Vui Vẻ: Hạnh Phúc Tới Từ Bên Trong: Từ Cực Khổ Tới Cực Lạc

VUI VẺ: HẠNH PHÚC TỚI TỪ BÊN TRONG: TỪ CỰC KHỔ TỚI CỰC LẠC

Vui vẻ là đi vào trong cái ta riêng của bạn. Lúc bắt đầu điều đó là khó khăn, gian nan. Lúc bắt đầu bạn sẽ phải đối diện với khổ; con đường là rất cheo leo. Nhưng bạn càng đi vào trong nó, phần thưởng càng lớn hơn.

Hiểu biết là chìa khoá

Bạn phải hiểu một điều: rằng chứng ngộ không phải là trốn khỏi đau mà là hiểu biết về đau, hiểu biết về cực khổ của bạn, hiểu biết về khổ của bạn - không phải là che đậy, không phải là thay thế, mà là cái nhìn thấu sâu sắc: "Tại sao mình lại khổ, tại sao lại có nhiều lo âu thế, tại sao có nhiều cực khổ thế, nguyên nhân gì trong mình đang tạo ra nó?" Và thấy những nguyên nhân đó một cách rõ ràng là được tự do khỏi chúng.

Cái nhìn thấu suốt vào khổ của bạn sẽ đem tới tự do khỏi khổ. Và cái còn lại là chứng ngộ. Chứng ngộ không phải là cái gì đó tới với bạn. Nó là khi đau và khổ và cực khổ và lo âu đã được hiểu hoàn toàn rõ và chúng đã bay hơi bởi vì bây giờ chúng không có nguyên nhân để tồn tại trong bạn - trạng thái đó là chứng ngộ. Nó sẽ đem tới cho bạn, lần đầu tiên, sự mãn nguyện thực, phúc lạc thực, cực lạc đích thực. Và chỉ thế thì bạn mới có thể so sánh được.

Điều bạn thường gọi là "mãn nguyện" trước đây không phải là mãn nguyện đâu. Điều bạn vẫn quen gọi là "hạnh phúc" trước đây không phải là hạnh phúc đâu. Nhưng ngay bây giờ bạn không có gì để so sánh với nó cả.

Một khi chứng ngộ cho bạn trạng thái của cái thực, bạn sẽ thấy rằng tất cả mọi sướng của bạn, tất cả mọi hạnh phúc của bạn, đều đơn giản là chất liệu tạo ra mơ; chúng không phải là thực. Và cái đã tới bây giờ, tới vĩnh viễn.

Đó là định nghĩa của cái thực: mãn nguyện tới và không bao giờ rời bỏ bạn nữa là mãn nguyện thực. Mãn nguyện tới và lại đi thì không phải là mãn nguyện, nó đơn giản là lỗ hổng giữa hai khổ. Cũng như chúng ta gọi lỗ hổng giữa hai cuộc chiến tranh là "thời gian hoà bình" - nó không phải là thời gian hoà bình, nó đơn giản là chuẩn bị cho cuộc chiến tranh khác. Nếu chiến tranh là chiến tranh tích cực, thì thời gian giữa hai cuộc chiến tranh là chiến tranh tiêu cực, chiến tranh lạnh. Nó diễn ra ngầm, bạn đang sẵn sàng cho cuộc chiến tranh nóng.

Bất kì cái gì tới và đi đều là mơ. Để điều đó là định nghĩa. Bất kì cái gì tới và không bao giờ đi đều là thực tại.

Cố hiểu khổ của bạn. Sống nó, đi vào chính chiều sâu của nó, tìm ra nguyên nhân, tại sao nó có đó. Để hiểu biết là việc thiền của bạn.

Và cố hiểu mãn nguyện của bạn nữa, hạnh phúc của bạn nữa, và bạn sẽ thấy nông cạn của chúng. Một khi bạn biết rằng hạnh phúc của mình là nông cạn và cực khổ của mình là rất sâu - và nó là ở trong tay bạn - bạn có thể thay đổi toàn bộ phong cách của tâm thức. Mãn nguyện của bạn có thể trở thành toàn thể bản thể bạn; thậm chí không có không gian nhỏ nào còn lại cho điều bất mãn.

Tình yêu của bạn trở thành chính cuộc sống của bạn. Và nó còn lại. Thời gian qua đi, nhưng điều bạn đã đạt tới cứ đi sâu hơn. Ngày một nhiều hoa hơn, ngày một nhiều bài ca hơn được sinh ra từ nó. Đó là điều chúng ta gọi là "chứng ngộ". Từ này là từ của phương Đông, nhưng kinh nghiệm này chẳng liên quan gì tới Đông hay Tây.

Bánh mì và xiếc

Thông thường điều chúng ta nghĩ là vui vẻ thì không phải là vui vẻ đâu; nhiều nhất nó là giải trí. Nó chỉ là cách để né tránh bản thân bạn. Nó là cách để đầu độc bản thân bạn, nó là cách để được nhận chìm trong cái gì đó để cho bạn có thể quên đi khổ của mình, lo của mình, cực khổ của mình, lo âu của mình.

Cho nên tất cả các loại giải trí đều được coi là vui vẻ - chúng không phải vậy đâu! Bất kì cái gì tới từ bên ngoài đều không, và không thể, là vui vẻ được. Bất kì cái gì phụ thuộc vào cái gì đó đều không, và không thể, là vui vẻ được. Vui vẻ nảy sinh từ chính cốt lõi của bạn. Nó tuyệt đối độc lập - độc lập với bất kì hoàn cảnh bên ngoài nào. Và nó không phải là việc trốn tránh bản thân mình; nó thực sự là việc đương đầu với bản thân mình. Vui vẻ nảy sinh chỉ khi bạn về nhà.

Cho nên bất kì cái gì được biết tới như vui vẻ thì chỉ là cái ngược lại, chỉ là cái đối lập lại: nó không phải là vui vẻ. Thực tế bởi vì bạn không vui nên bạn đi tìm giải trí.

Chuyện xảy ra là một trong những tiểu thuyết gia vĩ đại người Nga, Maxim Gorky, tới thăm nước Mĩ. Ông ấy được xem đủ mọi thứ mà người Mĩ đã phát minh ra để giải trí cho mình, để mất hút vào đó. Người hướng dẫn cuộc thăm của ông ấy hi vọng rằng ông ấy sẽ rất hạnh phúc. Nhưng Maxim Gorky càng được xem quanh, ông ấy càng tỏ ra bất hạnh và buồn bã hơn.

Người hướng dẫn hỏi ông ấy, "Có chuyện gì vậy? Ông không thể hiểu được sao?"

Maxim Gorky nói, "Tôi có thể hiểu được chứ - đó là lí do tại sao tôi lại cảm thấy buồn. Đất nước này phải không có vui vẻ rồi; bằng không thì không có nhu cầu cho nhiều thứ giải trí thế."

Chỉ người không vui mới cần giải trí. Thế giới càng trở thành không vui hơn, chúng ta lại càng cần nhiều ti vi, phim ảnh, thành phố hào nhoáng, và cả nghìn lẻ một thứ. Chúng ta cần rượu ngày một nhiều hơn, chúng ta cần những loại thuốc mới ngày một nhiều hơn - chỉ để né tránh khổ mà chúng ta đang là, chỉ để không đối diện với cực khổ mà chúng ta đang là, chỉ để bằng cách nào đó quên nó đi hết cả. Nhưng bằng việc quên nó đi chẳng cái gì được đạt tới cả.

Cho nên vui vẻ là đi vào trong cái ta riêng của bạn. Lúc ban đầu điều đó là khó khăn, gian nan. Lúc ban đầu bạn sẽ phải đối diện với khổ; con đường rất cheo leo. Nhưng càng đi sâu hơn vào trong nó, cái thu được càng lớn hơn, phần thưởng càng lớn hơn.

Một khi bạn đã học được cách đối diện với khổ của mình, bạn bắt đầu trở nên vui vẻ, bởi vì trong quá trình đối diện với nó khổ bắt đầu biến mất và bạn bắt đầu trở nên ngày một được tích hợp hơn.

Một ngày nào đó khổ có đó và bạn đối diện với nó - bỗng nhiên, có sự dừng lại: Bạn có thể thấy khổ như tách rời khỏi bạn và bạn như tách rời khỏi nó. Bạn bao giờ cũng tách rời; đó chỉ là ảo tưởng, sự đồng nhất rằng bạn có trong nó thôi. Bây giờ bạn biết bạn không phải là điều này, và thế thì có sự bột phát của vui vẻ, sự bùng nổ của vui vẻ.

Cực lạc mang tính nổi dậy

Mọi đứa trẻ được sinh ra đều cực lạc. Cực lạc là tự nhiên. Nó không phải là cái gì đó chỉ xảy ra cho các hiền nhân vĩ đại. Nó là cái gì đó mà tất cả chúng ta đều mang cùng mình vào thế giới này; mọi người đều tới cùng nó. Nó là cốt lõi bên trong nhất của cuộc sống. Nó là một phần của việc sống. Cuộc sống là cực lạc. Mọi đứa trẻ đều đem nó vào thế giới này, nhưng thế rồi xã hội nhảy lên đứa trẻ, bắt đầu phá huỷ khả năng của cực lạc, bắt đầu làm cho đứa trẻ khổ, bắt đầu huấn luyện đứa trẻ.

Xã hội mang tính loạn thần kinh, và nó không thể cho phép người cực lạc được ở đây. Họ là nguy hiểm cho nó. Cố gắng hiểu cơ chế này; thế thì mọi thứ sẽ dễ dàng.

Bạn không thể kiểm soát được người cực lạc; điều đó là không thể được. Bạn chỉ có thể kiểm soát được người khổ. Người cực lạc nhất định là tự do. Cực lạc là tự do. Khi bạn cực lạc, bạn không thể bị qui giản thành nô lệ được. Bạn không thể bị phá huỷ dễ dàng thế; bạn không thể bị thuyết phục sống trong nhà tù. Bạn sẽ muốn nhảy múa dưới các vì sao và bạn muốn đi cùng gió và bạn muốn nói cùng mặt trời và mặt trăng. Bạn sẽ cần cái bao la, cái vô hạn, cái khổng lồ, cái to lớn. Bạn không thể bị dụ dỗ vào việc sống trong xà lim tối tăm. Bạn không thể bị biến thành nô lệ được. Bạn sẽ sống cuộc sống riêng của mình và bạn sẽ làm việc của mình.

Điều này là rất khó cho xã hội. Nếu có nhiều người cực lạc, xã hội sẽ cảm thấy nó đang tan ra, cấu trúc của nó sẽ không giữ lại được nữa. Người cực lạc sẽ là người nổi dậy. Nhớ lấy, tôi không gọi người cực lạc là "người cách mạng"; tôi gọi người đó là "người nổi dậy". Người cách mạng là người muốn thay đổi xã hội, nhưng người đó muốn thay thế nó bằng xã hội khác. Người nổi dậy là người muốn sống như một cá nhân và muốn không có cấu trúc xã hội cứng nhắc trên thế giới. Người nổi dậy là người không muốn thay thế xã hội này bằng xã hội khác - bởi vì mọi xã hội đều chứng tỏ là như nhau. Người tư bản và người cộng sản và người phát xít và người xã hội, họ tất cả đều là anh em con chú con bác; nó chẳng khác biệt gì mấy. Xã hội là xã hội. Tất cả các nhà thờ đều chứng tỏ như nhau - người Hindu giáo, người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo. Một khi cấu trúc trở thành mạnh mẽ, nó không muốn bất kì ai được cực lạc, bởi vì cực lạc là chống lại cấu trúc.

Nghe điều đó và suy ngẫm về nó: Cực lạc là chống lại cấu trúc. Cực lạc mang tính nổi dậy. Nó không phải là cách mạng. Người cách mạng muốn cấu trúc khác - theo ham muốn riêng của người đó, theo điều không tưởng riêng của người đó, nhưng cấu trúc tất cả đều như nhau. Người đó muốn trong quyền lực. Người đó muốn là kẻ áp bức chứ không là kẻ bị áp bức; người đó muốn là kẻ bóc lột chứ không là kẻ bị bóc lột; người đó muốn cai trị và không bị cai trị.

Người nổi dậy là người không muốn bị cai trị lẫn không muốn cai trị. Người nổi dậy là người muốn không có cai trị trên thế giới. Người nổi dậy là người vô chính phủ. Người nổi dậy là người tin cậy vào tự nhiên, không tin vào các cấu trúc nhân tạo, người tin rằng nếu tự nhiên được để cho một mình, mọi thứ sẽ đẹp. Nó là vậy!

Vũ trụ bao la thế vẫn diễn ra mà chẳng có chính phủ nào. Con vật, cây cối, mọi thứ vẫn diễn ra mà chẳng có chính phủ nào. Tại sao con người lại cần chính phủ? Cái gì đó phải đi sai rồi. Tại sao con người lại thần kinh tới mức con người không thể sống được nếu không có người cai trị?

Bây giờ đó là cái vòng luẩn quẩn. Con người có thể sống mà không có kẻ cai trị, nhưng con người chưa bao giờ được cho bất kì cơ hội nào - kẻ cai trị sẽ không cho bạn cơ hội nào đâu. Một khi bạn biết bạn có thể sống mà không có người cai trị, thì ai còn muốn họ có đó nữa? Ai sẽ ủng hộ họ? Ngay bây giờ bạn đang ủng hộ kẻ thù của riêng mình. Hai kẻ thù đứng chống nhau trong cuộc tranh cử tổng thống; và bạn chọn. Cả hai đều như nhau. Cứ dường như bạn được cho tự do để chọn nhà tù nào bạn muốn vào. Và bạn bầu một cách hạnh phúc - tôi muốn vào nhà tù A hay B, tôi tin vào nhà tù Cộng hoà, tôi tin vào nhà tù Dân chủ. Nhưng cả hai đều là nhà tù. Và một khi bạn ủng hộ nhà tù, nhà tù có đầu tư riêng của nó. Thế thì nó sẽ không cho phép bạn có mùi vị của tự do.

Cho nên từ ngay thời thơ ấu chúng ta đã không được phép nếm trải tự do, bởi vì một khi chúng ta biết tự do là gì, thế thì chúng ta sẽ không nhân nhượng, chúng ta sẽ không thoả hiệp - thế thì chúng ta sẽ không sẵn sàng sống trong bất kì xà lim tối tăm nào. Chúng ta sẽ thà chết còn hơn cho phép bất kì ai thu chúng ta lại thành nô lệ. Chúng ta sẽ mang tính khẳng định.

Tất nhiên người nổi dậy sẽ không quan tâm tới việc trở nên quyền thế với người khác. Đây là dấu hiệu của thần kinh, khi bạn quá quan tâm tới việc trở nên quyền thế với người khác. Điều đó đơn giản chỉ ra rằng sâu bên dưới bạn không có quyền thế gì và bạn sợ rằng nếu bạn không trở nên quyền thế thì người khác sẽ chế ngự bạn.

Machiavelli nói rằng cách tốt nhất để phòng thủ là tấn công. Cách tốt nhất để bảo vệ bản thân bạn là tấn công trước. Cái gọi là những chính khách này trên khắp thế giới - ở phương Đông, ở phương Tây - tất cả sâu bên dưới đều là những người rất yếu đuối, chịu đựng tự ti, sợ hãi rằng nếu họ không trở nên mạnh mẽ về chính trị thì ai đó sẽ khai thác họ, cho nên sao không khai thác thay vì bị khai thác? Kẻ bị khai thác và kẻ khai thác, cả hai đều đi trên cùng con thuyền - và cả hai đều đang cùng chèo lái một con thuyền, giữ cho nó nổi.

Một khi đứa trẻ biết tới mùi vị của tự do, nó sẽ không bao giờ trở thành bộ phận của bất kì xã hội nào; bất kì nhà thờ nào, bất kì câu lạc bộ nào, bất kì đảng phái chính trị nào. Nó sẽ vẫn còn là một cá nhân, nó sẽ vẫn còn tự do và nó sẽ tạo ra nhịp đập của tự do quanh nó. Chính bản thể nó sẽ trở thành cánh cửa tới tự do.

Đứa trẻ không được phép nếm trải tự do. Nếu đứa trẻ hỏi mẹ, "Mẹ ơi, con ra ngoài chơi nhé? Mặt trời đẹp mà không khí rất mát mẻ và con muốn chạy quanh khu nhà," ngay lập tức - một cách ám ảnh, một cách cưỡng bách - người mẹ nói, "Không!" Đứa trẻ đã không đòi hỏi nhiều. Nó chỉ muốn đi ra ngoài dưới mặt trời buổi sáng, đi vào không khí trong lành, nó muốn tận hưởng ánh mặt trời và không khí và cây cối - nó đã không đòi hỏi cái gì cả! - nhưng từ sự cưỡng bức sâu nào đó, người mẹ nói không. Rất khó nghe người mẹ nói có, rất khó nghe người cha nói có. Cho dù họ nói có, họ nói điều đó rất miễn cưỡng. Cho dù họ nói có, họ làm cho đứa trẻ cảm thấy rằng nó phạm tội, rằng nó đang ép buộc họ, rằng nó đang làm điều gì đó sai.

Bất kì khi nào đứa trẻ cảm thấy hạnh phúc, bất kì cái gì nó làm, người này người nọ nhất định tới và dừng nó lại - "Đừng làm điều này!" Dần dần đứa trẻ hiểu ra, "Bất kì cái gì mình cảm thấy hạnh phúc đều sai." Và tất nhiên nó không bao giờ cảm thấy hạnh phúc khi làm điều người khác bảo nó làm, bởi vì đó không phải là thôi thúc tự nhiên trong nó. Cho nên nó đi tới biết rằng khổ sở là đúng, hạnh phúc là sai. Điều đó trở thành mối liên hệ sâu xa.

Nếu nó muốn mở đồng hồ và nhìn vào bên trong, cả gia đình nhảy lên nó: "Dừng lại! Con sẽ phá hỏng chiếc đồng hồ đó. Điều này là không tốt." Nó chỉ muốn nhìn vào trong đồng hồ; đó là tính tò mò khoa học. Nó muốn xem cái gì làm nên tiếng tích tắc. Điều đó hoàn toàn được chứ. Và đồng hồ không giá trị bằng tính tò mò của nó đâu, không bằng tâm trí truy tìm của nó đâu. Đồng hồ là vô giá trị - cho dù đồng hồ có bị phá hỏng thì cũng chẳng cái gì bị phá huỷ cả - nhưng một khi tâm trí truy tìm bị phá huỷ thì nhiều điều bị phá huỷ; thế thì nó sẽ không bao giờ truy tìm chân lí.

Hay đó là buổi đêm đẹp và bầu trời đầy sao và đứa trẻ muốn ngồi ngoài trời, nhưng đó là giờ đi ngủ. Nó không cảm thấy buồn ngủ chút nào; nó còn đang thức, rất, rất tỉnh. Đứa trẻ phân vân. Buổi sáng khi nó còn đang cảm thấy buồn ngủ, mọi người thúc nó: "Dậy đi!" Khi nó đang tận hưởng giấc ngủ, khi nằm trên giường đang còn sướng, khi nó muốn trở mình và ngủ thêm chút nữa và mơ thêm chút nữa, thì mọi người cứ làm ngược lại nó: "Dậy đi! Đến giờ dậy rồi!" Bây giờ nó đang rất tỉnh và nó đang thích nhìn sao. Điều đó rất thơ ca, khoảnh khắc này, rất lãng mạn. Nó cảm thấy xúc động. Làm sao nó có thể đi ngủ trong trạng thái đó được? Nó còn đang kích động thế, nó muốn ca hát và nhảy múa, và họ lại buộc nó đi ngủ: "Chín giờ rồi. Đây là giờ đi ngủ." Bây giờ, nó đang sung sướng được thức nhưng nó bị buộc phải đi ngủ.

Khi nó đang chơi nó bị buộc phải tới bàn ăn. Nó không đói. Khi nó đói, mẹ nó nói, "Chưa phải giờ ăn." Theo cách này chúng ta cứ phá huỷ mọi khả năng của cực lạc, mọi khả năng của hạnh phúc, vui vẻ, hân hoan. Điều đứa trẻ cảm thấy hạnh phúc tự phát thì dường như sai, còn điều nó không cảm thấy quan tâm chút nào lại dường như đúng.

Ở trường một con chim bỗng nhiên bắt đầu hót bên ngoài lớp học, và đứa trẻ dồn tất cả sự chú ý tới con chim đó, tất nhiên rồi - không dồn vào toán học mà thầy đang đứng đó trên bảng với mẩu phấn xấu xí. Nhưng thầy lại có quyền thế hơn, quyền thế về chính trị hơn con chim. Chắc chắn con chim chẳng có quyền gì cả, nhưng nó có cái đẹp. Con chim hấp dẫn đứa trẻ mà chẳng nhồi nhét vào đầu nó, "Chú ý! Tập trung vào tôi!" Không - đơn giản, tự phát, tự nhiên, tâm thức của đứa trẻ bắt đầu tuôn chảy ra cửa sổ. Nó đi tới con chim. Trái tim nó ở đó, nhưng nó phải nhìn lên bảng đen. Chẳng có gì để nhìn, nhưng nó phải giả vờ.

Hạnh phúc là sai. Bất kì khi nào có hạnh phúc đứa trẻ bắt đầu trở nên sợ cái gì đó sẽ bị sai. Nếu đứa trẻ đang chơi với thân thể riêng của nó, điều đó là sai. Nếu đứa trẻ đang chơi với cơ quan dục riêng của nó, điều đó là sai. Và đó là một trong những khoảnh khắc cực lạc nhất trong đời đứa trẻ. Nó tận hưởng thân thể nó; điều đó làm xúc động. Nhưng tất cả xúc động đều phải bị cắt bỏ, mọi vui vẻ phải bị phá huỷ. Điều đó là loạn thần kinh, nhưng xã hội lại loạn thần kinh.

Cùng điều đó đã được làm cho cha mẹ bởi cha mẹ họ; họ làm cùng điều đó cho con cái họ. Theo cách này thế hệ nó cứ phá huỷ thế hệ kia. Theo cách này chúng ta truyền chứng thần kinh của mình từ thế hệ này sang thế hệ khác. Toàn trái đất đã trở thành nhà thương điên. Không ai dường như biết cực lạc là gì. Nó bị mất đi. Rào chắn tiếp rào chắn đã được tạo ra.

Chính quan sát của tôi là khi mọi người bắt đầu thiền và họ bắt đầu cảm thấy việc dâng lên của năng lượng, khi họ bắt đầu cảm thấy hạnh phúc, họ lập tức tới tôi và nói, "Một điều rất kì lạ đang xảy ra. Tôi cảm thấy hạnh phúc, và tôi cũng thấy mặc cảm, chẳng có lí do nào hết cả." Mặc cảm sao? Họ cũng phân vân. Sao người ta lại phải cảm thấy mặc cảm? Họ biết rằng họ đã không làm điều gì sai. Từ đâu mà mặc cảm này nảy sinh? Nó tới từ ước định bắt rễ sâu đó rằng vui vẻ là sai. Buồn thì được, nhưng hạnh phúc là không được phép.

Có lần tôi đã sống trong một thị trấn mà viên cảnh sát trưởng là bạn tôi; chúng tôi là bạn bè từ những ngày đại học. Anh ấy thường tới tôi, và anh ấy sẽ nói, "Tôi khổ quá. Hãy giúp tôi thoát ra khỏi nó."

Tôi nói, "Anh nói về thoát ra khỏi nó, nhưng tôi thấy anh không thực sự muốn ra khỏi nó. Ngay chỗ đầu tiên, sao anh đã chọn làm việc ở sở cảnh sát này? Anh phải khổ thôi, và anh muốn người khác cũng khổ."

Một hôm tôi bảo ba người bạn tôi đi quanh thị trấn và nhảy múa ở những phần khác nhau của thị trấn và hạnh phúc. Tôi nói, "Các bạn đơn giản đi và làm điều này như một thực nghiệm." Trong một giờ, tất nhiên, họ đều bị cảnh sát bắt.

Tôi gọi tới viên cảnh sát trưởng; tôi nói, "Sao anh lại bắt những người bạn này của tôi?"

Anh ta nói, "Những người này dường như điên."

Tôi hỏi anh ta, "Họ có làm điều gì sai không? Họ có hại người nào không?"

Anh ta nói, "Không, không có gì cả. Thực sự, họ đã không làm điều gì sai."

"Thế sao các anh đã bắt họ?"

Anh ta nói, "Nhưng họ nhảy múa trên phố! Và họ cười."

"Nhưng nếu họ đã không làm điều gì hại cho bất kì ai, sao các anh can thiệp? Sao các anh dừng họ lại? Họ đã không tấn công người nào, họ đã không vào lãnh thổ của bất kì ai. Họ chỉ nhảy múa. Những người hồn nhiên, cười."

Anh ta nói, "Anh đúng, nhưng điều đó là nguy hiểm."

"Sao điều đó lại nguy hiểm? Hạnh phúc mà nguy hiểm sao? Cực lạc là nguy hiểm sao?" Anh ta hiểu ra vấn đề; anh ta lập tức thả họ. Anh ta chạy tới tôi; anh ta nói, "Anh có thể đúng. Tôi không thể cho phép bản thân mình hạnh phúc được - và tôi không thể cho phép bất kì ai khác được hạnh phúc."

Đây là các chính khách của bạn, đây là các cảnh sát trưởng của bạn, đây là các quan toà của bạn, các bồi thẩm của bạn, các lãnh đạo của bạn, cái gọi là thánh nhân của bạn, các tu sĩ của bạn, các giáo hoàng của bạn - đây là những người có thẩm quyền. Họ tất cả đều có đầu tư lớn vào khổ của bạn. Họ phụ thuộc vào khổ của bạn. Nếu bạn khổ họ sướng.

Chỉ người khổ mới đi tới đền chùa để cầu nguyện. Người hạnh phúc sẽ đi tới đền chùa sao? Để làm gì?

Tôi đã nghe nói rằng Adolf Hitler đã nói với một nhà ngoại giao Anh. Họ đang đứng ở tầng thứ ba mươi của toà nhà cao chọc trời, và để gây ấn tượng với ông ta, Hitler ra lệnh cho một lính Đức nhảy xuống. Người lính này đơn giản nhảy xuống thậm chí chẳng ngần ngại, và tất nhiên chết. Nhà ngoại giao Anh không thể nào tin được vào điều đó; điều đó không thể tin nổi. Ông ta rất choáng. Phí hoài thế sao? Chẳng bởi lí do nào cả. Và để gây ấn tượng thêm cho ông ta, Hitler ra lệnh cho người lính khác, "Nhảy xuống!" và người kia nhảy. Và để gây ấn tượng hơn nữa, ông ta ra lệnh cho người lính thứ ba.

Đến lần này, nhà ngoại giao đã trở lại nhận biết của mình. Ông ta chạy xô tới và dừng người lính này lại và nói, "Anh làm cái gì vậy, phá huỷ cuộc sống của mình chẳng bởi lí do nào hết cả sao?" Anh lính nói, "Ai muốn sống nữa, thưa ngài, trong đất nước này và dưới người điên này? Ai muốn sống với Adolf Hitler? Tốt hơn cả là chết đi! Đó là tự do."

Khi mọi người khổ, cái chết dường như là tự do. Và khi mọi người khổ, họ đầy phẫn nộ, giận dữ tới mức họ muốn giết người - ngay cả với nguy cơ rằng họ có thể bị giết. Chính khách tồn tại bởi vì bạn khổ. Cho nên Việt Nam có thể tiếp tục, Bangladesh, các nước A rập. Chiến tranh tiếp tục. Ở đâu đó chỗ này chỗ khác, chiến tranh tiếp tục.

Trạng thái vấn đề này cần phải được hiểu - tại sao nó tồn tại và làm sao bạn có thể vứt bỏ được nó. Chừng nào bạn còn chưa vứt bỏ nó, chừng nào bạn còn chưa hiểu toàn thể cơ chế, ước định - thôi miên mà trong đó bạn đang sống - chừng nào bạn còn chưa nắm giữ nó, quan sát nó, và vứt bỏ nó, bạn sẽ không bao giờ trở nên cực lạc; và bạn sẽ không bao giờ có khả năng ca bài ca mà bạn đã tới để ca. Thế thì bạn sẽ chết đi mà không nhảy múa điệu vũ của bạn. Thế thì bạn sẽ chết đi mà chưa từng sống.

Thực hay tượng trưng

Cuộc sống của bạn chỉ là hi vọng; nó không phải là thực tại. Nó có thể là thực tại.

Chứng thần kinh này mà bạn gọi là xã hội, văn minh, văn hoá, giáo dục, chứng thần kinh này có cấu trúc tinh vi. Cấu trúc là thế này: Nó cho bạn ý tưởng tượng trưng để cho thực tại dần dần bị che mờ, trở nên bị che khuất, bạn không thể thấy được cái thực, và bạn bắt đầu trở nên bị gắn bó với cái không thực. Chẳng hạn, xã hội bảo bạn tham vọng; nó giúp cho bạn trở nên tham vọng. Tham vọng nghĩa là sống trong hi vọng, sống trong ngày mai. Tham vọng nghĩa là hôm nay phải bị hi sinh cho ngày mai.

Hôm nay là tất cả những cái đang có đó; bây giờ là thời gian duy nhất bạn hiện hữu, thời gian duy nhất bạn sẽ hiện hữu. Nếu bạn muốn sống, nó là bây giờ hay không bao giờ.

Nhưng xã hội làm cho bạn tham vọng. Từ thời thơ ấu, khi bạn tới trường và bạn được dạy tham vọng, bạn bị đầu độc: trở nên giầu có, trở nên quyền thế, trở thành ai đó. Không ai bảo bạn rằng bạn đã có khả năng để hạnh phúc. Mọi người đều nói rằng bạn có thể có khả năng hạnh phúc chỉ nếu bạn hoàn thành những điều kiện nào đó - rằng bạn có đủ tiền, có nhà lớn, có xe lớn, và thế này thế nọ - chỉ thế thì bạn mới có thể hạnh phúc được.

Hạnh phúc chẳng liên quan gì tới những điều này. Hạnh phúc không phải là thành đạt, nó là bản tính của bạn. Con vật hạnh phúc mà không có tiền. Chúng không phải là Rockefeller. Và không Rockefeller nào lại hạnh phúc như con hươu hay con chó. Con vật không có quyền lực chính trị - chúng không phải là thủ tướng và tổng thống - nhưng chúng hạnh phúc. Cây hạnh phúc; bằng không chúng đã dừng nở hoa. Chúng vẫn nở hoa; mùa xuân vẫn tới. Chúng vẫn nhảy múa, chúng vẫn ca hát, chúng vẫn rót bản thể chúng vào chân của điều thiêng liêng. Lời cầu nguyện của chúng là liên tục, sự tôn thờ của chúng không bao giờ dừng lại. Và chúng không đi tới nhà thờ nào; không có nhu cầu. Thượng đế tới chúng. Trong gió, trong mưa, trong ánh mặt trời, Thượng đế tới chúng.

Chỉ con người là không hạnh phúc, bởi vì con người sống trong tham vọng và không trong thực tại. Tham vọng là thủ đoạn. Nó là thủ đoạn để làm sao lãng tâm trí bạn. Cuộc sống tượng trưng đã được thế cho cuộc sống thực.

Quan sát điều đó trong cuộc sống. Người mẹ không thể yêu đứa con nhiều như đứa con muốn người mẹ yêu nó, bởi vì người mẹ bị treo trong đầu mình. Cuộc sống của cô ấy đã không phải là cuộc sống của sự hoàn thành. Cuộc sống tình yêu của cô ấy đã là điều bất hạnh. Cô ấy đã không có khả năng nở hoa. Cô ấy đã sống trong tham vọng. Cô ấy đã cố gắng để kiểm soát người đàn ông của mình, sở hữu anh ta. Cô ấy đã từng ghen tuông. Cô ấy đã không là người đàn bà đáng yêu. Nếu cô ấy đã không là người đàn bà đáng yêu, làm sao cô ấy có thể bỗng nhiên yêu đứa trẻ được?

Tôi mới đọc một cuốn sách của R.D. Laing. Ông ấy gửi cho tôi cuốn sách của ông y, Sự kiện của cuộc sống. Trong cuốn sách này ông ấy nói tới một thực nghiệm mà trong đó một nhà phân tâm đã hỏi nhiều bà mẹ, "Khi con chị sắp được sinh ra, chị có thực sự trong tâm trạng đón chào không, chị có sẵn sàng chấp nhận đứa con không?" Ông ấy đã làm một bảng hỏi. Câu hỏi đầu tiên: "Đứa con là ngẫu nhiên, hay chị mong muốn đứa con?" Chín mươi phần trăm đàn bà nói, "Nó là ngẫu nhiên; chúng tôi không mong muốn nó." Thế rồi, "Khi việc mang thai xảy ra, chị có do dự không? Chị có muốn đứa con không, hay chị muốn phá thai? Chị có rõ ràng về điều đó không?" Nhiều người trong số họ nói rằng họ do dự trong hàng tuần để phá thai hay mang thai. Thế rồi đứa con được sinh ra - họ không thể quyết định được. Có thể đã có những xem xét khác - có thể xem xét tôn giáo, nó có thể tạo ra tội lỗi cho họ, nó có thể tạo ra địa ngục cho họ. Họ có thể đã là người Cơ đốc giáo, và ý tưởng phá thai là giết người đã ngăn cản họ khỏi phá thai. Hay có thể có những xem xét xã hội. Hay chồng muốn có con, hay họ muốn có con như sự tiếp nối của bản ngã họ. Nhưng đứa con đã không được yêu thích. Hiếm khi có người mẹ nói, "Vâng, đứa con được đón chào. Tôi chờ đợi nó và tôi hạnh phúc."

Bây giờ đứa con được sinh ra, người không được đón chào - từ chính lúc ban đầu người mẹ đã do dự liệu có nó hay không có nó. Phải có ảnh hưởng trở lại. Đứa con phải cảm thấy sự căng thẳng này. Khi người mẹ nghĩ tới việc bỏ đứa con, đứa con phải cảm thấy bị tổn thương. Đứa con là một phần của thân thể người mẹ; mọi rung động sẽ đạt tới đứa con. Hay khi người mẹ nghĩ và do dự và trong tình trạng lấp lửng cái gì cần làm và cái gì không làm, đứa con cũng sẽ cảm thấy run rẩy, lay động - nó đang treo giữa chết và sống. Thế rồi bằng cách nào đó đứa con được sinh ra và người mẹ nghĩ đó chỉ là ngẫu nhiên - họ đã cố gắng kiểm soát sinh đẻ, họ đã cố gắng thế này thế nọ, và mọi thứ đều thất bại và đứa con có đó - cho nên người ta phải dung thứ điều đó.

Dung thứ đó không phải là tình yêu. Đứa con bị lỡ tình yêu từ chính ban đầu. Và người mẹ cũng thấy mặc cảm bởi vì cô ấy không cho nhiều tình yêu như đáng phải có một cách tự nhiên. Cho nên cô ấy bắt đầu thay thế. Cô ấy buộc đứa con ăn quá nhiều. Cô ấy không thể rót vào linh hồn đứa con bằng tình yêu; cô ấy cố gắng tọng vào thân thể nó bằng thức ăn. Đó là việc thay thế. Bạn có thể đi và xem. Người mẹ đang bị ám ảnh thế. Đứa con nói, "Con không đói," và người mẹ cứ ép ăn. Họ chẳng quan tâm gì tới đứa con cả, họ không nghe đứa con. Họ đang thay thế: họ không thể cho tình yêu, cho nên họ cho thức ăn. Thế thì đứa con lớn lên - họ không thể cho tình yêu được, cho nên họ cho tiền. Tiền đã trở thành cái thay thế cho tình yêu.

Và đứa con cũng học được rằng tiền còn quan trọng hơn tình yêu. Nếu bạn không có tình yêu, chẳng có gì phải lo nghĩ, nhưng bạn phải có tiền. Trong cuộc sống nó sẽ trở thành tham lam. Nó sẽ theo đuổi tiền như người điên. Nó sẽ không bận tâm về tình yêu. Nó sẽ nói, "Điều đầu tiên là trên hết. Trước hết tôi phải có số dư lớn trong ngân hàng. Tôi phải có nhiều tiền; chỉ thế thì tôi mới có thể đảm đương được yêu."

Bây giờ, tình yêu không cần tiền; bạn có thể yêu như bạn vậy. Và nếu bạn nghĩ tình yêu cần tiền và bạn theo đuổi tiền, một ngày nào đó bạn có thể có tiền và thế rồi bỗng nhiên bạn sẽ cảm th y trống rỗng - bởi vì tất cả những năm ấy đã bị phí hoài trong việc tích luỹ tiền. Và chúng không chỉ bị phí hoài đâu; tất cả những năm đó đã là những năm của không tình yêu, cho nên bạn đã thực hành không tình yêu. Bây giờ tiền có đó nhưng bạn không biết cách yêu. Bạn đã quên mất chính ngôn ngữ của tình cảm, ngôn ngữ của tình yêu, ngôn ngữ của cực lạc.

Vâng, bạn có thể mua người đàn bà đẹp, nhưng đó không phải là tình yêu. Bạn có thể mua người đàn bà đẹp nhất trên thế giới, nhưng đó không phải là tình yêu. Và cô ấy sẽ tới bạn không phải bởi vì cô ấy yêu bạn; cô ấy sẽ tới bạn vì số dư ngân hàng của bạn.

Tiền là tượng trưng. Quyền lực, quyền lực chính trị, là tượng trưng. Kính trọng là tượng trưng. Những điều này không phải là thực tại; những điều này là phóng chiếu của con người. Những điều này không phải là mục tiêu; chúng không có tính mục tiêu. Chúng không có đó, chúng chỉ là mơ mộng được phóng chiếu bởi tâm trí khổ.

Nếu bạn muốn được cực lạc bạn sẽ phải vứt bỏ cái tượng trưng. Được tự do với cái tượng trưng là được tự do với xã hội. Được tự do với cái tượng trưng là trở thành một cá nhân. Được tự do với cái tượng trưng bạn đã lấy lòng dũng cảm để đi vào cái thực. Và chỉ cái thực mới là thực - cái tượng trưng là không thực.

Hiện hữu và trở thành

Cực lạc là gì? Cái gì đó cần được đạt tới sao? Không. Cái gì đó mà bạn phải kiếm lấy sao? Không. Cái gì đó bạn phải trở thành sao? Không. Cực lạc là hiện hữu còn trở thành là khổ đấy. Nếu bạn muốn trở thành cái gì đó, bạn sẽ khổ. Trở thành là nguyên nhân rất gốc rễ của khổ. Nếu bạn muốn cực lạc - thế thì nó là ngay bây giờ, ở đây và bây giờ, chính khoảnh khắc này. Chính khoảnh khắc này - không ai chắn đường bạn cả - bạn có thể hạnh phúc. Hạnh phúc là hiển nhiên thế và dễ dàng thế. Nó là bản tính của bạn. Bạn đã mang nó rồi. Chỉ việc cho nó cơ hội để nở hoa, để bừng nở hoa.

Và cực lạc không phải là của cái đầu, nhớ lấy. Cực lạc là của trái tim. Cực lạc không phải là của ý nghĩ; nó là của việc cảm. Và bạn đã bị thiếu việc cảm, bạn đã bị cắt đứt khỏi việc cảm. Bạn không biết việc cảm là gì. Ngay cả khi bạn nói, "tôi cảm th y", bạn chỉ nghĩ bạn cảm. Khi bạn nói, "tôi cảm thấy hạnh phúc," quan sát, phân tích, và bạn sẽ thấy bạn nghĩ bạn đang cảm thấy hạnh phúc. Ngay cả cảm cũng phải đi qua suy nghĩ. Nó phải đi qua kẻ kiểm duyệt của suy nghĩ. Chỉ khi suy nghĩ chấp thuận nó mới được phép. Nếu suy nghĩ không chấp thuận nó, nó bị ném vào vô thức, vào tầng ngầm của bản thể bạn, và bị quên mất.

Trở nên nhiều trái tim hơn, ít cái đầu đi. Cái đầu chỉ là một phần của bạn; trái tim theo nghĩa tôi đang dùng từ này là toàn thể bản thể bạn. Trái tim là tính toàn bộ của bạn. Cho nên bất kì khi nào bạn là toàn bộ trong bất kì cái gì, bạn vận hành từ việc cảm. Bất kì khi nào bạn mang tính bộ phận trong bất kì cái gì, bạn vận hành từ cái đầu.

Quan sát hoạ sĩ vẽ - và đó là sự khác biệt giữa người nghệ sĩ thực và kĩ thuật viên. Nếu hoạ sĩ chỉ là kĩ thuật viên người biết kĩ thuật về cách vẽ, người có bí quyết, người biết tất cả về mầu sắc và chổi vẽ và vải vẽ và người đã trải qua huấn luyện, người đó sẽ vận hành qua cái đầu. Người đó sẽ là kĩ thuật viên. Người đó sẽ vẽ, nhưng người đó sẽ không là toàn bộ trong nó. Thế rồi quan sát nghệ sĩ thực, người không phải là kĩ thuật viên. Người đó sẽ bị cuốn hút vào trong nó, bị say sưa. Người đó sẽ không chỉ vẽ bằng tay mình, và người đó sẽ không chỉ vẽ từ đầu mình. Người đó sẽ vẽ bằng toàn thể bản thể mình; tâm can người đó sẽ được đưa cả vào trong nó - cả chân người đó, cả máu người đó, cả xương, cả tuỷ người đó, mọi thứ đều được đưa vào trong nó. Bạn có thể quan sát điều đó, bạn có thể thấy, bạn có thể cảm thấy người đó là toàn bộ trong nó, bị mất hút. Không cái gì khác tồn tại. Người đó say sưa. Trong khoảnh khắc đó, người đó không còn nữa. Người đó không phải là người làm. Cái đầu là người làm. Trong khoảnh khắc đó của sự hấp thu toàn bộ, người đó không phải là người làm; người đó chỉ là lối chuyển, cứ dường như cái toàn thể đang vẽ qua người đó.

Khi bạn bắt gặp một vũ công - vũ công thực, không phải là người chỉ biểu diễn - thế thì bạn sẽ thấy rằng người đó không nhảy múa, không. Cái gì đó của cõi bên kia đang nhảy múa trong người đó. Người đó là toàn bộ trong nó.

Bất kì khi nào bạn toàn bộ trong cái gì đó, bạn đều cực lạc. Khi bạn là một phần trong cái gì đó, bạn sẽ vẫn còn khổ, bởi vì một phần sẽ đi tách rời khỏi cái toàn thể. Sẽ có phân chia - chia chẻ, căng thẳng, lo âu.

Nếu bạn yêu từ cái đầu, tình yêu của bạn sẽ không cho kinh nghiệm cực lạc nào đâu. Nếu bạn thiền từ cái đầu…

Tôi hay đi ra sông để bơi, và tôi thích điều đó. Bất kì khi nào tôi quay về từ bơi, một trong các hàng xóm của tôi bao giờ cũng quan sát tôi, và anh ta thấy rằng tôi rất cực lạc. Một hôm anh ta hỏi, "Có chuyện gì xảy ra vậy? Tôi bao giờ cũng thấy bác đi ra sông, và trong hàng giờ bác ở đó và bơi trong sông. Tôi cũng đi cùng đây, bởi vì bác trông hạnh phúc thế."

Tôi nói, "Xin đừng tới. Bác sẽ lỡ vấn đề, và dòng sông sẽ rất buồn. Không, đừng tới, bởi vì chính động cơ của bác sẽ là rào chắn. Bác có thể bơi, nhưng bác sẽ quan sát xem khi nào cảm giác hạnh phúc đó sẽ xảy ra cho bác. Nó sẽ không bao giờ xảy ra cả - bởi vì nó chỉ xảy ra khi bác không có."

Bơi có thể trở thành thiền, chạy có thể trở thành thiền - bất kì cái gì cũng có thể trở thành việc thiền nếu bạn không có. Cực lạc là của trái tim, là của cái toàn bộ. Bởi trái tim được ngụ ý là sự toàn bộ của bạn, đơn vị hữu cơ.

Và nhảy múa hôm nay, không phải ngày mai. Để nhảy múa là ở đây và bây giờ, và để nó tới từ tính toàn bộ của bạn. Bạn bỏ bản thân mình đi; bạn trở thành người ngất ngây.

Vâng, vui vẻ là điên khùng. Và chỉ người điên mới có thể đảm đương được điều đó. Người lành mạnh bình thường thì láu lỉnh thế, tinh ranh thế, tính toán, người đó không thể đảm đương được vui vẻ, bởi vì bạn không thể kiểm soát được nó. Như tôi đã nói rằng người vui vẻ không thể bị kiểm soát bởi xã hội, để tôi nói điều này nữa cho bạn: Bạn không thể kiểm soát được vui vẻ của mình đâu, bạn không thể kiểm soát được cực lạc của mình đâu. Nếu bạn muốn vẫn còn trong kiểm soát, bạn sẽ không bao giờ vui vẻ cả; thế thì bạn chỉ có thể khổ thôi. Chỉ khổ mới có thể bị kiểm soát - bởi xã hội, hay thậm chí bởi bạn.

Nhiều người tới tôi và họ nói họ muốn thoát khỏi khổ của họ, nhưng họ lại không sẵn sàng đi vào trạng thái của không kiểm soát. Họ muốn kiểm soát vui vẻ nữa. Họ bao giờ cũng muốn vẫn còn trong kiểm soát. Họ bao giờ cũng muốn vẫn còn là người chủ, ông chủ. Điều đó là không thể được. Ông chủ phải ra đi. Vui vẻ có thể bùng phát trong bản thể bạn chỉ khi tất cả kiểm soát đã bị loại bỏ. Vui vẻ không biết tới kiểm soát, nó là hoang dã.

Cực lạc là hoang dã, bạn không thể kiểm soát nó được. Bạn phải mất tất cả kiểm soát. Bạn phải bị vứt vào trong nó, vào trong chính vực thẳm của nó - và nó là vực thẳm không đáy. Bạn cứ vứt bỏ và vứt bỏ và vứt bỏ và bạn không bao giờ đạt tới đáy bởi vì không có tận cùng cho vui vẻ. Nó là quá trình không chấm dứt, nó là vĩnh hằng. Và nó khổng lồ thế, làm sao bạn có thể kiểm soát nó được? Chính ý tưởng này là ngu xuẩn.

Khi bạn nhảy múa điên cuồng, hát điên cuồng, khi bạn vui vẻ chẳng có kiểm soát nào, không có sự hiện diện của bạn - khi vui vẻ tràn đầy thế, tràn ngập, bạn bị ngập lụt với nó và tất cả các kiểm soát đều bị bỏ - thế thì bạn sẽ thấy phép màu. Chết và sống đang nhảy múa cùng nhau, bởi vì thế thì tất cả mọi nhị nguyên đều biến mất. Nếu bạn bị phân chia, nhị nguyên xuất hiện. Nếu bạn không bị phân chia, nhị nguyên biến mất.

Khi bạn bị chia chẻ, toàn thế giới bị chia chẻ. Chính chia chẻ riêng của bạn được phóng chiếu lên màn ảnh của vũ trụ. Khi bạn trong trạng thái không chia chẻ - được tích hợp, là một, hữu cơ, cực thích - thế thì mọi nhị nguyên biến mất. Thế thì sống và chết không phải là hai - không đối lập, mà là các phần bù nhảy múa cùng nhau tay nắm tay. Thế thì xấu và tốt không phải là hai - chúng đang nhảy múa cùng nhau tay nắm tay. Thế thì vật chất và tâm thức không phải là hai. Đây là điều đang xảy ra bên trong bạn: Linh hồn đang nhảy múa cùng thân thể; thân thể đang nhảy múa cùng linh hồn. Chúng không phải là hai. Chúng là một: chúng tuyệt đối là một, biểu lộ của một. Thân thể không là gì ngoài linh hồn hữu hình, và linh hồn không là gì ngoài thân thể vô hình.

Và Thượng đế không ở đâu đó trên trời. Ngài ở đây bây giờ - trong cây cối, trong tảng đá, trong bạn, trong tôi, trong mọi thứ. Thượng đế là linh hồn của sự tồn tại, cái vô hình, cốt lõi bên trong nhất. Cái bên trong đang nhảy múa cùng cái bên ngoài. Cái siêu phàm đang nhảy múa cùng cái phàm tục. Cái thiêng liêng đang nhảy múa cùng cái không thiêng liêng và tội đồ đang nhảy múa cùng thánh nhân.

Một khi bạn đã trở thành một, bỗng nhiên tất cả mọi nhị nguyên biến mất.

Đó là lí do tại sao tôi nói người thực sự trí huệ cũng là người ngu, phải là vậy, bởi vì ngu xuẩn và trí huệ nhảy múa cùng nhau. Và người thực sự hiền nhân, thực sự thánh nhân, cũng là kẻ bất lương - phải là vậy, điều đó không thể nào tránh khỏi.

Thượng đế và quỉ không phải là hai. Bạn đã bao giờ nghĩ về từ devil (quỉ) chưa? Nó bắt nguồn từ cùng gốc với pine (điều thiêng liêng); chúng thuộc về cùng một gốc. Chúng cả hai bắt nguồn từ gốc tiếng Phạn, pa; từ đó đưa tới deva, từ đó đưa tới pine, từ đó đưa tới devil.

Sâu bên dưới, cái cây là một. Cành có nhiều, vươn theo các chiều, các hướng khác nhau; lá có hàng triệu. Nhưng bạn đi sâu hơn, bạn đi tới một, một cây.

Khi bạn đang trong điệu vũ, mọi thứ nhảy múa cùng bạn. Vâng, câu ngạn ngữ cổ là đúng: khi bạn khóc, bạn khóc một mình; khi bạn cười, toàn thế giới cười cùng bạn. Khi bạn khổ, bạn tách rời.

Khổ tách rời bạn; tách rời làm bạn khổ. Chúng là cùng nhau, chúng là một gói. Bất kì khi nào bạn khổ bạn bỗng nhiên trở thành tách rời. Đó là lí do tại sao bản ngã không thể đảm đương được hạnh phúc, bởi vì nếu bạn trở nên hạnh phúc thì bản ngã không thể tồn tại được - bạn không còn tách rời. Người ích kỉ không thể đảm đương được cực lạc. Làm sao người đó có thể đảm đương được cực lạc? Bởi vì trong cực lạc bản ngã sẽ không có đó. Điều đó là quá nhiều. Người đó thà vẫn còn khổ. Người đó sẽ tạo ra cả nghìn lẻ một khổ quanh mình chỉ để giúp cho bản ngã còn đó.

Bạn có quan sát điều đó không? Khi bạn thực sự hạnh phúc, bản ngã của bạn biến mất. Khi bạn thực sự hạnh phúc, bỗng nhiên bạn có cảm giác sâu sắc của việc là một với cái toàn thể. Khi bạn khổ bạn muốn một mình; khi bạn hạnh phúc bạn muốn chia sẻ.

Khi Phật khổ ông ấy đi vào rừng, trốn khỏi thế giới. Điều gì đã xảy ra sau sáu năm? Khi ông ấy trở nên cực lạc ông ấy quay lại, trở lại với bãi chợ. Bất kì điều gì ông ấy đã đạt tới đều phải được chia sẻ.

Trong khổ bạn giống như hạt mầm. Trong cực lạc bạn trở thành hoa, và hương thơm của bạn, tất nhiên, phải được toả ra theo gió.

Bạn có thể quan sát điều đó trong cuộc sống của mình nữa, theo cách nhỏ bé. Khi bạn bất hạnh bạn đóng cửa lại, bạn không muốn gặp bạn bè. Bạn không muốn đi đâu cả, bạn không muốn tham gia vào bất kì cái gì. Bạn nói, "Để tôi một mình. Để tôi yên một mình." Khi ai đó trở nên rất, rất bất hạnh, người đó tự tử. Nghĩa của nó là gì? Tự tử là gì? Tự tử là nỗ lực để đi xa khỏi thế giới tới mức người ta không thể quay lại được. Nó là việc đi vào trong cô đơn tuyệt đối; không thể thay đổi được, để cho bạn không thể quay lại được. Đó chính là tự tử là gì.

Bạn đã bao giờ nghe nói về người nào tự tử khi người đó hạnh phúc không; khi người đó cực lạc, khi người đó đang nhảy múa? Không, khi điệu vũ phát sinh, bạn nổ tung, bạn bật tung cửa mở ra, bạn gọi bạn bè, bạn gọi hàng xóm, và bạn nói, "Lại đây. Tôi chiêu đãi - chúng ta nhảy múa và chúng ta vui vẻ chút ít. Tôi có nhiều điều chia sẻ và tôi muốn đem nó cho bạn." Và bất kì ai tới cửa nhà bạn, bạn đều chào mừng họ, bạn đón chào họ. Mọi người đều được đón chào vào những khoảnh khắc khi bạn hạnh phúc. Khi bạn bất hạnh, ngay cả những người bạn bao giờ cũng đón mừng, bạn không còn đón mừng nữa.

Nếu bạn nhảy múa, toàn thể sự tồn tại trở thành điệu vũ. Nó đã là điệu vũ rồi. Người Hindu nói nó là Ras-Leela - Thượng đế đang nhảy múa, và quanh Thượng đế các vì sao và mặt trăng và mặt trời và trái đất cũng nhảy múa quanh Thượng đế.

Đây là điệu vũ đang liên tục diễn ra, nhưng bạn sẽ biết nó chỉ khi bạn học cách nhảy múa, ngôn ngữ của cực lạc.

Trong chiến tranh thế giới thứ hai có một người lính vứt súng của mình ở chiến trường và chạy đi nhặt bất kì mảnh giấy nhỏ nào, hăm hở xem xét nó, thế rồi buồn bã lắc đầu khi tờ giấy dập dờn trên đất. Được đưa vào bệnh viện, anh ta bị câm, cố nói mà chẳng ra lời nào. Anh ta vẩn vơ cô đơn trong khu tâm thần, nhặt các mẩu giấy, mỗi lần lại với hi vọng thấy rõ theo sau bởi tâm trạng chán nản không tránh khỏi. Nhận thấy anh ta không còn thích hợp cho phục vụ quân đội, một hôm anh ta nhận được lệnh cho giải ngũ, anh ta lấy lại tiếng nói. "Nó đây rồi!" anh ta kêu lên một cách cực lạc. "Nó đây rồi!"

Cực lạc là tự do tối thượng. Và thế thì người ta đơn giản kêu lên trong vui vẻ, "Nó đây rồi! Nó đây rồi! Eureka! Tôi đã tìm ra nó!"

Và điều khôi hài là ở chỗ bạn không cần đi đâu để tìm nó. Nó đã có đó rồi. Nó là chính cốt lõi của bạn, chính bản thể bạn. Nếu bạn quyết định tìm nó, bạn có thể tìm nó ngay chính khoảnh khắc này. Không cần trì hoãn một khoảnh khắc nào. Và khao khát mãnh liệt có thể mở ra cánh cửa. Thôi thúc lớn lao có thể làm cho bạn tự do ngay bây giờ.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh