Mi Tiên Vấn Ðáp: Câu 127. Đức Phật Muốn Che Dấu Pháp?

MI TIÊN VẤN ÐÁP: CÂU 127. ĐỨC PHẬT MUỐN CHE DẤU PHÁP?

  • Thưa đại đức! Đức Thế Tôn có dạy rằng: "Pháp và Luật nếu được công khai thuyết dạy đến đâu thì sẽ làm cho Chánh Pháp được hưng thịnh và rực rỡ đến đấy. Nếu Pháp và Luật bị che dấu, không được thuyết ra thì đến lúc nào đó, Chánh Pháp sẽ lu mờ, bị tiêu hoại...". Điều ấy có đúng chăng, đại đức?
  • Tâu, rất đúng ạ!
  • Thế sao trong tạng Luật, Đức Thế Tôn lại giáo giới rằng: "Các thầy tỳ khưu khi tụng giới bổn Pàtimokkha trong ngày phát lồ (uposatha), phải tụng nơi kín đáo, có Sìma ngăn, không được cho các hàng sa di và cận sự nam nữ hai hàng bước vào trong địa giới hoặc trong phạm vi nghe được"? Tại sao lại cố ý che dấu, không mở rộng việc truyền tụng giới luật cho tất thảy cùng nghe để được tăng trưởng kiến thức, phát khởi và củng cố đức tin? Như thế, rõ ràng Đức Thế Tôn đã cố ý khuyên Chư Tăng che dấu Pháp và Luật, không cố ý mở mang giáo pháp để lợi lạc cho những người học Phật được nếm ý vị, pháp vị, giải thóat vị của Đạo Giác Ngộ.

Vậy xin đại đức bi mẫn giải thích khúc mắt ấy cho trẫm được tỏ tường.

  • Chẳng phải là che dấu Pháp và Luật đâu, tâu đại vương. Đức Thế Tôn bao giờ cũng thuyết pháp với bàn tay mở ra chứ không phải với bàn tay nắm lại. Bao giờ Ngài cũng muốn cho giáo pháp được mở rộng, phát triển, hưng thịnh; được quảng bá sâu rộng giữa nhân gian để cứu độ cho nhiều người.

Riêng về giới bổn Pàtimokkha mà chư tỳ khưu Tăng đọc tụng trong các ngày phát lồ, sở dĩ phải tụng nơi kín đáo, có Sìma ngăn, không thể cho các người chưa tu lên bậc trên bước vào hay nghe được, là bởi những lý do sau đây:

Một là, truyền thống của chư Phật từ ngàn xưa truyền lại cho đến ngày nay, bao giờ giới bổn Patimokha cũng chỉ được phép đọc tụng giữa chư tỳ khưu Tăng với nhau mà thôi.

Hai là, cần phải tỏ ra tôn trọng luật, cung kính giới bổn, không để cho những sa di và cư sĩ xem thường, xem nhẹ.

Ba là, phải tôn trọng phẩm mạo và địa vị của tỳ khưu trong giới luật của bậc Thánh.

Vì ba lý do như vậy nên phải đọc tụng giới bổn nơi kín đáo, có Sìma ngăn - tâu đại vương rõ.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

  • Thế nào là do dòng giống của Chư Phật truyền thừa hở đại đức?

-- Ví như đại vương là dòng dõi vua chúa, thái tử của đức vua tương lai cũng sẽ được làm vua. Nếu có trường hợp là đại vương phải giáo giới, la rầy thái tử về một vài tư cách, hạnh kiểm không tốt của thái tử thì đại vương sẽ dạy bảo thái tử nơi kín đáo, hay là đại vương sẽ giáo giới thái tử giữa chỗ tai mắt bá quan cùng dự bàn hay cho bá tánh cùng nghe?

  • Dòng vua thì phải biết bảo vệ dòng vua chứ! Làm sao chuyện giáo giới thái tử lại mang ra chỗ tai mắt đông người!
  • Tâu, phép của Phật từ ngàn xưa cũng như thế ấy. Khi chư tỳ khưu Tăng tụng đọc giới bổn Pàtimokkha với nhau, đó chính là lúc họ sửa sai, sám hối, kiện toàn những học giới cho nhau. Chuyện ấy làm sao lại đem ra chỗ tai mắt đông người mà phẩm bình, phê bình được? Dòng dõi, tông chủng tỳ khưu thì phải biết bảo vệ giống dòng, tông chủng của tỳ khưu chứ?

Đức vua Mi-lan-đà gật đầu:

  • Có lý lắm!
  • Ví như những tay đô vật nhà nghề, họ thường giữ riêng những ngón nghề không truyền cho kẻ khác; những người thợ vàng, thợ bạc, thợ ngọc, thợ làm dây chuyền giữ riêng bí quyết cho gia đình mình, dòng họ mình; những người có tài nghệ đặc biệt thường dấu tài nghệ không bao giờ phổ biến ra giữa đám đông - thủ tục ngàn xưa của Chư Phật để tỳ khưu chỉ đọc tụng giới bổn với tỳ khưu cũng như thế ấy, tâu đại vương!
  • Vâng, trẫm hiểu rồi. Còn lý do thứ hai: tôn trọng luật, cung kính giới bổn, chẳng nên để cho những người khác xem thường, xem nhẹ là sao ạ?
  • Giới bổn Pàtimokkha là giới bổn cao thượng, làm cho những người thọ trì được cao đẹp, thánh thiện và tôn quý. Người thực hành giới bổn Pàtimokkha trong sạch và viên mãn sẽ dễ thành tựu các tầng thánh quả và chứng ngộ Niết-bàn. Sự thu thúc giới bổn là pháp căn bản, giềng mối cho những hạnh phúc siêu thê; chỉ riêng tỳ khưu tăng mới thọ trì, y chỉ, thực hành. Nó giống như cái lõi chiên đàn quý báu, chỉ thích đáng dành cho các hàng vua chúa, hoàng hậu, công chúa sử dụng. Người dân thường không dễ gì biết lõi chiên đàn là quý; nếu họ nắm trên tay họ cũng xem như que củi, chẳng giá trị gì. Giới bổn Pàtimokkha cũng quý báu như lõi chiên đàn kia vậy, chỉ có chư tỳ khưu Tăng mới biết thọ trì, đọc tụng; còn các hàng sa di, cư sĩ hai hàng cũng sẽ xem thường, xem nhẹ như người dân thường đối với lõi chiên đàn kia thôi!

Do vậy, vì tôn trọng, cung kính giới bổn cũng như tôn trọng, cung kính cái gì thiêng liêng, cao đẹp nên việc không để cho sa di, cư sĩ dự thính khi đọc tụng là điều hoàn toàn cần thiết.

  • Trẫm lãnh hội được rồi, vậy còn lý do thứ ba: tôn trọng phẩm mạo và địa vị của tỳ khưu trong giới luật của bậc thánh là thế nào?
  • Tâu, phẩm mạo tỳ khưu, tức là phẩm mạo của bậc xuất gia, nó cao thượng như thế nào thì đại vương đã biết rồi. Là cái gì không thể độ chừng được, so sánh được, đo lường được; chẳng có cái gì tương tợ, ngang bằng được. Ví như biển sâu chưa ai đo lường, ví như ngọc mani vô giá chẳng có vật báu thế gian nào so sánh - giới bổn Pàtimokkha hằng tạo nên phẩm mạo của bậc xuất gia, cũng y như thế đó. Nó là tài sản riêng của Tăng, đồ dùng riêng của Tăng, nó sanh ra chỉ để dành riêng cho Chư Tăng - không có ai khác sử dụng được. Ví như thảm trải giường, các đồ ngự dụng, vật thoa, vật thơm, voi báu, ngựa báu, ngọc nữ,, hầm bạc, hầm vàng... được sanh lên là do nhờ công đức, phước báu của Chuyển luân Thánh vương! Chỉ có Đức vua Chuyển luân mới thích đáng quản thủ, sử dụng tài sản ấy; những vị vua ít phước báu, những người địa vị thấp thỏi đâu có xứng đáng dự phần, phải vậy không đại vương?
  • Thưa, đúng thế!
  • Giới bổn Pàtimokkha cũng như thế ấy, chẳng thể để cho những người ít học giới, ngoài chư tỳ khưu Tăng xen vào, dự phần được. Đức Thế Tôn điều chế giới bổn để cho chư tỳ khưu đọc tụng với nhau ở trong Sìma ngăn, không cho sa di và cư sĩ dự thính là còn để cho thế gian biết tôn trọng, cung

kính tỳ khưu; vì tỳ khưu Tăng là ruộng phước vô giá, là nơi cho chư thiên và nhân loại cung kính, lễ bái, cúng dường... Sự tôn trọng phẩm mạo và địa vị của chư tỳ khưu Tăng còn là sự bảo lưu Chánh Pháp, lưu hậu Chánh Pháp tồn tại nhiều ngàn năm về sau nữa, tâu đại vương!

  • Quả thật là thích đáng. Cảm ơn đại đức đã mở sáng con mắt cho trẫm nhìn xa trông rộng hơn.

Đại đức Na-tiên kết luận ý nhị:

  • Vậy là Đức Thế Tôn che dấu giáo pháp mà lại làm cho giáo pháp hưng thịnh dài lâu đấy, tâu đại vương!
  • Rõ là trẫm sử dụng ngôn lời chưa chính xác, trẫm hiểu tội của mình rồi!
  • Nhờ cái tội của đại vương mà các thế hệ mai sau chấm dứt được hoài nghi, như thế cũng nên làm tội lắm!

Đức vua Mi-lan-đà bất giác cười xòa.

* * *

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh