Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể: Chương 17. Nhận Định Về Thượng Đế

THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ: CHƯƠNG 17. NHẬN ĐỊNH VỀ THƯỢNG ĐẾ

Khảo sách vở, ta thấy xưa nay nhân loại có nhiều cách nhận định về Thượng đế:

  1. Théisme (Phái Thần Luận)

Phái này tin Thượng đế hữu ngã, can thiệp vào chuyện đời.

  1. Độc Thần (Monothéisme)

Do Thái, Hồi Giáo hoàn toàn Độc Thần. Công Giáo thì là Độc thần nhưng là Tam Vị Nhất Thể (Trinity). Độc Thần tin rằng Chúa đã dựng nên muôn loài, hoàn toàn ở bên ngoài vạn hữu, ngài ở trên Trời, nhưng luôn can thiệp vào truyện hồng trần.[1] Trên đây đã cho thấy quan niệm Chúa là một thực thể riêng biệt đã bị nhiều người như Giám Mục John Robinson, hay nhà thần học Tillich cho là những quan niệm lỗi thời, cần phải định nghĩa lại.

  1. Đa thần (Polythéisme) như Ấn Giáo

Tuy nhiên Ấn giáo cho rằng thần nào cũng chỉ là một khía cạnh, một phương diện của vị tối thượng thần.

  1. Deists (Hữu thần)

Môn phái này thuộc thế kỷ 18. Tin có Thượng đế, nhưng từ khi Thượng đế tạo nên vũ trụ thì không còn dây vào truyện đời. Môn phái này chống lại các giáo hội sẵn có. Không tin mặc khải, không tin phép lạ, không tin Kinh Thánh, chỉ tin vào lý trí.

Lord Herbert Cherbury (1383-1648) là cha đẻ ra môn phái này. Ở Anh còn nhiều văn gia khác theo môn phái này như: Charles Blount (1654-93), John Toland (1670-1772), Antony Collins (1676- 1729), Thomas Morgan (d. 1743) v.v... Nhiều danh nhân thế kỷ XVIII như Voltaire, J.J. Rousseau, Denis Diderot hay Benjamin Flanklin, Georges Washington, Thomas Jefferson, John Adams, Thomas Paine v.v... cũng theo môn phái này.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

  1. Phiếm Thần (Panthéisme)

Phiếm Thần coi Thượng đế này là chính vũ trụ, hay nói đúng hơn, Thượng đế là Đại Ngã, là Chân Tâm vũ trụ.[2] Tillich đã gọi Thượng đế là căn cơ, gốc gác muôn loài (The ground of all beings; A depth at the Center of Life). Phiếm Thần không bao giờ coi Thượng đế là vũ trụ hình danh, sắc tướng bên ngoài (Natura Naturata) mà chỉ coi Ngài là Chân tâm vũ trụ (Natura Naturans). Tại sao? Vì Vũ trụ hình danh sắc tướng bên ngoài là cái gì biến thiên, còn Chân tâm mới là cái gì vĩnh cửu, bất biến.

Phiếm thần dạy chúng ta muốn tìm Thượng đế phải tìm Ngài trong thâm tâm ta, vì Ngài chính là Bản Thể ta. Chúng ta là hình hiện của Ngài. [3]

Các môn phái Triết gia danh tiếng như phái khắc kỷ (Stoic) gồm các Triết gia như Zeno, Seneca, Marcus-Aurelius, Epictetus, như môn phái Neo-Platonists, Như Plato, như Spinoza, như Giordino Bruno, như Eckhart, như các tôn giáo Ái Châu: ấn giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Cao Đài đều theo Phiếm Thần, hay nói cách khác, bất kỳ ai theo học thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể đều theo thuyết Phiếm Thần.[4]

Vì Phật giáo chủ trương Bản Thể là Vũ Trụ, Vũ trụ là Bản Thể nên Phật giáo cũng đứng trong hàng ngũ phiếm thần.[5]

Mua đá năng lượng:

Các Thánh hiền Đông Tây, các nhà huyền học (Mystics) Đông tây như môn phái Kaballah Do Thái Giáo, như Sufism Hồi Giáo, như Tam Điểm (Free-masonry), như mật tông Hermetism, như Alchemy, như các nhà huyền học Công giáo Christian Mystics), như ấn giáo, Khổng, Lão, Phật, Cao Đài v. v...tất cả đều phiếm thần.

Tôi cũng long trọng tuyên xưng tôi chủ trương phiếm thần 30, 40 năm nay rồi. Vì tin Thượng Đế là Bản Thể tôi, nên tôi mới có thể ngửng đầu lên nhìn được mọi người, nên tôi mới thấy con người tôi rất là giá trị. Vì tin Thượng đế là Bản thể tôi, nên tôi mới mong có thể tu luyện thành Thánh, Hiền, Tiên, Phật.

Vì tin Thượng đế là Bản Thể tôi, nên tôi và chúng sinh là một. Tôi và chúng sinh khác nhau, là vì những lớp áo vỏ bên ngoài, là vì trình độ hiểu biết khác nhau, vì tâm tư khác nhau mà thôi.

Vì tin Thượng Đế là Bản Thể muôn loài, nên tôi thấu hiểu Ngài thông minh ra sao, quyền phép ra sao, và ở khắp nơi ra sao. Vì tin Thượng đế là Bản thể muôn loài, nên tôi thấy muôn loài đều phải nỗ lực tiến về Ngài. Nhưng muốn tiến được về với Ngài, không thể nào thực hiện được trong một đời, một kiếp, nên tôi tin có luân hồi. Vì tin Thượng đế là Bản thể muôn loài, nên tôi rất trọng ngọn đèn lương tâm mà Trời đặt trong tôi và mỗi người chúng ta. Lương tâm chính là Bản Thể chúng ta, chính là Phật tính của chúng ta.

Tôi rất sung sướng là đã tìm ra được định nghĩa chân chính về Thượng đế, và đã biết Ngài là Bản thể con người tôi và chúng sinh, chứ không phải là một nhân vật sống ngoài vũ trụ như Công giáo thường định nghĩa, và coi Ngài như là một đấng ở trên Trời.

Carl Jung nói: «Quan điểm Thượng đế hữu Ngã là quan điểm của Âu Châu. Quan điểm Thượng đế vô ngã mới là quan điểm phổ quát (Universal archetype).»

Lão tử viết: Phù vật vân vân, các qui kỳ căn, qui căn viết tĩnh, phục mệnh viết trường. (Đạo đức Kinh, ch. XVI). Mà tôi dịch là:

Muôn loài sinh hóa đa đoan,

Rồi ra cũng phải lai hoàn bản nguyên.

Hoàn bản nguyên an nhiên phục mệnh.

Phục mệnh rồi trường vĩnh vô cùng.

Vì thế mà các Đạo Giáo Á Đông dạy ta phải "qui căn phản bản", hay "qui nguyên, phục thủy."

Bà La Môn dạy ta: tiến

Từ Hư Vọng tới Chân Thực,

Từ Tối Tăm đến Ánh Sáng.

Từ Tử Vong đến Bất Tử. (Brih. 1.3. 28) [6]

Đạo Phật dạy 4 chữ Thường, Lạc, Ngã, Tịnh. Tiến tới Thường Hằng, Hạnh Phúc, Đại Ngã, Thanh Tịnh.

Đạo Nho dạy: Khử Nhân Dục (Vọng Tâm), tồn Thiên Lý (Chân Tâm), và hễ Nhân dục thắng, thì Thiên Lý vong.Và phải giữ sao cho lòng được Quang, Minh, Chính, Đại. Thật là hết sức đẹp đẽ.

Như vậy, Giác ngộ chính là tìm ra được Chân Tâm, Chân Ngã, khuất lấp sau các bức màn vô minh và hiện tượng. Xưa tôi cứ tưởng là mỗi người giác ngộ một cách, và khi đọc các Thiền Sư, thấy nói ông này giác ngộ, ông kia giác ngộ, mà không mấy khi nói giác ngộ thấy gì. Nhưng càng ngày càng thấy Giác Ngộ chỉ là Kiến Tính thành Phật mà thôi. Giác Ngộ là ấn chứng của Trời đất, cho biết mình đã được tuyển lựa để đi vào con đường hiền thánh. Tuy nhiên không phải là đi ngay được đến chỗ tuyệt luân tuyệt đích.

Dịch Kinh cho thấy từ Giác Ngộ đến lúc thành đạo, có 7 giai đoạn:

PHỤC (Địa Lôi Phục), thấy được rằng trong mình có tính trời.

LÂM (Địa Trạch Lâm), đem được con người về với Trời, đến với Trời.

THÁI (Địa Thiên Thái), biết rằng trời lồng trong tâm khảm mình, thấy mình được Thân Tâm an lạc, tìm ra được thế quân bình giữa tinh thần và vật chất.

ĐẠI TRÁNG (Lôi Thiên Đại Tráng), thấy mình tinh thần hết sức mạnh mẽ, vì luôn hoạt động theo đúng đường Trời.

QUẢI (Trạch Thiên Quải) rũ sạch mọi tàn tích vật chất còn vương vấn nơi thân.

KIỀN trở thành thuần dương, nên như ảnh tượng Trời.

THÁI CỰC, thoát vòng Luân Hồi, vào được trung điểm con người, trung điểm vũ trụ và vòng Dịch. Nói thế nghĩa là lúc nào cũng phải lo thanh tẩy tâm hồn, đi đến chỗ thanh hư, trong sáng.

Tóm lại, vũ trụ hữu hình này đã do một Chân Tâm, một Trung Tâm vô hình sinh xuất ra. Tâm điểm là nguồn sinh hóa, vĩnh cửu, trường tồn. Các vòng bên ngoài là hiện tượng biến thiên. Tâm điểm là tinh hoa, cốt tủy; các vòng tròn bên ngoài có nhiệm vụ làm bao bì, làm xác, làm vỏ che chở bên ngoài.

Nói theo Triết học, Bản thể vô biến tế ấy đã phóng phát tán phân thành vũ trụ. Thế tức là vũ trụ này đã hình hiện lên từ một Bản Thể, từ một Tâm Điểm có một nguồn năng lực vô cùng. Tất cả đều như một cây pháo bông muôn màu, tung tỏa miên trường, vĩnh cửu.

Tôi thấy rằng giữa Bản thể vô biên và quần sinh vũ trụ, có một cái gì liên tục; cũng như giữa sinh linh với sinh linh, có một cái gì gắn bó; tất cả đều liên lạc với nhau, tất cả đều hỗ tương ảnh hưởng đến nhau, tất cả đều cùng hội, cùng thuyền, y thức như người xưa đã nói: Nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức Nhất: Một là tất cả, tất cả là Một, để tạo nên một Đại Thể huy hoàng, toàn bích.

  1. Vô Thần (Atheism)

Vô Thần là không tin rằng vũ trụ này được cai trị bằng 1 vị thượng thần có cá tính riêng biệt.

Thời xưa có người vô thần như Lucretius, nay có những người như Holbach, La Mettrie, Charles Bradlaught, Karl Marx v.v... Nhiều người cho rằng Phiếm Thần cũng là vô thần, vì không tin vào một Thượng đế Hữu Ngã. Nhưng như trên đã nói Phiếm Thần không phải là vô thần.

Như vậy xưa nay, có 3 cách chính để nhận định Thượng đế:

a.- Độc Thần cho rằng có một Thượng đế, hữu ngã, ngoại tại, ở trên các tầng trời, phép tắc vô cùng, thông minh vô cùng, quyền uy vô hạn.

b.- Vô Thần cho rằng không có vị Thượng Thần, hữu ngã như vậy, trong trời đất này.

Vô Thần thật ra không phải xấu như ta tưởng: Họ yêu mến tha nhân; họ tin rằng thiên đàng chính là do mình tạo ra; họ không tin vào kinh nguyện mà tin vào chính mình, và sức mạnh của mình để đương đầu với cuộc sống. Họ cho rằng phải biết mình, biết người, mới có thể sống một cuộc đời viên mãn. Họ tìm học về các đạo giáo, nhưng đề cao lý trí. Ngày nay những người vô thần có những đoàn thể, và đã sọan ra nhiều sách vở. Họ đọc Kinh Thánh rất kỹ và đã bới ra không biết là bao nhiêu điều sai lầm như họ đã trình bày trong quyển The Bible Handbook, revised Edition của W. P. Ball, G.F. Foote, John Bowden, Richard Smith and others, American Atheist Press, Austin Texas, 1986. [7]

Tiếc là Vô thần lại là Duy Vật.

c.- Phiếm Thần cho rằng không làm gì có vị Thượng thần hữu ngã như vậy, trong Trời đất này. Mà vị Thượng thần mà ta mường tưởng ra đó, chính là Bản Thể muôn loài. Bản thể đó đã tiềm ẩn sẵn trong lòng chúng ta. Chúng ta khỏi phải tìm Ngài đâu xa, vì từ muôn thủa, Ngài đã ở sẵn trong ta. Ta rờ vào đâu cũng thấy Ngài (Xúc loại thị đạo), có như vậy ta mới tìm về với Ngài được.

Như vậy, Độc Thần chẳng qua cũng là một thứ Vô Thần mà thôi, vì đưa ra một cái gì không có, thì cũng như là không vậy, và đã làm cản bước tiến của Nhân loại mà thôi.

  1. Bất khả tri (Agnosticism)

Nhóm triết gia này chủ trương không sao biết được Tuyệt đối, biết được Vô Cùng. Và khoa Thần học không có cứ điểm vững chắc.

  1. H. Huxley đã lập ra danh từ này. Huxley cho rằng ngoài hiện tượng, con người không biết được gì hơn.[8]

So sánh Độc Thần (Monothéisme) và Phiếm thần (Pantheism)

Như Giám Mục Robinson đã viết: «Định nghĩa về Thượng đế của Công giáo ngày nay đã lỗi thời.»

Cho rằng Thượng đế ở trên Trời, Chúa lên trời, hay xuống đất (John 3:13; John 6, 61, Eph. 4:9f), là những danh từ nay đã lỗi thời.

Hơn thế nữa, coi Thượng đế như là một nhân vật siêu việt và riêng biệt cũng không đúng.[9]

Giáo Hoàng John Paul II cũng vẫn coi Thượng đế là vị thần sống ngoài vũ trụ. Ngài viết: «Tuy nhiên, tiến trình quay lưng lại với Thiên Chúa của các Giáo Phụ... không hàm chứa 1 cuộc đoạn giao với một Thiên Chúa, Đấng hiện hữu bên ngoài thế giới...Thiên Chúa này, tuy nhiên, vẫn là một Thiên Chúa bên ngoài thế giới.» [10]

Nhà thần học Tillich nói nay phải gọi Thượng đế là cái gì sâu xa nhất, là Bản thể chúng ta.[11]

Ông viết: «Tên gọi Căn cơ sâu thẳm của muôn loài được gọi là Thượng đế. Danh từ Thượng đế chính là để chỉ chiều kích sâu thẳm đó. Nếu danh từ ấy chưa có ý nghĩa gì đối với bạn, bạn hãy chuyển dịch danh từ đó thành chiều kích sâu thẳm của cuộc đời bạn, thành nguồn gốc Bản Thể bạn, điều quan thiết tối hậu của bạn, và là điều mà bạn chú trọng nhất. Có lẽ để làm được như vậy, bạn phải quên đi những gì mà truyền thống đã dạy bạn về Thượng đế, phải quên đi ngay cả danh từ Thượng đế. Vì nếu bạn hiểu được rằng Thượng đế là chiều kích sâu xa của cuộc đời bạn, bạn đã hiểu được rất nhiều về Thượng đế. Hiểu Thượng đế như vậy, không thể rằng là bạn vô thần hay vô tín ngưỡng. Vì bạn không thể nghĩ hay nói được rằng: Sự sống không có chiều sâu; sự sống chỉ là nông cạn, hời hợt; bản thể chỉ là phiến diện. Nếu bạn thực tình đã thốt ra những câu như trên, thì bạn là kẻ vô thần; bằng không thì bạn đâu phải vô thần. Ai hiểu biết được chiều sâu, tức là hiểu biết Thiên Chúa.» [12]

Tôi cảm ơn Giám Mục Robinson, và Tillich vì đã cho biết ngày nay chúng ta không thể còn tin được rằng Thượng đế là một đấng sống riêng rẽ và tách biệt mọi vật.

Như vậy theo tôi, từ ngót 2000 năm nay, chúng ta đã coi Thượng đế như là một nhân vật sống tách rời vũ trụ là một điều cần được sửa lại là Thượng đế là Bản Thể chúng ta, là Chiều sâu con người chúng ta.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh