Bạn Đang Chối Bỏ, Chạy Trốn Hay Thật Sự Yêu Thương Chính Mình?

BẠN ĐANG CHỐI BỎ, CHẠY TRỐN HAY THẬT SỰ YÊU THƯƠNG CHÍNH MÌNH?

Hiện nay có rất nhiều khóa học và nhiều người tung hô khẩu hiệu tích cực và loại bỏ tiêu cực. Tôi cũng đã từng là một người trầm cảm đi lên, để thay đổi tôi đi tìm học những khóa học thay đổi chính mình. Tuy nhiên Người Thầy dạy Tôi và một vài người tích cực họ dù ý tốt muốn giúp tôi tốt lên, giúp tôi dẹp bỏ tiêu cực nhưng do sai cách, họ lại làm tôi thêm tổn thương thêm... 💘💘💘

Sau này khi Tôi đi sâu vào nghề chữa lành mới hiểu được vì sao họ muốn giúp Tôi tích cực nhưng lại cho Tôi thêm sự tổn thương, căn bản bởi vì ngay trong chính bản thân họ họ cũng không chấp nhận bản thân và những cảm xúc tiêu cực nổi lên, họ chưa thật sự yêu thương những góc tối, đứa trẻ đang bị tổn thương bên trong họ mà chỉ đơn thuần đạp bỏ, dẹp nó qua một bên, nhốt nó lại, chạy trốn nó mà thôi...

Khi chúng ta chưa thật sự yêu thương và chấp nhận chính mình thì làm sao biết cách yêu thương và chấp nhận sự tiêu cực của ai khác và đôi khi chính sự không kết nối cảm xúc và tích cực của ta lại khiến cho những người vốn dĩ đang tổn thương lại thêm tổn thương mà bạn không hề biết...

Khi chia sẻ bài viết này Tôi không hề trách họ mà còn cảm ơn vì chính trải nghiệm tổn thương đó giúp tôi thấu hiểu và chấp nhận vô điều kiện cảm giác và những khách hàng suy nghĩ tiêu cực của khách hàng và dùng những hiểu biết giúp tôi từ dưới đáy đi lên để cho khách hàng một cái thấu hiểu và chấp nhận từ tâm chứ không ép buộc hay áp họ phải chấp nhận như tôi đã trải qua trước kia. Biết ơn tất cả mọi chuyện đã qua...

🌻🌻🌻🌻🌻🌻🌻🌻🌻🌻🌻🌻🌻🌻🌻🌻

Yêu thương những góc tối bên trong mình:💗

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

Nếu ví thế giới nội tâm bên trong chúng ta là một khu vườn nhỏ, thì góc tối nhất của khu vườn chính là nơi những cảm xúc tiêu cực và ký ức đau thương ngự trị. Nơi đó, chúng ta đã vứt bỏ chúng với hy vọng bằng một phép màu nào đó, chúng sẽ biến mất theo thời gian.

Nhưng dù chúng ta có vứt chúng vào xó xỉnh nào, bỏ mặt chúng bao nhiêu năm, thì bằng cách này hay cách khác, chúng vẫn tìm được cách len lỏi vào cuộc sống hiện tại của chúng ta thông qua những nỗi sợ, sự hoài nghi, nỗi ám ảnh không lý do…

Thay vì xem những cảm xúc này như kẻ đối đầu hay điều xấu xa phải trốn chạy, có lẽ đã tới lúc chúng ta nên đặt ngược vấn đề: điều gì sẽ xảy ra khi ta thôi chối bỏ và tập nhìn nhận chúng?

Mời mọi người cùng đọc bài viết của Tiến sĩ, nhà tâm lý học lâm sàng Beth Kurland về câu chuyện của bà và phương pháp Mở Cửa Trái Tim để yêu thương những góc tối bên trong mình.

=============================

Năm tôi 15 tuổi, mẹ tôi qua đời trong một tai nạn giao thông. Không biết phải đối diện với nỗi đau và mất mát lớn lao này như thế nào, tôi lao vào học tập và tham gia mọi hoạt động ở trường. Tôi không nghỉ một buổi học nào và luôn cố gắng kiểm soát mọi thứ.

Chiến lược này có những thành công nhất định - tôi sở hữu thành tích cao ngất ngưởng. Tuy nhiên, việc chối bỏ những nỗi đau sâu thẳm bên trong đã mang đến những hệ quả khác. Tôi luôn bồn chồn khi đối mặt với những thứ mình không thể kiểm soát, ví dụ như những thay đổi bất ngờ trong kế hoạch hay những chấn thương không thể lường trước.

Năm tháng trôi qua, tôi bắt đầu bị ám ảnh bởi những nỗi lo sợ quá đà, chẳng hạn như lo đứa con trong bụng sẽ hít phải khí độc khi tình cờ đi ngang chỗ có mùi lạ. Chỉ đến sau khi sinh đứa con đầu lòng và nhận sự hỗ trợ của chuyên gia tâm lý, tôi mới có thể thật sự đối diện với nỗi đau mất mẹ và đón nhận những cảm xúc mà mình đã dành nhiều năm để trốn chạy.

Mong muốn trốn tránh cảm xúc khiến ta không thoải mái (và tìm kiếm những thứ làm ta dễ chịu) là bản năng của con người. Nhưng việc trốn chạy thay vì chấp nhận chúng chỉ làm gia tăng những vấn đề tâm lý như căng thẳng thần kinh, khó thích nghi, hay bồn chồn lo lắng và thậm chí là trầm cảm.

Nghiên cứu cho thấy khi ta đối diện với những ham muốn của mình (người dịch: ví dụ như sự thèm ăn), ta sẽ ít rơi vào vòng xoáy của hành vi nghiện ngập; khi ta đối diện với nỗi đau thể xác, ta sẽ ít bị hành hạ bởi những cơn đau kinh niên; khi ta đối diện với nỗi buồn của mình, ta sẽ khó bị nhấn chìm bởi trầm cảm và khi ta đối diện với những lo âu của mình, ta sẽ cảm thấy dễ thở hơn và khó rơi vào trạng thái căng thẳng tột độ.

Với tôi mà nói, việc học cách yêu thương những cảm xúc tiêu cực không chỉ làm giảm hẳn chứng lo âu mà còn giúp tôi tận hưởng cuộc sống một cách toàn vẹn hơn và thêm vững tin vào khả năng đối diện nghịch cảnh của mình. Với vài trò một chuyên viên tâm lý, tôi cũng đã chứng kiến nhiều thân chủ được chữa lành khi thực hành đối diện với những cảm xúc tăm tối nhất bên trong.

Vậy làm sao để ta bắt đầu học cách đối diện với những góc tối trong tim?

Chìa khóa chính là khả năng bình tâm quan sát cảm xúc, chấp nhận và yêu thương chính mình - tất cả đều hội tụ trong một bài tập mà tôi gọi là “Mở Cửa Trái Tim”.

Để thực hành bài tập này, hãy bắt đầu với những cảm xúc không quá mạnh mẽ. Đối với những cảm xúc mạnh, hãy cân nhắc nhờ đến sự hỗ trợ của các chuyên gia tâm lý.

BƯỚC 1: MẠNH DẠN MỞ CỬA TRÁI TIM

Hãy tưởng tượng bạn đang mở cửa để đón cảm xúc của mình vào một căn phòng. Hãy hình dung xem chúng sẽ ngồi ở đâu, cách bạn bao xa. Từ chỗ của mình, hãy từ tốn quan sát chúng bằng ánh mắt tò mò, không phán xét.

Thông thường, cảm xúc sẽ xuất hiện trong đầu mọi người dưới một màu sắc hay hình dạng nào đó - đôi khi người ta nhìn thấy một nhân vật hoạt hình, đôi khi là một hình ảnh của chính họ trong quá khứ. Một phần của bài tập này là vui vẻ chấp nhận bất kỳ hình ảnh nào hiện ra.

Đây là một trải nghiệm mới mẻ với nhiều người. Ai lại muốn mở cửa cho nỗi lo âu? Ai lại muốn chào đón nỗi buồn hay sự giận dữ? Nhưng chỉ khi bạn mở cửa để cảm xúc vào một cách tự nhiên cũng như tập quan sát chúng từ một khoảng cách nhất định, bạn mới có thể đào sâu và tìm hiểu về chúng.

BƯỚC 2: QUAN SÁT VÀ TÌM HIỂU NHỮNG VỊ KHÁCH VỪA BƯỚC QUA CỬA

Bình tĩnh chú tâm vào những gì bạn đang cảm nhận sẽ giúp bạn đối mặt với vị khách cảm xúc này. Bạn có thể gọi tên những cảm xúc đó (“Ồ, đó là tổn thương”; “Đó là ghen tị”; “Đó là giận dữ”).

Nghe thì đơn giản nhưng chúng ta thường không để tâm đến những cảm xúc phức tạp bên trong và chính vì thế, chúng ta đã bỏ qua rất nhiều thông tin quan trọng. Gọi tên những cảm xúc tiêu cực không chỉ giúp bạn nhìn nhận những gì đang diễn ra bên trong tâm mình, mà còn góp phần làm giảm sức mạnh của chúng.

Một bài tập khác bạn có thể làm là tập nhìn nhận những vị khách cảm xúc này như những vị khách nhất thời. Hãy thêm những cụm từ như “trong lúc này” vào trước những câu miêu tả cảm xúc (“Tôi đang cảm thấy stress, giận dữ, bị tổn thương”). Điều này sẽ giúp bạn bình tĩnh quan sát cảm xúc của mình mà không bị choáng ngợp bởi chúng.

Một số điều mà bạn có thể nói với bản thân là:

- Cảm xúc này đang ảnh hưởng đến cơ thể và suy nghĩ của mình như thế nào?

- Nếu cảm xúc này hay một phần nào đó bên trong mình có thể lên tiếng, nó sẽ nói gì?

- Cảm xúc đang muốn hay cần điều gì?

Cho phép bản thân tìm hiểu cảm xúc này một cách tự nhiên thay vì sợ hãi hay phủ nhận để hiểu rõ cảm xúc của mình hơn.

BƯỚC 3: YÊU THƯƠNG NHỮNG CẢM XÚC TIÊU CỰC

Chúng ta thường làm hai việc: một là chối bỏ cảm xúc khiến ta cảm thấy không thoải mái, hai là đánh giá và phán xét cảm xúc của mình một cách tiêu cực.

Ta thường được dạy rằng buồn bã là biểu hiện của sự yếu đuối; rằng ta thật xấu xí khi cảm thấy giận dữ hay ghen tị; rằng ta nên “buông bỏ và bước tiếp” khi trải qua mất mát. Vì thế, khi đối mặt với những cảm xúc khó khăn, ta thường tự nhủ mình phải mạnh mẽ lên và thôi bi lụy, hay cho là mình đang không bình thường.

Hãy kết hợp việc chú tâm quán sát cảm xúc với việc đối xử tử tế với bản thân và nhìn nhận mình như một người bình thường (là con người thì ai cũng trải qua đau khổ). Làm được ba điều đó, bạn đã nuôi dưỡng tình yêu thương cho chính mình - một thứ có liên hệ trực tiếp đến sức khỏe tinh thần của bạn.

Vậy làm sao để học cách yêu thương bản thân?

Hãy thử tưởng tượng bạn đang ngồi tâm sự với một người bạn đang có chuyện buồn. Bạn sẽ làm gì để bày tỏ tình yêu thương và sự quan tâm đến họ? Bạn sẽ thể hiện điều gì qua ngôn ngữ cơ thể? Bạn sẽ lắng nghe như thế nào? Trong trái tim bạn sẽ dâng trào cảm xúc gì?

Bây giờ, hãy tưởng tượng người bạn đó đang thể hiện tình yêu thương cho bạn. Họ sẽ nói hay làm điều gì? Những lời nói nào sẽ khiến bạn cảm thấy dễ chịu và được an ủi?

Chắc hẳn họ sẽ không bảo bạn thôi ngay đi hay điều bạn cảm thấy là sai trái. Có thể họ sẽ nói: “Mọi việc thật khó khăn, nhưng đừng quên có mình ở đây với cậu.” Có thể họ sẽ đưa tay cho bạn nắm lấy.

Khi bạn học cách ngồi lại với những cảm xúc của mình và yêu thương chúng, bạn đang trở thành một người bạn quý của chính mình. Việc dũng cảm đồng hành cùng chính mình qua mọi cảm xúc - từ hạnh phúc đến khổ đau - là một hành trình chữa lành kỳ diệu.

KẾT: Biết yêu thương và chấp nhận bản thân sẽ biết cách yêu thương và chấp nhận người khác, từ đó bạn mới giúp được người khác thay đổi thật sự 🌻🌻🌻

Mở Cửa Trái Tim để đón nhận và yêu thương những cảm xúc tiêu cực của mình đòi hỏi rất nhiều dũng khí và sự rèn luyện. Nhưng mỗi lần tập đối mặt với góc tối của mình, bạn sẽ mạnh mẽ hơn, thêm tin tưởng vào khả năng làm chủ thân tâm, tăng sức chịu đựng và sự dẻo dai để đối mặt với nghịch cảnh cũng như thêm sáng suốt trên hành trình của mình.

Còn nếu bạn thấy khó thì hãy nhờ đến sự hỗ trợ của Coaching chữa lành - Người hướng dẫn và giúp bạn tháo gỡ cũng như giúp bạn hiểu được thế nào mới thật sự là yêu thương chính mình.

P/s: Sức mạnh này tồn tại trong mỗi chúng ta, và điều duy nhất mà bạn phải làm là dũng cảm hé mở cánh cửa trái tim.🌻🌻🌻

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh