Mi Tiên Vấn Ðáp: Câu 126. Tại Sao Đức Thế Tôn Không Thu Thúc Cái Bụng?

MI TIÊN VẤN ÐÁP: CÂU 126. TẠI SAO ĐỨC THẾ TÔN KHÔNG THU THÚC CÁI BỤNG?

Đức vua Mi-lan-đà hỏi tiếp:

  • Đức Thế Tôn có dạy rằng: "Này các thầy tỳ khưu! Các thầy nên siêng năng trì bình khất thực nuôi mạng, chẳng nên giải đãi quên mình; phải nên thu thúc cái bụng, chẳng nên thọ thực quá độ." Vậy thì việc thu thúc cái bụng quả là rất quan trọng phải không đại đức?
  • Tâu, đúng vậy. Câu Phật ngôn ấy là lời dạy phổ thông không những cho các hàng tỳ khưu hữu học mà còn cho các bậc Thinh văn, Độc giác và cả đấng Tòan Giác nữa, tâu đại vương!
  • Nó quan trọng đến độ như vậy sao? Nguyên nhân là vì sao, thưa đại đức?
  • Bởi vì với cái trí thấy rõ thế gian, Đức Thế Tôn thấy rằng, do nguyên nhân cái bụng mà chúng sanh giết hại mạng sống của nhau. Vì nguyên nhân vị ngon, ngọt, béo, bùi của khẩu dục và no đầy cái bụng mà con người cướp đoạt tài sản của nhau. Cũng từ cái bụng mà sinh ra không biết bao nhiêu tội lỗi, khổ đau; bao nhiêu giới phạm như sát sanh, trộm cắp, tà hạnh, nói dối, uống rượu, v.v... Thậm chí, có chúng sanh vì cái bụng mà giết cha mẹ mình, giết hại A-la-hán, chia rẽ Tăng, chích máu Phật... Gương Đề-bà-đạt-đa cũng vì lợi dưỡng, không thu thúc cái bụng mà hại Phật, phá hoại sự hòa hợp của Tăng-già, đến nỗi bị quả đất rút, bị lửa địa ngục a-tỳ thiêu đốt đến một kappa!

Tâu đại vương! Các hàng xuất gia nhờ thu thúc cái bụng nên ngăn ngừa được tất cả các tội lỗi, khổ đau nêu trên. Ngoài ra, nhờ sống đời biết tri túc cái bụng nên họ dễ dàng thấy rõ Khổ Đế, thấy rõ Tập Đế, thực hành Đạo Đế để thành tựu Diệt Đế là cứu cánh của Sa-môn hạnh. Lại nữa, không những họ viên thành các Sa-môn quả mà còn dễ dàng chứng đắc bốn tuệ phân tích, tám định sáu thần thông...

Lại nữa, tâu đại vương! Lợi ích thù thắng của sự thu thúc cái bụng không những dành cho con người, các bậc xuất gia phạm hạnh, mà còn cho các loài động vật nữa. Ví như trong tích truyện tiền thân Phật, có con chim két tên là Suvanna Otaka, thu thúc cái của bụng mình mà làm cảm động cả thế gian, rung động đến cõi trời Đao-lợi, khiến cho vua trời Đế thích nóng nảy, ngồi đứng không yên, phải hiện xuống trần gian hộ độ cho chim két.

Tâu đại vương! Đức Thế Tôn vì thấy rõ nhân quả, ai không thu thúc cái bụng thì sẽ bị đau khổ; ai thu thúc cái bụng thì được an vui, nên Ngài giáo giới điều ấy là vì xuất phát từ tâm bi mẫn với hằng muôn sanh loại!

Đức vua Mi-lan-đà gật đầu:

  • Quả thật là chí lý khi biết thu thúc cái bụng...! Cái lợi ích của nó thật không ai dám bàn cãi nữa. Thế nhưng tại sao, một lần nọ, Đức Thế Tôn có nói với tỳ kheo Udàyi rằng: "Này Udàyi, có khi Như Lai độ vật thực chừng bằng miệng bát, có lúc lại đầy hơn". Đừng nói rằng cái bát khất thực thời Phật tại tiền nhỏ hơn cái bát bây giờ! Cái bát vào thời nào cũng có thể làm no hai hoặc ba vị tỳ khưu cả!

Thưa đại đức! Đức Thế Tôn thọ thực như thế là đầy căng cái bụng rồi, chẳng biết thu thúc cái bụng rồi! Thế mà đại đức dám bảo rằng thu thúc cái bụng là lời giáo giới phổ thông, không những cho các hàng tỳ khưu hữu học mà còn dành cho các bậc Thinh văn, Độc giác và cả Tòan Giác nữa. Liệu đại đức sẽ bênh vực ra sao cho Đức Bổn Sư đây? Hay là đoạn văn kia được kết tập lầm lẫn, ngoại đạo xen câu đó vào để phá hoại niềm tin của các hàng cận sự nam nữ?

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Đại đức Na-tiên mỉm cười:

  • Không đâu, chính Đức Thế Tôn có thuyết lời ấy với tỳ kheo Udàyi!
  • Thế là đại đức xác nhận rằng Đức Thế Tôn không biết thu thúc cái bụng

rồi!

  • Tâu Đại vương! Trước khi đả thông vấn đề, bần tăng xin được hỏi đại vương vài điều?
  • Vâng, đại đức hãy tùy nghi!
  • Thu thúc cái bụng có được lợi ích gì?
  • Thưa, để ngăn ngừa tội lỗi, khổ đau; để tiêu diệt phiền não; để thành tựu dễ dàng Sa-môn quả cùng những năng lực thù thắng khác!
  • Đúng vậy - đại đức Na-tiên nói - Thế Đức Thế Tôn đã tiêu diệt khổ đau phiền não ấy chưa? Ngài đã thành tựu Sa-môn quả, tuệ phân tích và các thần thông thắng trí chưa, thưa đại vương?
  • Dĩ nhiên, Đấng Toàn Giác đã thành tựu trọn vẹn và viên mãn tất cả những điều trên.
  • Nói cách khác, Đức Thế Tôn là người đã tiêu diệt tất cả mọi nguyên nhân gây bệnh, là người không còn bệnh, trái lại là người có sức khỏe rất kiện toàn, phải không đại vương?
  • Đúng vậy.
  • Người bệnh thì phải uống thuốc, người vô bệnh, sức khỏe hoàn hảo thì có cần uống thuốc không, hở đại vương?
  • Vô bệnh thì uống thuốc làm gì! Đại đức Na-tiên chợt cười nhẹ:
  • Cảm ơn đạivương! Chính Đại vương đã tự "biện hộ" cho Đức Tôn Sư! Đại vương đã biện hộ rằng "Đức Thế Tôn là người dã tiêu diệt hết phiền não rồi, đã thành tựu trọn vẹn Sa-môn Quả, tuệ phân tích cùng những năng lực thù thắng khác - nên Ngài thu thúc để làm gì - như người vô bệnh thì uống thuốc để làm gì!"

  • Trẫm hiểu.
  • Đại vương đã "biện hộ hơi quá" khi bảo rằng Đức Thế Tôn không cần phải thu thúc - nhưng thật ra, một đôi khi thôi (appekadà)! Theo ý bần tăng thì Đức Thế Tôn luôn luôn thu thúc. Vì thật ra, thu thúc hoặc không thu thúc, bao giờ Ngài cũng vắng lặng tham sân, phiền não, bao giờ Ngài cũng với tâm giải thoát, tuệ giải thoát viên minh, vô thượng! Ví như ngọc mani không tỳ vết, ánh sáng rực rỡ, hào quang chói lọi... thì ai lại mất công vô ích khi ngồi cặm cụi mà lau chùi, mài giũa, đánh bóng, phải vậy không đại vương?
  • Vâng - đức vua Mi-lan-đà gật đầu - Trẫm rất bằng lòng và hoan hỷ về lời giải đáp của đại đức. Đối với bậc đã giải thóat, vô nhiễm rồi thì họ không

còn bị ràng buộc bởi sự thu thúc hoặc không thu thúc ấy nữa. Tuyệt diệu lắm!

* * *

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh