Khám Phá Thế Giới Tâm Linh: Chương 2. Luật Nhân - Quả

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI TÂM LINH: CHƯƠNG 2. LUẬT NHÂN - QUẢ

Hầu hết mọi người đều đã quen với niềm tin rằng sự tham dự của chúng ta vào quá trình tiến hóa chỉ giới hạn trong khoảng thời gian một đời người, một kiếp đời đơn lẻ. Niềm tin này phản ánh quan điểm nhìn nhận theo nhân cách năm giác quan: không gì tự thân kéo dài vượt quá kiếp đời của nó. Con người (nhận thức) đa giác quan cũng hiểu không cái gì thuộc về họ (cơ thể, bản ngã, tài sản,…) tồn tại vượt quá một kiếp đời, duy chỉ có linh hồn mới là bất tử.

Quãng đời tồn tại của bản ngã là một trong vô số những trải nghiệm của linh hồn trong “cõi” thời gian - không gian vật chất này. Bởi vì linh hồn tồn tại vượt ngoài khuôn khổ của thế giới vật chất, nên tầm nhìn của linh hồn thật bao la, rộng lớn, và nhận thức của linh hồn không bị giới hạn bởi bản ngã. Bấy lâu nay, linh hồn đã quen chọn lựa cách thức trải nghiệm cuộc đời hết sức “vật chất”; vì trên bước đường tiến hóa, linh hồn thường tái sinh (hóa thân) nhiều lần theo hình thức đưa nguồn năng lượng của nó vào rất nhiều dạng thức vật chất (cơ thể) có chức năng tâm lý (có khả năng nhận thức, tư duy, cảm nhận). Với mỗi lần tái sinh, linh hồn tạo ra một bản ngã và thể xác khác nhau. Theo con người (nhận thức) năm giác quan, bản ngã và thể xác là phương tiện hỗ trợ cho con người tồn tại và trải nghiệm cuộc sống; còn với linh hồn, đây là hai công cụ “độc nhất vô nhị” và hoàn toàn thích hợp cho sự tái sinh.

Mỗi bản ngã đóng góp một cách chủ ý hoặc vô tình vào sự tiến hóa của linh hồn theo cách thức riêng, bằng những khả năng và bài học đặc thù. Cuộc đời của một người mẹ, người lính, cô con gái, cha xứ, v.v.; những trải nghiệm yêu thương, tổn thương, sợ hãi, mất mát, dịu dàng, v.v.; những cuộc tranh giành, dấu dá với nỗi tức giận, sự hiếu chiến, nỗi trống trải, lòng đố kỵ, v.v. tất cả đều phục vụ cho sự tiến hóa của linh hồn. Mỗi đặc điểm về thể chất, cảm xúc, tâm lý hội đủ trong một bản ngã và thân xác (như: đôi cánh tay mạnh mẽ hay yếu ớt; trí tuệ dần độn hay uyên bác; tính tình vui vẻ hay chán chường, tuyệt vọng; đa vàng hay đa đen; thậm chí cả màu tóc, màu mắt,…) đều hoàn toàn tương thích với mục đích của linh hồn - trưởng thành, tiến hóa về tâm linh.

Nhân cách năm giác quan không quan tâm đến những sự tái sinh khác của linh hồn, trong khi nhân cách đa giác quan có thể ý thức được về những sự tái sinh này, hoặc “cảm” được những kiếp đời quá khứ (qua những ký ức có khi là mạnh mẽ, có khi mơ hồ về những cuộc đời trước kia) hay tương lai (“Gieo gì, gặt nấy”; ta sẽ nhận “quả trái” cho những gì mình đang làm trong hiện tại). Nhưng đó không phải là những kiếp đời mà bản ngã (hiện tại) ấy đã sống hay sẽ sống. Chỉ linh hồn - năng lượng sống bất tử - mới trực tiếp trải nghiệm qua nhiều kiếp đời mà thôi.

Linh hồn sẽ tái sinh rất nhiều lần. Vì vậy, việc giải phóng cái tiêu cực tồn tại trong bản ngã thuộc bất kỳ lần tái sinh nào của linh hồn cũng đều mang lại lợi ích không chỉ cho chính lần tái sinh ấy mà còn cho những lần tái sinh khác. Do linh hồn vượt thoát khỏi sự giới hạn thời gian, nên linh hồn càng tiến đến gần trạng thái hoàn hảo khi bản ngã phóng thích được những dòng năng lượng sợ hãi nghi ngờ. Như chúng ta sẽ thấy, việc phóng thích mặt tiêu cực trong bản ngã còn mang lại lợi ích cho rất nhiều động lực ý thức khác. Con người năm giác quan chỉ nhận thức được một số động lực (như là ý thức và sự tiến hóa về mặt giới tính, chủng tộc, quốc gia và nền văn hóa) nhưng “mù mờ” trước những động lực ý thức khác và những tiến trình nội tâm. Chính những động lực này sẽ giúp mở rộng khả năng nhận thức của con người năm giác quan. Vì vậy, mỗi kiếp đời sống có ý thức là một kho báu vô giá.

Bản ngã và cái thân xác đi cùng bản ngã là những khía cạnh hời hợt, “chóng đến , chóng đi” của linh hồn. Sau khi đã hoàn tất nhiệm vụ thông qua công cụ bản ngã và cơ thể - nghĩa là vào lúc kết thúc một kiếp tái sinh của linh hồn - linh hồn sẽ trút bỏ chúng đi. Bản ngã và thân xác chấm dứt tồn tại, nhưng linh hồn thì không. Sau mỗi lần tái sinh, linh hồn lại trở về trạng thái bất tử và tự nhiên - giàu lòng trắc ẩn, thuần khiết và tràn ngập tình yêu vô bờ.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Như vậy, sự tiến hóa của chúng ta điễn ra theo cách thức như sau: sự tái sinh liên tục của nguồn năng lượng - linh hồn - trong Ngôi Trường Trái Đất.

Vì sao lại có sự tái sinh? Và tại sao cần phải lý giải về bản ngã và linh hồn?

Mỗi lần tái sinh là một sự tinh giản vô cùng lớn nguồn sức mạnh của linh hồn đến một tỷ lệ sao cho tương thích với dạng thức vật chất mà linh hồn sẽ đi vào. Đó là sự thu nhỏ một hệ thống sống bất tử (năng lượng linh hồn), gói gọn nó lại trong một khung thời gian và quãng đời kéo dài trong vòng một số năm nhất định (một kiếp đời). Linh hồn tự nguyện lựa chọn cách thức này nhằm mục đích chữa lành cho chính nó.

Bản ngã là phần của linh hồn cần được chữa lành; nó tồn tại cùng với những phần khác của linh hồn như tình yêu thương và lòng trắc ẩn - những phần mà linh hồn đưa thêm vào tiến trình chữa lành trong kiếp đời đó. Những khía cạnh vỡ rạn của linh hồn (những phần cần chữa lành) tương tác lẫn nhau để cho từng phần vỡ rạn có thể hàn gắn, kết nối nguyên vẹn với nhau. Bản ngã giống như một đồ hình Manđala phức tạp, được hình thành từ những phần vỡ rạn cộng với những phần không bị vỡ rạn, không bị phân mảnh. Bản ngã trực tiếp phát nguồn từ những phần của linh hồn lựa chọn thực hiện chữa lành trong một kiếp đời cụ thể và trải nghiệm sự đời. Vì vậy, khi quan sát một người, bạn có thể nhận thấy nỗi đau rạn vỡ của linh hồn mà từ đó bản ngã hình thành; bạn cũng có thể thấy cả phần đặc ân, hồng phúc (phần yêu thương của bản ngã) linh hồn vun đắp được.

Hãy hình dung linh hồn mạnh mẽ biết nhường nào khi trong linh hồn có phần trải nghiệm tình yêu bao la, có phần trải nghiệm nỗi sợ hãi, có phần mang tính trung lập, có phần trải nghiệm bệnh tâm thần phân liệt và có phần trải nghiệm lòng trắc ẩn sâu sắc. Nếu bất kỳ phần nào chưa được chữa lành, thiếu hoàn chỉnh, thì bản ngã mà linh hồn tạo thành sẽ thiếu vắng sự hòa hợp. Bản ngã hòa hợp là “phương tiện” giúp linh hồn dễ dàng truyền nguồn năng lượng mạnh mẽ, thuần khiết cho sự hóa thân (cơ thể và chính bản ngã ấy) của linh hồn trong thực tại vật chất.

Mua đá năng lượng:

Linh hồn luôn hiện hữu, không bắt đầu cũng không kết thúc; chỉ là linh hồn đang tiến đến sự toàn vẹn. Bản ngã là công cụ năng lượng được linh hồn sử dụng nhằm thực hiện chức năng của nó trong thế giới vật chất. Mỗi bản ngã là độc nhất vô nhị bởi vì năng lượng của linh hồn tạo thành bản ngã đó là độc nhất. Có thể nói, bản ngã là cá tính của linh hồn tương tác với sự vật tự nhiên. Bản ngã là sản phẩm được hình thành từ tên gọi, từ môi trường sống, cũng như từ những khía cạnh vỡ rạn của linh hồn.

Bản ngã không vận hành độc lập với linh hồn. Càng đi vào chiều sâu tâm linh, bản ngã trở nên lắng dịu bởi vì năng lượng ý thức được tập trung vào nội tâm, chứ không hướng ra cái vỏ bề ngoài hời hợt, giả trá của nó - tức là bản ngã, cái tôi giả tạo bên ngoài - nữa.

Bản ngã đôi khi xuất hiện như một thế lực hung hãn, quá khích, không nối kết với năng lượng của linh hồn. Đây có thể là căn nguyên sinh ra cái mà người đời thường gọi là “người độc ác” hay “người mắc bệnh tâm thần phân liệt” - kết quả của bản ngã (hay nhân cách) không có khả năng tìm thấy điểm kết nối với gốc gác của nó là linh hồn. Những xung đột trong cuộc đời con người tương quan trực tiếp với việc năng lượng của bản ngã gần với năng lượng của linh hồn đến đâu, và như vậy bản ngã đang dứng ở vị trí sáng tạo… thiếu trách nhiệm! Khi bản ngã ở trạng thái cân bằng hoàn toàn, bạn không thể thấy bản ngã kết thúc ở đâu và linh hồn bắt đầu ở đâu. Đây là dấu hiệu của một con người toàn vẹn.

Vậy, yếu tố nào liên quan ến việc chữa lành của linh hồn?

Hầu hết mọi người đều quen với ý tưởng mình chỉ phải chịu trách nhiệm cho một số - không phải tất cả - hành động của mình mà thôi. Chẳng hạn, ta thừa nhận kiểu hành vi ứng xử tạo dựng mối giao hảo tốt đẹp, thâm tình đưa ta xích lại gần láng giềng, hoặc những lời phản hồi tích cực với bà con chòm xóm là của mình, nhưng lại phủi tay dùn đẩy trách nhiệm cho vụ việc cãi nhau với hàng xóm, hoặc lời phản hồi tiêu cực từ phía họ. Khi ta dành thời gian kiểm tra tình trạng chiếc xe trước khi khởi hành, ta thấy mình đã tròn trách nhiệm cho một chuyến đi an toàn; nhưng nếu ta nghĩ cần phải chạy tăng tốc lên và suýt gây tai nạn thì ta lại quy kết trách nhiệm cho người tài xế kia. Nếu ta sống được nhờ vào khả năng kinh doanh thành công của mình, ta tự khen ngợi, tán dương bản thân; tuy nhiên, nếu phải chật vật mưu sinh bằng nghề “dào tường khoét vách” thì ta đổ lỗi cho tuổi thơ cơ cực, khốn khó của mình.

Với nhiều người, thể hiện trách nhiệm đồng nghĩa với việc bị “chộp lưng, túm gáy”. Lần nọ, một cậu bạn hào hứng kể cho tôi nghe về bữa ăn tối tại nhà hàng cùng với gia đình. Anh bạn này hàng năm thường trở về Ý thăm quê hương. Khi nhận hóa đơn tính tiền, cha của cậu ấy, một người vốn khó tính, xem xét chi li từng món được ghi nguệch ngoạc trên giấy. Sau khi kiểm tra một hồi, ông giải đoán dòng chữ cuối cùng và nhận ra nó là một lời điễn giải cụt ngủn có thể dịch thô thiển là: “Nếu tính được, thì tính”. Ông gọi người bồi bàn lại và hỏi: “Cái này nghĩa là gì vậy?”. Người bồi bàn nhún vai, đáp: “Chưa tính”. Nhiều người trong chúng ta cảm thấy nếu người bán hàng thối dư tiền cho mình và ta cầm lấy luôn, thì cuộc đời của ta quá lắm cũng chỉ bị ảnh hưởng tới mức là mình bỗng dưng nhận được thứ không mong chờ mà thôi!

Nhưng thật ra, mỗi hành động của chúng ta đều ảnh hưởng đến chúng ta theo những chiều hướng sâu rộng.

Mỗi ý nghĩ, cảm xúc và hành động được thúc đẩy bởi một ý định, và ý định đó là một nguyên nhân luôn đi kèm hệ quả. Nếu đã góp phần vào nguyên nhân đó, chúng ta không thể không chia sẻ chung kết quả. Chúng ta chịu trách nhiệm cho mọi hành động, ý nghĩ, cảm xúc của mình, hay nói cách khác, chúng ta chịu trách nhiệm cho mọi ý định. Chính ta, chứ không ai khác, sẽ dự phần vào kết quả cho từng ý định mình nuôi giữ. Vì thế, sẽ là khôn ngoan khi ta dựa theo kinh nghiệm từng trải mà nhận ra, phân loại những ý định nào tạo ra quả trái nào, từ đó lựa chọn những ý định sẽ sản sinh kết quả như ý nguyện.

Đây là cách ta học hỏi về thực tại vật chất từ khi còn bé, và cũng là cách xử lý, gạn lọc lại kiến thức tiếp thu được khi ta trưởng thành. Ví dụ như, biết được kết quả của việc gào khóc mỗi khi đói bụng, thế là ta lặp lại kiểu hành vi tương tự; hoặc khi đã biết hậu quả của việc chạm ngón tay vào chuôi đèn đang có điện, lần sau ta sẽ tránh lặp lại hành động ấy.

Chúng ta biết được những ý định và kết quả đi kèm thông qua kinh nghiệm sống của mình, nhưng việc học hỏi này tiến triển rất chậm bởi vì nó còn tùy thuộc vào mức độ ta từng trải nhiều đến đâu. Chẳng hạn, giận dữ dẫn đến sự chia rẽ và những hành vi thù dịch, giả như phải học điều này chỉ qua kinh nghiệm tự nhiên, thì có thể phải nếm trải mười, năm mươi, hoặc một trăm năm mươi tình huống đau đớn như vậy trước khi ngộ ra rằng chính do xu hướng nóng giận trong ta hay ý định thù hằn, lạnh nhạt, xa cách - chứ không phải hành động cụ thể nào đó - đã sản sinh ra kết quả đáng tiếc. Song, đây là cách học chủ yếu của con người năm giác quan.

Mối quan hệ nhân - quả giữa các sự vật và hiện tượng phản ánh sự tồn tại của một dạng động lực vượt ngoài mọi giới hạn, cản trở của thực tại vật chất, đó là luật Nhân -Quả. Vạn vật trong thế giới vật chất, kể cả con người, là một phần nhỏ của những động lực bao quát và có tầm ảnh hưởng rộng lớn hơn tầm nhận thức của con người năm giác quan. Ví dụ, tình yêu thương, lòng trắc ẩn, nỗi sợ hãi, sự giận dữ mà bạn trải nghiệm chỉ là một phần nhỏ của tình yêu thương, lòng trắc ẩn, nỗi sợ hãi và sự giận dữ nằm trong một hệ thống năng lượng lớn hơn, không thể nhìn thấy được.

Trong thế giới vật chất, luật Nhân - Quả được phản ánh qua Định luật 3 Newton: Đối với mỗi lực tác động bao giờ cũng có một phản lực tương dương, cùng độ lớn và ngược chiều với nó. Nói cách khác, luật Nhân - Quả điều khiển sự cân bằng năng lượng trong quá trình tiến hóa của chúng ta và trong thực tại vật chất.

Luật Nhân - Quả là dạng năng lượng vô ngã, nghĩa là Ai nuôi dưỡng ý định - năng lượng - gì thì người ấy sẽ trải nghiệm kết quả cho ý định ấy, như là một sự đảo nghịch năng lượng quay về với chính người đã sinh ra nó, dù đã “thay hình đổi dạng” (hình hài và bản ngã) qua bao nhiêu kiếp đời. Đây là cách mà cá nhân trải nghiệm động lực vô ngã được mô tả trong Định luật 3 Newton - “phản lực tương dương, cùng độ lớn và ngược chiều với nó”. Chẳng hạn, người thù ghét người khác sẽ trải nghiệm sự thù ghét từ người khác; người biết yêu thương sẽ trải nghiệm tình yêu thương đáp lại, v.v. “Luật Vàng” là kim chỉ nam hành động dựa trên nền tảng luật Nhân - Quả, được phát biểu như sau: Bạn nhận được từ Thế giới những gì bạn trao cho Thế giới.

Song, luật Nhân - Quả khác với hệ thống luân thường đạo lý ở đời. Đạo lý là chuẩn mực về phép tắc đối nhân xử thế do con người tạo ra, nhưng Vũ Trụ không phán xét dựa theo những chuẩn mực này. Nhân - Quả giữ vai trò như một người Thầy vĩ dại dạy chúng ta về tinh thần trách nhiệm.

Mỗi nguyên nhân chưa tạo ra kết quả là một sự kiện chưa hoàn tất, vẫn còn mất cân bằng năng lượng trong tiến trình trở nên cân bằng. Sự cân bằng năng lượng không phải lúc nào cũng hoàn tất trong một cuộc đời vì Nghiệp (karma) của linh hồn được tạo ra và được cân bằng bởi những hành động (karma) của nhiều bản ngã hay nhân cách khác (thuộc linh hồn). Một bản ngã (cá nhân trong kiếp đời hiện tại) thường trải nghiệm những kết quả đã được tạo ra bởi những bản ngã khác của linh hồn (vẫn là người đó trong những kiếp đời trước), và chính bản ngã đó cũng gây ra sự mất cân bằng năng lượng nhiều khi không thể tự thân hóa giải hết trong một kiếp đời. Do vậy, nếu không biết đến linh hồn, sự tái sinh và “nhân” mà linh hồn đã gieo, thì không phải lúc nào cũng hiểu được tầm quan trọng, ý nghĩa của các sự kiện xảy ra trong cuộc đời, hoặc hiểu được kết quả từ những phản hồi của bản ngã đối với các sự kiện ấy.

Chẳng hạn, khi một người (sở hữu cái tôi giả tạo nào đó) gây bất lợi cho những người khác (sở hữu cái tôi khác) thì thường sẽ làm mất cân bằng năng lượng. Sự mất cân bằng phải được hóa giải bằng cách chính cá nhân này phải nếm trải việc bị thất thế trước người kia. Giả sử món nợ ấy chưa thanh toán hết trong kiếp đời tồn tại của người này (bản ngã này), khi bước sang một cuộc đời mới (với bản ngã/nhân cách khác trong nhiều bản ngã/nhân cách của linh hồn), anh ta sẽ phải gánh chịu tiếp. Nếu không hiểu rằng trải nghiệm bị thất thế là kết quả của một nguyên nhân sâu xa trước đó; đồng thời, trải nghiệm này đang giúp hoàn tất một tiến trình “vay - trả”, anh ta sẽ phản ứng theo quan điểm “hẹp” của cá nhân (như là: trở nên tức giận, trả thù hoặc đè nén; quát mắng, buông lời chỉ trích cay độc hoặc thu mình trốn tránh, gặm nhấm nỗi sầu muộn;…) thay vì từ quan điểm “rộng” của linh hồn (“Hết nợ!”). Mỗi kiểu phản hồi theo góc nhìn hạn hẹp như thế đều tạo ra Nghiệp, thế là nợ cũ chưa trả xong lại gánh thêm nợ mới, năng lượng vốn đang bị mất cân bằng phải tiếp tục được làm cho cân bằng hơn nữa.

Nếu một dứa trẻ chết sớm trong kiếp đời này, chúng ta không biết đã có mắc mứu gì giữa linh hồn đứa bé và linh hồn của cha mẹ nó không, hoặc sự ra đi sớm ấy có ý nghĩa chữa lành cho điều gì. Mặc dù thông cảm cho nỗi đau tột cùng của cha mẹ dứa trẻ, nhưng chúng ta không thể phán xét sự kiện này. Nếu không hiểu được bản chất vô ngã của luật Hành Động, có thể sẽ có phản ứng giận dữ với Vũ Trụ, hoặc với những người có liên quan; hay một cảm giác tội lỗi, hối tiếc tột cùng xâm chiếm nếu ta cảm thấy mình đã chưa làm hết sức để giúp dỡ. Tất cả những phản ứng này đều tạo thêm nợ Nghiệp cho linh hồn.

Để trở nên toàn vẹn và hoàn hảo, linh hồn phải cân bằng năng lượng của mình, phải có trách nhiệm với những kết quả nó đã sinh ra. Sự mất cân bằng năng lượng trong linh hồn là những phần thiếu hoàn chỉnh của linh hồn mà đã hình thành nên bản ngã. Linh hồn đang tìm cách chữa lành qua sự tương tác giữa các bản ngã (giữa các cá nhân) với nhau. Sự tương tác này có tác dụng chữa lành hay không còn phụ thuộc vào việc ta có vượt thoát khỏi tầm nhìn hiện tại không. Nhận thức này tự động dẫn tới lòng trắc ẩn. Mỗi trải nghiệm, mỗi sự tương tác trao cho bạn cơ hội nhìn nhận từ quan điểm “mở” của linh hồn hoặc từ quan điểm “đóng” của bản ngã (cái tôi giả tạo).

Vậy, hiểu biết về Nhân - Quả có ý nghĩa thực tiễn gì? Làm sao để chúng ta có cái nhìn vượt thoát khỏi khuôn khổ bó hẹp của hiện tại, và thấy ược sự tương tác đầy ý nghĩa giữa các linh hồn?

Do không thể biết cái gì được chữa lành thông qua mỗi tương tác, nghĩa là những món nợ Nghiệp nào sắp được trả, cho nên chúng ta không thể phán xét những gì mình nhìn thấy. Chẳng hạn, khi thấy một người đang co ro ngủ dưới hiên nhà người khác trong những ngày đông giá lạnh, chúng ta không biết linh hồn này đang phải trả món nợ gì; cũng không biết linh hồn đó có dính líu đến tội ác ở một kiếp khác hay không. Nhưng cùng một món nợ Nghiệp như thế, chúng ta có thể chọn cách xóa nợ theo cách thức hoàn toàn khác - như làm việc từ thiện chẳng hạn - thay vì phải trả giá một cách đớn đau. Chứng kiến những trường hợp như vậy, thể hiện lòng trắc ẩn, cảm thông là phù hợp nhất, và sẽ không thích hợp nếu chúng ta xem sự việc, hoàn cảnh đó thật bất công, bởi vì đâu phải thế, chuyện gì cũng có nguyên nhân sâu xa của nó.

Có những bản ngã ích kỷ, hằn thù và tiêu cực tồn tại, nhưng ta không thể biết rõ lý do tại sao. Có những điều nằm ngoài tầm nhìn của chúng ta. Nói vậy không có nghĩa là ta không thể nhận ra cái xấu, cái tiêu cực, mà là ta không có quyền phán xét. Đây không phải là vai trò của ta. Dù có can thiệp vào một cuộc cãi vã, hay ngăn cản một trận đánh nhau, ta vẫn không nên phán xét những người can dự. Có một điều chắc chắn là: người liên quan đến bạo lực đang mang nỗi tổn thương sâu sắc trong lòng họ, bởi vì một linh hồn mạnh mẽ và cân bằng không có khả năng làm hại ai.

Phán xét là một chức năng của bản ngã, hay cái tôi. Chúng ta tạo ra Nghiệp xấu khi phán xét ai đó (giả dụ như ta nhận định về linh hồn khác rằng: “Chị ta xứng đáng” hoặc “Anh ta không xứng đáng”, hay về một hành động: “Cái này đúng hoặc “Làm thế kia sai rồi”). Nhưng làm vậy không có nghĩa là không nên hành động một cách thích hợp với những hoàn cảnh có mình trong đó.

Chẳng hạn, nếu xe hơi của bạn bị một gã tài xế say xỉn lái xe tông phải, thì đúng là người tài xế kia phải chịu trách nhiệm dền bù chi phí sửa xe cho bạn. Việc anh ta bị cấm lái xe trong khi say xỉn là điều hoàn toàn thích hợp, nhưng không thích hợp khi ta để cho cảm xúc phẫn nộ, đòi hỏi sự công bằng hoặc trừng phạt lèo lái, dẫn dắt bản thân mình. Những cảm xúc này là kết quả của việc nhận định và đánh giá bản thân vượt trội hơn, đúng đắn hơn mọi người.

Nếu ta hành động theo những cảm xúc này, món nợ Nghiệp phải trả không chỉ gia tăng, thêm vào đó ta cũng không thể đi sâu vào những cảm xúc này để tìm hiểu chúng. Như ta biết, cảm xúc là phương tiện giúp ta phân biệt, thấy rõ phần nào trong linh hồn cần được chữa lành, và nhìn thấy được hành động của linh hồn trong thế giới này. Con dường dẫn tới linh hồn luôn đi qua “cửa ngõ” trái tim - cảm nhận - của bạn.

Nếu muốn nhìn rõ từ quan điểm của linh hồn, chúng ta phải dừng phán xét, ngay cả đối với những sự việc xem chừng không thể chấp nhận nổi, như: tội ác của một điều tra viên, vụ thảm sát hàng loạt, cái chết của một đứa trẻ sơ sinh, nỗi đau khủng khiếp của một bệnh nhân ung thư, hoặc một cuộc đời bị gắn liền với giường bệnh,… Đâu ai biết cái gì đang được chữa lành qua những sự việc đau đớn cùng cực ấy. Chúng ta cũng không biết những tiểu tiết trong tình huống trái ngang này đang dẫn dắt đến sự cân bằng ra sao. Thể hiện lòng trắc ẩn trong những trường hợp như vậy - rồi theo đó mà hành động - là thích hợp hơn cả. Nhưng khi tự cho phép mình phán xét sự kiện và những người tham gia, chính là ta đang tạo ra Nghiệp xấu cho mình.

Nếu không phân xử công - tội thì làm sao có thể có công lý ấy?

Mahatma Gandhi đã vài lần bị tấn công trong suốt cuộc đời ông. Mặc dù đã hai lần suýt chết, ông vẫn từ chối truy tố những kẻ tấn công mình bởi vì ông thấy rằng những người kia đang làm “điều mà họ cho là đúng ”. Lập trường “chấp nhận không phán xét” này đóng vai trò chính yếu trong cuộc đời của Gandhi. Chúa Jesus không phán xét ngay cả những kẻ đã nhổ nước bọt vào mặt Ngài và những kẻ đã hành hạ thể xác, nhân phẩm của Ngài một cách không thương xót.

Ngài cầu xin Đức Chúa Trời hãy tha thứ, chứ không phải là trả thù đối với những kẻ đã tra tấn mình. Chẳng lẽ Chúa Jesus không biết đến ý nghĩa của công bằng? Chẳng lẽ lẫn Gandhi cũng không biết đến ý nghĩa của công bằng?

Chúa Jesus biết rõ sự công bằng không phán xét. Gandhi cũng biết rõ sự công bằng không phán xét. Nhưng công bằng không phán xét là gì?

Công bằng không phán xét là một dạng nhận thức cho phép bạn thấy tất cả mọi thứ trong cuộc đời, nhưng không bị lôi kéo vào những cảm xúc tiêu cực. Công bằng không phán xét sẽ giải thoát bạn khỏi công việc “phân xử” của quan tòa và bồi thẩm đoàn do bạn tự bổ nhiệm, bởi bạn biết không gì thoát khỏi vòng Nhân - Quả. Công bằng không phán xét là tự do thấy và trải nghiệm mà không phản ứng một cách tiêu cực. Nó cho phép bạn trực tiếp trải nghiệm dòng chảy thông suốt của sự thông tuệ, sự rực rỡ, rạng ngời và tình yêu bao la của Vũ Trụ mà thực tại vật chất là một phần trong đó. Thái độ công bằng không phán xét lớn dần một cách tự nhiên khi ta hiểu biết về linh hồn và cách nó tiến hóa ra sao.

Như vậy, đây là khuôn khổ cho tiến trình tiến hóa: sự tái sinh liên tục của nguồn năng lượng linh hồn vào thực tại vật chất nhằm mục đích chữa lành và cân bằng năng lượng của linh hồn tuân thủ theo luật Nhân - Quả. Theo khuôn khổ đó, loài người tiến hóa từ trạng thái kiệt quệ, yếu thế chuyển sang trạng thái tràn đầy sức mạnh. Tuy nhiên, những trải nghiệm ta bắt gặp trong tiến trình này không nhất thiết là những trải nghiệm (thường là đớn đau, tổn thương,…) ta đã nếm trải cho đến bây giờ.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh