Khám Phá Thế Giới Tâm Linh: Chương 4. Trái Tim Nội Tâm

KHÁM PHÁ THẾ GIỚI TÂM LINH: CHƯƠNG 4. TRÁI TIM NỘI TÂM

Những lý luận phục vụ cho việc khám phá thực tại vật chất bằng năm giác quan không thể bao hàm trong đó sự tiến hóa - một quá trình không phụ thuộc vào thời gian. Những lý luận này không thể trình bày đầy đủ ý nghĩa về sự tồn tại của linh hồn, hoặc sự cân bằng năng lượng linh hồn qua nhiều lần tái sinh. Chúng không phản ánh được những trải nghiệm về lòng sùng kính - điều vượt tầm cảm nhận của nhân cách năm giác quan. Vì vậy, đã đến lúc cần có một bậc lý luận và sự hiểu biết cao hơn.

Những lý luận và hiểu biết của nhân cách năm giác quan khởi nguồn bên trong tâm trí con người. Chúng là sản phẩm của cái đầu. Do vậy, việc hình thành bậc lý luận và hiểu biết cao hơn này đòi hỏi chúng ta phải quan tâm chú ý đến những cảm nhận của mình.

Vị thế trung tâm của trái tim - trong bậc lý luận và hiểu biết cao hơn của con người đa giác quan - và khả năng cảm nhận tinh nhạy những dòng cảm xúc tinh tế là nét đặc thù của con người đa giác quan, song dường như lại xa lạ với kiểu người nhận thức theo năm giác quan, bởi vì chúng không phục vụ cho việc tích lũy sức mạnh ngoại hiện. Khi chúng ta bắt đầu ý thức tìm kiếm và sử dụng sức mạnh ngoại hiện, chúng ta xem cảm xúc là những phần phụ không cần thiết. Vì vậy, việc theo đuổi sức mạnh ngoại hiện đã dẫn tới một sự kìm nén, ngăn chặn cảm xúc.

Thuộc tính “không thích hợp, thừa thãi” mà chúng ta gán cho cảm xúc đã “ăn” vào nếp tư duy và hệ giá trị của chúng ta. Chúng ta thán phục những thương gia quyết đoán, không khoan nhượng khi sa thải nhân viên để chứng tỏ sức mạnh ngoại hiện. Chúng ta ca ngợi những sĩ quan quân đội thân chinh hoặc biệt phái binh lính tới nơi tang thương và chết chóc để chứng tỏ sức mạnh ngoại hiện. Chúng ta tôn vinh những chính trị gia lão luyện, những người không bị chao đảo bởi lòng trắc ẩn.

Khi ta đóng chặt “cánh cửa” tình cảm của mình, ta khép luôn “cánh cửa” khơi thông những dòng chảy sinh lực tiếp sức sống và kích hoạt những suy nghĩ, hành động của ta. Chúng ta không thể hiểu cảm xúc có tác động lớn đến dường nào! Nó ảnh hưởng đến chính người đã sinh ra nó, đến môi trường xung quanh và những người khác. Nếu không biết được cảm xúc của mình, ta không thể thấy rõ mối liên hệ giữa hệ quả của nỗi giận dữ, u buồn, sầu bi, sung sướng với nguyên nhân khai sinh ra chúng. Rồi ta không thể phân biệt được trong chính ta phần nào là bản ngã phần nào là linh hồn! Nếu không nhận biết cảm xúc của mình, ta không thể động lòng trắc ẩn. Làm sao có thể chia sớt niềm vui, san sẻ nỗi buồn của người khác nếu ta không trải nghiệm niềm vui và nỗi buồn của chính mình?

Không biết rõ cảm xúc của mình, ta không nhận thức được những động lực ẩn sau cảm xúc, cách thức hoạt động và ý nghĩa của những động lực ấy. Cảm xúc là những dòng năng lượng tuôn chảy qua chúng ta. Nhận biết về những dòng chảy này là bước đầu tiên để tìm hiểu Những trải nghiệm của chúng ta manh nha xuất hiện như thế nào và Tại sao như vậy.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Cảm xúc phản ánh ý định. Vì vậy, nhận biết cảm xúc sẽ dẫn tới nhận biết những ý định. Mọi sự không nhất quán giữa ý định (có ý thức) và cảm xúc đi kèm sẽ trực tiếp chỉ ra khía cạnh bị vỡ rạn, cần được chữa lành của bản thân. Chẳng hạn, nếu ý định “lập gia đình” của bạn khiến bạn cảm thấy đau đớn thay vì đem lại niềm hân hoan, nếu ý định “phát triển sự nghiệp” của bạn gây muộn phiền thay vì mãn nguyện, thì việc lần theo nỗi đau đớn, phiền muộn đó sẽ dẫn bạn đến những ý định vô thức.

Không nhận biết cảm xúc của mình, bạn sẽ không có khả năng trải nghiệm lòng sùng kính. Lòng sùng kính không phải là một cảm xúc. Nó là một cách tồn tại, nhưng con đường dẫn tới sùng kính thì đi qua trái tim, và chỉ có sự nhận biết những tình cảm bên trong mới có thể mở toang cánh cửa trái tim nội tâm bạn.

Bậc lý luận và sự hiểu biết cao hơn của nhân cách đa giác quan thể hiện những mối liên hệ và ý nghĩa vốn không thấy rõ ở nhân cách năm giác quan. nhân cách năm giác quan không có khả năng xử lý rốt ráo những dữ liệu do các giác quan thu thập được, cho nên nhận thức về thực tại bị dứt doạn, trải nghiệm về Vũ Trụ thì manh mún.

Nhân cách năm giác quan cũng biết có những động lực nội tại ảnh hưởng đến nhận thức và phát biểu về nó một cách rập khuôn, sáo rỗng, kiểu như: “Hãy mỉm cười và thế giới sẽ mỉm cười với bạn”. Ngoài ra, nó có thể khám phá ra những quy tắc tồn tại bên trong thực tại vật chất, và dúc kết chúng thành những định luật, kiểu như: “Một vật chuyển động đều sẽ chuyển động đều mãi mãi cho tới khi nó thay đổi trạng thái bởi một ngoại lực tác động lên nó”.

Mua đá năng lượng:

Chẳng hạn, ngành khoa học phản ánh xung lực Siêu nhiên nhận ra mối quan hệ giữa những trải nghiệm rời rạc và ghép nối chúng lại với nhau. Đây là thành tựu đỉnh điểm của nhân cách năm giác quan. Tuy nhiên, khi những thành tựu khoa học chỉ được nắm bắt ở cấp độ lý luận và hiểu biết dựa trên nhận thức năm giác quan, những động lực nội tại - tình cảm và ý định - dường như là không liên quan tới thế giới vật chất.

Khi những phát kiến khoa học được lĩnh hội ở bậc lý luận và hiểu biết bằng nhận thức đa giác quan, ta có thể nhận thấy mối quan hệ mật thiết giữa những động lực nội tại và những nguyên lý điều khiển hiện tượng xảy ra trong thế giới vật chất. Chẳng hạn, với con người đa giác quan, định luật “Một vật chuyển động đều sẽ chuyển động đều mãi mãi cho tới khi nó thay đổi trạng thái bởi một ngoại lực tác động lên nó” không chỉ phản ánh một động lực đang vận hành trong chiều không gian - thời gian - vật chất này, mà còn phản ánh một động lực sâu xa hơn vận hành trong thực tại phi vật chất. Có lẽ câu chuyện sau đây sẽ minh họa rõ sự vận hành của quy luật này trong cuộc đời con người:

Hank, một trong những người bạn học cùng trường thiếu sinh quân với tôi, là một anh chàng cao lớn, hào hoa, trẻ tuổi và ưa nhìn, quê ở Kentucky. Hank và tôi rất quý nhau ngay từ lúc mới gặp. Nhiều lần, với sức mạnh thể chất của mình, anh giúp tôi đi chuyển những vật quá nặng; còn tôi thì giúp anh vượt qua những vấn đề rắc rối phải vận dụng đến trí tuệ, như tính toán đường đi của viên đạn. Cùng nhau trải qua những chuyến phiêu lưu mạo hiểm, thế là tình bạn của chúng tôi ngày càng thêm khắng khít.

Sau khi tốt nghiệp, chúng tôi được bổ nhiệm về những đơn vị khác nhau. Tôi mất liên lạc với Hank từ dạo đấy cho mãi tới khi tôi tình cờ gặp anh ở Sài Gòn, Việt Nam. Anh bị thương, và nhờ vào tình bằng hữu của một vị tướng mà anh được điều về đơn vị nơi tôi thường xuyên lui tới.

Trong thời gian làm nhiệm vụ ở Sài Gòn, anh quen với một nữ phát thanh viên khả ái và nổi tiếng, rồi họ đính hôn với nhau. Có vẻ đây là một sự kết hợp hoàn hảo - chàng đại úy đẹp trai và một nhân vật xinh đẹp, được mến mộ.

Tôi lại mất liên lạc với Hank lần nữa cho tới khi tôi rời quân ngũ. Anh gọi điện cho tôi và thông báo là vợ anh sẽ tới ra mắt tại một địa điểm gần nơi tôi làm việc, và anh hẹn gặp tôi ở đó. Khi tôi gặp Hank, giờ cũng đã giải ngũ, trông anh trầm ngâm, buồn bã, cái vẻ thoải mái ở anh không còn nữa. Anh đã đổi tên thành Hal, anh bảo tôi vậy, và xin lỗi là vợ anh không thể đến chung vui với chúng tôi được. Chúng tôi nói chuyện với nhau một hồi, khi tôi hỏi anh dạo này đang làm gì, anh bảo anh “đang tìm một chỗ đứng cho mình dưới ánh mặt trời”.

Tin tức tiếp theo tới tai tôi về Hank, hay Hal, là anh đã tự sát. Sau đó, tôi có dịp gặp người vợ góa của anh. Chị kể cho tôi nghe câu chuyện đau lòng về những khó khăn của cuộc sống hôn nhân, về sự thoái chí của Hank và về việc anh tự sát. Trong những năm ngay sau cuộc chiến tranh Việt Nam, tỷ lệ tự sát của các cựu binh từng tham chiến tại Việt Nam cao bất thường so với những người không phải là cựu binh. Vì vậy, rõ ràng Hank cũng bị ảnh hưởng bởi những trải nghiệm của mình ở Việt Nam. Tuy nhiên, có một động lực phổ biến hơn cả vận hành trong anh.

Hank không thuộc tuýp người hay tự hỏi mình những câu hỏi sâu sắc về cuộc đời. Anh không đi sâu vào tìm hiểu “Mình tồn tại trên Trái Đất này để làm gì?”, bởi vì nếu làm vậy, rất có thể nó sẽ làm thay đổi cuộc đời anh, nhưng anh đã không muốn làm điều đó. Anh sống một cuộc đời không nhiều suy tư, để rồi một ngày kia anh nhận ra mình đã bị chế ngự bởi nỗi trống rỗng, bất lực.

Cuộc đời của anh bạn tôi liên quan như thế nào đến định luật thứ nhất về chuyển động của Newton - “Một vật chuyển động đều sẽ chuyển động đều mãi mãi cho tới khi nó thay đổi trạng thái bởi một ngoại lực tác động lên nó”? “Chuyển động đều” ở đây có ý nghĩa gì trong cuộc sống con người; và “ngoại lực” nào làm thay đổi chuyển động đó?

Những sự kiện điễn ra trong cuộc đời Hank không phải là không thay đổi. Anh lớn lên tại một nông trại ở Kentucky, trở thành sĩ quan quân đội, đi xa nhà cả ngàn dặm, cưới một phụ nữ nổi tiếng và tự kết liễu đời mình. Đó là dòng đời của anh, một dòng chảy vô thức, không thay đổi trong chuyển động của nó. Không phải những trải nghiệm thời thơ ấu, không phải những năm tháng phục vụ trong quân ngũ, cũng không phải do hôn nhân khiến cho Hank suy ngẫm nghiêm túc đến ý nghĩa sâu xa về sự tồn tại của mình. Những nỗi đau và niềm vui đi qua đời anh không ảnh hưởng đến nhận thức của anh về việc “Anh là ai?” hoặc “Anh có thể trở thành gì?”.

Hank không cho phép bản thân lần theo những trải nghiệm trong cuộc đời mình tới tận gốc rễ của chúng. Ngược lại, anh sợ hãi với sự truy tìm kiểu đó. Kết quả là, cuộc đời anh cứ thế trôi vô định, không nhận biết được và không ý thức được từ lúc tái sinh vào cuộc đời này cho đến lúc ra đi. Anh đã trải nghiệm những tình huống vốn cần thiết cho sự cân bằng năng lượng linh hồn anh, anh đã phản hồi lại chúng, và một cách vô tình, anh đã tạo ra thêm Nghiệp qua mỗi phản hồi của mình.

Lòng trắc ẩn mà Hank mang vào thế giới đã nuôi dưỡng nhiều người xung quanh anh, trong đó có tôi. Nhưng anh đã không để cho lòng trắc ẩn ấy trở thành trọng tâm cuộc đời mình. Cho nên Hank đã không nỗ lực hướng về phía linh hồn mình, hướng đến nguồn năng lượng hướng thiện, tích cực của linh hồn. Anh sống với cố gắng hòng đáp ứng những ước muốn của bản ngã, và trở nên quá gắn chặt với những ước muốn đó đến nỗi không cố thay đổi chúng. Vì vậy, cuộc đời Hank là “một vật chuyển động đều” không bao giờ gặp được “ngoại lực”.

Vậy, cái “ngoại lực” mà Hank đã không gặp được đó là gì?

Gregory là một người dàn ông đa trắng, trung lưu, đã tốt nghiệp đại học và xuất thân từ vùng Đông Bắc nước Mỹ. Tuổi thơ của anh là những chuỗi ngày bị đồn nén cảm xúc kinh khủng, nên lớn lên anh trở thành một người bẳn tính, mánh lới và hằn học. Anh không có khả năng tạo lập mối quan hệ, bản tính lại hung bạo và hay gây gổ khiến mọi người dần xa lánh anh. Điều này càng làm tăng thêm sự khinh bỉ của Gregory đối với cuộc đời, nhưng anh không ngừng tự hỏi “Mình giữ vai trò gì trong những trải nghiệm của chính mình?”.

Cuối cùng, khi tính khí cáu bẳn và khó chịu của anh khiến người phụ nữ mà anh đang sống chung phải ra đi, Gregory rơi vào trạng thái đau đớn tận cùng không chỉ vì bị mất mát tình cảm mà còn bởi vì anh nhận ra trong biến cố sau cùng này, có sự lặp lại một khuôn mẫu đã tồn tại từ lâu. Trong mỗi trường hợp, anh thấy mình phải chịu đựng việc bị người khác tẩy chay. Thế là anh quyết định đối mặt với nỗi đau lẫn thói quen của mình. Anh xoay xở sống một mình trong cô quạnh, nhưng đồng thời anh cũng “lùng sục” bên trong nội tâm mình để tìm kiếm những nguyên nhân sâu xa nhất khiến cho cuộc đời anh trải qua nhiều đau khổ.

Nhiều tuần sau, khi anh xuất hiện trước mọi người thì những nhận thức và hệ giá trị của anh đều đã thay đổi. Anh bắt đầu mềm mỏng hơn, và từ từ, những thói quen kiểu cũ biến mất.

Những năm sau đó, anh dần dần trở nên khéo léo, cư xử tinh tế hơn với mọi người. Tính hoài nghi ngày nào nhường chỗ cho niềm vui, ngọn lửa giận dữ trong anh tắt lịm, và mọi người xung quanh trở thành tâm điểm của cuộc đời anh. Giờ đây , anh là một người hữu ích, anh tìm thấy sức mạnh từ những đóng góp, giúp dỡ cho mọi người.

Những thay đổi này không dễ dàng đến với Gregory. Sự chuyển hóa của anh từ một người cáu gắt, khinh thị, nhiều mánh khóe thành một người chu đáo, khéo léo, tinh tế là hành trình vượt qua nỗi đau đớn, đòi hỏi rất nhiều nghị lực. Tuy nhiên, bằng sự tận tụy hết mình, anh đã thay đổi đời mình. Từ đó, “dòng chuyển động đều” trong cuộc đời Gregory đã thay đổi ngoạn mục bởi quyết định đối mặt với nỗi đau, và nó còn đổi khác hơn nữa bởi quyết định trau dồi những nhận thức mới. Cái “ngoại lực” làm thay đổi cuộc đời “chuyển động đều” của Gregory là quyết định “dấn thân vào cuộc đời một cách có ý thức”. Không có quyết định này, cuộc đời Gregory có thể sẽ vẫn trôi xuôi một cách vô định - như cuộc đời Hank - trên lộ trình mà món nợ Nghiệp và những phản hồi của anh với hoàn cảnh phát sinh sắp dặt sẵn giùm anh.

Diễn giải định luật thứ nhất của Newton về chuyển động - mô tả chuyển động lý tưởng của sự vật tự nhiên - theo cách này liệu có thích hợp không? Có phải cách điễn giải này đơn thuần chỉ là một phép ẩn dụ nhằm mô tả về một động lực phi vật chất?

Còn hơn thế nữa. Đó là sự phản ánh một động lực phi vật chất lớn hơn vận hành trong những lãnh địa phi vật chất. Đây là “vật lý học - linh hồn”. Khi khoa học và những khám phá khoa học được hiểu ở cấp độ lý luận và hiểu biết cao hơn từ nhận thức đa giác quan, chúng biểu lộ sự phong phú, dồi dào của sự sống.

Nhận thức của nhân cách đa giác quan không hề bị dứt đoạn. Chẳng hạn, con người đa giác quan thấy rằng những hệ tư duy hình thành nên lịch sử khoa học cũng hé lộ lịch sử của phương cách loài người chúng ta thấy chính mình trong mối quan hệ với Vũ Trụ bấy lâu nay: Thiên văn học theo hệ Ptolemy (thuyết Địa tâm) phản ánh loài người thấy mình là trung tâm của Vũ Trụ; thiên văn học theo hệ Copernic (thuyết Nhật tâm) phản ánh một quan điểm phức tạp hơn và phụ thuộc lẫn nhau, loài người nhận ra mình là một phần trong vận động của Vũ Trụ; vật lý học Newton phản ánh việc loài người tự tin vào khả năng nắm bắt những động lực của thế giới vật chất thông qua trí tuệ; thuyết tương đối phản ánh việc loài người hiểu được mối quan hệ giới hạn giữa những nhận thức tuyệt đối và nhận thức cá thể hóa; và vật lý lượng tử phản ánh việc loài người bắt đầu nhận biết mối quan hệ giữa ý thức với thế giới tự nhiên.

Nói cách khác, từ quan điểm của con người đa giác quan, những khám phá khoa học giải thích sáng tỏ cả những trải nghiệm nội tại lẫn kinh nghiệm ngoại hiện, những động lực cả vật chất lẫn phi vật chất. Chẳng hạn, khám phá cơ bản về quang học nêu rằng: Màu trắng và màu đen không phải là màu sắc như màu xanh đa trời, màu xanh lá cây và màu dỏ. Màu trắng là sự kết hợp tất cả những màu sắc của quang phổ ánh sáng mắt người nhìn thấy được, còn màu đen là sự thiếu vắng quang phổ đó.

Vậy, khám phá này làm rõ những động lực phi vật chất nào?

Con người hay liên tưởng màu trắng với sự tinh khiết, điều tốt đẹp sự đúng đắn. Màu trắng là biểu tượng cho dạng năng lượng tích cực và mang tính bảo vệ. Đó là lý do người ta thể hiện những nhân vật anh hùng xuất hiện trong bộ y phục trắng. Ngoài ra, màu trắng còn tượng trưng cho sự vẹn nguyên của tâm hồn, nên chúng ta thường liên tưởng Thượng Đế, các Thiên Sứ và Thiên Đàng với màu trắng, hình dung ra các Thiên Thần trong bộ áo thụng trắng. Trái lại, chúng ta liên tưởng màu đen với cái ác, những điều xấu xa (chúng ta cho tội phạm mặc đồ màu đen); màu đen là biểu tượng của sự hủy diệt (khi thảm họa xảy ra, ta gọi đó là “ngày đen tối”); và màu đen thể hiện cho nỗi tuyệt vọng, giận dữ, cơn thịnh nộ - tức là thiếu vắng “ánh sáng” của tình yêu thương, lòng trắc ẩn, bao dung - (người mang trong lòng những cảm xúc tiêu cực này là người đang rơi vào “tâm trạng u uất”).

Chúng ta gọi thời Trung Cổ. Và chúng ta nghĩ địa ngục là nơi mà Ánh Sáng của Thượng Đế không soi rọi tới được.

Vậy thì, liệu nhận thức xem màu trắng như là màu của sự hòa hợp, hoàn chỉnh, và màu đen là biểu tượng sự thiếu vắng “ánh sáng” chân chính có hạn chế tính chính xác hay khả năng ứng dụng để giải thích hiện tượng tự nhiên liên quan đến ánh sáng trắng và bóng tối không? Không. Ngôn ngữ, truyền thuyết, tôn giáo và khoa học, mỗi phạm trù nhận ra ở màu trắng một sự phản ánh tính nguyên vẹn, hợp nhất hoặc hoàn hảo, và nhận ra ở màu đen đang có sự thiếu vắng những điều này.

Nhân cách đa giác quan nhìn nhận Chân Lý Thánh Thiện (còn gọi là Thượng Đế hoặc Trí Tuệ Siêu Phàm, hoặc bất kỳ cụm từ nào thích hợp) là Ánh Sáng. Những con người được Ánh Sáng của Chân Lý Thánh Thiện tuôn chảy qua - như Chúa Jesus, Đức Phật và Thần Krishna (dạo Hindu) - là những hiện thân của Ánh Sáng, những con người toàn vẹn, hoàn hảo. Vì vậy, trong thế giới của thời gian - không gian - vật chất này, nhân cách đa giác quan nhìn thấy ở màu trắng (của khoa học) có sự phản chiếu tính nguyên vẹn hoàn hảo của Tạo Hóa. Nó nhìn nhận cái ác, sự giận dữ, thất vọng, hủy diệt như sự thiếu vắng Ánh Sáng. Nên màu đen (của khoa học) nói lên sự thiếu hoàn chỉnh thiếu vắng Ánh Sáng trong thế giới của sự vật và hiện tượng tự nhiên.

Nhân cách năm giác quan không thể nhìn theo cách này nên những lý luận và hiểu biết của nó không toàn điện. Không có khả năng nhận thấy những hiện tượng tự nhiên và mối quan hệ giữa chúng như là những phần không thể tách biệt của cuộc sống, là sự phản ánh những khuôn mẫu lớn hơn của cuộc sống, thì bản chất cũng như những hệ quả của sự nguyên vẹn và thiếu nguyên vẹn cũng không thể được nhận rõ.

Một bản ngã (nhân cách) không nguyên vẹn sẽ ở trong trạng thái phân mảnh, được tượng trưng bằng những màu sắc đơn lẻ, hoặc bằng sự phối hợp riêng lẻ các màu sắc với nhau. Nhân cách không bị phân mảnh thì ở trong trạng thái vẹn nguyên, được tượng trưng bằng ánh sáng trắng. Bản ngã mất sự liên lạc với linh hồn, nguồn Ánh Sáng đích thực, là bản ngã xấu xa, hiểm ác, chìm trong “u mê, tăm tối” - màu đen.

Thông thường, những gì xấu xa, hiểm độc thì luôn thiếu vắng Ánh Sáng - ánh sáng của tình yêu thương. Để mô tả về Ánh Sáng một cách hoa mỹ, chúng ta liên tưởng nó với sự thanh khiết, hiểu biết thấu dáo và nguồn cảm hứng thiêng liêng.

Rất có thể linh hồn sẽ cảm thấy khó bước đi trên lộ trình tái sinh theo con đường Ánh Sáng.

Học cách sống trong Ánh Sáng là một khó khăn lớn. Có thể linh hồn đã tích Nghiệp xấu do những lựa chọn của nó khi tái sinh trên Trái Đất - chẳng hạn, khi ta chọn giận dữ thay vì vị tha, chọn kết tội, chỉ trích thay vì thấu hiểu. Đến lúc rời bỏ thân xác, linh hồn được bao bọc trong một Vầng Sáng, nhưng chất lượng Ánh Sáng như thế nào còn tùy thuộc vào những quyết định lựa chọn của linh hồn khi còn hiện hữu trong hình hài cơ thể. Đến khi linh hồn cần phải tạo ra một bản ngã khác, nó sẽ phải tạo ra một bản ngã căn cứ theo chất lượng của Ánh Sáng này. Vì vậy, bản ngã mới được tạo ra sẽ chịu nhiều giới hạn hơn.

Một bản ngã mang ý thức hạn hẹp sẽ thấy cái ác, cái xấu xa có sức hấp dẫn hơn, so với bản ngã có tầm nhận thức mở mang, khoáng đạt. Đối với bản ngã như vậy, sự cám dỗ muốn bước đi theo con đường sai trái sẽ rất mạnh mẽ. Mọi linh hồn đều bị cám dỗ, nhưng cá nhân có những giới hạn về ý thức sẽ thấy sống trong nỗi sợ hãi thì thú vị hơn, bởi nó không nhận ra nỗi sợ hãi thường dẫn đến điều gì. Có thể nó sẽ chấp nhận nỗi sợ như là một điều bình thường trong cuộc sống.

Do đó, làm thế nào để hiểu rõ được cái ác, cái xấu là điều hết sức ý nghĩa. Ta cần hiểu đúng bản chất của nó: Cái ác là sự thiếu vắng Ánh Sáng. Cái ác không phải là một thế lực mà chúng ta nên chuẩn bị tư thế để chiến đấu chống lại, chạy trốn hay dặt ra ngoài vòng pháp luật. Như vậy, nếu cái ác chỉ là sự thiếu vắng Ánh Sáng thì Ánh Sáng là gì?

Ánh Sáng có ý thức chính là Chân Lý Thánh Thiện, Trí Tuệ Siêu Phàm. Ở đâu thiếu vắng Ánh Sáng Chân Lý thì bóng tối bủa vây, chúng ta loạng choạng, trượt ngã trong u mê, tăm tối. Song, bóng tối không tồn tại vĩnh cửu. Cuối cùng, mọi linh hồn đều sẽ hoàn toàn được Khai Sáng.

Linh hồn không có Ánh Sáng sẽ luôn đi tìm Nguồn Sáng bởi vì luôn luôn có rất nhiều “lực lượng trợ giúp” sẵn sàng hỗ trợ cho linh hồn. Có rất nhiều Ánh Sáng vây quanh linh hồn, mặc dù có lẽ Ánh Sáng không có khả năng xuyên thấu trực tiếp qua linh hồn. Còn với những linh hồn cương quyết sống trong u tối, vẫn có rất nhiều sự trợ giúp dành cho họ.

Tuy nhiên, khi hiểu rằng cái ác là sự thiếu vắng Ánh Sáng thì cách phản hồi thích hợp trước cái ác nên là gì?

Phương thuốc để chữa trị sự thiếu vắng sự hiện hữu. Cái ác đã là sự thiếu vắng nên không thể được chữa lành bằng sự thiếu vắng. Tương tự như bằng cách căm ghét cái ác, hoặc căm ghét kẻ làm việc ác, bạn đang góp phần thêm cho sự thiếu vắng Ánh Sáng chứ không giúp Ánh Sáng càng soi tỏ rực rỡ. Ghét cái ác không triệt tiêu hết cái ác, mà chỉ làm nó thêm vững mạnh.

Thiếu Ánh Sáng khiến cho bản ngã phải chịu đựng đau đớn. Chẳng hạn như, khi bạn nuôi lòng căm thù, bạn tự gây tổn thương, đau đớn cho chính mình. Thế là “Gậy ông đập lưng ông”, nó biến bạn trở thành con người gây thù chuốc oán.

Hiểu cái ác chỉ là sự thiếu vắng Ánh Sáng không làm bạn trở nên thụ động, hoặc thờ ơ trước những hành vi hiểm ác. Trong trường hợp bạn chứng kiến một đứa trẻ bị bạo hành, hay thấy có người bị lạm dụng, hãy làm những gì được xem là thích hợp để bảo vệ đứa bé hoặc giúp đỡ người kia. Nhưng nếu không có lòng trắc ẩn từ trong trái tim dành cho đối tượng hại người - những người hiện không có lòng trắc ẩn - thì chẳng khác nào bạn cũng giống như họ sao? Lòng trắc ẩn, hay năng lượng của tình yêu thương, đang được truyền đến con tim và được truyền đi từ con tim. Nếu hành động phản hồi lại trước cái ác mà không chứa dựng lòng trắc ẩn, chính bạn đang tự đẩy mình vào “bóng tối”.

Hiểu biết cái ác là sự thiếu Ánh Sáng làm lung lay nhận thức về sức mạnh ngoại hiện. Liệu có thể đánh tan sự thiếu vắng này không? Người “gieo” ác có thể bị bắt, nhưng cái ác có thể bị bắt? Một trái tim giàu lòng trắc ẩn chống lại cái ác hiệu quả hơn một đội quân. Phe này có thể giao chiến với phe khác, song sức mạnh vũ lực không thể đánh đuổi hết cái ác. Trong khi đó, trái tim trắc ẩn chỉ cần lan tỏa Ánh Sáng để xua tan “bóng tối” xấu xa.

Để hiểu cái ác là sự thiếu vắng Ánh Sáng, bạn cần xem xét những lựa chọn của mình trong từng khoảnh khắc: “Chúng đưa bạn hướng tới Ánh Sáng hay xa rời khỏi Ánh Sáng?”. Hiểu biết này giúp bạn nhìn những người dính líu tới hành động sai trái với lòng thương cảm - dù cho bạn không thừa nhận những hành động của họ - và theo đó giúp bạn tránh tạo thêm Nghiệp xấu. Nó cho bạn thấy nơi để bắt đầu sứ mệnh thanh trừ cái ác là ở bên trong bạn. Đây là cách phản hồi thích hợp trước cái ác.

Bậc lý luận và hiểu biết cao hơn vốn là đặc điểm của con người đa giác quan, nó cho phép họ học hỏi nhanh hơn con người năm giác quan - chỉ có thể biết được những điều do các giác quan mách bảo, và từ những gì trí tuệ của họ nghiệm ra. Trí tuệ nâng dỡ chúng ta đến mức nào, chúng ta sẽ tiến hóa xa tới mức đó.

Cho đến bây giờ, chúng ta đã khám phá quy mô và độ sâu của thực tại bằng năm giác quan, cùng những hạn chế của sức mạnh ngoại hiện. Giai doạn kế tiếp trong tiến trình tiến hóa sẽ đưa chúng ta vào những trải nghiệm của con người đa giác quan và bản chất của sức mạnh đích thực. Hành trang cần có trên chặng dường sắp tới là một trái tim biết cảm nhận.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh