng. Nếu ông có mắt để nhìn, nhìn đi! Nếu ông có tai để nghe, nghe đi! Nghe im lặng của ta và bài ca mà im lặng của ta đang là và âm nhạc nảy sinh ra trong nó. Nếu ông không thể nghe thấy nó được, điều đó đơn giản chỉ ra ông cần thiền. Cho nên thiền đi.”

Người này nói, “Chỉ mỗi thế này - mỗi một từ, ‘thiền’? Thầy không thể nói rõ nó thêm một chút được sao?”

Thầy viết lại bằng chữ to hơn: thiền. Đó là việc nói rõ hơn của thầy.

Người này đâm phân vân và người này nói, “Nhưng thầy đơn giản lặp lại. Chỉ viết nó trong chữ to hơn thì cũng chẳng giúp gì.”

Thế là thầy lại viết bằng chữ còn to hơn nữa: thiền. Thầy nói, “Không cái gì có thể được nói về nó cả. Ông sẽ phải làm nó. Ông sẽ phải là nó.”

Có một loại bất định khi bạn không biết, bởi vì làm sao bạn có thể chắc chắn được khi bạn không biết? Và có một loại bất định khi bạn biết, bởi vì làm sao bạn có thể chắc chắn được về điều tối thượng? Nó bao la thế - chắc chắn về nó sẽ làm cho nó thành nhỏ, chắc chắn về nó sẽ chỉ ra rằng nó là trong việc hiểu thấu của bạn, rằng nó ở trong nắm tay của bạn. Và Thượng đế không thể bị sở hữu; ngược lại, bạn phải bị Thượng đế sở hữu.

Chấp nhận cái không của bạn đi, chấp nhận cái có của bạn đi, và đừng nghĩ rằng chúng là đối lập; chúng không phải vậy đâu. Cũng như không thể có dũng cảm nào mà không có hiểm nguy, vậy không thể có đức tin nào mà không có bất định, không có hoài nghi. Rủi ro là một phần của trò chơi mà chúng ta được sinh ra để chơi. Chúng ta phải học cách dựa vào các khả năng - không dựa vào tính chắc chắn mà dựa vào các khả năng.

Tôi chỉ có thể nói với bạn: Thượng đế là có thể. Tôi chỉ có thể nói với bạn: có là có thể. Dựa vào các khả năng đi, đừng hỏi hỏi về những điều chắc chắn. Bởi vì bạn đòi hỏi những điều chắc chắn, bạn tạo ra thẩm quyền; từ nhu cầu của bạn để được chắc chắn bạn trở thành nạn nhân của những người ương ngạnh, dốt nát, nhưng chắc chắn. Chỉ vẹt mới có thể chắc chắn vì chúng có câu trả lời làm sẵn. Các bác học có thể chắc chắn vì các bác học không là gì ngoài vẹt.

Con người thực của tri thức sẽ giúp cho bạn im lặng: sẽ giúp cho bạn đi qua có và qua không, qua đức tin và qua hoài nghi, qua những khoảnh khắc ấm hơn và qua những khoảnh khắc mát hơn; sẽ giúp bạn đi qua ngày và đêm, đỉnh núi và thung lũng, và sẽ không dạy bất kì giáo điều nào, nhưng sẽ chỉ dạy bạn dũng cảm, phiêu lưu, truy tìm.

Nghe câu hỏi của bạn, tôi nhớ tới hai câu chuyện.

Có một cậu bé, quãng năm hay sáu tuổi, có thói quen đệm những từ chửi trong nói chuyện bình thường của nó. Bố mẹ nó cố hết sức để phá thói quen này của nó, và trong thất vọng cuối cùng nghĩ ra một kế hoạch mà họ nghĩ chắc sẽ có tác dụng. Họ gọi cậu bé vào trong cuộc bàn bạc gia đình và sắp đặt các sự kiện trước nó, nói,

“Bây giờ, con trai, bố mẹ không thể có một đứa con nhỏ trong nhà mà cứ liên tục dùng loại ngôn ngữ này. Cho nên bố mẹ đã quyết định rằng nếu con không tự phá vỡ thói quen này, cái gì đó quyết liệt phải được thực hiện. Bố mẹ cho con lời cảnh cáo thẳng rằng ngay lần sau mà bố mẹ nghe thấy lời chửi trong nói chuyện của con, con đơn giản phải thu xếp túi xách và ra khỏi nhà này. Bố mẹ không thể chịu đựng được ngôn ngữ đó thêm nữa. Hiểu chưa?”

Nó chẳng nói gì cả, mặc dầu nó có gật đầu. Nhưng thói quen này, dường như vậy, là quá lớn nó không thể phá bỏ ngay lập tức được, và họ sớm nghe thấy nó rải rác đệm lời chửi ưa thích trong nói chuyện.

Mẹ nó nói, “Con trai, bố mẹ đã cho con lời cảnh cáo thẳng và bây giờ con phải đi. Xếp túi xách lại.”

Cậu bé đi vào phòng ngủ, một cách miễn cưỡng, đóng gói va li, nói lời tạm biệt mẹ nó và ra đi. Nó không biết cái gì trong thế giới mà nó sẽ làm, cho nên nó ngồi trên bậc cửa trước cố tập trung ý nghĩ. Khi nó đợi ở đó một bà hàng xóm đi qua, nhìn nó và hỏi, “Mẹ cháu có nhà không, cháu?”

Nó nhìn bà ấy với khuôn mặt chua chát, và nói, “Cháu phải biết cái khỉ gì? Cháu không sống ở đây nữa đâu.”

Bạn không thể ép buộc được, bạn không thể kìm nén được, bạn không thể ra lệnh được cho những điều này. Những điều này cần hiểu biết. Và bố mẹ đang làm điều đó mọi lúc, cứ nói, “Không làm cái này, làm cái kia”

- chỉ cho mệnh lênh, không bao giờ cho hiểu biết, sáng suốt. Trẻ con cần sáng suốt, không cần mệnh lệnh. Chúng cần tình yêu của bạn, chúng cần sự giúp đỡ của bạn để hiểu mọi sự. Chúng không muốn bắt chước bạn. Thực ra, chúng không nên bị ép buộc phải bắt chước bạn, bởi vì nếu bạn ép buộc chúng bắt chước bạn, bạn sẽ phá huỷ chính linh hồn chúng. Cho tình yêu của bạn và cho chúng tự do, và giúp chúng trở nên nhận biết, giúp chúng có tính thiền nhiều hơn.

Nhiều điều đó hiện không được làm. Chúng ta đơn giản ép buộc. Ép buộc một điều dường như là thủ tục rất vắn tắt. Ai bận tâm? Bởi vì bạn không yêu đủ, đó là lí do tại sao bạn không bận tâm. Ai bận tâm cho sự sáng suốt cho đứa trẻ? Điều đó rất đơn giản: “Cứ đi và làm cái này vì bố nói thế, vì bố là bố của con và bố biết nhiều hơn vì bố lớn hơn con.” Đứa trẻ có thể bị ép buộc làm điều nào đó vì nó bất lực, nhưng sâu bên dưới nó sẽ mang vết thương này. Và, Bhadra, bạn phải đã mang nhiều vết thương sâu bên dưới.

Tình yêu của tôi với bạn, sự giúp đỡ của tôi với bạn đang mang các vết thương của bạn lên bề mặt. Điều đó là tốt, vì một khi các vết thương trồi lên bề mặt, trong ánh sáng mặt trời chúng có thể được chữa lành - không có cách khác để chữa lành chúng. Bạn đang đi tới mạnh khoẻ: đừng sợ, để cho tất cả những cái không đó tới đi; chúng sẽ được cho ra và bạn sẽ được tự do với chúng.

Một bé gái đã không vâng lời bố mẹ và họ quyết định phạt bé. Họ đưa bé lên tầng trên vào phòng ngủ, cho bé vào tủ quần áo, đóng cửa lại và nói, “Bây giờ con để thời gian mà nghĩ lại và xem liệu con có nên tỏ ra không yêu quí bố mẹ và không vâng lời bố mẹ không.”

Sau vài phút lương tâm bố mẹ bắt đầu cắn rứt và họ đi lên, gõ cửa tủ và nói, “Con yêu, con thế nào rồi?”

“Ồ, con được ạ.”

“Con đang làm gì?” mẹ bé hỏi.

“Dạ,” nó đáp, “con nhổ vào áo mẹ, con nhổ vào áo choàng của mẹ, và con cứ ngồi đây đợi để nhổ nữa.”

Câu hỏi 2

Osho ơi,

Xin nói cái gì đó về mục mới này: Tờ Indian Express ngày 18/8 tường trình rằng phim về Osho sẽ không phản ánh hình ảnh thực của Ấn Độ. Bộ trưởng Liên hợp thông tin, L.K. Advani nói trong Nghị viên, “Các đơn vị truyền hình và phim ảnh nước ngoài đã bị từ chối cấp phép làm phim tài liệu về các hoạt động của Đạo tràng Osho, vì người ta cảm thấy rằng một bộ phim về cách hoạt động của Đạo tràng sẽ không phản ánh một cách thuận lợi cho hình ảnh của Ấn Độ ở nước ngoài.”

Điều này thực sự đáng ngạc nhiên từ một chính khách, bởi vì các chính khách là những người phá huỷ hình ảnh của các nước. Chính khách là những người tham nhũng nhất - từ người liên lạc cho tới thủ tướng. Tham nhũng của họ sẽ không giúp cho hình ảnh của đất nước trên thế giới. Họ nên nghĩ về điều đó. Việc liên tục cãi vã của họ về các lí do ngu xuẩn phá huỷ đi hình ảnh của đất nước - và bạn không thể tìm ra được các chính khác cãi vã nào nhiều hơn ở Ấn Độ. Và cãi vã chẳng dựa trên ý thức hệ chút nào; cãi vã đơn giản là cãi vã có tính cá nhân

- cái tham cá nhân riêng của họ.

Chính khách Ấn Độ dường như là kẻ tham nhất - tham quyền lực, đói quyền lực - liên tục đánh nhau. Toàn thể thời gian của họ bị phí hoài trong cãi vã. Đất nước tồi tệ đi, và ngồi ở New Delhi, tất cả mọi điều họ làm là đánh lẫn nhau - làm sao đánh ngã người khác. Mọi người đều muốn trở thành thủ tướng. Và một khi bạn trở thành thủ tướng, mọi điều bạn làm là bảo vệ quyền thủ tướng của bạn. Đầu tiên toàn thể thời gian bị phí hoài cho việc trở thành thủ tướng - gần như cả đời bạn.

Cả đời của Morarji Desai bị phí hoài trong việc trở thành thủ tướng. Bây giờ ở tuổi tám mươi ba, ông ấy đã đạt tới. Bây giờ toàn thể thời gian bị phí hoài: làm sao vẫn còn trong ghế này cho tới khi bạn chết? Và một khi bạn ở trong ghế này bạn không muốn chết. Bạn có thể làm bất kì cái gì. Ông ấy uống nước đái của ông ấy; ông ấy nghĩ ông ấy sẽ trở thành bất tử qua điều đó.

Bây giờ ông thủ tướng uống nước đái này đang giúp cho hình ảnh Ấn Độ ở nước ngoài sao? Họ nên nghĩ về điều đó. Họ không nên lo nghĩ về tôi và người của tôi. Nhưng chính khách là thấp nhất khi có liên quan tới thông minh. Họ là những người thấp kém nhất trên thế giới.

Tôi đã nghe.

Một chính khách đi tới nhà phân tâm và ông ấy nói, “Tôi bị chứng phức cảm thấp kém.”

Nhà phân tâm làm việc trên chính khách này - nhiều phiên phân tích - và thế hồi cuối cùng ông ấy nói với viên chính khách, “Ông không cần phải lo.”

Chính khách nói, “Tôi không cần lo sao? Vậy không có vấn đề nào sao?”

Và nhà tâm thần nói, “Vâng, không có vấn đề gì, vì ông đơn giản là thấp kém rồi. Ông không cần chịu đựng từ bất kì phức cảm thấp kém nào. Nó đơn giản là vậy.”

Có lần tôi ở trong một nhà trọ cùng với một chính khách. Buổi sáng chúng tôi đang ngồi trên bãi cỏ. Ông ấy đọc báo. Đó là mọi điều họ đọc - đó là Koran, Kinh Thánh, Gita của họ. Đột nhiên ông ấy nhìn lên tôi và nói, “Tôi chưa bao giờ có khả năng hiểu được cách mọi người bao giờ cũng dường như là chết theo trật tự chữ cái.”

Và một lần khác, tôi đi du hành trong tầu hoả và không may, trong cùng khoang có một chính khách. Tôi nói không may là vì họ hôi lắm. Chẳng cái gì hôi như chính trị. Đó là thứ bẩn thỉu nhất trên thế gian.

Ông ta bắt đầu nói với tôi, và tôi hỏi ông ta liệu ông ta có nghe chuyện đùa mới nhất về chính khách không.

“Tôi cảnh cáo ông,” ông ta nói, “Bản thân tôi là chính khách đây.”

“Được thôi,” tôi bảo ông ta, “tôi sẽ kể nó rất rất chậm.”

Tôi không phải là một phần của bất kì tín ngưỡng nào, đó là điều đang tạo ra rắc rối cho các chính khách Ấn Độ. Tôi không thuộc vào quá khứ, tôi thuộc vào tương lai. Họ không thể hiểu được tôi - điều đó là không thể được cho họ. Nếu như tôi thuộc vào quá khứ, chắc đã không có khó khăn nào. Nhưng tôi không thuộc vào quá khứ. Người tôn giáo thực chưa bao giờ thuộc vào quá khứ. Phật chưa bao giờ thuộc vào quá khứ, đó là lí do tại sao người Hindu nổi giận. Jesus chưa bao giờ thuộc về quá khứ, đó là lí do tại sao người Do Thái nổi giận. Jesus, Phật, Krishna - tất cả họ đều trỏ tới tương lại, không tới quá khứ.

Đừng ôm lấy quá khứ nếu không bạn sẽ bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Truyền thống không phải là tôn giáo. Tôn giáo bao giờ cũng là việc vượt qua, việc siêu việt, việc đi ra ngoài.

Nếu như tôi mà là người Hindu thì chắc đã không có khó khăn gì. Tôi không vậy. Nếu như tôi mà là người Mô ha mét giáo chắc đã không có khó khăn gì. Tôi không vậy. Tôi không là Phật tử không là người Jaina. Và họ rất hoang mang: họ không thể phân loại được tôi, họ không thể xếp tôi vào phân loại. Không người tôn giáo nào đã bao giờ có thể bị phân loại, bởi vì tôn giáo về căn bản là tự do - tự do với quá khứ, tự do để ở đây bây giờ, và tự do để sẵn có cho tương lai.

Điều tôi đang cố gắng đem tới cho bạn là cái gì đó của tương lai: mọi người sẽ có khả năng hiểu nó chỉ sau một trăm năm, và thế thì cùng những chính khách này sẽ bày tỏ kính trọng, như họ bày tỏ kính trọng với Jesus. Và đây là những người đã đóng đinh ông ấy, và đây là những người đã ném đá Phật và Mahavira, và đây là những người đã đầu độc Socrates. Đây là cùng những người đó - thận trọng với họ!

Họ bao giờ cũng chống lại tương lai. Tại sao họ chống lại tương lai? - bởi vì quyền lợi được đầu tư của họ bao giờ cũng được bắt rễ trong quá khứ. Họ có thể thao túng quá khứ, họ không thể thao túng được tương lai. Họ có thể khai thác quá khứ, họ không thể khai thác được tương lai. Họ có thể khai thác người phi tôn giáo, họ không thể khai thác được người tôn giáo. Họ có thể khai thác người tôn giáo rởm rất dễ dàng, không có vấn đề trong điều đó, bởi vì người tôn giáo rởm gần như là cái bóng, không phải là thực tại. Và người tôn giáo rởm bao giờ cũng sẵn sàng bị thao túng, để được biến đổi thành một nô lệ.

Tôi đang tạo ra người nổi dậy ở đây, nổi dậy theo cách thức đa chiều. Các chính khách nhất định sợ. Và họ sẽ tìm cớ.

Bây giờ ông ấy nói, ‘Phim Osho sẽ không phản ánh hình ảnh thực của Ấn Độ ’

Tôi muốn nói với ông ấy: Ngài có hiểu nghĩa của cái thực không? Cái thực nghĩa là cái đang xảy ra - và đạo tràng này đang xảy ra, tôi đang xảy ra. Bất kì hình ảnh nào của Ấn Độ mà không có chứa tôi sẽ là không thực - chỉ bởi vì nó sẽ không chứa cái gì đó đang xảy ra. Ngài ngụ ý gì bởi 'hình ảnh thực'?

Hình ảnh thực nghĩa là cái có tính tồn tại, cái đang xảy ra. Ngài có thể không thích tôi, ngài có thể không thích người của tôi, nhưng ngài không thể nói rằng tôi không phải ánh hình ảnh thực của Ấn Độ. Ngài có thể chống lại tôi, nhưng dầu vậy tôi vẫn là một phần của đất nước này. Tôi ở đây và tôi sẽ ở đây! Và người của tôi đang tăng lên. Đây là một phần của thực tại. Điều này là có thể chỉ như hạt mầm bây giờ, nhưng chẳng mấy chốc nó sẽ trở thành cây lớn. Làm sao ngài có thể phủ nhận thực tại của nó?

Chúng tôi có hai triệu sannyasins trên khắp thế giới. Không ai khác có thể nói được điều đó. Và chúng tôi có gần một triệu tín đồ cư sĩ, đệ tử cư sĩ. Nó là một phần của thực tại bây giờ. Ba nghìn sannyasins gần như bao giờ cũng hiện diện ở đây. Mọi năm quãng 25,000 người tới thăm từ khắp nơi trên thế giới, từ mọi nước. Không chỗ nào khác có thể tuyên bố được điều này. Làm sao ngài có thể nói đây không phải là thực?

Tôi nghĩ, ngài Advani, ngài sẽ phải học ngôn ngữ thêm một chút nữa. Cái thực là cái đang xảy ra. Nó có thể không tương ứng với ngài - đúng, đó là chuyện khác - nhưng nó là thực. Và tôi cũng muốn nói với ngài rằng nó không phải là cái gì đó xa lạ với tâm linh của Ấn Độ; điều đang xảy ra là hiện tượng này mà thực sự là chính linh hồn của Ấn Độ. Nó đã xảy ra vào thời của Phật, nó đã xảy ra vào thời của Mahavira, nó đã xảy ra vào thời của Krishna. Nó đã xảy đi xảy lại. Ấn Độ thực - nếu ngài thực sự muốn nói Ấn Độ thực là gì - bao gồm không phải các chính khách mà là các nhà huyền môn. Chính khách tới rồi đi; nhà huyền môn còn lại.

Ngài có nhớ tên chính khách nào vào thời Phật không? Họ ở đâu? Và họ phải đã từng là sự ồn ào như ngài Advani. Vào thời riêng của họ, họ phải đã rất ồn ào, phải đã tạo lắm nhặng sị. Ngài có nhớ các chính khách đóng đinh Jesus không? Và nếu ngài nhớ tới tên của Pontius Pilate, ngài nhớ nó chỉ bởi vì ông ta đã đóng đinh Jesus; bằng không ai mà nhớ? Đã từng có cả nghìn thống đốc-tướng lĩnh trên thế giới.

Một chính khách nói với Socrates sắp chết, “Chúng tôi tiếc là ông đã bị xử tội chết.”

Socrates mở mắt ra và nói, “Đừng lo. Ông không thể giết được ta, ta sẽ sống. Và nhớ lấy, tên ông sẽ được nhớ chỉ bởi vì ta.”

Và điều đó là như vậy.

Ấn Độ thực là cuộc truy tìm của linh hồn bên trong nhất của con người - không phải là địa lí, không phải là lịch sử chính trị, mà là cuộc hành trình bên trong. Cuộc hành trình của thiền là Ấn Độ thực. Mahavira đại diện cho nó, Phật đại diện cho nó, Krishna và Christ và Nanak

- họ đại diện cho Ấn Độ thực. Và tôi có sự kế thừa của tất cả họ - và nhiều thứ nữa.

Nhưng nó bao giờ cũng là như vậy rồi. Nếu Advani mà là bộ trưởng bộ phát thanh vào thời của Mahavira, ông ấy chắc đã cho BBC dừng làm phim Mahavira vì Mahavira thường hay sống trần truồng. Hay, nếu như ông ấy mà làm bộ trưởng vào thời của Lalla. Lalla là người đàn bà huyền môn; cô ấy sống trần. Chắc chắn ông ấy đã ngăn cản bất kì đơn vị truyền hình nào, bất kì hãng phim nào tiếp cận tới những người này - với cùng lí do thôi: rằng họ không đại diện, họ không phản ánh, hình ảnh thực của Ấn Độ.

Ngài Advani phản ánh hình ảnh thực của Ấn Độ sao? Ngài sẽ sớm ra đi thôi, kiệt quệ. Tôi dự đoán: đến cuộc bầu cử tới chẳng ai còn nghe tới ngài nữa - ngài và cả bộ sậu của ngài sẽ kiệt quệ, vì đất nước đã thấy rằng ngài đã lừa bịp và gian lận nó. Nhân danh dân chủ đủ mọi loại người sai đã trở nên có quyền thế ở Ấn Độ. Và họ đã không làm một điều nào từ khi họ nắm quyền, ngoại trừ cãi vã.

Tôi phải nhắc ngài về ba con khỉ của Mahatma Gandhi. Ngài phải đã nghe về chúng - ba con khỉ đó rất nổi tiếng. Ông ấy bao giờ cũng có bức tượng về chúng. Ai đó từ Nhật Bản hay từ Trung Quốc đã tặng cho ông ấy ba con khỉ. Một con lấy tay bịt mắt, biểu thị rằng bạn không nên nhìn cái sai. Con khỉ khác đưa tay bịt tai, biểu tượng rằng bạn không nên nghe điều không đáng nghe. Và con khỉ thứ ba đưa tay lên bịt mồm: bạn không nên nói điều không đáng nói, bạn nên giữ im lặng.

Ba con khỉ này đã lên cai trị. Bây giờ chúng được gọi là ba ngôi một thể trimurti - ba con khỉ là khỉ của Mahatma Gandhi. Con khỉ chính bịt tai; nó sẽ không nghe. Cả nước đang thét lên, “Chúng tôi đang chết. Chúng tôi đang chết đói. Dân số đang tăng.” Nhưng ông ấy sẽ không nghe. Tên ông ấy là Mahatma Morarji Desai. Ông ấy sẽ không nghe. Cả nước đang khóc, “Con ông là tội phạm, hoạt động của nó phải bị điều tra - nó tích trữ tiền bằng cách bất hợp pháp.” Nhưng ông ấy sẽ không nghe. Ông ấy là con khỉ chính của Mahatma Gandhi: ông ấy giữ cho tai bị bịt kín và cứ mỉm cười; uống nước đái và giữ cho bản thân ông ấy mạnh khoẻ. Đó là mọi điều ông ấy đang làm.

Con khỉ khác giữ cho mắt bị bịt lại, bởi vì nó đại diện cho tiện dân, đẳng cấp thấp nhất, bị chà đạp - và họ bị thiêu sống. Họ bị giết, bị làm thịt, bị sát hại, bị cưỡng bức. Và chưa bao giờ trước đây điều đó đã xảy ra như thế này: trên khắp nước các kiếp sống của họ đang trong nguy hiểm. Và người đại diện cho họ, Jagjivan Ram, đơn giản để mắt nhắm lại vì nếu ông ta mở mắt ra và thấy điều đang xảy ra ông ta sẽ không thể nói được rằng ông ta là đại diện của họ ở đó.

Nhưng con khỉ thứ ba được giả định giữ yên tĩnh và không nói gì đã phản bội những người khác và đã nói cái gì đó - Charan Singh - và bởi vì việc nói cái gì đó của ông ấy mà ông ấy đã bị tống ra khỏi ba ngôi. Nhưng ông ấy cố trở lại lần nữa, và hai con khỉ kia đang cố đẩy ông ấy ra vì ông ấy bắt đầu nói những điều mà ông ấy phải không nói. Và tại sao ông ấy đã bắt đầu nói mọi điều? - vì

ông ấy đang già đi. Đau tim và mọi thứ đang xảy ra cho ông ấy, và ông ấy dường như không còn cơ hội nào để trở thành thủ tướng của Ấn Độ. Ông ấy phải nói: thời gian đang chạy nhanh - ông ấy phải vật lộn, ông ấy không thể giữ yên tĩnh được nữa.

Những người có tính khỉ này ở New Delhi, họ nghĩ rằng họ đại diện cho Ấn Độ thực sao? Họ đơn giản đại diện cho phần bị thần kinh của Ấn Độ, họ đại diện cho những người khổ vì phức cảm thấp kém. Đó là điều nhà tâm lí học vĩ đại Adler nói: một người đi vào chính trị chỉ nếu người đó chịu khổ từ phức cảm thấp kém. Người đó muốn chứng minh cho bản thân mình rằng người đó là ai đó. Người đó phải chứng minh điều đó, bằng không có nỗi khổ lớn trong con người của người đó, rằng "mình kém cỏi." Người bất tài, người không thông minh đi vào chính trị. Những người có tài trở thành nghệ sĩ, hoạ sĩ, nhà thơ, triết gia, nhà huyền môn, vũ công. Họ có cả nghìn lẻ một thứ đẹp để làm, không phải chính trị. Chỉ người hạng ba, phần không thông minh nhất của đất nước, mới đi vào trong chính trị. Những người không thể làm được cái gì khác, ít nhất họ có thể đi vào chính trị. Chính khách gần như là kẻ tội phạm ẩn kín; cùng phẩm chất của mọi người trở thành tội phạm. Nếu họ không thể đạt tới được quyền lực, họ trở nên huỷ diệt.

Và cái sai nào đang xảy ra ở đây mà họ sợ không để cho toàn thế giới được biết?

Một điều: sự tổng hợp lớn đang xảy ra ở đây - cái gì đó chưa bao giờ xảy ra trước đây, họ sợ cái đó - và cái cần xảy ra. Nó là điều phải có cho sự sống còn của nhân loại. Tôi đang cố gắng tạo ra sự tổng hợp lớn: tổng hợp giữa Zorba người Hi Lạp và Phật Gautama, tổng hợp giữa duy vật và duy linh. Tôi đang cố gắng tạo ra chủ nghĩa duy vật tâm linh. Hai điều này bao giờ cũng vẫn còn tách rời, đối kháng nhau. Và bởi vì đối kháng của chúng con người vẫn còn bị phân liệt vì con người là cả hai, thân thể và linh hồn. Con người không chỉ là linh hồn, con người không chỉ là thân thể. Khăng khăng rằng con người chỉ là thân thể là duy vật; khăng khăng rằng con người chỉ là linh hồn là duy linh. Cả hai đều một nửa, và cả hai là sai bởi vì chúng là một nửa. Và cả hai đều là việc không thoả mãn, chúng đã chứng minh sự không thoả mãn.

Con người phải được chấp nhận trong tính toàn bộ của mình. Khi có liên quan tới thân thể, con người phải là Zorba người Hi Lạp, và khi có liên quan tới linh hồn, con người phải là Phật Gautama. Nếu thân thể và linh hồn có thể tồn tại cùng nhau, tại sao không thể có Phật và Zorba tồn tại cùng nhau trong một con người? Đó sẽ là sự tổng hợp cao nhất.

Phương Tây vẫn còn có tính duy vật. Nó khổ với chủ nghĩa duy vật. Nó có mọi ích lợi của chủ nghĩa duy vật: công nghệ lớn, nhà đẹp, tiện nghi thuốc men tốt hơn, sống lâu hơn, thân thể đẹp hơn, thân thể mạnh khoẻ hơn. Nó có mọi ích lợi của chủ nghĩa duy vật - nó giầu có, sung túc - nhưng nó khổ bởi vì nó đã đánh mất linh hồn, thế giới bên trong trống rỗng, hổng hoác. Phương Tây có mọi thứ được cần ở bên ngoài, nhưng trong xoay xở với cái bên ngoài nó đã nghiêng quá nhiều hướng tới chủ nghĩa vật chất và quên mất thế giới bên trong của nó. Người chủ bị mất, linh hồn bị mất; vương quốc có đó nhưng nhà vua chết. Do đó mới có phiền não phương Tây, do đó mới có tìm kiếm phương Tây về nhà vua, do đó mới có câu hỏi vào trong thiền, bởi vì thiền là cách duy nhất để tìm và kiếm nhà vua bên trong. Ông ấy đã đi đâu? Ánh sáng bên trong ở đâu?

Phương Đông vẫn còn tâm linh. Nó có mọi cái đẹp của tâm linh: bình thản, yên tĩnh, thảnh thơi, đáng yêu, từ bi. Nó có phẩm chất nào đó - hương vị của cái bên trong - nhưng thân thể ốm yếu và có nghèo nàn lớn và chết đói khắp xung quanh, và thế giới bên ngoài là xấu. Nó chịu khổ quá nhiều. Và cả hai đều căng thẳng, bởi vì chừng nào bạn còn chưa là toàn thể bạn sẽ căng thẳng.

Bạn không thể thấy được rằng phương Đông không còn quan tâm tới thiền sao? Đó là lí do tại sao bạn không thấy nhiều người Ấn Độ ở đây. Phương Đông không còn quan tâm tới thiền, nó không còn quan tâm tới Phật; mối quan tâm của nó đã dịch chuyển, và điều đó là tự nhiên. Nó muốn biết nhiều hơn về vật lí, hoá học, kĩ nghệ, y học. Tài năng phương Đông đi sang phương Tây - tới Oxford, tới Cambridge, tới Harvard, tới Princeton - để học điều đã xảy ra ở phương Tây. Tài năng phương Đông chỉ có một ham muốn: làm sao đi sang phương Tây và học cái gì đó của khoa học hiện đại. Người tài phương Đông không thể tin được: Tại sao các bạn người phương Tây lại tới phương Đông? Bạn có Oxford và bạn có Harvard, tại sao bạn tới đây? Chúng tôi đang cố tới đó và bạn lại tới đây. Điều đó có vẻ ngớ ngẩn thế.

Nhưng phương Tây phải tới phương Đông; Harvard và Oxford đã chứng tỏ ngây ngô. Họ đã cho nhiều, nhưng họ đã không cho giầu có bên trong. Phương Tây sung túc, và bởi vì phương Tây sung túc, phương Tây đã trở nên nhận biết hơn - tương phản với sự sung túc của nó - về cái nghèo bên trong, lỗ đen bên trong. Bên ngoài đầy ánh sáng tới mức lỗ đen bên trong, tương phản lại, đã trở thành rất rõ ràng. Việc tìm kiếm đã bắt đầu: phương Tây đang đi tới phương Đông, phương Đông đang đi tới phương Tây.

Trí thức phương Đông trở thành người cộng sản và trí thức phương Tây trở thành thiền nhân. Điều này có thể tiếp diễn và điều này có thể lại dẫn tới một loại dịch chuyển khác và khổ. Phương Tây có thể trở thành phương Đông và phương Đông có thể trở thành phương Tây và vấn đề sẽ vẫn còn như cũ. Nỗ lực của tôi ở đây là thực nghiệm lớn trong việc mang phương Đông và phương Tây lại với nhau.

Kipling đã nói: Đông và Tây sẽ không bao giờ gặp gỡ. Tôi muốn nói với Kipling - ông ấy phải ở đâu đó trong nấm mồ của ông ấy, vì ông ấy là một người Ki tô giáo và ông ấy sẽ không rời khỏi nấm mồ trước ngày phán xử cuối cùng - “Thưa ngài, Đông và Tây đang gặp gỡ; họ đã gặp gỡ, họ đang gặp gỡ ở đây tại chỗ này,” điều Advani nói không đại diện cho hình ảnh thực của Ấn Độ.

Nó đại diện cho phương Đông, nhưng nó đại diện nhiền hơn phương Đông: nó đại diện cho phương Đông cộng với phương Tây, nó đại diện cho toàn thể nhân loại - nó là một thực nghiệm trong tình huynh đệ vũ trụ. Bạn sẽ thấy người Ki tô giáo, người Do Thái, người Mô ha mét giáo, người Parsees, người Jainas, Phật tử, người Hindus - đủ mọi loại người - ở đây. Họ đã bỏ mọi danh tính của họ, họ đã rơi vào trong tình huynh đệ vũ trụ... và bạn nói điều này không đại diện cho hình ảnh thực của Ấn Độ sao?

Và cũng nhớ: Ấn Độ không phải là nước nhỏ, nó là lục địa bao la; nó không phải là một tín ngưỡng, nó là nhiều tín ngưỡng. Nhưng những người đang nắm quyền bây giờ về căn bản là những người sô vanh Hindu. Một loại người rất sai đã lên nắm quyền. Toàn thể ý tưởng là của Hindu giáo rất hạn hẹp - hạn hẹp tới mức nó thậm chí không chứa toàn thể dòng chảy của Hindu giáo. Do đó nó rất sợ hãi.

Nếu những người này được phép có tiếng nói của họ, sớm hay muộn họ sẽ san bằng Khajuraho, Konarak, bởi vì họ sẽ nói chúng không đại diện cho hình ảnh thực của Ấn Độ.

Tại sao họ chống lại tôi nhiều thế? - bởi vì ở đây Yoga đang xảy ra, Sufi giáo đang xảy ra, Thiền đang xảy ra, Đạo đang xảy ra, Mật tông nữa - và Mật tông đang tạo ra rắc rối. Những người này ở New Delhi là những người bị kìm nén, hoàn toàn thất vọng về dục.

Khajuraho đang được sinh ra lần nữa ở đây. Khajuraho thuộc về ai? Tôi đã không làm ra ngôi đền đó. Tôi sẽ gợi ý cho Advani: Phá Khajuraho đi, vì người của BBC có thể tới và làm phim về nó. Nó là ngôi đền đẹp, một trong những nơi đẹp nhất trên trái đất - vì không có gì đẹp hơn tình yêu, không có gì duyên dáng hơn một đôi đang trong tình yêu sâu sắc, trong vòng ôm yêu dấu sâu sắc. Không có gì thiêng liêng hơn điều đó. Cái gì đó của Thượng đế giáng xuống khi một đôi đang trong tình yêu sâu sắc, trong cực lạc cực thích. Khajuraho đại diện cho điều đó. Konarak đại diện cho điều đó. Và có cả nghìn kinh sách Mật tông. Xin phá tuốt chúng trước khi bất kì ai tới để biết về chúng. Phá kinh Kama của Vatsyayana đi.

Tại sao ngài sợ tôi và người của tôi thế? Họ không làm hại gì cho bất kì ai. Họ không huấn luyện cho bất kì cuộc chiến tranh nào, họ đang chuẩn bị cho cuộc sống đáng yêu hơn. Vâng, cùng với Yoga, Đạo, Thiền, Mật tông cũng là một phần. Và bởi vì vài tờ báo - và họ cũng thuộc vào cùng tâm trí kìm nén dục này - in ra vài ảnh khoả thân về đạo tràng Đó là mọi điều họ đã chống lại tôi.

Tính khoả thân đó trong bản thân nó là một phần của truyền thống Ấn Độ lâu dài. Những người lãnh đạo Jaina đều ở trần - ngăn cản họ đi, họ vẫn ở trần đấy. Hàng nghìn sannyasin Hind sống trần - ngăn cản họ đi. Phá tất cả các đền của người Jaina đi, bởi vì Mahavira và hai mươi ba tirthankaras khác đều có tượng trần truồng của họ ở đó. Và phá huỷ mọi đền Hindu về Shiva đi, bởi vì shiva-linga không là gì ngoài biểu tượng dương vật. Chỉ thế ngài mới có thể nói.

Thứ nhất, phá tất cả những thứ này đi, chỉ thế thì ngài mới có thể nói rằng Osho và đạo tràng của ông ấy không phản ánh hình ảnh thực của Ấn Độ. Bằng không, Ấn Độ là đại lục bao la; hàng nghìn năm đã qua và nhiều tín ngưỡng đã sống cùng nhau. Mật tông đã tồn tại bên cạnh Yoga.

Yoga là kìm nén, Mật tông là diễn đạt. Yoga sợ dục, Tantra hân hoan trong dục. Yoga nói, “Tránh dục nếu bạn muốn đi tới Thượng đế,” và Mật tông nói, “Dùng dục nếu bạn muốn đi tới Thượng đế.” Và quan sát riêng của tôi là ở chỗ Mật tông sâu sắc hơn Yoga nhiều, bởi vì dục là năng lượng được Thượng đế trao cho bạn; kìm nén nó sẽ là rất bất kính với Thượng đế. Dùng nó đi. Và nó là năng lượng sáng tạo trong bạn: nó tạo ra trẻ em, nó đem tới cuộc sống mới. Nó có các khía cạnh khác nữa, các khía cạnh ẩn: nếu bạn dùng nó một cách có tính thiền, nếu bạn dùng nó như lời cầu nguyện, nó có thể tạo ra bạn mới mẻ, nó có thể cho bạn việc tái sinh. Bạn sẽ trở thành một dwija, người được sinh hai lần.

Năng lượng dục có hai cực của nó. Một là nếu nó đi xuống, nó sinh sản ra trẻ con; một phép màu vô cùng, việc sinh ra đứa con. Nếu nó đi lên, nó tạo ra bạn: một sự tổng hợp mới, một cá nhân mới, một trung tâm mới của bản thể được sinh ra. Mật tông là một trong những khoa học vĩ đại nhất đã từng được sinh ra cho việc biến đổi con người. Và chỗ này không phải là đạo tràng thường, như những người Ấn Độ đã trở nên quen thuộc với đạo tràng - đờ đẫn, chết. Chỗ này là viện hàn lâm giả kim thuật.

Chúng ta đang làm thực nghiệm lớn trong việc mở rộng tâm thức con người và chúng ta dùng mọi loại kĩ thuật sẵn có cho nhân loại, cả phương Tây và phương Đông. Họ rất sợ điều này.

Ông ấy nói, “Phim về Osho sẽ không phản ánh hình ảnh thực của Ấn Độ... người ta cảm thấy rằng một phim về các hoạt động của đạo tràng sẽ không phản ánh thuận lợi hình ảnh của Ấn Độ ra nước ngoài.”

Nhưng chỉ bằng việc ngăn cản BBC, đài truyền hình Tây Ban Nha, đài truyền hình Australia, đàị truyền hình Đức, và các nhà báo khỏi tới đây, ngài có cho rằng ngài sẽ có khả năng ngăn cản tôi đạt tới mọi người không? Nếu Jesus có thể đạt tới mà không có BBC, ngài có cho rằng ngài sẽ có khả năng ngăn cản tôi đạt tới mọi người không? Nếu Phật có thể đạt tới mà không có bất kì phương tiện hiện đại nào sẵn có cho ông ấy, ngài có cho rằng ngài sẽ có khả năng ngăn cản tôi không?

Điều đó không thể bị ngăn cản. Chân lí không bao giờ có thể bị ngăn cản. Nếu có chân lí nào đó trong tôi, nó phải đạt tới mọi người. Nó sẽ đạt tới, và mọi người sẽ đạt tới tôi. Không chính phủ nào có thể ngăn cản được tôi đạt tới mọi người. Vâng, bạn có thể ngăn cản báo chí, bạn có thể ngăn cản đài truyền hình, bạn có thể ngăn cản radio. Ai lo?

Tôi sẽ đạt tới qua người của tôi tới hàng triệu người. Nếu có chân lí, mọi người sẽ tới từ khắp thế giới, tìm và kiếm. Nếu họ khao khát, họ nhất định tìm và kiếm, bởi vì tôi có cái gì đó ở đây mà có thể làm dịu cơn khát của họ.

Và không tới đây - Advani chưa bao giờ tới đây, không nhà truyền giáo nào đã bao giờ tới đây - mà nói những điều ngu xuẩn thế là không đúng.

Và, thưa ngài, tôi muốn gợi ý cho ngài... chính phủ của ngài rất khéo trong việc tạo ra các uỷ ban. Đó là mọi điều ngài đã làm trong năm nay và một nửa số đó ngài đã nắm quyền. Mọi điều ngài đã làm là tạo ra các uỷ ban. Sao ngài không tạo ra uỷ ban tới thăm đạo tràng này, để xem cái gì đang xảy ra ở đây? Chỉ nhớ một điều: phải cẩn thận, vì những người tới đây đều bị mắc lại. Và cũng phải cẩn thận ngài phái ai đi. Mọi thông tin ngài có về đạo tràng này ngài toàn phụ thuộc vào việc lấy tin từ bộ phận cảnh sát. Làm sao họ có thể hiểu được? Họ có thể hiểu cái gì? Mọi thông tin ngài có ngài đều phụ thuộc vào việc lấy từ bộ máy chính phủ của ngài. Họ có thể hiểu cái gì?

Cho nên đừng chỉ định một uỷ ban với những quan toà về hưu, lão suy - điều đó sẽ không ích gì. Nhớ rằng điều đang xả ra ở đây là cái gì đó khoa học tới mức chỉ những người biết cái gì đó về phát triển hiện đại trong tâm lí nhân loại, người biết cái gì đó về trị liệu đương đầu, động thái, kịch tâm lí, trị liệu nguyên thuỷ, người biết cái gì đó về phân tâm học, tổng hợp tâm lí, người biết cái gì đó về trị liệu xung điện, Arica, người biết về Vipassana, ngồi thiền, xoay tít Sufi - chỉ họ mới có khả năng hiểu điều đang xảy ra ở đây.

Chỗ này có trí tuệ lớn, thông minh lớn, tài năng lớn. Chúng tôi có hàng trăm tiến sĩ văn chương, tiến sĩ khoa học, tiến sĩ triết học, và hàng nghìn người có bằng thạc sĩ nghệ thuật, thạc sĩ khoa học và các phẩm chất khác. Không đại học Ấn Độ nào có thể nói có nhiều tài năng như chúng tôi có ở đây. Ngay cả các tiến sĩ cũng đi dọn nhà vệ sinh!

Cho nên gửi người nào đó có giáo dục tới, đừng gửi nghị viên của ngài - họ sẽ không hiểu điều gì - và thế rồi quyết định. Ngài cũng được mời đấy, ngài Advani.

Và đây là loại dân chủ gì? Ngài đi tới quyền lực nhân danh dân chủ. Ngay cả Indira cũng không dám can thiệp vào công việc của tôi. Và ngài là người theo chế độ dân chủ sao? - chẳng có gì ngoài người sô vanh Hindu!

Ấn Độ là lục địa bao la. Ngài có nghĩ Charvaka và chủ nghĩa duy vật của ông ấy không phải là người Ấn Độ không? Ngài có nghĩ Phật, người phủ nhận Thượng đế, người phủ nhận linh hồn, người phủ nhận thế giới, người theo thuyết hư vô - người hoàn toàn hư vô, người hư vô đệ nhất - ông ấy không là người Hindu sao? Ngài có nghĩ Tilopa và Saraha không là người Ấn Độ, những người Mật tông vĩ đại?

Ngài nghĩ ai là người Ấn Độ? Ngay cả Mahatma Gandhi và Mahatma Morarji Desai - hai người này có là người Ấn Độ không? Thế thì ngài thậm chí không biết gì mấy về Mahatma Gandhi. Toàn thể cuộc sống của mình, ông ấy kìm nén dục và ông ấy thấy trong tuổi già của mình rằng ông ấy đã ở trên đường sai. Và thế rồi ông ấy bắt đầu - ông ấy phải bắt đầu - các thực nghiệm Mật tông. Điều đó là về cái gì? Trong những năm cuối đời ông ấy đã ngủ với gái trẻ trần truồng. Cả đời kìm nén của ông ấy đã thất bại bởi vì ngay cả khi ông ấy bẩy mươi ông ấy vẫn chịu đựng các giấc mơ ướt át và hoang tưởng dục. Thế rồi, như nỗ lực tối thượng, như chỗ trú ẩn tối thượng, ông ấy bắt đầu nhìn vào Mật tông. Ông ấy chết như một người mật tông. Điều đó là về gì? Và ngài gọi ông ấy là Cha dân tộc sao? Chấm dứt gọi ông ấy là Cha dân tộc đi; ông ấy không đại diện cho hình ảnh thực của Ấn Độ đâu. Ngài nghĩ gì về ông ấy - ở tuổi bẩy mươi, ngủ với gái trẻ, gái mười tám tuổi, trần truồng? Và ngài gọi ông ấy là Cha dân tộc sao?

Và một điều nữa. Đây là những người, Advani và đồng sự, đã tạo ra bầu khí hậu mà trong đó người này, Mahatma Gandhi, đã bị sát hại - những kẻ sô vanh Hindu này. Nhưng đây là loại đạo đức giả gì vậy? Bây giờ họ kính trọng và gọi ông ấy là Cha dân tộc - và đây là những kẻ sát nhân! Họ đã tạo ra bầu khí hậu trong đất nước để sát hại người đó và bây giờ họ tôn thờ ông ấy. Nhân danh ông ấy bây giờ họ đang trong quyền lực.

Ấn Độ có nhiều dòng chảy. Và điều đó là hay. Nó không phải là nguyên khối, đó là lí do tại sao nó là hay. Nó là cầu vồng, nó có mọi mầu sắc: Phật giáo có ý thức hệ khác, người Jaina có ý thức hệ khác toàn bộ, và người Hindus có nhiều ý thức hệ. Hindu giáo không phải là tôn giáo chật hẹp. Trong Hindu giáo không có gì giống như giáo hoàng hay nhà thờ; nó không phải là tôn giáo có tổ chức chút nào. Và điều đó là cái đẹp của nó: Nó cho phép mọi loại người có mọi loại con đường; nó nói mọi con đường đều dẫn tới Thượng đế. Nó là tôn giáo dung thứ nhất trên thế giới. Nhưng kẻ sô vanh Hindu không thể dung thứ được; ông ta bắt đầu cố làm cho Hindu giáo thành hạn hẹp như ông ta hạn hẹp. Đây là ý tưởng trong tâm trí họ. Những ý tưởng này đang tạo ra rắc rối cho họ.

Mọi loại người tới tôi. Bạn sẽ thấy các nhà khoa học ở đây, bạn sẽ thấy các nhà tâm lí ở đây - có hàng trăm. Bạn sẽ thấy các nhà trị liệu tâm lí ở đây, bạn sẽ thấy các nhà thơ, hoạ sĩ, nghệ sĩ, nhạc sĩ, diễn viên. Bạn sẽ thấy mọi loại người có tài ở đây - ngoại trừ chính khách.

Tại sao chính khách sợ tới đây thế? Có lí do: chính khách là người ít tôn giáo nhất trên thế giới, người phản tôn giáo nhất trên thế giới. Chính trị và tôn giáo là các cực đối lập. Chính trị là tham vọng, tôn giáo là vô tham vọng. Chính khách là trò bản ngã, tôn giáo là việc tan rã của bản ngã. Chính trị là vật lộn, cạnh tranh cắt họng; nó là bạo hành - về căn bản, về bản chất. Tôn giáo là tình yêu - không cạnh tranh, không so sánh. Do đó bạn sẽ không tìm thấy chính khách ở đây.

Và bởi vì tôi gọi con pích là con pích, họ sợ tôi, họ không thể tới mặt đối mặt với tôi được. Ngài Advani, tôi mời ngài và đồng nghiệp của ngài tới đây và đương đầu với tôi, đương đầu với người của tôi. Điều đó sẽ cho ngài sáng suốt nào đó vào điều đang xảy ra ở đây.

Hoàng đế tới thăm Thiền sư Joshu, đang thiền trong phòng của ông ấy.

“Bảo ông ấy vào và cúi lạy đi,” thầy nói với người phục vụ đang khiếp sợ. Hoàng đế vào và cúi rạp mình.

Khi Joshu sau đó được hỏi về hành vi vô lễ của mình, ông ấy giải thích, “Ông không hiểu rồi. Nếu khách thăm thuộc đẳng cấp thấp tới, ta đi ra cổng đền để đón chào ông ta. Với khách thăm đẳng cấp trung bình ta đứng dậy từ chỗ ngồi. Một hoàng đế lớn không thể được đối xử giống điều đó.”

Hoàng đế, tất nhiên, đã vui mừng với việc đón tiếp của ông ấy.

Nhưng thời đó đã là những ngày vĩ đại: hoàng đế vui mừng! Nhưng những chính khách này, họ gửi thông điệp rằng họ phải được đón tiếp từ cổng, được đeo vòng hoa, họ phải được đối xử như những người rất quan trọng VVIP. Vô nghĩa làm sao! Thậm chí tôi cho phép bạn vào, điều đó là đủ kính trọng với bạn rồi. Nếu Sant không ngăn cản bạn ở cổng, bạn nên cảm thấy đủ may mắn.

Trong công xã mới, tôi định đặt một tấm biển trên cổng: Chính khách và chó không được phép vào.

Đủ cho hôm nay.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh