Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể: Chương 2. Ít Nhiều Loại Từ Ngữ Dùng Trong Thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể

THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ: CHƯƠNG 2. ÍT NHIỀU LOẠI TỪ NGỮ DÙNG TRONG THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể có thể nói được là một thuyết then chốt của nhiều Đạo Giáo, và của nhiều Mật Tông, Mật Giáo trong thiên hạ.

Nó chính là chuỗi liên châu nối liền các Đạo Giáo với nhau, từ lục địa này sang lục địa khác, từ thời đại này sang thời đại kia. Khảo sát học thuyết này cho kỹ lưỡng, ta sẽ thấy hiện rõ lên: truyền thống nhất quán của nhân quần từ trước tới nay, và sẽ soi sáng cho chúng ta rất nhều về vũ trụ về con người, cũng như về thân phận con người, định mệnh con người, ý nghĩa cuộc sống, v.v..

Những nét chính yếu của học thuyết này có thể phác họa được như sau:

Đai khái nó chủ trương:

- Vũ trụ này không phải đã được tạo dựng nên bởi không, mà chính là đã từ một nguyên lý, từ một bản thể duy nhất sinh hóa, phóng phát ra. Nguyên lý tuyệt đối ấy có muôn nghìn tên gọi: đó là Brahman, là Thượng Đế vô ngã, là Đạo, là Vô, là Hư, là Vô Cực, là Thái Cực, là Chân Như, là Ein-Sof v.v..

Nguyên lý, Bản thể duy nhất ấy đã sinh hóa ra chư thần (théogony) và vũ trụ (cosmogony).

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

- Bản thể ấy, vì sinh hóa ra muôn loài, vì là căn cơ, trục cốt muôn loài nên tiềm ẩn, hàm tàng trong lòng vạn hữu (immanence) chứ không tách rời, chứ không siêu xuất vạn hữu (transcendence).

- Vì chủ trương Thượng Đế nội tại, tiềm ẩn ngay trong đáy lòng vạn hữu, vì chủ trương Thượng Đế không tách rời khỏi vũ trụ, mà chính là toàn thể vũ trụ, nên thuyết Thiên địa vạn vật nhất thể có bộ mặt Phiếm thần (Pantheism).

- Con người vì đồng bản thể với vũ trụ với Thần linh, nên con người có thể trở thành thần linh, nếu biết quay về tâm khảm mà tìm cho ra bản thể siêu việt ấy.

- Mục đích cũng như ý nghĩa của đời sống nhân quần chính là tìm cho ra Bản thể siêu việt của mình, tu luyện để trở thành thần linh, trở về với một, với căn bản, với bản thể tuyệt đối, duy nhất.

Với những nét chính yếu ấy làm kim chỉ nam, chúng ta có thể phiếm du trong các thánh thư, trong các kỳ thư, bí điển của các đạo giáo mà không còn lo lạc đường, nhầm lối.

Để dễ theo dõi thiên khảo luận đa dạng này, tôi sẽ trình bày thêm những nét chính yếu của học thuyết này.

Như trên đã nói, vũ trụ này do một bản thể phóng phát, sinh hóa ra. Tuy nhiên có nhiều khía cạnh của vấn đề, chúng ta cần phải nắm vững.

Trước hết là khi chưa có Vũ trụ này, thì Bản thể là Nhất nguyên thuần túy. (Absolute Monism). Khi ấy, Bản thể được gọi là Vô, là Hư, là Ein-Sof, vì chưa hiển dương thành vũ trụ hữu hình, và được tượng trưng bằng số I, hoặc bằng số 0.[1]

Khi bắt đầu hiển dương, thì Nhất nguyên thuần túy ấy sinh ra Nhất nguyên lưỡng cực (Polaried Unity), tức là tuy Nhất nguyên nhưng thực ra đã hàm tàng, bao quát cả Âm lẫn Dương, cả hai bề Tinh thần lẫn Vật chất của vũ trụ.

1) Khi ấy Bản thể được tượng trưng bằng:

- Hình tròn có chấm giữa. Chấm giữa là sinh cơ. Hình tròn là vạn hữu.

- Hình Thái Cực: (Gồm Âm lẫn Dương)

- Hình Rebis: Re = Res = Vật thể. - Bis: Lưỡng (Nhất vật lưỡng thể).[2]

- Hình người Ái nam, Ái nữ (Androgynous: Andro: Nam. Gyne: Nữ)

Số 5 (vì 5= 2+3)

Số 15 (vì 15= 9+6) (3, 9 là Dương. 2, 6 là Âm)

2). Bản thể Duy nhất sinh xuất ra vũ trụ bằng cách:

- PHÓNG PHÁT (EMANATION), và

- SINH HÓA (DIVISION), hay PHÂN HÓA.

Phóng phát là phát quang, là tung tỏa chính Bản thể mình ra. Tiếng Anh lẫn tiếng Pháp gọi thế là Emanation.

Phân hóa là tự phân chia dần mãi ra.

1 sinh 2 - 2 sinh 4 - 4 sinh 8 - v.v..

3). PHÓNG PHÁT, PHÂN HÓA không thể vô cùng tận. Tới mức độ nào đó, sẽ có sự chuyển hướng, phản phục. Cho nên tiếp theo thời kỳ phóng phát và phân hóa sẽ đến thời kỳ thâu liễm (absorption, résorption, réintégration), hợp nhất (union), đoàn tụ (réunion).

Hai chiều PHÓNG PHÁT, PHÂN HÓA - thâu liễm, hợp nhất hợp thành một Vòng biến dịch tuần hoàn để thực hiện một điều kỳ diệu là:

thủy chung như nhất

alpha = oméga

Vòng biến dịch tuần hoàn đó được gọi là:

- Vòng Biến Dịch (Nho, Lão)

- Vòng Pháp luân, Vòng Duyên nghiệp, Vòng Luân hồi. (Bà la môn, Phật)

- Vòng Chu xà Ouroboros (Âu Châu)

- Vòng Đại Chu Thiên (Á Châu)

4). Thuyết Vạn vật nhất thể trở thành một học thuyết Đạo giáo, nếu ta đem thay chữ Bản thể bằng chữ Thượng Đế, hay Chân Như, Đạo, v.v...

5). Học thuyết Vạn vật nhất thể đưa tới những hậu quả triết học và Đạo giáo sau đây:

- Thuyết Phiếm thần: Thượng Đế là toàn thể vạn hữu (Pantheism)

- Thuyết Thượng Đế nội tại, hàm tàng trong vạn hữu (God’ Immanence)

6). Quan niệm: Vũ trụ này từ một Bản thể phân hóa, phóng phát ra, rồi lại được thâu liễm, hợp nhất lại trong Bản thể, vẽ ra một Vòng biến dịch trong đó:

- Khởi điểm, căn nguyên là Bản thể.

- Vòng biến dịch sinh hóa có 2 chiều:

* Chiều sinh hóa, phóng phát, tức là chiều tạo dựng vạn vật, vạn tượng. Đó là chiều vãng, chiều hứớng ngoại, chiều sinh trưởng, chiều từ nhất biến vạn, chiều ly tâm, chiều xuôi giòng.

* Chiều Thu liễm, Hợp nhất, tức là chiều sinh thánh, sinh thần. Đó là chiều lai, chiều phản hồi, chiều hướng nội, chiều qui tâm, hướng tâm, chiều ngược giòng trở về nguồn. Ta thường gọi đó là chiều qui căn phản bản.

Cuối Vòng Dịch, tức là chung điểm, ta lại gặp lại Bản thể thuần nhất.

7). Quan niệm phóng phát và qui hoàn cũng vẽ lại định mệnh con người. Con người tự Trời xuống trần rồi lại từ trần về Trời. Thế gọi là trở về ngôi vị cũ. Như vậy giác ngộ là giác ngộ được căn cơ, gốc gác mình, giác ngộ được con đường phải đi của mình để trở về quê hương cũ. Dẫu sao thì Đắc Nhất, Liễu Nhất, Phối Thiên vẫn là mục phiêu tối hậu của các Thánh Thần.

8). Cuối cùng quan niệm phóng phát và qui hoàn cũng được gắn liền với thuyết Luân Hồi, Tái Sinh, Luân Kiếp (transmigration, renaissance, metempsychosis) với những phụ thuyết như thuyết Hồi ký của Plato (Réminiscence)...

Học thuyết Thiên địa vạn vật nhất thể đại cương chỉ có vậy. Tuy nhiên ít khi nó được trình bày một cách toàn vẹn, một cách trực tiếp, mà lại được trình bày nhiều loại nhiều cách, bằng nhiều loại ngôn ngữ khác nhau. Dưới đây xin lược qua các phương pháp trình bày, hay các loại từ ngữ cổ nhân đã dùng để trình bày tư tưởng nói trên.

* VÍ DỤ 1: Tư tưởng cần trình bày:

Vạn hữu, vũ trụ này do một bản thể duy nhất phóng phát sinh hóa ra:

  1. Từ ngữ thông thường (ordinary language): Thiên địa vạn vật nhất thể. Nhất sinh vạn.

2.Từ ngữ huyền thoại (mythological language): Prajapati, Purusa, Bành tổ, Ymer, v.v... phân thân thành vũ trụ.

  1. Từ ngữ ví von, so sánh(metaphysical language): Vũ trụ này đã do một quả trứng nguyên thủy phát sinh. 1/2 quả thành trời. 1/2 quả thành đất. Vỏ cứng thành núi. Màng mềm thành mây, thành sương. Gân máu trong trứng thành sông. Chất lỏng trong trứng thành biển cả. (Chand. Up 3, 19)
  2. Từ ngữ số học (numerical language): Nhất sinh vạn.

5.Từ ngữ tượng hình (symbolical language): Chữ Vạn

Trong đó tâm điểm là Bản thể.

Bốn cánh là vạn hữu.

Và vạn cũng là vạn hữu.

- Một mặt trời (Bản thể) tung hỏa ra muôn hào quang (hào quái, vạn hữu).

- Một gốc cây (Bản thể, Thái cực) sinh ra muôn cành lá (vạn tượng, hào quái) sum sê. Dịch kinh đã dùng những phương thức này.

* VÍ DỤ 2: Tư tưởng cần trình bày:

Vũ trụ này đã do một bản thể phóng phát, phân hóa ra.

  1. Từ ngữ thông thường: Vũ Trụ này đã do một Bản thể phóng phát, sinh hóa ra.
  2. Từ ngữ triết học (langage philosophique): Thái Cực sinh lưỡng nghi, Lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái.
  3. Từ ngữ triết tự (literal language):
  4. a) YHVH sinh ra:

(Xem Henri Sérouya, La Kabbale, p. 130)

(YHVH: Yaweh:Thượng Đế)

A (Sắc giới, khi ta tỉnh)

  1. b) AUM sinh ra U (Dục giới, khi ta mơ)

M (Vô sắc giới, khi ta ngủ say) (Mundaka Up. I) [3]

  1. Từ ngữ số học:
  2. Từ ngữ tượng hình (symbolical language):

- Tâm điểm và nhiều Vòng tròn đồng tâm.

- Hình tam giác với Thiên nhãn hay bốn chữ YHVH ở tâm điểm phóng hào quang sinh ra vầng mây vạn hữu biến thiên bên ngoài:

  1. Từ ngữ số học loại ma-phương (magical square):

Trong đó số 5 là Thượng Đế.

Các số bao quanh là vạn hữu. Cộng các phía đều là 15.

Mà 15 là YH. YH là Thượng Đế trong từ ngữ Do Thái v.v.. (Henri Sérouya, La Kabbale, p. 154)

Những tư tưởng, những phương pháp trình bày trên đây chính là những chìa khóa giúp ta mở được các cửa huyền môn trong thiên hạ, và tìm ra được truyền thống duy nhất tự cổ chí kim.

Đó cũng là cách thức khoa học để chứng minh: VẠN GIÁO NHẤT LÝ.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh