Vui Vẻ: Hạnh Phúc Tới Từ Bên Trong: Theo Đuổi

VUI VẺ: HẠNH PHÚC TỚI TỪ BÊN TRONG: THEO ĐUỔI

Nếu bạn đang theo đuổi hạnh phúc, một điều là chắc chắn: Bạn sẽ không có được nó. Hạnh phúc bao giờ cũng là sản phẩm phụ. Nó không phải là kết quả của việc theo đuổi trực tiếp.

Nhị nguyên nền tảng

Câu hỏi quan trọng nhất của tất cả các câu hỏi là: Hạnh phúc thực sự là gì? Và có khả năng đạt tới nó không? Hạnh phúc thực sự liệu có thể có không, hay tất cả chỉ là tạm thời? Cuộc sống chỉ là giấc mơ, hay có cái gì đó bản chất trong nó nữa? Cuộc sống có bắt đầu bằng sinh và kết thúc bằng tử, hay có cái gì đó siêu việt lên trên sinh và tử? Bởi vì không có cái vĩnh hằng thì không có khả năng nào cho hạnh phúc thực sự. Với cái tạm thời, hạnh phúc sẽ vẫn còn phù du: Khoảnh khắc này nó ở đây, khoảnh khắc khác nó mất đi, và bạn còn lại trong thất vọng và bóng tối lớn lao.

Đó là cách nó là vậy trong cuộc sống bình thường, trong cuộc sống của người không thức tỉnh. Có những khoảnh khắc của phúc lạc và có những khoảnh khắc của khổ; tất cả đều trộn lẫn, mớ hẩu lốn. Bạn không thể giữ được những khoảnh khắc này của hạnh phúc tới với bạn. Chúng tới theo cách của chúng và chúng biến mất theo cách của chúng; bạn không là người chủ. Và bạn không thể né tránh được những khoảnh khắc của khổ; chúng nữa cũng có dai dẳng của riêng chúng. Chúng tới theo cách của riêng chúng và chúng đi theo cách của riêng chúng; bạn đơn giản là nạn nhân. Và giữa hai điều này - hạnh phúc và bất hạnh - bạn bị giằng xé. Bạn không bao giờ được thoải mái.

Giằng xé có ở mọi loại nhị nguyên… Nhị nguyên của hạnh phúc và bất hạnh là nền tảng nhất và mang tính triệu chứng nhất, nhưng có cả nghìn lẻ một nhị nguyên: nhị nguyên của yêu và ghét, nhị nguyên của sống và chết, ngày và đêm, mùa hè và mùa đông, thanh niên và tuổi già, và vân vân. Nhưng nhị nguyên nền tảng nhất, nhị nguyên đại diện cho tất cả nhị nguyên khác, là nhị nguyên của hạnh phúc và bất hạnh. Và bạn bị giằng xé, bị kéo theo các chiều hướng khác nhau, đối lập cực. Bạn không thể thoải mái được: Bạn đang trong không thoải mái.

Theo chư phật con người là bệnh tật. Bệnh này có là tuyệt đối thế mãi không - hay nó có thể được siêu việt lên?

Do đó câu hỏi cơ bản và nền tảng nhất là: Hạnh phúc thực là gì? Chắc chắn hạnh phúc mà chúng ta biết là không thực; nó là chất liệu mơ và nó bao giờ cũng biến thành cái đối lập riêng của nó. Cái có vẻ giống như hạnh phúc vào khoảnh khắc này biến thành bất hạnh vào khoảnh khắc tiếp.

Hạnh phúc biến thành bất hạnh đơn giản chỉ ra rằ hai điều này không tách rời - có thể là hai mặt của cùng một đồng tiền. Và nếu bạn có mặt này của đồng tiền, thì mặt kia bao giờ cũng có đó ẩn giấu đằng sau nó, chờ đợi cơ hội của mình để khẳng định - và bạn biết nó. Khi bạn hạnh phúc, sâu bên dưới ở đâu đó là nỗi sợ đang giấu kín rằng nó sẽ không kéo dài, rằng chẳng chóng thì chầy nó sẽ qua đi, rằng đêm buông xuống, rằng bất kì khoảnh khắc nào bạn cũng sẽ bị nhận chìm vào trong bóng tối, rằng ánh sáng này chỉ là tưởng tượng - nó không thể giúp bạn được, nó không thể đưa bạn tới bờ bên kia.

Hạnh phúc của bạn không thực sự là hạnh phúc mà chỉ là bất hạnh ẩn kín. Tình yêu của bạn không phải là tình yêu mà chỉ là mặt nạ cho cái ghét của bạn. Từ bi của bạn không là gì ngoài giận dữ của bạn - được trau chuốt, tinh tế, có giáo dục, có văn hoá, có văn minh, nhưng từ bi của bạn không là gì khác hơn giận dữ. Nhạy cảm của bạn không phải là nhạy cảm thực mà chỉ là bài tập tinh thần, một thái độ nào đó và cách tiếp cận được thực hành.

Nhớ lấy: toàn thể nhân loại đều được nuôi dưỡng bằng ý tưởng rằng đức hạnh có thể được thực hành, rằng lòng tốt có thể được thực hành, rằng người ta học cách được hạnh phúc, rằng người ta có thể xoay xở để hạnh phúc, rằng điều đó là ở bên trong quyền năng của người ta để tạo ra cá tính nào đó đem lại hạnh phúc. Và đó tất cả đều là điều sai, hoàn toàn sai.

Điều đầu tiên cần được hiểu về hạnh phúc là ở chỗ nó không thể nào được thực hành. Nó chỉ phải được phép, bởi vì nó không phải là cái gì đó bạn tạo ra. Bất kì cái gì bạn tạo ra đều sẽ vẫn còn là cái gì đó nhỏ hơn bạn, tí hon hơn bạn. Điều bạn tạo ra không thể lớn hơn bạn được. Bức tranh không thể lớn hơn bản thân hoạ sĩ và bài thơ không thể lớn hơn nhà thơ. Bài ca của bạn nhất định là cái gì đó nhỏ hơn bạn.

Nếu bạn thực hành hạnh phúc bạn bao giờ cũng ở đó đằng sau, với tất cả mọi ngu xuẩn của bạn, với tất cả các trò bản ngã của bạn, với tất cả dốt nát của bạn, với tất cả hỗn độn tâm trí của bạn. Với tâm trí hỗn độn bạn không thể tạo ra hài hoà được, bạn không thể tạo ra ân huệ được. Ân huệ bao giờ cũng giáng xuống từ cõi bên kia; nó phải được nhận như món quà trong sự tin cậy vô cùng, trong buông xuôi toàn bộ. Trong trạng thái của buông bỏ hạnh phúc thực xảy ra.

Nhưng chúng ta đã được bảo hãy thành đạt, hãy tham vọng. Tâm trí chúng ta đã được trau dồi để là tâm trí của kẻ thành đạt. Nền giáo dục, văn hoá, tôn giáo của chúng ta, tất cả chúng đều phụ thuộc vào ý tưởng cơ bản này rằng con người phải mang tham vọng; chỉ người tham vọng mới có thể đạt tới hoàn thành. Điều đó chẳng bao giờ xảy ra cả, nó sẽ không bao giờ xảy ra đâu, nhưng dốt nát lại sâu sắc tới mức chúng ta cứ tin vào điều vô nghĩa này.

Không người tham vọng nào đã từng hạnh phúc; thực tế, người tham vọng là người bất hạnh nhất trên thế giới. Nhưng chúng ta cứ huấn luyện trẻ con để có tham vọng: "Hãy là người thứ nhất, người đứng đầu, và con sẽ hạnh phúc!" Và bạn đã bao giờ thấy ai đứng đầu và hạnh phúc đồng thời chưa? Alexander Đại Đế có hạnh phúc khi ông ấy trở thanh người chinh phục thế giới không? Ông ấy là một trong những người bất hạnh nhất đã từng sống trên trái đất. Thấy phúc lạc của Diogenes, ông ấy trở nên ghen tị. Trở nên ghen tị với người ăn xin…?

Diogenes là người ăn xin; ông ấy chẳng có gì, thậm chí không có cả bình bát ăn xin. Ít nhất Phật cũng có bình bát ăn xin cùng ông ấy và ba bộ áo choàng. Diogenes ở trần - và không bình bát ăn xin. Một hôm ông ấy đi ra sông cùng bình bát của mình. Và thế rồi trên đường, ngay khi ông ấy còn ở trên bờ, một con chó chạy qua ông ấy, vừa chạy vừa thở hồng hộc, nhảy ngay xuống nước, tắm táp và uống nước thoả thích. Ý tưởng nảy sinh trong tâm trí Diogenes: "Con chó này còn tự do hơn cả mình - nó không phải mang bình bát ăn xin. Và nếu nó có thể xoay xở được, sao mình không thể xoay xở mà không có bình bát? Đây là tài sản duy nhất của mình, và mình cứ phải để mắt tới nó bởi vì nó có thể bị đánh cắp. Ngay cả trong đêm một hay hai lần mình phải cảm giác xem liệu nó vẫn còn đó hay đã mất rồi." Ông ấy ném chiếc bình bát xuống sông, cúi mình trước con chó, cám ơn nó về thông điệp lớn lao mà nó đã đem tới cho ông ấy từ sự tồn tại.

Con người này, người không có gì cả, đã tạo ra ghen tị trong tâm trí của Alexander. Ông ta phải khổ làm sao! Ông ta thú nhận với Diogenes, "Nếu như Thượng đế lại cho ta sinh ra, ta sẽ yêu cầu ngài, "Lần này, xin đừng làm con thành Alexander nữa - làm con thành Diogenes.'"

Diogenes cười ha hả, và ông ấy gọi con chó tới - bởi vì họ đã trở thành bạn bè tới giờ, họ đã bắt đầu sống cùng nhau - ông ấy đã gọi con chó và ông ấy nói, "Trông đấy, nghe đấy, ông ta đang nói điều vô nghĩa làm sao! Kiếp sống sau ông ta muốn là Diogenes! Sao lại kiếp sống sau? Sao lại trì hoãn? Ai biết về kiếp sau đây? Ngay cả ngày hôm sau cũng không chắc, khoảnh khắc sau cũng không chắc - nói gì tới kiếp sau! Nếu ông thực sự muốn là Diogenes, ông có thể thế ngay khoảnh khắc này, ở đây bây giờ. Vứt quần áo của ông xuống sông và quên tất cả về chinh phục thế giới đi! Điều đó cực kì ngu xuẩn và ông biết điều đó mà.

"Và ông đã thú nhận rằng ông khổ, ông đã thú nhận rằng Diogenes còn ở trạng thái tốt hơn nhiều, phúc lạc hơn. Vậy sao không là một Diogenes ngay bây giờ đi? Nằm ra trên bờ sông nơi ta đang tắm nắng đây! Bờ sông này đủ lớn cho cả hai chúng ta."

Alexander không thể nào chấp nhận được lời mời này, tất nhiên. Ông ta nói, "Cám ơn lời mời của ông.

Ngay bây giờ ta không thể làm điều đó được, như kiếp sau…"

Diogenes hỏi ông ấy, "Ông định đi đâu vậy? Và ông sẽ làm gì cho dù ông đã chinh phục được thế giới?"

Alexander nói, "Thế thì ta sẽ nghỉ ngơi."

Diogenes nói, "Điều này dường như tuyệt đối ngớ ngẩn - bởi vì ta đang nghỉ ngơi ngay bây giờ!"

Nếu Alexander không hạnh phúc, nếu Aldolf Hitler không hạnh phúc, nếu Rockefellers và Carnegies không hạnh phúc - những người có mọi tiền bạc của thế giới, nếu họ không hạnh phúc, những người có tất cả mọi quyền lực trên thế giới, nếu họ không hạnh phúc… Quan sát những người thành công trên thế giới và bạn sẽ vứt bỏ ý tưởng về thành công. Chẳng cái gì thất bại như thành công. Mặc dầu bạn đã được bảo rằng chẳng cái gì thành công như thành công, tôi nói với bạn rằng chẳng cái gì thất bại như thành công.

Hạnh phúc chẳng liên quan gì tới thành công cả. Hạnh phúc chẳng liên quan gì tới tham vọng, hạnh phúc chẳng liên quan gì tới tiền bạc, quyền lực, danh vọng. Nó là chiều hướng hoàn toàn khác. Hạnh phúc có cái gì đó liên quan tới tâm thức bạn, không với tính cách của bạn. Để tôi nhắc lại cho bạn - tính cách không phải là bạn, nó là cái gì đó bạn đã trau dồi. Bạn có thể trở thành thánh nhân, và dầu vậy bạn sẽ không hạnh phúc nếu tính thánh nhân của bạn không là gì ngoài tính thánh nhân được thực hành. Và đó là cách mọi người trở thành thánh nhân. Người Cơ đốc giáo, người Jaina gió, người Hindu giáo - làm sao họ trở thành thánh nhân được? Họ thực hành từng li một, rất chi tiết, khi nào thì dậy, ăn gì, không ăn gì, khi nào đi ngủ…

Không tính cách mà tâm thức

Tôi không tin vào tính cách chút nào. Sự tin cậy của tôi là vào tâm thức. Nếu một người trở nên ý thức hơn, một cách tự nhiên tính cách của người đó được biến đổi. Nhưng biến đổi đó là hoàn toàn khác: nó không bị tâm trí quản lí - nó mang tính tự nhiên, nó mang tính tự phát. Và bất kì khi nào tính cách của bạn mang tính tự nhiên và tự phát thì nó có cái đẹp của riêng nó; bằng không bạn có thể cứ thay đổi… bạn có thể vứt bỏ giận dữ, nhưng bạn sẽ vứt nó đi đâu? Bạn sẽ phải vứt nó vào bên trong vô thức của mình. Bạn có thể thay đổi một phía của cuộc sống bạn, nhưng bất kì cái gì bạn ném vào trong sẽ bắt đầu tự diễn đạt nó từ góc khác nào đó. Điều đó nhất định là như vậy. Bạn có thể chặn dòng suối bằng tảng đá; nó sẽ bắt đầu chảy từ đâu đó khác - bạn không thể phá huỷ nó được. Giận dữ có đó bởi vì bạn vô ý thức, tham lam có đó bởi vì bạn vô ý thức, sở hữu và ghen tị có đó bởi vì bạn vô ý thức.

Cho nên tôi không quan tâm tới việc thay đổi giận dữ của bạn: điều đó sẽ giống như tỉa lá cây và hi vọng rằng cây sẽ biến mất một ngày nào đó. Nó sẽ không như vậy đâu; ngược lại, bạn càng tỉa cây càng có tán lá dầy hơn.

Do đó cái gọi là thánh nhân của bạn là những người không linh thiêng nhất trên thế giới, những người giả vờ, rởm. Vâng, nếu bạn nhìn từ bên ngoài thì họ trông rất linh thiêng - ling thiêng quá nhiều, thiêng liêng, quá dịu ngọt, dịu ngọt một cách ốm yếu, phát buồn nôn. Bạn chỉ có thể đi và trả tiền cho sự kính trọng của mình đối với họ rồi trốn đi. Bạn không thể sống với các thánh nhân của mình cho dù hai mươi bốn tiếng - họ sẽ làm bạn chán đến chết! Bạn càng ở gần họ, bạn sẽ càng bị phân vân, rối trí, lẫn lộn, bởi vì bạn sẽ bắt đầu thấy rằng từ phía này họ đã ép buộc giận dữ ra đi, nhưng nó lại đã đi vào trong phía khác của cuộc sống của họ.

Người thường thỉnh thoảng giận dữ, và giận dữ của họ là rất phù du, rất tạm thời. Thế rồi họ lại cười, họ lại thân thiết; họ không mang vết thương quá lâu. Nhưng cái gọi là thánh nhân của bạn, giận dữ của họ trở thành chuyện gần như thường xuyên. Họ đơn giản giận dữ, và không nhằm vào cái gì đặc biệt. Họ đã kìm nén giận dữ nhiều tới mức bây giờ họ đơn giản giận dữ, trong trạng thái cuồng nộ. Mắt họ sẽ biểu lộ điều đó, mũi họ sẽ biểu lộ điều đó, khuôn mặt họ, chính cách sống của họ sẽ chỉ ra điều đó.

Lu Ting ăn tại nhà hàng Hi Lạp bởi vì Papadopoulos, ông chủ, đã làm cơm rang thực ngon. Mỗi tối ông ấy tới và gọi món "Mơm dang". Điều này luôn luôn làm cho Papadopoulos lăn ra cười. Đôi khi ông ấy có hai hay ba người bạn đứng gần đó chỉ để nghe Lu Ting gọi món "Mơm dang".

Cuối cùng lòng tự hào của người Trung Quốc bị tổn thương tới mức ông ấy phải học phát âm đặc biệt chỉ để có khả năng nói "cơm rang" cho đúng.

Lần sau ông ấy tới nhà hàng ông ấy nói rất rành mạch, "Xin bát cơm rang."

Không thể nào tin được vào tai mình,

Papadopoulos hỏi, "Ông nói cái gì thế?"

Lu Ting hét lên, "Ông nghe điều tôi nói, ông não Hi nạp!"

Điều đó chẳng tạo ra khác biệt gì nhiều - từ "mơm dang" bây giờ nó là "não Hi nạp"! Bạn đóng cửa này, cửa khác mở ra lập tức. Đây không phải là cách biến đổi.

Thay đổi tính cách của bạn là dễ dàng; công việc thực bao gồm việc thay đổi tâm thức bạn, trong việc trở thành có ý thức - nhiều ý thức hơn, ý thức mãnh liệt và đam mê hơn. Khi bạn có ý thức thì không thể nào giận dữ được, không thể nào tham lam được, không thể nào ghen tị được, không thể nào tham vọng được.

Và khi tất cả giận dữ, tham lam, tham vọng, ghen tị, sở hữu, thèm khát, biến mất thì năng lượng vẫn tham gia vào trong chúng được thoát ra. Năng lượng đó trở thành phúc lạc của bạn. Bây giờ nó không tới từ bên ngoài; bây giờ nó đang xảy ra bên trong bản thể bạn, trong chỗ thầm kín bên trong nhất của bản thể bạn.

Và khi năng lượng này có sẵn bạn trở thành trường nhạy cảm, bạn trở thành trường từ. Bạn hấp dẫn cõi bên kia - khi bạn trở thành trường từ, khi tất cả năng lượng này không bị bạn làm phí hoài không cần thiết trong việc thu thập vô ý thức, cái vũng bên trong bạn. Khi bạn trở thành cái hồ năng lượng, bạn bắt đầu hấp dẫn các vì sao, bạn bắt đầu hấp dẫn cõi bên kia, bạn bắt đầu hấp dẫn bản thân thiên đường.

Và cuộc gặp gỡ của tâm thức bạn với cõi bên kia là chỗ của phúc lạc, hạnh phúc thực. Nó không biết gì về bất hạnh, nó là hạnh phúc thuần khiết. Nó không biết gì về chết, nó là sống thuần khiết. Nó không biết gì bóng tối, nó là ánh sáng thuần khiết, và việc biết nó là mục đích. Phật Gautam đã đi tìm điều này và một ngày, sau sáu năm vật lộn, ông ấy đã đạt tới nó.

Bạn cũng có thể đạt tới nó, nhưng để tôi nhắc bạn: Bằng việc nói rằng bạn có thể đạt tới nó tôi không tạo ra ham muốn để đạt tới nó đâu. Tôi đơn giản phát biểu một sự kiện: rằng nếu bạn trở thành đống năng lượng mênh mông, không bị sao lãng bởi bất kì thứ trần tục nào, thì nó xảy ra. Nó là việc xảy ra chứ không là việc làm. Và tốt hơn cả hãy gọi nó là phúc lạc chứ không là hạnh phúc, bởi vì từ hạnh phúc làm cho bạn nghĩ nó tương tự như điều bạn vẫn biết là hạnh phúc. Điều bạn biết là hạnh phúc thì không là gì ngoài trạng thái tương đối.

Benson tới cửa hàng quần áo của Krantz để mua cho mình bộ com lê. Anh ta thấy đúng kiểu mình muốn, thế là anh ta tháo chiếc áo vét ra khỏi giá và thử mặc nó.

Krantz đi tới anh ta. "Vâng, thưa ngài. Nó trông tuyệt vời với ông."

"Nó có thể trông tuyệt đấy," Benson nói, "nhưng nó khít khủng khiếp. Vai bó quá!"

"Mặc quần vào," Krantz nói. "Chúng chặt thế, ông sẽ quên hết về quần mất!"

Điều bạn gọi là hạnh phúc chỉ là vấn đề tương đối. Điều chư phật gọi là hạnh phúc là cái gì đó tuyệt đối. Hạnh phúc của bạn là hiện tượng tương đối. Điều chư phật gọi là hạnh phúc là cái gì đó tuyệt đối, không liên quan tới bất kì ai khác. Nó không có trong so sánh với ai đó khác; nó đơn giản là của bạn, nó là cái bên trong.

Săn cầu vồng

Hiến pháp Mĩ chứa một ý tưởng rất ngu xuẩn. Nó nói rằng việc theo đuổi hạnh phúc là quyền tập ấn của con người. Những người viết bản hiến pháp này đã chẳng có ý tưởng gì về điều họ viết ra. Nếu việc theo đuổi hạnh phúc là quyền tập ấn của nhân loại, vậy bất hạnh thì sao? Bất hạnh là quyền tập ấn của ai? Những người này đã chẳng có nhận biết chút nào rằng nếu bạn đòi hỏi hạnh phúc, bạn đã đòi hỏi bất hạnh đồng thời rồi; dù bạn biết điều đó hay không thì cũng chẳng thành vấn đề.

Tôi có thể gọi nó là ngu xuẩn bởi vì không ai có thể theo đuổi hạnh phúc được. Và nếu bạn đang theo đuổi hạnh phúc, một điều là chắc chắn: Bạn sẽ không có được nó. Hạnh phúc bao giờ cũng là sản phẩm phụ. Nó không phải là kết quả của việc theo đuổi trực tiếp. Nó xảy ra khi bạn thậm chí không nghĩ về nó - nói gì tới theo đuổi? Nó xảy ra bất thần, chẳng từ đâu cả. Bạn đang làm cái gì đó hoàn toàn khác.

Bạn có thể đang chẻ củi - chắc chắn điều đó không phải là theo đuổi hạnh phúc, chẻ củi, nhưng vào sáng sớm có mặt trời khi trời vẫn còn mát mẻ, tiếng động của chiếc rìu của bạn đập vào gỗ… từng mẩu gỗ bắn ra khắp xung quanh, tạo nên tiếng động rồi bỏ lại im lặng đằng sau… Bạn bắt đầu vã mồ hôi, và làn gió mát làm cho bạn cảm thấy mát hơn trước. Bỗng nhiên có hạnh phúc, vui vẻ không thể kìm lại được. Nhưng bạn đơn giản chẻ củi - và chẻ củi không được nhắc tới như quyền tập ấn trong hiến pháp bởi vì thế thì sẽ phải đưa vào biết bao nhiêu điều bạn đang làm?

Tôi không thể nào quên được một ngày… Có vài điều không tạo nên cảm giác logic nào và không có liên quan nhưng bằng cách nào đó vẫn còn treo trong kí ức bạn. Bạn không thể nào hiểu nổi bởi lí do gì chúng có đó bởi vì hàng triệu thứ đã xảy ra còn quan trọng hơn nhiều, có ý nghĩa hơn nhiều, và chúng tất cả đã biến mất. Nhưng vài điều không có nghĩa đã để lại dấu vết đằng sau; bạn không thể nào tìm được lí do tại sao, nhưng chúng đã còn lại.

Một điều như thế tôi nhớ. Tôi về nhà từ trường phổ thông, trường xa nhà cả dặm đường. Ở nửa đường có một cây bo khổng lồ. Tôi đi qua cây bo đó mọi ngày ít nhất bốn lần: đi tới trường, rồi nửa ngày về nhà ăn trưa, rồi lại tới trường, rồi lại về nhà. Cho nên nhiều nghìn lần tôi đã đi qua cái cây đó, nhưng một hôm cái gì đó xảy ra.

Hôm đó là ngày nóng bức, và khi tôi tới gần cái cây đó, tôi vã mồ hôi. Tôi đi qua dưới cái cây và nó mát tới mức không có ý nghĩ cân nhắc nào, tôi chợt dừng lại một chốc, chẳng biết tại sao. Tôi đơn giản đi tới gần thân cây, ngồi đó và cảm cái thân cây. Tôi không thể giải thích được điều gì đã xảy ra nhưng tôi cảm thấy hạnh phúc mênh mông thế, cứ dường như cái gì đó được truyền qua giữa tôi và cái cây. Mát mẻ không thể là nguyên nhân được, bởi vì nhiều lần khi tôi đã bị vã mồ hôi, tôi đã đi qua cái mát mẻ của cây. Tôi cũng đã dừng lại trước đó, nhưng chưa bao giờ trước đây tôi đã đi qua và chạm vào cây và ngồi đó dường như gặp người bạn cũ.

Khoảnh khắc đó đã còn lại chói sáng như ngôi sao. Bao nhiêu điều đã xảy ra trong đời tôi, nhưng tôi thấy khoảnh khắc đó không giảm đi theo bất kì cách nào: nó vẫn có đó. Bất kì khi nào tôi nhìn lại nó vẫn có đó. Ngày hôm đó tôi đã không nhận biết rõ ràng điều gì đã xảy ra mà hôm nay tôi cũng không thể nói được - nhưng cái gì đó đã xảy ra. Và từ ngày đó tôi thân thiết với cái cây mà tôi đã không cảm thấy trước đây, thậm chí với bất kì người nào. Tôi trở nên thân thiết với cái cây đó còn hơn với bất kì ai khác trên toàn thế giới. Nó trở thành một thường lệ cho tôi: Bất kì khi nào tôi đi qua cái cây này, tôi đều ngồi vài giây hay vài phút và chỉ cảm cái cây. Tôi có thể vẫn thấy nó - cái gì đó cứ lớn mãi giữa chúng tôi.

Cái ngày tôi rời khỏi trường phổ thông và chuyển sang thành phố khác để vào đại học, tôi xin phép bố tôi, mẹ tôi, bác tôi và toàn thể gia đình, chẳng khóc gì. Tôi không bao giờ là kiểu người mau nước mắt. Nhưng vào cũng ngày đó, khi xin phép cái cây bo đó, tôi đã khóc. Nó vẫn còn là một chỗ rất sáng. Và khi tôi khóc tôi đã tuyệt đối chắc chắn rằng cũng có nước mắt trong mắt của cây nữa, mặc dầu tôi không thể thấy được mắt của cây, và tôi không thể thấy được nước mắt. Nhưng tôi có thể cảm thấy - khi tôi chạm vào cây tôi có thể cảm thấy nỗi buồn, và tôi có thể cảm thấy sung sướng, lời chào tạm biệt. Và đó chắc chắn là cuộc gặp gỡ cuối cùng của tôi, bởi vì khi tôi quay lại sau một năm, bởi lí do ngu xuẩn nào đó cái cây đã bị chặt đổ và bỏ đi.

Lí do ngu xuẩn là ở chỗ họ làm một cái cột kỉ niệm nhỏ, và đó là chỗ đẹp nhất ở giữa thành phố. Đó là vì một kẻ ngốc nhưng lại đủ giầu để thắng mọi cuộc bầu cử và trở thành chủ tịch uỷ ban thành phố. Ông ta đã là chủ tịch trong ít nhất ba mươi lăm năm - thời gian dài nhất cho bất kì ai đã từng là chủ tịch trong thị trấn. Mọi người đều hạnh phúc với chức chủ tịch của ông ấy bởi vì ông ấy là kẻ ngốc thế; bạn có thể làm bất kì cái gì và ông ấy sẽ không can thiệp vào. Bạn có thể xây nhà mình ở ngay giữa phố, ông ấy sẽ không bận tâm tới bạn; bạn chỉ phải bầu cho ông ấy thôi. Cho nên cả thị trấn đều hạnh phúc với ông ấy bởi vì mọi người đều có tự do như thế. Uỷ ban thành phố, các thành viên, thư kí và thư kí trưởng - tất cả đều hạnh phúc với ông ấy. Mọi người đều muốn ông ấy còn lại mãi mãi là chủ tịch; nhưng ngay cả kẻ ngốc cũng phải chết, may mắn thay. Nhưng cái chết của ông ấy lại là điều không may bởi vì họ tìm một chỗ để làm đài kỉ niệm cho ông ấy, và họ đã phá huỷ cái cây bo. Bây giờ tấm đá cẩm thạch của ông ấy đứng đó thay vì cái cây sống.

Việc theo đuổi hạnh phúc là điều không thể được. Nếu bạn nhìn vào kinh nghiệm riêng của mình và tìm thấy những khoảnh khắc mà bạn hạnh phúc - điều nhất định là rất hiếm hoi - có lẽ trong cuộc đời bẩy mươi năm bạn có thể có bẩy khoảnh khắc mà bạn có thể tuyên bố là khoảnh khắc của hạnh phúc. Nhưng nếu bạn mà có cho dù chỉ một khoảnh khắc của hạnh phúc thôi, một điều là chắc chắn mà không có ngoại lệ nào: Nó xảy ra khi bạn không đi tìm nó.

Cố gắng tìm hạnh phúc, và bạn chắc chắn bỏ lỡ nó.

Tôi không đồng ý với Jesus Christ ở nhiều điểm, cho dù ở những điểm có vẻ rất hồn nhiên, và điều đó có vẻ như tôi là người không tốt. Jesus nói: "Tìm, và ông sẽ thấy. Hỏi, và điều đó sẽ được trao cho ông. Gõ cửa, và cửa sẽ được mở ra cho ông." Tôi không thể đồng ý được.

Những kẻ ngu đã viết Hiến pháp Mĩ chắc chắn bị ảnh hưởng bởi Jesus Christ, tất nhiên - họ tất cả đều là người Ki tô giáo. Khi họ nói "theo đuổi hạnh phúc", họ phải đã có trong tâm trí, dù có ý thức hay vô ý thức, phát biểu của Jesus: "Tìm, và ông sẽ thấy." Nhưng tôi nói với bạn: Tìm, và chắc chắn bạn sẽ chẳng bao giờ tìm thấy. Không tìm, và nó có đó.

Dừng việc tìm lại, và bạn đã thấy nó - bởi vì tìm nghĩa là nỗ lực của tâm trí, và không tìm nghĩa là trạng thái của thảnh thơi. Và hạnh phúc là có thể chỉ khi bạn được thảnh thơi.

Người tìm kiếm không thảnh thơi. Làm sao người đó có thể được thảnh thơi? Người đó không thể đảm đương được thảnh thơi. Bạn sẽ ngạc nhiên nếu bạn nhìn quanh trên thế giới: bạn sẽ thấy mọi người ở những nước rất nghèo còn mãn nguyện hơn những người ở nước giầu. Vâng, cho dù ở Ethiopia nơi họ đang chết đói, bạn sẽ thấy những người đang chết nhưng lại không khổ sở hay khổ. Số đông nhất những người bất hạnh bạn sẽ thấy ở Mĩ. Điều này là kì lạ. Ở Mĩ, việc theo đuổi hạnh phúc là quyền tập ấn. Điều đó không được nhắc tới trong bất kì hiến pháp nào khác trên thế giới.

Hiến pháp Mĩ này là tuyệt đối không lành mạnh. "Theo đuổi hạnh phúc" sao? Không ai đã từng thành công trong điều đó, còn những người đã cố gắng thì đã trở thành rất bất hạnh và khổ trong cuộc đời họ.

Hạnh phúc xảy ra (happen). Có lẽ đó là lí do tại sao bạn gọi nó là "hạnh phúc (happiness)" - bởi vì nó xảy ra. Bạn không thể quản lí nó được, bạn không thể chế tạo nó được, bạn không thể thu xếp nó được. Hạnh phúc là cái gì đó ở bên ngoài nỗ lực của bạn, bên ngoài bạn. Nhưng chỉ bằng cách đào một cái hố trong vườn, nếu bạn bị cuốn hút toàn bộ vào trong nó - nếu toàn thế giới bị quên đi, kể cả bạn - nó có đó.

Hạnh phúc bao giờ cũng cùng với bạn. Nó chẳng liên quan gì tới thời tiết, nó chẳng liên quan gì tới chẻ củi, nó chẳng liên quan gì tới đào hố trong vườn. Hạnh phúc chẳng liên quan gì tới bất kì cái gì. Nó chỉ là trạng thái không trông đợi, thảnh thơi, thoải mái của bản thể bạn với sự tồn tại. Và nó có đó; nó không tới và đi. Nó bao giờ cũng có đó, cũng giống như việc thở của bạn, nhịp tim đập của bạn, máu tuần hoàn trong thân thể bạn.

Hạnh phúc bao giờ cũng có đó, nhưng nếu bạn tìm kiếm nó bạn sẽ thấy bất hạnh. Bằng việc tìm kiếm bạn sẽ bỏ lỡ hạnh phúc - đó là điều bất hạnh là gì, bỏ lỡ hạnh phúc. Bất hạnh có mối quan hệ nào đó với theo đuổi, sự cộng tác. Nếu bạn "theo đuổi", bạn sẽ thấy bất hạnh. Và Hiến pháp Mĩ đã đem ý tưởng này cho tất cả người Mĩ rằng họ phải "theo đuổi".

Và họ đang theo đuổi một cách vô vọng - vì tiền bạc, quyền lực, tôn giáo - và họ đang chạy trên khắp thế giới đi tìm ai đó để dạy họ cách tìm hạnh phúc.

Điều cần làm chỉ là trở về nhà và quên đi tất cả về nó. Làm điều gì đó chẳng liên quan tới hạnh phúc. Vẽ đi. Bạn không cần học vẽ; bạn không thể ném mầu lên vải vẽ được sao? Đứa trẻ nào cũng đều có thể làm được điều đó. Cứ ném mầu lên vải vẽ và bạn có thể ngạc nhiên: Bạn không phải là hoạ sĩ, nhưng cái gì đó đẹp đẽ xảy ra. Chỉ bản thân mầu sắc thôi cũng đã trở nên được trộn lẫn theo cách nào đó và đã tạo ra cái gì đó mà bạn không thể gọi tên được.

Tranh hiện đại không có tiêu đề, và nhiều tranh thậm chí chẳng có khung. Bạn nhìn từ cửa sổ của mình - bạn thấy bầu trời bị đóng khung, nhưng khung tồn tại trong cửa sổ, không trong bầu trời. Cho nên có những hoạ sĩ thậm chí không vẽ trên vải vẽ; họ vẽ trên tường, trên sàn, trên trần. Những chỗ kì lạ - nhưng tôi có thể thấy sáng suốt của họ. Họ không quan tâm tới việc làm ra bức tranh; họ quan tâm tới việc tham gia vào chính hành động vẽ. Nó không phải là để bán. Làm sao bạn có thể bán cái trần của mình được, và ai sẽ mua nó? Nhưng trong khi họ bị cuốn hút thế, từ một góc không biết nào đó một cái gì đó bắt đầu trượt vào bản thể họ. Họ bắt đầu cảm giác vui vẻ mà chẳng có lí do gì hết cả.

Đó là lí do tại sao tôi kết án ý tưởng về theo đuổi. Về bất kì ai đã viết từ theo đuổi này trong Hiến pháp, tôi có thể nói mà không cần biết về tên ông ấy, không cần biết gì về ông ấy, rằng ông ấy phải đã là một người hoàn toàn khổ. Ông ấy chưa bao giờ biết tới hạnh phúc. Ông ấy đã từng theo đuổi nó; do đó, ông ấy cố gắng cho mọi người Mĩ cùng quyền tập ấn mà ông ấy đã tuyên bố cho ông ấy. Và không ai đã từng phê bình nó trong ba trăm năm, một điều đơn giản thế.

Nhà thơ, hoạ sĩ, ca sĩ, vũ công, vâng, thỉnh thoảng đạt tới hạnh phúc. Nhưng một điều bao giờ cũng là một phần của nó: Bất kì khi nào hạnh phúc tới, họ đều không có đó. Người theo đuổi không có đó, việc theo đuổi không có đó.

Nijinsky, một trong những vũ công đáng nói nhất trên thế giới, trong toàn thể lịch sử… Khi có liên quan tới tôi, ông ấy là vũ công hay nhất mà nhân loại đã từng tạo ra. Ông ấy là phép màu khi ông ấy múa. Thỉnh thoảng ông ấy sẽ lấy bước nhảy lớn tới mức nó bất chấp cả sức hút; điều đó là không thể được, về mặt khoa học điều đó là không thể được. Cú nhảy lớn thế, cao thế là tuyệt đối không thể được theo luật hấp dẫn. Ngay cả những người tranh tài nhảy xa Olympic cũng chẳng là gì khi so với Nijinsky lúc ông ấy nhảy. Và thậm chí còn huyền bí hơn nữa là khi ông ấy hạ xuống: ông ấy xuống như cái lông, từ từ. Điều đó thậm chí còn đi ngược lại luật hấp dẫn, bởi vì lực hút sẽ kéo trọng lượng thân thể người một cách bất thần, nhanh chóng. Bạn sẽ rơi va mạnh, bạn thậm chí có thể bị gẫy vài cái xương! Nhưng ông ấy lại thường xuống hệt như cách chiếc lá khô rơi khỏi cây: từ từ, lười biếng, chẳng vội vàng gì, bởi vì chẳng có đâu để đạt tới. Hay thậm chí rõ hơn, tựa như chiếc lông, bởi vì lá rơi xuống có chút ít nhanh hơn. Lông chim nhẹ, nhẹ lắm; nó rơi xuống vừa múa nữa. Theo cùng cách đó Nijinsky thường hạ xuống. Thậm chí không có tiếng động khi ông ấy tiếp đất trên sân khấu.

Người ta cứ hỏi đi hỏi lại ông ấy mãi, "Ông làm điều đó thế nào?"

Ông ấy nói, "Tôi không làm nó. Tôi đã cố gắng làm nó, nhưng bất kì khi nào tôi cố gắng, nó lại không xảy ra. Tôi càng cố gắng, lại càng rõ cho tôi rằng nó không phải là cái gì đó tôi có thể điều khiển được. Dần dần tôi trở nên nhận biết rằng nó xảy ra khi tôi không cố gắng, khi tôi thậm chí không nghĩ tới nó. Khi tôi thậm chí không có đó, bỗng nhiên tôi thấy nó có đó, nó đang xảy ra. Và vào lúc tôi trở lại hiểu ra cách nó đã xảy ra, thì nó không còn đó nữa, đã qua rồi, và tôi trở lại trên sàn."

Bây giờ, người này biết hạnh phúc không thể nào được theo đuổi. Nếu Nijinsky mà trong nhóm viết Hiến pháp Mĩ, ông ấy chắc đã phản đối và nói rằng theo đuổi là từ tuyệt đối sai. Đơn giản nói rằng hạnh phúc là quyền tập ấn của mọi người, không phải là theo đuổi nó. Nó không giống như trò chơi người đi săn theo đuổi. Thế thì bạn sẽ chạy cả đời mình, săn đuổi cái bóng và chẳng bao giờ đạt tới đâu cả. Cả đời bạn sẽ trôi qua như lãng phí cực kì.

Nhưng tâm trí Mĩ có ý tưởng này, cho nên trong mọi lĩnh vực - chính trị, kinh doanh, tôn giáo - họ đều theo đuổi. Người Mĩ bao giờ cũng đi, và đi nhanh, bởi vì khi bạn đi thế thì sao không đi nhanh? Và đừng hỏi bạn đi đâu, bởi vì chẳng ai biết cả. Một điều là chắc chắn, họ đi hết tốc độ, với tốc độ nhiều như vậy họ có thể duy trì được, tất cả mọi điều họ có thể điều khiển được. Còn cần gì hơn nữa? Bạn đang đi, bạn đi hết tốc độ. Bạn đang hoàn thành quyền tập ấn của mình.

Cho nên mọi người đều đang đi từ người đàn bà này sang người đàn bà khác, sang người đàn bà khác, sang người đàn bà khác nữa, từ việc này sang việc khác - tất cả đều trong theo đuổi hạnh phúc. Và điều kì lạ là bao giờ cũng có vẻ như hạnh phúc có đó và ai đó khác đang tận hưởng nó, cho nên bạn bắt đầu theo đuổi nó. Khi bạn đạt tới nơi bạn nghĩ mình sắp tìm thấy nó, nó lại không có đó.

Cỏ bên ngoài hàng rào nhà bạn bao giờ cũng xanh hơn, nhưng đừng nhảy qua hàng rào để xem liệu nó là thực như vậy không. Tận hưởng nó đi! Nếu nó xanh hơn ở phía bên kia hàng rào, tận hưởng nó. Sao lại phá huỷ mọi thứ bằng việc nhảy qua hàng rào và tìm xem nó có tồi hơn cỏ của riêng bạn?

Nhưng mọi người đều chạy theo mọi thứ, cứ tưởng rằng có lẽ điều này sẽ cho họ điều họ đã từng bỏ lỡ.

Chẳng cái gì sẽ giúp đỡ. Bạn có thể sống trong cung điện nhưng bạn sẽ khổ, có lẽ còn khổ hơn bạn đã khổ khi ở trong cái lều cũ. Trong cái lều cũ ít nhất cũng có an ủi rằng bạn khổ bởi vì bạn ở trong túp lều cũ nát. Còn có cái cớ; bạn có thể đã giải thích được tính keo kiệt của mình, khổ của mình, đau khổ của mình. Và cũng còn có hi vọng rằng một ngày nào đó bạn sẽ có khả năng xoay xở có ngôi nhà tốt hơn - nếu không phải là lâu đài, thì ít nhất cũng là cái nhà nhỏ, đẹp, tốt của riêng bạn.

Chính hi vọng là cái đang giữ mọi người sống động, và nó là cái cớ và việc giải thích của họ mà cứ giữ họ cố gắng đi cố gắng lại. Nó đã trở thành triết lí của Mĩ để cố gắng, cố gắng và cố gắng nữa. Nhưng có vài điều không thể nào đạt tới được bên trong vương quốc của cố gắng, điều chỉ xảy ra khi bạn hoàn toàn được kết thúc với việc cố gắng. Bạn đơn giản ngồi xuống và bạn nói, "Thôi đủ rồi - mình sẽ không cố gắng nữa."

Đó là cách chứng ngộ xảy ra cho Phật Gautam.

Ông ấy phải là người Mĩ đầu tiên, bởi vì ông ấy đã theo đuổi hạnh phúc. Bởi vì việc theo đuổi này, ông ấy đã vứt bỏ vương quốc của mình. Ông ấy là người tiên phong trong nhiều thứ; ông ấy là người đầu tiên bỏ dở nửa chừng. Người hippie của bạn không bỏ nhiều thứ đâu. Để vứt bỏ cái gì đó, trước hết bạn phải có nó. Ông ấy đã có nó, và ông ấy có nó còn nhiều hơn bất kì người nào đã từng có nó. Phật được bao quanh bởi tất cả những đàn bà đẹp trong vương quốc. Cho nên không ham muốn nào còn lại mà không được thoả mãn: Ông ấy có thức ăn ngon nhất, hàng trăm người hầu, những khu vườn khổng lồ.

Phật nói, "Ta từ bỏ tất cả nó. Ta đã không tìm thấy hạnh phúc ở đây. Ta sẽ đi tìm nó, ta sẽ theo đuổi nó, ta sẽ làm mọi điều cần để tìm ra hạnh phúc."

Và trong sáu năm Phật đã làm mọi thứ mà không ai có thể làm được. Ông ấy đi tới mọi loại thầy giáo, thầy, học giả, người trí huệ, hiền nhân, thánh nhân. Và Ấn Độ đầy những người như vậy tới mức bạn chẳng cần đi tìm kiếm; bạn đơn giản đi tới bất kì đâu và bạn gặp họ. Họ ở khắp mọi chỗ; nếu bạn không tìm họ, họ sẽ tìm bạn. Và đặc biệt vào thời của Phật điều đó thực sự là ở đỉnh. Nhưng sau nỗ lực vô cùng của sáu năm - khổ hạnh, nhịn ăn, và tư thế yoga - chẳng cái gì xảy ra cả. Rồi một hôm…

Niranjana là một con sông nhỏ, không sâu lắm. Phật đã nhịn ăn và thực hành khổ hạnh và tự hành hạ mình theo đủ mọi cách, và ông ấy đã trở nên yếu tới mức khi ông ấy đi tắm trong sông Niranjana ông ấy đã không thể nào qua được con sông. Dòng sông nhỏ thế, nhưng ông ấy yếu tới mức chỉ bằng việc nắm lấy rễ cây, chìa ra bên bờ sông, ông ấy mới có thể xoay xở giữ mình ở đó được; bằng không thì dòng sông sẽ cuốn ông ấy đi. Trong khi ông ấy đang treo trên cái rễ đó, một ý tưởng xuất hiện trong ông ấy: "Những hiền nhân này nói rằng sự tồn tại như đại dương. Nếu sự tồn tại như đại dương, thế thì bất kì cái gì mình làm cũng đều không đúng, bởi vì nếu mình không thể vượt qua được dòng sông nhỏ này, Niranjana, làm sao mình vượt qua được đại dương của sự tồn tại? Bất kì cái gì mình đã làm qua, mình đơn giản đã làm phí hoài thời gian của mình, cuộc sống của mình, năng lượng của mình, thân thể mình." Bằng cách nào đó ông ấy xoay xở ra khỏi dòng sông, và ông ấy vứt bỏ mọi nỗ lực và ngồi dưới gốc cây.

Buổi tối hôm đó - hôm đó là đêm trăng tròn - lần đầu tiên trong sáu năm ông ấy ngủ ngon, bởi vì chẳng có gì để làm vào ngày hôm sau, chẳng đâu mà đi. Không thực hành, không luyện tập… ngày hôm sau thậm chí không có nhu cầu dậy vào buổi sáng sớm trước khi mặt trời mọc. Ngày hôm sau ông ấy có thể ngủ nhiều tuỳ ý. Lần đầu tiên ông ấy cảm thấy tự do toàn bộ khỏi mọi nỗ lực, tìm, kiếm, theo đuổi.

Tất nhiên ông ấy ngủ theo cách cực kì thảnh thơi, và trong buổi sáng, khi ông ấy mở mắt ra, ngôi sao cuối cùng đã biến mất. Tương truyền, với ngôi sao cuối cùng biến mất, Phật biến mất nữa. Nghỉ ngơi cả đêm, an bình, không tương lai, không mục đích, không cái gì phải làm... lần đầu tiên ông ấy không phải là người Mĩ. Nằm xuống, chẳng vội vã gì ngay cả việc dậy, ông ấy đơn giản thấy rằng tất cả sáu năm kia có vẻ giống như cơn ác mộng. Nhưng nó là quá khứ rồi. Sao biến mất, và Siddhartha biến mất.

Đây là kinh nghiệm về phúc lạc, hay chân lí; về siêu việt, về tất cả những điều bạn đã từng tìm nhưng bạn đã bỏ lỡ bởi vì bạn đã tìm kiếm. Ngay cả Phật tử cũng không có khả năng hiểu được ý nghĩa của câu chuyện này. Đây là câu chuyện quan trọng nhất trong đời của Phật Gautam. Không cái gì khác sánh được với nó.

Nhưng bạn sẽ ngạc nhiên... tôi không phải là Phật tử và tôi không đồng ý với Phật về cả nghìn lẻ một thứ, nhưng tôi là người đầu tiên trong hai mươi nhăm thế kỉ, người nhấn mạnh vào câu chuyện này và làm nó thành trung tâm hội tụ, bởi vì đây là nơi việc thức tỉnh của Phật xảy ra. Nhưng các tu sĩ và sư Phật giáo thậm chí không thể nào kể được câu chuyện này, bởi vì nếu họ kể câu chuyện này, họ có mục đích gì vậy? Họ đang làm gì? Họ đang thuyết giảng cái gì, bài tập luyện gì, lời cầu nguyện gì? Một cách tự nhiên, nếu bạn kể câu chuyện này, đó là điều đã xảy ra khi Phật dừng làm tất cả mọi loại vô nghĩa tôn giáo, mọi người sẽ nói, "Thế thì sao các ông lại thuyết giảng cho chúng tôi làm những điều vô nghĩa tôn giáo? Chỉ để rồi vứt nó đi một ngày nào đó sao? Và nếu chúng tôi phải vứt bỏ nó chung cuộc, sao lại bắt đầu nó ở chỗ đầu tiên?"

Sẽ khó mà thuyết phục được các tu sĩ; toàn thể việc kinh doanh của họ và toàn thể nghề nghiệp của họ sẽ bị phá huỷ.

Phúc lạc cũng trút xuống đích xác như thế. Chân lí cũng trút xuống đích xác như thế. Bạn chỉ phải ngồi, không làm gì, chờ đợi - không đợi Godot, chỉ đợi thôi; không vì cái gì đặc biệt mà đơn giản chờ đợi, trong trạng thái chờ đợi, và nó xảy ra.

Và bởi vì nó xảy ra, nên hoàn toàn đúng mà gọi nó là hạnh phúc.

Gốc rễ của khổ

Con người trong khổ, và con người vẫn còn trong khổ suốt nhiều thế kỉ. Hiếm khi bạn có thể tìm thấy người không khổ. Nó hiếm hoi đến độ điều đó gần như không thể nào tin được. Đó là lí do tại sao mọi người không tin rằng những người như Phật đã tồn tại. Mọi người không thể tin được vào điều đó - họ không thể tin được điều đó bởi vì khổ của riêng họ. Khổ là như vậy, và họ lại bị vướng mắc trong nó sâu đến mức họ không thấy rằng có thể có khả năng nào thoát ra.

Mọi người nghĩ chư phật phải đã được tưởng tượng ra, rằng những người như Phật Gautam là giấc mơ của nhân loại. Đó là điều Sigmun Freud nói, rằng những người như Phật là "thoả ước". Chúng ta muốn được theo cách đó, chúng ta muốn thoát khỏi khổ, chúng ta muốn có cái im lặng đó, an bình đó, phúc lành đó - nhưng nó đã không xảy ra. Và Freud nói không có hi vọng nào đâu; nó không thể nào xảy ra được, bởi chính bản chất của mọi sự. Con người không thể trở nên hạnh phúc được.

Freud phải đã được mọi người nghe rất hăng hái và rất sâu sắc; ông ấy không thể đơn giản bị bác bỏ dứt khoát được. Tâm trí ông ấy là một trong những tâm trí xuyên thấu nhất, và khi ông ấy nói hạnh phúc là không thể được, khi ông ấy nói rằng hi vọng vào hạnh phúc là hi vọng vào cái không thể được, ông ấy ngụ ý điều đó. Kết luận này không phải là kết luận của triết gia. Quan sát riêng của ông ấy về nỗi khổ của con người đã dẫn ông ấy tới kết luận này. Freud không phải là người bi quan, nhưng sau khi quan sát hàng nghìn người, đi sâu hơn vào tâm lí của họ, ông ấy đã nhận ra rằng con người được tạo nên theo cách con người có sẵn quá trình gây khổ. Nhiều nhất con người có thể trong thoải mái, những không bao giờ trong cực lạc. Nhiều nhất chúng ta có thể làm cho cuộc sống chút ít tiện nghi hơn, thuận tiện hơn - qua khoa học, công nghệ, qua thay đổi xã hội, qua nền kinh tế tốt hơn, và những thứ khác - nhưng con người sẽ vẫn còn khổ như cũ. Làm sao Freud có thể tin được rằng một người như Phật lại đã từng tồn tại? Sự chân thành như thế dường như chỉ là giấc mơ thôi; nhân loại đã từng mơ về Phật.

Ý tưởng này nảy sinh bởi vì Phật hiếm hoi thế, ngoại lệ thế. Ông ấy không phải là qui tắc.

Tại sao con người vẫn còn trong khổ nhiều thế? Và phép màu là mọi người muốn hạnh phúc. Bạn không thể tìm thấy một người muốn khổ, vậy mà mọi người đều khổ. Mọi người muốn hạnh phúc, phúc lạc, an bình, im lặng. Mọi người đều muốn vui vẻ, mọi người đều muốn lễ hội - nhưng dường như điều đó là không thể được. Bây giờ phải có nguyên nhân rất sâu nào đó, sâu tới mức phân tích của phái Freud cũng không thể đạt tới nó được, sâu tới mức logic không thể nào thấm vào nó được.

Một điều căn bản phải được hiểu. Con người muốn hạnh phúc; đó là lí do tại sao con người lại khổ. Bạn càng muốn được hạnh phúc, bạn sẽ càng khổ. Bây giờ điều này dường như rất ngớ ngẩn, nhưng đây là nguyên nhân gốc rễ đấy. Và khi bạn hiểu quá trình về cách tâm trí con người vận hành bạn sẽ có khả năng nhận ra điều đó.

Con người muốn được hạnh phúc; do đó con người tạo ra khổ. Nếu bạn muốn thoát ra khỏi khổ, bạn sẽ phải thoát ra khỏi ham muốn của mình về hạnh phúc - thế thì không ai có thể làm bạn khổ được. Ở đây là điều mà Freud đã bỏ lỡ. Ông ấy đã không thể hiểu được rằng chính ham muốn hạnh phúc có thể là nguyên nhân của khổ.

Làm sao điều đó lại xảy ra được? Tại sao ngay chỗ đầu tiên bạn lại ham muốn hạnh phúc? Và ham muốn hạnh phúc đó làm gì với bạn?

Khoảnh khắc bạn ham muốn hạnh phúc, bạn đã đi xa khỏi hiện tại rồi. Bạn đã đi xa khỏi sự tồn tại rồi, bạn đã đi vào tương lai rồi - cái chẳng có ở đâu cả, cái còn chưa tới. Bạn đã đi vào giấc mơ rồi. Bây giờ, giấc mơ không bao giờ có thể hoàn thành được. Ham muốn hạnh phúc của bạn là giấc mơ, giấc mơ là không thật. Qua cái không thật, không ai đã bao giờ có khả năng đạt tới cái thực. Bạn đã đáp con tàu sai rồi.

Ham muốn hạnh phúc đơn giản chỉ ra rằng bạn không hạnh phúc ngay khoảnh khắc này. Ham muốn hạnh phúc đơn giản chỉ ra rằng bạn là người khổ. Và người khổ đang phóng chiếu vào tương lai rằng lúc nào đó, ngày nào đó, bằng cách nào đó, người đó sẽ hạnh phúc. Phóng chiếu của bạn bắt nguồn từ khổ; nó mang chính hạt mầm của khổ. Nó tới từ bạn; nó không thể khác với bạn được. Nó là đứa con của bạn - khuôn mặt của nó sẽ giống bạn; máu bạn sẽ tuần hoàn trong thân thể nó. Nó sẽ là sự tiếp tục của bạn.

Bạn bất hạnh hôm nay. Bạn phóng chiếu rằng ngày mai sẽ hạnh phúc, nhưng ngày mai là phóng chiếu của bạn, của bất kì cái gì bạn đang là ngày hôm nay. Bạn bất hạnh - ngày mai sẽ bắt nguồn từ cái bất hạnh này và bạn sẽ còn bất hạnh hơn. Tất nhiên, từ bất hạnh nhiều hơn bạn sẽ lại ham muốn hạnh phúc trong tương lai. Thế thì bạn bị mắc vào cái vòng luẩn quẩn: bạn càng trở nên bất hạnh, bạn càng ham muốn hạnh phúc hơn; bạn càng ham muốn hạnh phúc hơn, bạn càng trở nên bất hạnh hơn. Bây giờ điều đó giống như con chó đuổi theo cắn đuôi mình.

Trong Thiền họ có câu nói nào đó về nó. Họ nói điều đó giống như quất roi vào xe. Nếu ngựa của bạn không đi và bạn cứ quất roi vào xe thì cũng chẳng ích gì. Bạn khổ, thế thì bất kì cái gì bạn có thể mơ, bất kì cái gì bạn có thể phóng chiếu, cũng sẽ mang tới nhiều khổ hơn.

Cho nên điều đầu tiên là không mơ, không phóng chiếu. Điều đầu tiên là ở đây bây giờ. Dù nó là bất kì cái gì, cứ ở đây bây giờ - và khải lộ vô cùng đang chờ đợi bạn đấy.

Khải lộ là ở chỗ không ai có thể bất hạnh được trong ở đây và bây giờ.

Bạn đã bao giờ bất hạnh ở đây và bây giờ chưa? Ngay khoảnh khắc này - liệu có khả năng nào cho bất hạnh ngay bây giờ không? Bạn có thể nghĩ tới hôm qua và bạn có thể trở nên bất hạnh. Bạn có thể nghĩ tới ngày mai và bạn có thể trở nên bất hạnh. Nhưng ngay chính khoảnh khắc này - sự rộn ràng này, cái đập này, khoảnh khắc thực này - bạn có thể bất hạnh ngay bây giờ được không? Không quá khứ nào, không tương lai nào?

Bạn có thể mang nỗi khổ từ quá khứ, từ kí ức của mình. Ai đó xúc phạm bạn hôm qua và bạn có thể vẫn còn mang vết thương đó, bạn có thể vẫn còn mang tổn thương đó, và bạn có thể vẫn cảm thấy bất hạnh về nó: Tại sao - tại sao nó đã xảy ra cho bạn? Tại sao người này đã xúc phạm bạn? Bạn đã làm biết bao nhiêu điều tốt cho người đó, và bạn bao giờ cũng có ích, bao giờ cũng là người bạn - và người đó lại xúc phạm bạn! Bạn đang chơi với cái gì đó không còn tồn tại nữa. Hôm qua đã qua rồi.

Hay bạn có thể bất hạnh vì ngày mai. Ngày mai tiền của bạn sẽ hết - thế thì bạn sẽ đi ở đâu? Bạn sẽ ăn gì? Ngày mai tiền của bạn sẽ hết - thế thì bất hạnh kéo tới. Hoặc nó tới từ hôm qua hoặc nó tới từ ngày mai, nhưng nó không bao giờ ở đây và bây giờ. Ngay khoảnh khắc này, vào lúc này, bất hạnh là không thể được.

Nếu bạn đã học được điều này, bạn có thể trở thành vị phật. Thế thì không ai cản trở con đường của bạn. Thế thì bạn có thể quên đi tất cả về Freud; thế thì hạnh phúc không chỉ là có thể; nó đã xảy ra rồi. Nó ở ngay trước bạn và bạn đang bỏ lỡ nó bởi vì bạn cứ tìm bên đường.

Hạnh phúc là nơi bạn đang hiện hữu - bất kì chỗ nào bạn đang hiện hữu, hạnh phúc đều có đó. Nó bao quanh bạn, nó là hiện tượng tự nhiên. Nó cũng giống như không khí, giống như bầu trời. Hạnh phúc không phải được tìm; nó là chính chất liệu tạo nên vũ trụ này. Vui vẻ là chính chất liệu tạo nên vũ trụ này. Nhưng bạn phải nhìn thẳng, bạn phải nhìn trực tiếp. Nếu bạn nhìn sang bên, bạn bỏ lỡ.

Bạn bỏ lỡ bởi vì bản thân mình. Bạn bỏ lỡ bởi vì bạn có cách tiếp cận sai.

Nhưng cứ chết đi quá khứ và đừng bao giờ nghĩ tới tương lai, và thế rồi cố gắng khổ xem sao - bạn sẽ thất bại! Bạn không thể khổ được; thất bại của bạn là tuyệt đối chắc chắn, nó có thể tiên đoán được. Bạn không thể điều khiển được - dù bạn khổ hiệu quả thế nào bạn, dù được huấn luyện tốt thế nào, bạn cũng không thể tạo ra được khổ ở chính khoảnh khắc này.

Ham muốn hạnh phúc giúp cho bạn nhìn đi đâu đó khác, và thế thì bạn cứ bỏ lỡ. Hạnh phúc không được tạo ra - hạnh phúc chỉ được nhìn thấy. Nó đã là hiện tại rồi. Chính khoảnh khắc này, bạn có thể trở nên hạnh phúc, hạnh phúc vô cùng.

Đây là cách điều đó đã xảy ra cho Phật. Ông ấy là con vua, ông ấy có mọi thứ nhưng lại không hạnh phúc. Ông ấy trở nên ngày một bất hạnh hơn - bạn càng có nhiều, bạn càng trở nên bất hạnh hơn. Đó là nỗi khổ của người giầu. Đó là điều đang xảy ra ở Mĩ ngày nay: người ta càng giầu hơn thì họ càng trở nên bất hạnh hơn; họ càng trở nên giầu hơn họ lại càng trở nên lúng túng chẳng biết làm gì.

Người nghèo bao giờ cũng chắc chắn về cái gì phải làm: Họ phải kiếm tiền, họ phải xây nhà tốt, họ phải mua xe; họ phải cho con vào đại học. Họ bao giờ cũng có chương trình chờ đợi họ. Họ bận bịu. Họ có tương lai, họ có hi vọng: "Ngày này hay ngày khác..." Họ vẫn còn trong khổ, nhưng có hi vọng.

Người giầu ở trong khổ và hi vọng biến mất. Khổ của người đó là gấp đôi. Bạn không thể tìm được người nghèo hơn người giầu đâu; người đó là nghèo gấp đôi. Người đó vẫn còn bị phóng chiếu vào tương lai, và bây giờ người đó biết tương lai sẽ chẳng cung cấp cái gì cả - bởi vì bất kì cái gì người đó cần, người đó đã có nó rồi. Người đó trở nên bị phiền muộn, tâm trí người đó trở nên ngày một lo âu hơn, sợ hãi hơn. Người đó trở nên đau khổ. Đó là điều đã xảy ra cho Phật.

Ông ấy giầu có. Ông ấy có mọi thứ mà có thể có được. Ông ấy đã trở nên rất bất hạnh. Một hôm ông ấy trốn khỏi cung điện của mình, bỏ lại tất cả mọi giàu sang, bỏ lại vợ đẹp, đứa con mới sinh - ông ấy đã trốn đi. Ông ấy trở thành người ăn xin. Ông ấy bắt đầu tìm hạnh phúc. Ông ấy đi tới guru này, tới guru nọ; ông ấy đã hỏi mọi người phải làm gì để hạnh phúc - và tất nhiên đã có cả nghìn lẻ một người sẵn sàng cho ông ấy lời khuyên và ông ấy đã theo lời khuyên của mọi người. Và ông ấy càng theo lời khuyên của họ, ông ấy càng trở nên lẫn lộn hơn.

Phật đã thử bất kì cái gì được nói với ông ấy. Ai đó nói: "Hãy công phu hatha yoga"; ông ấy trở thành nhà hatha yoga. Chẳng cái gì xảy ra từ điều đó. Có thể bạn có thân thể tốt hơn qua hatha yoga, nhưng bạn không thể trở nên hạnh phúc được. Chỉ thân thể tốt hơn, thân thể mạnh khoẻ hơn, chẳng tạo ra khác biệt gì. Với nhiều năng lượng bạn sẽ có năng lượng sẵn có để trở nên bất hạnh - nhưng bạn sẽ trở nên bất hạnh. Bạn sẽ làm gì với nó? Nếu bạn có nhiều tiền, bạn sẽ làm gì với nó? Bạn sẽ làm điều bạn có thể làm, và nếu ít tiền làm cho bạn khổ thế, nhiều tiền sẽ làm cho bạn còn khổ hơn. Đó là số học đơn giản.

Phật đã vứt bỏ tất cả yoga. Ông ấy đi tới thầy giáo khác, thầy về raja yoga, người không dạy các tư thế thân thể mà chỉ dạy mật chú, tụng niệm, thiền. Ông ấy đã thực hành những điều đó nữa, nhưng chẳng cái gì xảy tới từ nó. Ông ấy đã thực sự đi tìm kiếm. Khi bạn thực sự trong tìm kiếm thế thì chẳng cái gì có thể giúp được, thế thì không có cách chữa.

Phàm nhân dừng đâu đó dọc đường; họ không phải là người tìm kiếm thực. Người tìm kiếm thực là người đi tới tận cùng của việc tìm kiếm, và đi tới nhận ra rằng tất cả mọi việc tìm kiếm đều vô nghĩa. Bản thân việc tìm kiếm là con đường của ham muốn - Phật đã nhận ra điều đó một ngày nào đó. Ông ấy đã bỏ lại cung điện của mình, ông ấy đã bỏ lại tài sản trần gian của mình; một ngày nào đó, sau sáu năm tìm kiếm tâm linh, ông ấy vứt bỏ mọi việc tìm kiếm. Tìm kiếm vật chất đã bị vứt bỏ trước đó, bây giờ ông ấy vứt bỏ nốt tìm kiếm tâm linh. Thế giới này đã bị vứt bỏ trước đó, bây giờ ông ấy vứt bỏ thế giới kia nữa.

Ông ấy hoàn toàn gạt bỏ ham muốn... và chính khoảnh khắc đó nó xảy ra. Chính khoảnh khắc đó đã có phúc lành. Tất cả mọi ham muốn bị vứt bỏ, tất cả mọi hi vọng bị vứt bỏ, tất cả mọi hi vọng bị bỏ bẵng, bỗng nhiên Gautam Siddartha trở thành Phật. Nó bao giờ cũng có đó nhưng ông ấy đã đi tìm ở đâu đó khác. Nó có đó - bên trong, bên ngoài, nó là cách vũ trụ được tạo nên. Nó là phúc lạc, nó là chân lí, nó là điều thiêng liêng.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh