Hiểu Ngũ Thường - Nền Tảng Cho Sự Tiến Hóa

HIỂU NGŨ THƯỜNG - NỀN TẢNG CHO SỰ TIẾN HÓA

Ngũ thường và ngũ hành ảnh hưởng đến ngũ tạng

Cổ nhân thường nói: “Thiên thời không bằng địa lợi, địa lợi không bằng nhân hòa.” Sức khỏe của con người cũng là như vậy, nhân luân ngũ thường, bản tính và thói quen của con người ảnh hưởng rất lớn đến sự khỏe mạnh của thân thể, và điều này cũng đối ứng với ngũ hành.

Trung y cổ đại cho rằng, trạng thái của một người ở vào thời điểm bình thường chính là khỏe mạnh, thông thuận và sáng suốt. Ngược lại, khi một người tùy tiện làm việc xằng bậy, thì kết quả sẽ là gặp điều hung tai. Một loại thể hiện của “hung tai” chính là bệnh tật, thậm chí là bệnh nan y khó chữa.

Trên thực tế có rất nhiều loại bênh nan y này là do nội tâm của con người gây ra. Trong đó, luân lý đạo đức (ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) là có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí quyết định đến sự tồn vong của con người thông qua “ngũ tạng”.

Một người chỉ cần có tâm chính thì khí tất sẽ chính, khi đã có khí chính thì hình thể tất cũng sẽ chính. Theo lý luận của y học Trung Hoa cổ đại thì con người được cấu thành bởi ba bộ phận, là hình, khí và thần. “Hình” chính là chỉ ngoại hình bên ngoài của con người. “Khí” chính là chỉ các kinh lạc, khí huyết của con người. “Thần” là phương diện tinh thần của con người.

Con người bị bệnh là bao gồm có ba nguyên nhân, đó là nguyên nhân bên trong, bên ngoài và nguyên nhân khác. Nguyên nhân bên ngoài chính là sự ảnh hưởng bởi các yếu tố thời tiết như nóng, lạnh, gió, hanh khô… Các nguyên nhân bên trong gồm có vui, buồn, giận, lo âu, suy nghĩ, bi thương, sợ hãi… Nguyên nhân khác (không thuộc nguyên nhân bên trong hay bên ngoài) chính là các yếu tố về ẩm thực và nơi sinh sống.

Trạng thái của một người ở vào thời điểm bình thường chính là khỏe mạnh, thông thuận và sáng suốt. Ngược lại, khi không biết được quy luật tự nhiên, tùy tiện làm việc xằng bậy, thì kết quả sẽ là gặp điều hung tai. Một loại thể hiện của “hung tai” chính là bệnh tật, thậm chí là bệnh nan y khó chữa. Mà trên thực tế có rất nhiều loại bênh nan y này là do nội tâm của con người gây ra. Trong đó, luân lý đạo đức (ngũ thường: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín) là có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí quyết định đến sự tồn vong của con người thông qua “ngũ tạng”.

“Nhân” đối ứng với gan (ngũ tạng) và mộc (ngũ hành)

Trong “ngũ thường” đứng đầu là “nhân” (lòng nhân từ, nhân ái). “Nhân” đối ứng với “mộc” trong ngũ hành và “mùa xuân” trong bốn mùa. Mùa xuân là thời điểm cây cối sinh trưởng, vạn vật sinh sôi nảy nở. Nó đối ứng với trạng thái tâm lý của con người là yêu thương, nhân từ. “Nhân từ” ở đây là yêu thương người khác, là từ bi lương thiện, có thể thông cảm với người khác.

Cổ nhân thường nói: “Thượng thiên có đức hiếu sinh”, chữ “sinh” này cũng là có ý nghĩa nhân từ. “Sinh” là sức sống, đối ứng với tạng phủ là lá gan. Gan ở đây cũng không phải chỉ là gan trong tây y thường nói đến, mà là chỉ chức năng và trạng thái của các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Tạng phủ, kinh lạc và thất khiếu (hai tai, hai mắt, hai lỗ mũi và miệng) là liên thông với nhau. Gan liên thông với mắt, bởi vậy, gan của một người mà có vấn đề thì biểu hiện ra bên ngoài là ánh mắt có vấn đề và ở phương diện đạo đức thì chính là khuyết thiếu nhân từ.

Nếu một người muốn khỏe mạnh thì nhất định phải tu dưỡng tốt tính cách của mình. Bắt đầu tu dưỡng từ đâu? Chính là bắt đầu từ việc hiếu thảo với cha mẹ. Bởi vì “bách thiện hiếu vi tiên”, trong trăm cái thiện thì chữ hiếu đứng đầu. Con người một khi hiếu thảo với cha mẹ thì hỏa khí sẽ giảm dần, kinh lạc sẽ dễ dàng thông suốt. Khi kinh lạc thông suốt rồi thì bệnh tật sẽ tự động khỏi.

Nhà sinh lý học Elma giảng dạy tại đại học Stanford, Mỹ từng làm một thực nghiệm nổi tiếng. Ông thu thập hơi thở do người tức giận, bi thương, phiền não thở ra rồi dẫn vào một cái chai có đựng một loại nước thông qua ống dẫn. Sau đó, ông phát hiện ra màu sắc của nước ở trong cái chai này có sự thay đổi. Hơi thở của người tức giận làm cho nước chuyển thành màu tím, hơi thở của người bi thương khiến nước chuyển thành màu xám. Về sau, ông đổ nước màu tím này lên một con chuột trắng nhỏ, sau một khoảng thời gian thì con chuột trắng này run rẩy và chết. Thực nghiệm này chứng minh rằng, thời điểm con người tức giận là thời điểm con người đang tạo ra độc tố.

“Nhân từ” dưỡng gan, người nhân từ thì gan huyết thông thuận, khí mạch tốt và đương nhiên sẽ trường thọ. Lão Tử giảng: “Con người khi mới sinh thì mềm mại, mà khi chết thì cứng ngạnh.” Bởi vậy, “nhân từ” là có sức mạnh rất lớn đến sức khỏe và tuổi thọ của một người.

“Lễ” đối ứng với tim (ngũ tạng) và hỏa (ngũ hành)

“Lễ” ứng với hỏa trong ngũ hành, với tim trong ngũ tạng và mùa hạ trong bốn mùa. Trong “Thượng Thư” viết: “Hỏa viết viêm thượng”, ý nói, hỏa được gọi là thiêu đốt hướng lên trên. Nó đại biểu cho tính tích cực, hướng lên trên, sáng tỏ và sự tiến bộ. Lễ ứng với hỏa cho nên lễ cũng có những ý nghĩa tương ứng. Muốn biết một con người, một quốc gia có tiến bộ hay không thì lễ phép là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá. Lễ phép này chính là những phép tắc cơ bản, là trật tự trên dưới và quan hệ ngũ luân.

Trong “Hoàng Đế nội kinh” giảng: “Tâm giả, quân chủ chi quan; chủ minh tắc hạ an, chủ bất minh tắc thập nhị quan nguy” nghĩa là cái tâm là có tác dụng chủ đạo, là chủ thần minh.

Tâm vốn dĩ là có trạng thái rất rộng mở và hướng lên phía trước, đây là trạng thái tự nhiên của nó. Nếu là trạng thái mất tự nhiên thì bệnh trạng chính là thù hận. Thù hận sẽ làm tổn hại trái tim. Vì sao lại nói như vậy? Đó là bởi vì tâm thù hận đều là từ bên trong mà phát ra bên ngoài. Hơn nữa, loại khí này là hướng vào bên trong mà tụ lại. Vì thế đặc biệt dễ gây ra các bệnh như tim mạch vành, hồi hộp, đánh trống ngực…

Một người mà ở vào trạng thái vui vẻ khoái hoạt thì khí mạch của họ cũng liền dễ dàng thông suốt. Điều này có thể phát hiện ra ở trẻ em, chúng suốt ngày đều là vui vẻ thoải mái.

Các nhà y học đã từng làm một cuộc thống kê và phát hiện: Trẻ em dưới ba tuổi, bình quân mỗi ngày cười 170 lần và tâm mạch của chúng hoàn toàn thông suốt, không có bệnh tật. Cổ nhân gọi đó là khí thuần dương. Người trưởng thành bình quân mỗi ngày cười bảy lần và những người có số lần cười càng ít thì thường mắc bệnh nhiều hơn.

“Nghĩa” đối ứng với phổi (ngũ tạng) và kim (ngũ hành)

Một người mà phế khí không đủ thì tức là ở phương diện “nghĩa” của người này có vấn đề. Phế (phổi) thông với mũi, cho nên một khi mũi có vấn đề thì phế cũng là có vấn đề và tương ứng là “nghĩa” của người này cũng là chưa tốt.

Mặt trái của nghĩa chính là quá khích, hành vi quá khích, bất nghĩa. Nghĩa đối ứng với tinh (sự thuần chất, tinh hoa, tinh thần). Trong văn hóa truyền thống cổ đại, tinh là đại biểu cho sự thu liễm, mùa thu. Mùa thu là mùa lá rơi, là thời điểm gió thu thổi, khí của đất trời mùa thu chỉ một vẻ xơ xác. Cho nên mới nói, người có kim khí rất mạnh thì sát khí cũng rất nặng.

Cổ nhân gọi là sát khí, ngày nay có cách nói là “không giúp mà còn bỏ cát vào mắt”, ý chỉ những hành vi làm tổn thương người khác, chọc vào thiếu sót và nỗi đau của người khác. Người có loại tính cách này dễ dàng bị mắc loại bệnh về kim hành, phế kinh. Trong ngũ hành tương sinh tương khắc thì kim khắc mộc (đối ứng với gan). Cho nên, người có tính cách này cũng sẽ làm tổn thương đến gan, hơn nữa tính cách này càng nặng thì gan càng tổn thương nặng nề.

Một người mà kim khí quá cường thịnh, hơn nữa còn phát triển thêm thì đó chính là bầu không khí buồn thảm. Trong “thất tình” của Trung y nói, buồn sẽ làm tổn thương phế. Một người mà quá buồn rầu thì phế của người ấy sẽ bị tổn thương nặng nề. Cho nên, người có kim khí cường thịnh thì nên luyện tập lòng khoan dung, vui vẻ, thường xuyên mỉm cười. Vì khi con người mỉm cười thì khí của thân thể được nới lỏng, các cơ quan nội tạng được giãn ra, khoan khoái khiến thân thể khỏe mạnh.

Bi thương sẽ làm tổn thương phế, vậy cái gì có thể điều trị được bi thương? Con người thường thường bị vây khốn bởi cái tôi, ích kỷ, vì mình. Bời vì bị vây khốn trong ấy mà bị bi thương, buồn khổ. Khi một người hòa nhập với người khác, với tập thể thì họ sẽ chuyển bi thương sang từ bi. Chính là họ sẽ biết quan tâm đến những người khác vô điều kiện.

Có thể nói, hết thảy những lo lắng buồn đau của một người, rốt cuộc cũng đều là vì bản thân. Khi người ta có thể mở rộng hơn tình yêu thương của mình, đồng thời ý thức được bản thân còn có nhiều trách nhiệm khác (cái nghĩa) thì họ sẽ thoát được ra khỏi cái tôi cá nhân ấy. Khi ý nghĩ vừa mở ra, tấm lòng quảng đại hơn thì bản thân và hoàn cảnh sẽ liền có biến hóa, khí biến hóa, ngoại hình của bản thân biến hóa và sức khỏe cũng tốt lên.

“Trí” đối ứng với thận (ngũ tạng) và thủy (ngũ hành)

“Trí” chính là nói đến trí tuệ của một người. Trí đối ứng với ngũ hành là thủy và đối ứng với mùa đông trong tứ mùa. Trí tuệ của một người từ đâu mà có? Một người muốn có trí tuệ thì trước hết phải tu dưỡng đức tính khiêm tốn, tức là có thể tiếp nhận được những ý kiến của người khác. Có thể tiếp nhận ý kiến của người khác thì tức là “kiêm thính tắc minh” (lắng nghe ý kiến của các bên thì mới nhận rõ phải trái). Cho nên, cổ nhân nói thận thông với tai cũng là rất có đạo lý.

Người có thể nghe lời khuyên nhủ của người khác thì lỗ tai của họ thông rồi, thận khí sẽ đầy đủ. Khi thận khí đầy đủ rồi thì họ tự nhiên sẽ có trí tuệ. Cổ nhân đã tổng kết ra đạo lý này chính là có mối liên hệ với khăng khít với đời sống của con người chúng ta.

Ngày nay có nhiều người bị tổn thương thận (đau lưng, mỏi chân, hoa mắt, tinh thần chán nản, chán ăn…), đó là vì sao? Chính là do sự sinh hoạt nam nữ quá độ khiến cho thận bị tổn thương. “Thận chủ cốt sinh tủy, não vi tủy chi hải” (Thận tàng tinh mà tinh lại sinh tuỷ, tuỷ ở trong xương để nuôi dưỡng xương cho nên gọi là thận chủ cốt sinh tuỷ.) Xương cốt khỏe mạnh là một dạng biểu hiện của thận khí đầy đủ. Vì thận là chủ cốt tủy, nên thận khí đầy đủ thì toàn bộ cốt tủy của người này cũng sung mãn. Cốt tủy, tủy bên trong xương sống là liên thông lên não nên người này sẽ thông minh, có trí tuệ.

Ngược lại, nếu một người thường xuyên tiết ra thận khí thì cốt tủy của họ sẽ khô héo. Khi cốt tủy khô héo thì những tinh hoa trong não sẽ chảy ngược vào cốt tủy khiến đại não của người này không được sáng suốt, dẫn đến cơ thể suy bại dần. Cho nên thận khí không đủ là vấn đề căn bản nhất. Những tinh hoa dư thừa trong lục phủ ngũ tạng đều được cất chứa trong thận, thận giống như ngân hàng năng lượng của cơ thể. Nó thu nạp tất cả năng lượng của thân thể để cất trữ và dành khi có nhu cầu, khi có bệnh thì điều động ra dùng.

Ở phương diện tâm tính của một người có quan hệ như thế nào đến thận? Một người mà thận khí thực sự đầy đủ thì biểu hiện bên ngoài của họ là rất khiêm tốn, dễ dàng tiếp thu ý kiến của người khác. Trái lại, thận khí không đủ thì tính tình người này là cáu kỉnh, bất an, tự họ luôn có cảm giác bị áp lực rất lớn đè nặng.

Lo lắng, sợ hãi sẽ làm tổn thương thận khí. Sợ hãi ngày nay cũng có thể được hiểu là một loại cảm giác không an toàn. Áp lực lớn bao gồm rất nhiều loại. Loại áp lực thứ nhất là công việc lớn làm không xong. Loại áp lực thứ hai là người khác đánh giá rất cao về mình nên bản thân luôn sợ hãi không hoàn thành tốt công việc được giao. Loại áp lực thứ ba là làm chuyện xấu, chuyện ác nên luôn sợ người khác phát hiện ra, cả ngày đều bất an. Người bị loại bệnh này chỉ cần tâm tính tốt lên thì thân thể tự nhiên được khôi phục năng lực, căn bản không cần điều trị mà tự khỏi.

“Tín” đối ứng với tỳ (ngũ tạng) và thổ (ngũ hành)

“Tín” ở đây chính là giữ lời hứa, là thành tín. Nó đối ứng với tỳ trong ngũ tạng, thổ trong ngũ hành và trưởng hạ trong tứ mùa (khoảng thời gian giữa mùa hạ và mùa thu). Trong thời gian này, trạng thái của vạn vật chính là đang ở vào lúc thai nghén. Vạn vật thai nghén, hết thảy sự phát triển hướng lên trên hay đi xuống của sự tình đều là dựa vào thành tín của một người.

Con người làm việc cũng vậy mà làm người cũng vậy đều phải giữ chữ tín thì mới tồn tại được. Người mà không có chữ tín thì không thể có chỗ đứng trong xã hội được. Trạng thái của thân thể cũng là như vậy. Một người nếu đặc biệt thành tín, thật thà thì sức mạnh hành động của họ cũng rất cường đại, trong lòng không so đo nên dạ dày, hệ tiêu hóa của họ là vô cùng tốt. Trái lại, người thường so đo nhiều thì lòng dạ, hệ tiêu hóa sẽ không tốt.

Một phương diện biểu hiện của người có tỳ vị không tốt chính là làm việc gì cũng nghĩ tới nghĩ lui, tính toán, làm thế này có tốt không, làm thế kia có tốt không, nếu xảy ra thế này thì sẽ thế nào… Họ không hạ quyết tâm, thường do dự và không dứt khoát. Thực ra đây chính là nội tâm của một người lúc nào cũng không an tâm, không yên ổn.

Ở một phương diện khác, “tín” là nói được làm được, là khả năng hành động. Rất nhiều người khi làm việc thì nghĩ tới nghĩ lui, suy tính quá nhiều, rốt cuộc việc thì không làm được mà còn phát bệnh. Người như vậy muốn hồi phục thì cần phải giảm bớt phiền não, suy nghĩ. Trung y cho rằng, một người chỉ cần khí huyết lưu thông, tứ chi hoạt động thì thân thể sẽ khỏe. Bởi vì tỳ là chủ tứ chi nên khi tứ chi hoạt động thì tỳ vị sẽ khỏe mạnh, tỳ vị khỏe mạnh thì dạ dày và tiêu hóa sẽ khỏi, ăn vào sẽ ngon miệng và ngủ cũng sẽ ngon giấc.

Cho nên có thể thấy, tất cả các loại bệnh của con người đều là có quan hệ mật thiết với nội tâm của người ấy. Một người nếu như điều trị chỉ bằng cách dùng thuốc thì nhiều khi chỉ là phí sức, tốn tiền. Khi người ta có thể khai thông được sự bế tắc trong tâm mình thì tình trạng sẽ được cải biến, đây chính là sự ảnh hưởng của “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín” đến nội tạng và sức khỏe của con người.

Dục vọng ảnh hưởng đến sức khỏe con người như thế nào?

Theo Trung y, con người sở dĩ có thể sống trên đời chính là dựa vào: “Tiên thiên chi bản” - thận (hay cũng nói thận là cái gốc của sự sống) và “Hậu thiên chi bản” - tì vị. Nói thận là “tiên thiên chi bản” nghĩa là không cách nào có thể dùng thuốc để bổ cứu mà chỉ có thể dùng tiết chế sắc dục, thủ đức tu thân để bảo dưỡng. Cho nên, thận là phải dưỡng chứ không phải cần tu bổ.

Ngày nay, có những người tham lam dục vọng, sống buông thả phóng đãng, dùng thuốc để tu bổ thận chính là đã “bỏ gốc lấy ngọn”, “càng tu bổ càng yếu đi”. Tỳ vị là “hậu thiên chi bản”, cho nên tất cả dinh dưỡng cần thiết của toàn thân thể đều là do tỳ vị vận hóa lương thực đến nuôi dưỡng.

Vì vậy, nếu ở phương diện dục vọng mà con người không tiết chế, háo sắc thì sẽ làm tổn thương đến “tiên thiên chi bản” - thận. Khi thận (thuộc Thủy) đã thiếu thốn nước thì gan (thuộc Mộc) sẽ chết khô và tất cả tạng phủ trong cơ thể người sẽ suy kiệt.

Nếu như con người không có “Tín Nghĩa” thì “hậu thiên chi bản” là tỳ vị tất sẽ bị tổn thương trầm trọng. Nếu như “tiên thiên chi bản” và “hậu thiên chi bản” đều mất đi thì tính mạng của người này cũng không thể tồn tại lâu được.

Con người nếu không tín thì sẽ không nghĩa, nói chi đến lòng biết ơn? Khi ấy, họ sẽ đề phòng lẫn nhau mà sống dẫn đến việc coi nhau như kẻ địch, quan hệ giữa người với người sẽ trở nên căng thẳng. Cho nên nói: “Tín là nhịp cầu nối giữa con người với con người, là nền tảng, cơ sở để con người sống chân thành với nhau.“

Từ lý luận về thân thể người bên trên suy rộng ra hoàn cảnh xung quanh hay lớn hơn là hoàn cảnh đất nước. Một quốc gia nếu như dâm loạn khắp nơi, loạn luân, không tín nghĩa, không đạo đức thì thiên tai không ngừng, trăm dân lầm than mà khiến quốc gia tất sẽ suy vong. Vì vậy, đề cao các giá trị “nhân, nghĩa, lễ, trí, tín” chẳng phải là một cách trực tiếp bảo vệ cho sinh mạng của mỗi người, mỗi quốc gia?

trithuctre

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh