Hiều Về 10 Điều Trọng Yếu Của Sự Tu Hành

HIỀU VỀ 10 ĐIỀU TRỌNG YẾU CỦA SỰ TU HÀNH

Tất cả các tôn giáo khác nhau đều tán thành việc tiêu trừ những điều xấu và phát triển những điều tốt đẹp. Nhưng người tu hành không thể chỉ dựa vào những điều này trong quá trình tu tập được. Bởi vì trong sự tu tập điều mà chúng ta dựa vào chính là Đức Phật.

Sự giác ngộ hoàn hảo của Đức Phật là hình mẫu cho sự tu tập của chúng ta. Ta sẽ sử dụng ba nghiệp của thân, khẩu, ý để làm theo tất cả mọi điều giống như Đức Phật. Vì vậy chúng ta giữ mình tránh xa những nghiệp không trong sạch dựa trên ảo tưởng và những hành vi xấu ác. Thêm vào đó bản thân chúng ta phải thực hiện tất cả những nghiệp tốt.

Ngay cả một suy nghĩ tử tế cũng là một thứ chúng ta cần làm tăng lên và không bao giờ để giảm đi. Mỗi người cần làm tăng trưởng những mối liên hệ nghiệp tốt hay những nhân tốt và hành động tốt hàng ngày. Nói đơn giản hơn là chúng ta phải luôn luôn tránh xa những điều xấu và tích lũy những gì tốt đẹp.

Tu hành – khổ trước sướng sau

Có nhiều người đi chùa thấy cảnh sinh hoạt cuả Tăng Ni trong chùa, nào thức khuya dậy sớm để tụng kinh ngồi thiền. Sáng ngày phải lao động chấp tác, chiều đến phải học kinh luật. Ăn thì ăn cơm hẩm với tương rau đạm bạc còn mặc thì mặc vải thô nhuộm màu hoại sắc.

Cũng có người thắc mắc người ta đi tu là vì thất tình thất chí, mấy người này không có những chuyện đó, tại sao cũng đi tu ? Đây là những vấn đề cần phải giải thích để cho mọi người thấy rõ lợi ích của sự tu hành. Nếu chúng ta chỉ nhìn qua hình thức bên ngoài thì không thể hiểu giá trị của sự tu. Những cái cái khổ ban đầu của người tu là người đời ở tuổi thanh xuân, đầu tóc đen nhánh được xông ướp nước hoa thơm, vắt nơ cài hoa thật đẹp.

Khi vào chùa đầu cạo nhẵn bóng, hủy hình chẳng còn gì là xinh đẹp. Mặc thì người đời mặc hàng lụa mịn láng màu sắc sặc sỡ, áo này quần nọ còn vô chùa phải mặc phải mặc vải thô nhuộm hoại sắc lem luốc. Ăn thì ở đời cao lương mỹ vị muốn ăn lúc nào thì ăn, vào chùa thì sáng trưa cơm rau, chiều cháo chay lạt qua ngày. Đó là ba cái khổ ban đầu của người tu. Song còn cái khổ ngặng nề nữa là khi chưa tu, có ai nói làm sai trái thì dám la rầy hay cãi lại.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Khi tu rồi dù có bị người lấn hiếp chửi mắng, cũng phải lặng lòng nhẫn chịu. Như vậy người tu chịu nhiều thiệt thòi, vừa thiệt thòi về ăn mặc về trang sức và cả sự nhẫn nhục nữa. Thiệt thòi như thế quả thật là khổ. Người không biết tu, không giũ giới sát sanh thì mỗi khi bị ngưới ta hãm hại, lòng sân giận nổi lên đánh đập hoặc chém giết hoặc bỏ thuốc độc cho người ta chết để thỏa lòng sân giận. Song khi biết tu, tuy có nổi nóng nhưng không dám nghĩ tới việc hại người. Mình không hại người thì người không hại lại, và cũng không bị tù tội.

Nhờ biết tu trước chịu thua thiệt người nên tránh được cái khổ sát hại và thân được yên ổn. Người tu là xả bỏ lòng tham lam,tíng nóng giận, tâm si mê, và khi tham lam nóng giận si mê hết thì chắc chắn khổ không còn và hết khổ tức vui. Con người có khổ là do tham khi nhìn thấy người hay vật nếu vừa lòng thích ý thì muốn chiếm đoạt về mình và muốn mà không được thì sinh ra buồn khổ.

Chẳng hạn người ta có tiền đi xe Honda cub còn mình nghèo cứ chạy xe đạp cọc cạch muốn có chiếc xe cub mà không có tiền mua lòng ray rứt buồn tủi cho số phận, như vậy là khổ. Còn người tu an phận trong nếp sống thanh bần thấy người đi xe tốt là việc của họ còn mình đi xe đạp là hạnh của mình không khởi tâm so sánh đua đòi cho nên tâm luôn bình thản an ổn. Nên người biết tu sống ở cảnh nào cũng vui cũng an cho dù trước đó phải chịu nhiều khổ sở.

Bản chất của tu hành

855-hieu-ve-10-dieu-trong-yeu-cua-su-tu-hanh-1.jpg

Bản chất của tu hành không phải ở nơi núi sâu, cũng không tại đền chùa hay thoát ly xã hội mà chính ở trong hiện thực cuộc sống này. Môi trường hoàn cảnh chính là nơi tu đạo tốt nhất đặc định cho con người. Khi những vấn đề xuất hiện trong cuộc sống thì chúng ta thường cảm giác chúng làm rối loạn việc tu luyện của chúng ta.

Kỳ thực tu hành và cuộc sống là một thể chúng là nhất tính và đồng hành.Tu hành cần phải tu từ những vấn đề của thực tế không thể mơ hồ nói suông nếu không sẽ chẳng có bất kỳ ý nghĩa gì. Bạn có thể nói ra cả một mớ lý thuyết nhưng đến khi đụng việc lại cảm thấy khổ hay buồn rầu. Tu luyện nhất định cần phải tôi luyện từ trong những phiền phức và những phiền não của cuộc sống hoặc từ những thống khổ trong thực tế.

Đừng mượn cớ biến tu hành thành một loại trốn tránh phiền não hoặc trốn tránh cuộc sống hiện thực. Đi tu không phải là một loại phương thức chạy trốn, càng không phải là một trò giải trí tiêu khiển của tâm linh. Đương nhiên, bạn có thể phản đối một mực kiên trì phản đối tới cùng,nhưng kết quả vẫn là bản thân bạn chịu khổ.

Bản chất của tu hành chính là những vấn đề của thực tế, mỗi một rắc rối hay một vấn đề thực tế đều là một thông đạo. Môi trường tu luyện chân chính không phải là miếu chùa, cũng không phải thiền đường hay nơi núi rừng mà then chốt nhất chính là ở chỗ những điều đang diễn ra và đang tồn tại ngay trước mắt chúng ta.

10 điều trọng yếu của sự tu hành

Hiếu dưỡng cha mẹ

Đức Phật dạy chúng ta lấy hiếu làm gốc. Hiếu dưỡng cha mẹ được xem là pháp môn căn bản rất lớn của đạo Phật và cũng là điều kiện quan trọng cơ bản làm người. Chúng ta hãy nghĩ thử ngay cả loài chim muông còn biết báo ân nuôi mớm. Nếu như mỗi người chúng ta không hiếu dưỡng cha mẹ thì chẳng phải không bằng loài cầm thú hay sao?

Cha mẹ là ruộng phước lớn nhất đời này của con người. Công đức hiếu dưỡng cha mẹ và công đức cúng dường Đức Phật đều như nhau, không hiếu dưỡng cha mẹ thì bị coi là sai lầm lớn nhất của đời người. Người bất hiếu thì một chút tư cách cũng không có nói gì đến học Phật. Ngoài ra bản thân chúng ta phải khuyên cha mẹ có tín, nguyện, niệm Phật, cầu sinh về Tây phương để mãi mãi có thể thoát khỏi nỗi khổ sinh tử luân hồi mới làm tròn đạo hiếu.

Làm tròn bổn phận

Làm người ở thế gian chắc chắn ai cũng có bổn phận và trách nhiệm của riêng mình. Người học Phật trên cương vị công việc của mình là phải nỗ lực tinh tấn làm gương mẫu cho gia đình, xã hội và quốc gia. Hiếu thuận với cha mẹ, giáo dục con cái biết giành tình yêu thương cho gia đình và làm những việc lợi ích cho xã hội mới đúng là người học Phật. Nếu tự mình trốn tránh trách nhiệm và không làm tròn bổn phận học Phật thì không thể thành tựu được.

Tin sâu nhân quả

Cốt lõi của toàn bộ Phật pháp chính là hai chữ nhân quả. Chúng ta nếu như trồng nhân thiện thì sẽ được quả thiện còn trồng nhân ác nhất định phải chịu quả ác, hãy luôn nhớ rằng báo ứng nhân quả không sai tí nào, không phải là không có báo ứng mà chỉ vì thời gian chưa đến. Người học Phật phải tin sâu nhân quả lấy giới làm thầy và mỗi ngày cần tự kiểm điểm để luôn luôn sửa đổi bản thân. Ngoài ra người niệm Phật nếu tin sâu trồng nhân thiện niệm Phật thì chắc chắn được quả thiện thành Phật.

Không sát sinh, ăn chay

Người học Phật không bao giờ được làm việc ác. Trong tất cả tội ác thì tội ác nặng nhất là sát sinh ăn thịt. Bởi vì mạng của chúng sinh rất quý báu vì vậy không nên vì thân mạng mình mà giết, ăn thịt nó thì nó vô cùng căm hận và sẽ kết oán thù sâu nặng đời sau nó sẽ giết lại chúng ta báo thù đòi nợ máu trả nợ máu quả ác rất là thảm khốc. Vì thế bản thân chúng ta không làm các việc ác, không sát sinh và hãy ăn chay vì đó là việc rất cần thiết.

Phóng sinh cứu mạng

Người học Phật phải làm các điều thiện bất cứ việc thiện nào chỉ cần có cơ hội thì hãy ra sức mà làm. Trong tất cả việc thiện thì phóng sinh là đứng đầu. Bởi vì, phóng sinh là hành vi cứu mạng cấp bách cho nên công đức rất lớn. Thân mạng chúng sinh rất quý nếu chúng ta thả nó hay cứu nó thì chắc chắn nó sẽ vô cùng cảm kích và ta đã kết thiện duyên tốt với nó thì đời sau chúng ta được quả báo thiện. Chính vì vậy mà trong các điều thiện thì việc phóng sinh cứu mạng luôn đứng đầu đầu.

Chí tâm thành kính

Chí tâm thành kính được xem là nền tảng thành tựu bất cứ sự nghiệp nào trong thiên hạ. Đại sư Ấn Quang đã chỉ dạy chúng ta phải dốc hết tâm lực, lấy hai chữ thành kính làm điểm quan trọng. Chúng ta có một phần thành kính thì chắc chắn sẽ có một phần công đức. Đây là một bí quyết tuyệt vời giúp ta học Phật thành công cho nên mọi người tuyệt đối phải ghi nhớ kỹ trong lòng.

Phát tâm Bồ đề

Công đức nhiều hay ít của người học Phật theo tỉ lệ thuận với tâm lượng của mình. Vì thế cho nên bản thân người học Phật phải có tâm lượng rộng lớn làm bất kỳ việc gì tuyệt đối không nên vì tư lợi bản thân mà nhất định phải phát xuất từ tâm chân thàn, chân thật vì lợi ích cho tất cả chúng sinh.

Chúng ta trên cầu Phật đạo thì phải phát tâm thành Phật sau đó, có năng lực độ khắp chúng sinh. Còn ở dưới thì hóa độ chúng sinh bằng cách phát tâm hễ gặp cơ duyên thì nhất định phải đem điều tinh yếu của Phật pháp truyền bá cho đại chúng. Ngoài ra tâm phải chí thành niệm Phật cầu sinh về thế giới Tây phương cực lạc ví đó là chân lý để phát tâm Bồ đề.

Lạy Phật sám hối

Chúng ta từ vô thủy kiếp đến nay chắc chắn đã tạo nhiều tội nghiệp, nếu như có hình tướng thì khắp hư không cũng chẳng thể dung chứa hết bởi vì chúng ta là phàm phu xấu ác nghiệp chướng sâu nặng. Do đó bản thân người học Phật phải phát tâm hổ thẹn và chí thành sám hối và siêng năng lạy Phật. Bởi vì lạy Phật một lạy chí thành thì tội diệt như số cát sông Hằng, lạy Phật sám hối được xem là cách bày tỏ tâm chí thành cung kính của chúng ta. Là phương pháp tốt để ta tự xét lỗi mình.

Tín, Nguyện và niệm Phật

Chỉ cần đầy đủ ba tư lương tín, nguyện, hạnh thì chắc chắn sẽ nương theo nguyện lực của Phật A Di Đà cứu giúp ra khỏi sinh tử và vĩnh viễn đoạn trừ luân hồi. Đây là pháp môn vô cùng thâm diệu và tiện lợi nhất trong tất cả pháp môn mà Đức Phật đã dạy. Thế nhưng vì sao ngày nay người niệm Phật nhiều mà người được vãng sinh lại ít?

Đây là vấn đề rất quan trọng và nghiêm túc có thể thấy ngày nay người niệm Phật nhưng không được vãng sinh chính là do thiếu tín, nguyện lại sợ chết và căn bản là không muốn vãng sanh. Người niệm Phật chỉ cầu sống lâu và cầu tất cả lợi ích ở thế gian nhưng không bao giờ cầu vãng sinh về Tây phương. Một người niệm Phật thật sự thì sẽ chán lìa cõi ta bà này và thích cầu về cõi cực lạc thì nhất định cho sự chết là như trở về.

Bất cứ lúc nào họ cũng mong sớm theo Phật A Di Đà về thế giới Tây phương cho nên họ tuyệt đối không sợ chết và luôn mong muốn vãng sinh liền. Còn người niệm Phật giả tạo là người tham sống sợ chết, không muốn chết và lúc nào cũng cầu sống lâu. Chúng ta nên biết tâm người nào sợ chết không muốn chết và không muốn cầu vãng sinh thì làm sao họ thành tựu vãng sinh về Tây phương được.

Nỗ lực thực hành

Phật pháp quan trọng nhất là thực hành. Có bà cụ một chữ cũng không biết và hoàn toàn không hiểu kinh dạy chỉ biết ăn chay, lạy Phật mà được vãng sinh. Bà học Phật thành tựu vãng sinh còn hơn hẳn tát cả những nhà thông thái vì điều quan trọng đó là sự nỗ lực thực hành của chính mình. Người có tài năng hiểu biết mà không thực hành thì giống như điểm binh trên giấy cho dù nói tên món ăn đếm của báu cho người thì đều là vô ích. Chúng ta học Phật chỉ cần nắm chắc những điểm quan trọng rồi nỗ lực thực hành thì nhất định đạt được lợi ích chân thật của Phật pháp.

Con người có được gì khi tu hành thành công?

Người tu hành không hề có sức mạnh ngàn cân nhưng sức mạnh của người tu là sức mạnh tâm linh. Làm sao ta có thể chịu được tất cả những nghịch cảnh.Những người tu luôn có một sức mạnh thầm lặng bên trong chớ không phải biểu hiện ra bên ngoài. Nhìn vào một con người thì yếu tố đầu tiên chiếm được thiện cảm của chúng ta là nét hiền lành đức hạnh của người ấy. Người có gương mặt phúc hậu hiền lành cũng nói lên được phần nào đặc tính bên trong.

Cho nên khi con người tu tập thành công sẽ có nội lực vững vàng, có sức mạnh mà nhà Phật gọi là đạo lực. Và sức mạnh này khác với sức mạnh thế gian. Người đời hay nói ỷ mạnh hiếp yếu. Người tu mạnh không phải để ăn hiếp người khác mà là để an ủi và đem lại nguồn vui cho chính mình và mọi người. Vì vậy một khi đã tu hành thành công bản thân người đó sẽ vượt qua mọi khó khăn thử thách bên ngoài và diệt trừ những nghiệp tập phiền não bên trong con người mình.

Khi học hiểu Phật pháp thì chúng ta biết nhân quả có thể chuyển được nên không nên tạo thêm những nghiệp nhân xấu mà hãy vui vẻ trả những nghiệp quả mình đã gây tạo từ nhiều đời trước. Đừng nuôi dưỡng thêm tình cảm thương ghét nữa để tránh họa khổ trong đời này và những đời sau. Chúng ta hiểu đạo rồi thì đối với người thương kẻ ghét nên mở rộng lòng ra đừng thương ghét thêm vì như thế sẽ gặp gỡ nhau nữa. Mỗi lần gặp gỡ trong sinh tử là thêm một lần thọ khổ như thế có gì vui sướng đâu.

Sao chúng ta không nhớ đến nỗi khổ ấy mà cố gắng tu tập để vượt thoát. Sự nghiệp của người tu chính là trí tuệ và sự tha thứ. Dùng trí Bát nhã chiếu soi là tất cả vấn đề rụng xuống hết không riêng gì nỗi khổ. Chúng ta phát tâm tu hành mục đích là để được giải thoát cho nên chỉ có tháo gỡ chứ không vướng mắc trói buộc thêm vào. Làm sao đứng vững trên đôi chân của mình mới có thể đi suốt con đường Phật đạo để có thể ra khỏi trầm luân sinh tử. Cho nên bản thân mỗi người cần phải chuẩn bị cho mình một sức mạnh đạo lực kiên cố và vững bền.

Theo hanhtrinhtamlinh

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh