Kinh Dịch, Học Để Làm Người

KINH DỊCH, HỌC ĐỂ LÀM NGƯỜI

Thú thật thì mình không định viết về Kinh Dịch, do mình cảm thấy cái hiểu của mình còn rất nông cạn, không dám viết bài tóm tắt hay chia sẻ gì nhiều về Kinh Dịch. Nhưng do mình thấy có rất nhiều người tuy chưa đọc Kinh Dịch, lại nhận định về Dịch Lý như một điều gì đó ở tầm vũ trụ xa xôi, không thể tiếp nhận một cách đơn giản cũng như ứng dụng vào cuộc sống hằng ngày. Thêm nữa, có những hiểu lầm rằng Âm Dương cũng như Thiện, Ác, Chính, Tà, qua đó lý giải rằng cuộc sống này chính là trong Thiện có Ác, trong Ác có Thiện… chính sự ngộ nhận này đã dẫn đến cái nhìn tiêu cực về cuộc sống, làm con người thụ động và cũng như không giúp chúng ta có thể áp dụng được nguyên lý Âm Dương để cải thiện đời sống hằng ngày. Chính vì vậy mà bài viết ngắn này của mình nhằm chia sẻ những bài học nho nhỏ mà mình đã tiếp thu được và đang thực hành trong quá trình học Dịch Lý. Dịch Lý là một nguyên lý mà mỗi người, mỗi giai đoạn trong cuộc đời sẽ nhận thức khác nhau, nên những gì mình chia sẻ ở đây chỉ là nhận thức của cá nhân mình hiện tại mà thôi. Rất mong nhận được sự chỉ giáo thêm sau khi mình viết bài này.

Kinh Dịch là gì?

Tạm gác một bên khía cạnh lịch sử của Kinh Dịch, triết lý sâu xa trong Kinh Dịch là đạo lý Âm Dương. Carl Jung có nói : Những cặp mâu thuẫn luôn giữ được mức quân bình phản ánh một nền văn minh cao, - trái lại, cái gì đi có một chiều, sức va chạm của nó biểu thị tình trạng độc tài.

Nếu nói là Thiện, Ác thì chúng ta sẽ cố gắng đem cái Thiện để diệt cái Ác, mà nói như Jung thì đó là một dạng của độc tài. Vậy cho nên Âm Dương không phải là Thiện, Ác - mà là một cặp mâu thuẫn tương sinh lẫn nhau. Không thể dùng Dương để diệt Âm. (Giải trí một chút, trong một cuốn phim của DC mà mình xem gần đây - Suicide Squad. Nhân vật Peacemaker được biểu trưng là một người chính trực, luôn làm mọi thứ để bảo vệ nền hoà bình, kể cả phải giết người vô tội. Đó là một minh chứng cho việc nhân danh cái Thiện để tiêu diệt cái Ác, vậy thì cuối cùng đâu là Thiện, đâu là Ác?)

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Vậy Âm Dương là gì?

Mình xin mạn phép giải thích theo cái hiểu của mình. Âm Dương là hai chiều thuận nghịch, đối lập nhau như sáng và tối, nước và lửa. Dương là sức nóng, theo lửa bay lên trên, Âm lại là hơi ẩm, theo khí lạnh mà chảy xuống. Dương giống như tính nam (Masculity) thì Âm là tính nữ (Femality). Nam tính thể hiện sự trí khôn, mạnh mẽ, quyết đoán, nóng nảy; nữ tính thể hiện trực giác, thấu hiểu, tình cảm, trầm tĩnh trong tính cách. Dương là sự kiến tạo, Âm là sự nuôi dưỡng. Tuy nói là Dương sinh Âm trưởng, nhưng không có Âm thì cũng không có Dương. Nên đồ hình Âm Dương là vòng luân hồi vô tận, Âm Dương dịch chuyển không ngừng, Âm không ngừng đuổi theo Dương, Dương không ngừng quấn lấy Âm. Dù luôn hút lấy nhau, nhưng cũng không ngừng lấn át nhau. Âm ở bên trong luôn hướng ra bên ngoài, Dương ở bên ngoài luôn hướng vào bên trong, nên mới siết chặt lẫn nhau thành một khối. Đó chính là sự mâu thuẫn hài hòa của Dịch Lý. “Thiên Nhân tương hợp/Thiên Nhân tương dữ/Thiên Nhân tương đồng” Tuy chia ra có trời và đất, có Âm và Dương nhưng kỳ thực đều hòa hợp, hỗ trợ, tương đồng với nhau. Thái Cực sinh Lưỡng Nghi tức Âm Dương. Con người cũng là Âm Dương nên cũng nhờ Thái Cực mà sinh, Dương là khí trong người, Âm là huyết đưa khí đi khắp cơ thể. Âm Dương không ngừng hòa hợp mà sinh sôi và nuôi dưỡng từng giây từng phút. Cho nên con người cũng chính là một tiểu vũ trụ.

Hiểu về Âm Dương thì giúp được gì cho chúng ta?

Trước hết xin được điểm qua cách mà vũ trụ vận hành. Vũ trụ luôn vận hành ở con số không tròn trĩnh. Giống như tánh Không trong Phật Giáo vậy. Vạn Vật Giai Không. Bởi Thái Cực chính là Không. Một ví dụ nhỏ để dễ hiểu hơn : Ví dụ Dương bên trong chúng ta là 9, vậy thì để cân bằng Dương sẽ thu hút 9 phần Âm. Cộng lại bằng 0 chính là Thái Cực. Vũ Trụ luôn vận hành ở mức Không. (Một điều thú vị mà mình chợt phát hiện ra, chưa được kiểm chứng từ sách vở hay người khác, đó là : Hầu hết các tôn giáo và nền văn minh cổ đều nhấn mạnh con số 3 thần thánh. Công Giáo thờ Chúa Ba Ngôi (Trinity), Ấn Giáo thờ Tam Thần (Trimurti), Thần Đạo thờ 3 vị thần khai sinh, Phật Giáo thờ Tam Bảo, Kinh Dịch có Thái Cực và Lưỡng Nghi… Từ cái Một mới sinh ra Ba. Có lẽ ý nghĩa của nó chính là vũ trụ này thuộc về Nhất Nguyên, nên điều lớn nhỏ trong nhân gian đều phải quy về Không chăng?)

Nghiệm đến đây thì triết lý sống vừa đủ bắt đầu hình thành. Nhìn về lịch sử, các vị vua bạo chúa (Cực Dương) đều bị ám ảnh bởi sự hưởng thụ, đời sống xa hoa, tham danh lợi, tiền tài, nữ sắc… là những điều Cực Âm. Tuy là bạo chúa, nhưng không thể phủ nhận những công lao mà các ông mang lại, nhưng cống hiến to lớn của họ trong giai đoạn đó đã chiêu cảm sự tận hưởng cũng không kém, bởi như vậy mới có tổng hòa bằng 0. Vậy thì công thức đó là 1 Âm - 1 Dương = 0. Đây chính là công thức chúng ta cần để bắt đầu lối sống vừa đủ của mình. Đơn giản theo công thức này, chúng ta đã nắm được nguyên lý của Âm Dương thì có thể dễ dàng phân tích được Âm Dương trong từng hoạt động hằng ngày. Ví dụ như một ngày làm việc căng thẳng = 1 Dương, chúng ta cần được thư giãn đầu óc bằng cách nghe nhạc, thiền định, ngủ sâu… = 1 Âm. Kể cả trong những việc hang ngày cũng có thể tìm ra sự cân bằng này. Ví dụ : Chạy bộ quá nhanh thì không thể chạy lâu, Dương thì nhanh mà ngắn ngủi, vì vậy tìm ra điểm cân bằng chính là chạy vừa sức. Vừa đủ Âm, vừa đủ Dương, thái quá ở một phía cũng sẽ dẫn đến thái quá ở phía còn lại. Hệ số càng lớn thì khả năng thu hút cực đối lập càng cao sẽ dẫn đến mất kiểm soát.

Đức của Âm là chậm chạp nhưng bền bỉ. Dương luôn thắng thế ban đầu nhưng cuối cùng Âm sẽ phải bao bọc lấy Dương. Các triều đại Dương tính, phát động chiến tranh và nhiều thù hận luôn ngắn ngủi hơn các triều đại hòa bình, lấy văn hóa nghệ thuật làm gốc. Hà Đồ cho thấy muốn thuận đạo trời thì phần Dương phải được bảo vệ của Âm, phần Âm phải có Dương làm cốt lõi. Nho Giáo nói : Người Quân Tử cần phải điềm tĩnh bên ngoài, sắc bén bên trong. Từ đó lại nhận ra cái triết lý “Tốt hơn 1% mỗi ngày” chính là cách sống mà chúng ta nên thực hiện. Nỗ lực tốt hơn là Dương, nhưng tổng quá trình là Âm, phát triển rất chậm nhưng không bao giờ ngừng nỗ lực thì sẽ đạt được tâm nguyện.

Bài viết cũng khá là dài rồi. Tóm gọn lại chính là sống Thuận Đạo, đừng cố gắng nhưng không nghỉ ngơi, đừng nghỉ ngơi nhưng không cố gắng. Mất cân bằng sẽ dẫn đến sự thất bại, đến bệnh tật và bất an. Ngược lại khi biết sống Thuận Đạo thì sẽ luôn sống hạnh phúc và an nhiên.

Mong chúng ta luôn sống Thuận Đạo!

Duy Đạo thị tùng. Đạo chi vi vật - Lão Tử

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh