An Phận Chờ Ngày ‘Lá Rụng Về Cội’, Vợ Chồng Cụ Ông Hơn 90 Tuổi Lại Tìm Được Phương Pháp Để Sống Khoẻ, Vui

AN PHẬN CHỜ NGÀY ‘LÁ RỤNG VỀ CỘI’, VỢ CHỒNG CỤ ÔNG HƠN 90 TUỔI LẠI TÌM ĐƯỢC PHƯƠNG PHÁP ĐỂ SỐNG KHOẺ, VUI

Nhờ tu luyện khí công mà đã 4 năm nay 2 ông bà luôn cảm thấy hạnh phúc và tự tin khi không còn là “gánh nặng” cho con cái và vẫn có thể tự làm được những điều mình mong muốn.

Đó là câu chuyện của cụ ông Nguyễn Văn Tường 91 tuổi và vợ ông, bà Nguyễn Thị Ngát 83 tuổi, ngụ tại thôn Bãi (xã Cao Viên,Thanh Oai, Hà Nội). Ông Tường cho rằng, việc tu luyện khí công không những đem lại thân tâm an lạc, đầu óc minh mẫn sáng suốt, không bệnh tật mà bản thân ông bà còn được trải nghiệm những điều thật đặc biệt.

Bỏ nghiện thuốc lào sau 60 năm

Bà Ngát nghiện thuốc lào từ thời trẻ. Lấy chồng rồi sinh con bà vẫn hút. Nghiện đến nỗi ông Tường đã mấy lần chẻ, vứt, đập vỡ điếu bát mà bà vẫn cứ hút. Sau nhiều năm nghiện, bà Ngát ốm lả lơi, xơ xác… đi chiếu chụp ở viện quân y 103, bác sĩ nói phổi đã đen kịt rồi, không có cách nào có thể khắc phục được. Ốm vậy nhưng bà vẫn hút. Bà sống chung với những cơn ho, với những cơn tưng tức ngực nhiều năm.

Năm 2016, bà Ngát được anh Sự hàng xóm giới thiệu và hướng dẫn tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Mặc dù tu luyện nhưng bà vẫn nghiện. Cứ đọc sách và luyện công về là bà lại vồ lấy điếu ngay.

Sau một thời gian tu luyện, bà thấy băn khoăn mãi vì vẫn chưa bỏ được tính xấu. Hôm đó, sau khi đi luyện công về thèm thuốc quá, bà ngắt lá chuối cuộn thành điếu để hút (vì điếu cày đã bị chẻ). Bà nghĩ cần quyết tâm cai nghiện sau khi hút nốt điếu thuốc này.

1457-an-phan-cho-ngay-la-rung-ve-coi-vo-chong-cu-ong-hon-90-tuoi-lai-tim-duoc-phuong-phap-de-song-khoe-vui-1.jpg

2 ông bà đang luyện bài công pháp số 2 của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh: Huy Sự).

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Lần đầu tiên trong đời, bà có cảm giác rất lạ, người lâng lâng, đầu choáng váng, liêu xiêu vì say thuốc. Bà cố ngẩng đầu lên thì đầu lại đập xuống đất, liên tục 3 lần như thế. Bà bò vào giường lăn ra ngủ. 3h sáng hôm sau, thấy chồng gọi dậy luyện công, bà bừng tỉnh rồi đi tập ngay. Kỳ lạ sau khi luyện công xong về nhìn thấy điếu, bật lửa và gói thuốc vẫn bày ở hè từ tối hôm trước nhưng bà chẳng còn đoái hoài gì nữa. Vậy là chừng 60 năm nghiện, bà Ngát đã bỏ được thuốc lào một cách nhẹ nhàng từ đó.

1457-an-phan-cho-ngay-la-rung-ve-coi-vo-chong-cu-ong-hon-90-tuoi-lai-tim-duoc-phuong-phap-de-song-khoe-vui-2.jpg

2 ông bà đang luyện bài công pháp số 5 của Pháp Luân Đại Pháp (ảnh: Huy Sự).

Không biết chữ nhưng giờ lại… đọc được sách

Bà Ngát cho biết: cách đây 3 năm về trước, tôi đọc sách Chuyển Pháp Luân (cuốn sách chính chỉ đạo tu luyện môn Pháp Luân Đại Pháp) được hơn 1 năm thì hàng ngày ông Tường cứ ngồi nghe tôi đọc.

Khi bà đi chợ, ông tò mò ở nhà lật giở cuốn sách Chuyển Pháp Luân rồi tập đánh vần từng chữ. Vậy mà ông ấy đã đọc được sách.

Bà kể lại: tôi về nhà thấy lạ quá chạy xuống nhà chị Hoan hàng xóm khoe. Chị Hoan cũng vội vàng theo tôi về và bảo ông Tường đọc to lên để đối chiếu xem có đúng không. Cả hai chúng tôi thấy thật bất ngờ vì ông ấy đã đọc được rất lưu loát. Từ đó đến nay, mỗi ngày ông Tường đều chăm chỉ đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân.

1457-an-phan-cho-ngay-la-rung-ve-coi-vo-chong-cu-ong-hon-90-tuoi-lai-tim-duoc-phuong-phap-de-song-khoe-vui-3.jpg

Ông Tường bà Ngát chăm chỉ đọc sách Chuyển Pháp Luân mỗi ngày (ảnh: Ngọc Khánh/DKN).

Chia sẻ cùng ông Tường, chúng tôi được biết cuộc đời ông quá nghèo khổ, chìm nổi. Ông là người ở xã bên, từ 6 tuổi đã phải đi ở đợ, chăn bò cho người ta. Không có cơ hội được học hành nên không biết chữ, nhưng ông may mắn học được nghề mộc và sau đó đi kiếm ăn khắp làng trên xóm dưới. Năm 1954, ông lấy vợ, nhưng vợ mất sớm để lại cho ông 4 người con.

Ông Tường đầu tắt mặt tối một mình nuôi con dựng nhà dựng cửa. Khi các con có phần tự lập được, ông đi làm thợ ở xã Cao Viên và bén duyên với bà Ngát. Ông bà sinh hạ được 4 người con đều đã khôn lớn trưởng thành.

Gần 90 năm không biết mặt chữ, giờ đây, ông Tường lại có thể đọc sách trôi chảy. Nói về trải nghiệm đặc biệt này, ông chỉ biết cảm ơn Pháp Luân Đại Pháp đã khai sáng cho ông, không những cho ông đọc được chữ, mà còn giúp ông biết được nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn để ông có thể tu luyện giữa đời thường.

1457-an-phan-cho-ngay-la-rung-ve-coi-vo-chong-cu-ong-hon-90-tuoi-lai-tim-duoc-phuong-phap-de-song-khoe-vui-4.jpg

Gần 90 năm không biết mặt chữ, giờ đây, ông Tường lại có thể đọc sách trôi chảy (ảnh: Ngọc Khánh/DKN).

Sức khỏe- tài sản quý giá nhất của người già

Ông Tường cho biết: Sau năm 1975, các con ông vào miền nam lập nghiệp. Thương con, 2 ông bà lặn lội vào miền Nam để thăm sau đó là làm ăn kiếm sống.

Nhưng sự tình không như mong muốn xảy ra, ông bà đổ bệnh, bà thì nhẹ hơn. Riêng ông thì mấy lần cấp cứu vì huyết áp rừng rực, có lần đạt mức 180/100. Mặc dù thương bố nhưng thể theo nguyện vọng “lá rụng về cội” của ông, các con đành đưa ông về quê.

Ốm bệnh mỗi năm một nặng thêm, các con ông bà đều ở xa, không thường xuyên ở cạnh bố mẹ, những lúc trái gió trở trời, ông bà đều phải cậy nhờ hàng xóm.

Mấy năm nay, nhờ thực hành tu tâm tính theo Chân-Thiện-Nhẫn kết hợp với luyện tập 5 bài công pháp, ông bà ngày càng khỏe khoắn, da dẻ hồng hào. Ông Tường cũng chẳng cần uống thuốc “ổn áp” hàng ngày nữa. Bà Ngát vui vẻ kể, nếu không tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thì ông bà có lẽ đã “xanh cỏ” mấy năm nay rồi.

1457-an-phan-cho-ngay-la-rung-ve-coi-vo-chong-cu-ong-hon-90-tuoi-lai-tim-duoc-phuong-phap-de-song-khoe-vui-5.jpg
1457-an-phan-cho-ngay-la-rung-ve-coi-vo-chong-cu-ong-hon-90-tuoi-lai-tim-duoc-phuong-phap-de-song-khoe-vui-6.jpg

Hạnh phúc của ông Tường khi vẫn được làm những công việc mình yêu thích ở tuổi 91 (ảnh: Ngọc Khánh/DKN).

Hàng ngày bà vẫn thường có mặt ở chợ làng để bán trứng, bán rau. Rất nhiều người đã “săn” hỏi: bà uống thuốc gì mà đẹp lão vậy? Bà Ngát thành thực chia sẻ nhờ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chứ chẳng có viên thuốc nào cả.

Ông Tường khoe, năm ngoái thấy ông bổ mấy đống củi ở góc vườn, các anh thợ xây nhà hàng xóm rất ngạc nhiên trước sức khỏe dẻo dai ở độ tuổi 90 của ông. Có người ở xã bên nghe chuyện của ông bà không tin, nên đã tìm về tận nhà để làm rõ thực hư. Tận mắt chứng kiến ông Tường đang đục đẽo gỗ, người đó đã rất nể phục ông bà.

Hiện tại 2 ông bà sống với nhau tại nếp nhà cấp 4 ở thôn Bãi. Mặc dù cuộc sống đơn sơ, giản dị nhưng ông bà cho biết tài sản lớn nhất của 2 người lúc này đây chính là có được thân thể khỏe mạnh, không bệnh tật.

1457-an-phan-cho-ngay-la-rung-ve-coi-vo-chong-cu-ong-hon-90-tuoi-lai-tim-duoc-phuong-phap-de-song-khoe-vui-7.jpg

Ông Tường thường chuẩn bị đồ cho bà Ngát đi chợ bán hàng (ảnh: Ngọc Khánh/DKN).

Hạnh phúc khi được tu sửa tâm tính mỗi ngày

Ông Tường vẫn làm mộc tại nhà, còn bà Ngát hàng ngày đi chợ. Ông bảo nếu không làm việc, ông cảm thấy buồn bực chân tay. Giờ đây, niềm vui của hai ông bà là mỗi ngày được đọc sách, luyện công và tu sửa tâm tính.

Nhờ thực hành Chân-Thiện-Nhẫn, ông bà luôn giữ được tâm thái lạc quan vui vẻ. Ông cho biết: Từ ngày tu luyện, tâm tính vợ chồng tôi nền nã hẳn, chẳng hề cáu giận ai, bà con lối xóm, trong làng, ngoài xã ai cũng quý mến.

Đã 4 năm nay 2 ông bà luôn cảm thấy hạnh phúc và tự tin khi không còn là “gánh nặng” cho con cái và vẫn có thể tự mình làm được những điều mình mong muốn.

1457-an-phan-cho-ngay-la-rung-ve-coi-vo-chong-cu-ong-hon-90-tuoi-lai-tim-duoc-phuong-phap-de-song-khoe-vui-8.jpg

Niềm vui của ông bà Tường Ngát khi được thực hành theo Chân-Thiện-Nhẫn (ảnh do gia đình cung cấp).

1457-an-phan-cho-ngay-la-rung-ve-coi-vo-chong-cu-ong-hon-90-tuoi-lai-tim-duoc-phuong-phap-de-song-khoe-vui-9.jpg

Bà Ngát trong một buổi tập trống eo lưng với các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại địa phương (ảnh: Ngọc Khánh/DKN).

Chị Nguyễn Thị Hoan (hàng xóm của ông bà) cho biết: Cách đây mấy năm, tôi cũng nhiều lần phải đưa ông bà đi bệnh viện Hà Nội vì con hai người đều ở xa. Từ ngày tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi thấy sức khỏe ông bà ngày càng dẻo dai. Mặc dù có tuổi nhưng bà Ngát vẫn tham gia tập trống eo lưng và là thành viên tích cực nhất trong đội, chị Hoan nói.

Hiện nay gần 10 thành viên trong gia đình ông Tường cũng đang thực hành Chân-Thiện-Nhẫn nên gia đình hòa thuận, con cháu ngoan ngoãn không mắc tệ nạn xã hội. Nhiều người trong làng bảo ông bà Tường Ngát thật tốt phúc, nhờ tu luyện mà được đổi đời.

Qua câu chuyện của mình, ông Tường muốn nhắn nhủ đến những ai vẫn còn đang hiểu sai Pháp Luân Đại Pháp thì hãy một lần tìm hiểu bằng cách đọc cuốn sách Chuyển Pháp Luân để không bị những lời nói sai sự thật mà bỏ lỡ mất cơ duyên.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh