Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể: Chương 10. Môn Phái Bạch Y (Sufism) Với Thuyết Thiên Địa Vạn Vật Đồng Nhất Thể

THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ: CHƯƠNG 10. MÔN PHÁI BẠCH Y (SUFISM) VỚI THUYẾT THIÊN ĐỊA VẠN VẬT ĐỒNG NHẤT THỂ

Môn phái Bạch Y (Mật Tông Hồi giáo) ra đời vào khoảng thế kỷ 2. Dạy con người có thể kết hợp với Trời qua những giai đoạn như thống hối, hãm mình, bỏ mình, sống nghèo khó, nhẫn nhục, tin tưởng v. v...

Họ tin rằng con người có thể tiến tới thần minh, tu luyện thành thần minh và sống kết hợp với Đấng Tối Cao, sống hòa mình với Đại Thể vũ trụ. Quan niệm này cũng tương đương như quan niệm nhập Niết Bàn của Phật Giáo, hay hòa mình với Brahman của ấn Giáo. [1]

Môn phái này cũng chủ trương thuyết: Thuyết Thiên địa vạn vật đồng nhất thể. Có người cho rằng tư tưởng trên có thể thấy trong vài đoạn thánh kinh Coran của Hồi Giáo, nhưng thực ra đã vay mượn ở những trào lưu ngoài đạo Hồi như Huyền Học Thiên Chúa Giáo (Catholic Mysticism), môn phái Tân Bá Lạp đồ (Néo-Platonism), Denys l'Aréopagite, môn phái Viên Giác (Gnosticism), môn phái Mandeism, Manicheism v.v...

Quyển Histoire du Caodaisme của Gabriel Gobron toát lược tư tưởng môn phái này như sau: ông Ben Aliona vị giáo chủ gần ta nhất (ông chết năm 1934) chủ trương phối hợp đạo Maisen, Bái Hỏa, Công Giáo, Hồi giáo. ông dạy như sau:

Thượng đế là duy nhất. Vũ trụ này là những bức màn che thế giới vô cùng.

Vũ trụ này được phóng phát ra từ Thượng đế. Chỉ những tâm hồn đặc biệt mới hiểu điều sâu nhiệm (bathen) ẩn áo này (sirr), chứ không phải là thế giới này được tạo dựng nên, như người tầm thường (foqara) đã tưởng. Và như vậy, Thượng đế đã ở trong ta (ai biết mình, sẽ biết Chúa, ai chịu tìm hiểu mình, sẽ tiến gần Chúa. Phải được giác ngộ (Icrhraq) như mọi danh nhân Hồi Giáo đã chủ xướng. [2]

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phái Sufism cho rằng: Dẫu bao nhiêu tiên tri cũng chỉ là một người. Họ đều là những tàn lửa do một ngọn lửa.[3]

Gobron nhận định thêm: Khi tiến tới một trình độ tâm linh cao siêu, các bậc đạo cao đức cả vượt lên trên những người thường, và coi nhau như là những người bạn của Thiên Chúa. Họ thành khẩn kết bạn với nhau.[4]

Môn phái này muốn mọi người thương yêu nhau thật sự như sách Zohar của Do Thái hay sách Ennéades của Plotinus đã dạy.

Và đây là lời lẽ toát lược sự hóa kiếp của con người, thành bản thể Trời:

«Trò tới nhà thày, gõ cửa. Không ai trả lời.

Trò gõ lại.

Trong hỏi: Ai đó? Là Tôi.

Không ai trả lời. Cửa không mở.

Lát sau, trò gọi lại.

Trong hỏi: Ai đó? Là Ông.

Và lần này cửa mở.» [5]

Như vậy, khi tính người tan biến, còn nguyên có tính Trời, thì Thánh Hiền Hồi giáo gọi là fana, khi tâm hồn sống động bởi Chúa, hay nói cách khác, khi Chúa hoạt động trong tâm hồn, thì họ gọi là trạng thái Baqa. Như vậy Phối Thiên là rũ bỏ Nhân Tính, phục hồi Thiên Tính. [6]

Abu-Yazid, một vị thánh Hồi giáo, nói: tôi đã gặp Chúa toàn năng trong giấc mộng, và hỏi ngài: Đường nào về với Chúa? Ngài trả lời tôi: Hãy trút bỏ ngã chấp và hãy vươn lên.

Yazid Bastami, một vị thánh Hồi giáo khác nói: Tôi bỏ hết hồn tôi như con rắn lột xác, rồi tôi nhìn vào bản thể tôi, và khi ấy, Tôi chính là Ngài. [7]

All-Hallag là một vị thánh Hồi Giáo khác, cũng viết: Ta là đấng ta yêu, Đấng ta yêu là ta. Chúng ta là 2 thần trong một xác. Nếu bạn thấy ta, bạn sẽ thấy Ngài, nếu bạn thấy Ngài, Bạn sẽ thấy ta. Chuyển thơ:

Ta cùng với Đấng ta yêu,

Hai đằng là một, khôn chiều qua phân.

Một thân mà có hai thần,

Thấy ta, thấy Chúa, cũng ngần ấy thôi. [8]

Baba Kuhi ở Shira (chết 1050) có bài thơ mà tôi phỏng dịch như sau:

Ở ngoài chợ, ở trong dòng,

Ở đâu cũng thấy thuần ròng Chúa thôi.

Xuống khe, lên núi, lên đồi,

Ở đâu cũng thấy Chúa tôi tràn đầy.

Giàu sang, nghèo khó tuy thay,

Bao giờ cũng thấy Chúa ngay bên mình.

Dù khi tĩnh tọa, cầu kinh,

Ăn chay, giữ giới, thấy mình Chúa thôi.

Bất kỳ hay dở trên đời,

Truy nguyên vẫn thấy Chúa tôi rành rành.

Mở to đôi mắt nhìn quanh,

Trông gì cũng thấy hóa thành Chúa thôi!

Nến tôi thắp cháy lửa Ngài,

Hào quang vừa tỏa, Chúa tôi hiện hình.

Mượn đôi mắt Chúa nhìn quanh,

Bỏ đôi mắt tục, vẫn rành Chúa thôi.

Giã từ hiện tượng, hình hài,

Lạ sao vẫn thấy Chúa tôi như thường.

Tưởng mình tan biến, hư vương,

Nào hay mình vẫn miên trường vô biên. [9]

Rumi, một thánh nhân Hồi giáo khác, cũng dứt khoát cho rằng chỉ có thể tìm thấy Chúa trong tâm hồn con người mà thôi. Ông có thơ sau:

Tôi lục lạo khắp cùng Thiên Chúa giáo,

Thánh giá nhìn lên, tôi thấy nó trống không!

Tăm tích Ngài, sao tôi vẫn mịt mùng!

Tôi lang thang trong chùa chiền, miếu mạo,

Ngài ở đâu sao chaựng thấy hình dung?

Đá Kaaba, tôi quanh quất, ruổi rong,

Đô hội ấy, mà sao Ngài vắng bóng!

Tâm hồn tôi, tôi nhìn tận bên trong,

Ôi lạ thay, kìa sao Ngài ở đó?

Thần trí tôi bỗng mãnh liệt động rung,

Rũ sạch hết bụi trần gây chia rẽ... [10]

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh