Thăng Trầm Nền Đạo Cao Đài

THĂNG TRẦM NỀN ĐẠO CAO ĐÀI

Thăng trầm nền đạo

Tuy vậy, giữa các tín đồ đã xuất hiện những quan điểm bất đồng về cách thức tu tập, tổ chức giáo hội, hoặc do những mục đích cá nhân, cũng dần tách ra để hình thành các nhánh Cao Đài độc lập. Một số nhánh thành lập tổ chức giáo hội (Hội Thánh), một số khác hoạt động độc lập, cũng không thành lập tổ chức giáo hội. Ngoài ra, còn một số tổ chức của các tín đồ Cao Đài mang tính chất đoàn thể cũng được thành lập.

Lý giải cho hiện tượng này, các tín đồ Cao Đài tin rằng việc hình thành các nhánh Cao Đài khác nhau đã được Thượng đế tiên tri ngay từ lúc sơ khai chưa chính thức lập thành Cao Đài giáo, sẽ hình thành 12 nhánh Cao Đài. Tuy nhiên, với các nhà nghiên cứu, trong đó có cả tín đồ, số lượng các nhánh Cao Đài khác nhau tùy theo thời điểm chứ không cố định là 12 phái. Theo thời gian, các nhánh Cao Đài diễn ra nhiều cuộc chia tách, sát nhập, thống kê trong lịch sử có hơn 30 tông phái khác nhau. Rất nhiều nỗ lực hoạt động để thống nhất giáo hội nhưng đều bất thành do những chỉ trích và trở ngại từ nhiều phía, kể cả giữa các tín đồ.

Trong cơn động loạn của dân tộc

Sự phân chia các hệ phái không làm giảm tốc độ phát triển tín đồ trái lại càng mau chóng gia tăng số lượng tín hữu, Cao Đài nhanh chóng trở thành một tôn giáo có ảnh hưởng lớn ở Nam Kỳ, thậm chí phát triển ra cả ở Trung Kỳ, Bắc Kỳ và cả Cao Miên. Các lãnh đạo Cao Đài đều là những người có học thức, có địa vị xã hội và rất có ảnh hưởng đến dân chúng. Vì vậy, Cao Đài luôn là đối tượng hoặc lôi kéo, hoặc đả kích của các thế lực nắm chính quyền.

Người Pháp ra tay trước tiên. Một tôn giáo có tổ chức như hình thái nhà nước có nhiều khả năng lôi kéo quần chúng đe dọa đến sự cai trị của chính quyền thực dân. Dưới áp lực của thực dân Pháp, các chỉ dụ cấm đạo ở Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Campuchia và Lào đã được ban hành. Đỉnh điểm, ngày 28 tháng 6 năm 1941, lo ngại việc một tôn giáo hoạt động mạnh ở Sài Gòn và phụ cận có thể rơi vào ảnh hưởng của người Nhật, bấy giờ đã xâm nhập Đông Dương và ra sức lôi kéo các nhóm tôn giáo, chính trị người Việt ủng hộ Chính sách Đại Đông Á, chính quyền thực dân Pháp bất ngờ tấn công vào các tín đồ Cao Đài, bắt giữ Hộ pháp Phạm Công Tắc và đày đi Madagascar. Nhiều chức sắc Cao Đài khác cũng bị bắt giam hoặc quản thúc. Tòa Thánh Tây Ninh bị chiếm đóng. Nhiều thánh thất Cao Đài các cũng bị chiếm đóng hoặc phá hủy.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Cả người Nhật lẫn Việt Minh đều tranh thủ ra sức lôi kéo các nhóm Cao Đài. Do sự vận động của các cán bộ Việt Minh, một nhóm các chức sắc Cao Đài, nòng cốt ở các phái Tiên Thiên, Ban Chỉnh Đạo và Minh Chơn Đạo, đã bí mật thành lập Hội Cao Đài Cứu Quốc. Hội hoạt động chủ yếu ở các vùng xa ở Tây Nam Bộ, bí mật tập hợp lực lượng trên nền tảng Thanh niên Đạo đức đoàn dưới sự lãnh đạo của Cao Triều Phát cố vấn Ủy ban Kháng chiến Hành chính Nam Bộ, có xu hướng chống cả Pháp lẫn Nhật. Người Nhật thì can thiệp mở lại Tòa Thánh Tây Ninh tại Sài Gòn, đổi lại việc Giáo sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh), người tạm thời thay mặt Hộ pháp Phạm Công Tắc lãnh đạo các tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, tập hợp các tín đồ hợp tác với quân đội Nhật để chống Pháp. Khá đông tín đồ Cao Đài được tuyển làm nhân công của xưởng đóng tàu Nichinan của quân đội Nhật tại Nam Bộ. Một lực lượng bán vũ trang Cao Đài được ra đời với tên gọi Nội ứng nghĩa binh, dưới danh nghĩa được Hoàng thân Cường Để chỉ thị thành lập để liên minh với Nhật Bản.

Ngày 9 tháng 3 năm 1945, lực lượng bán vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh mặc đồng phục trắng, đội mũ bê-rê, vũ trang bằng gậy tre vọt nhọn tham gia hỗ trợ Nhật đảo chính Pháp tại Sài Gòn. Bên cạnh đó, ngày 24 tháng 6 năm 1945, được sự hậu thuẫn của Hội Cao Đài Cứu Quốc, một đại hội các hệ phái Cao Đài (không có Tòa Thánh Tây Ninh) được tổ chức tại Sài Gòn, thành lập tổ chức Cao Ðài Hiệp Nhứt 11 Phái và bầu ông Cao Triều Phát làm Chủ tịch. Trong Cách mạng tháng Tám, nhiều nhóm bán vũ trang Cao Đài đã gia nhập Cao Đài Cứu Quốc và tham gia giành chính quyền ở khắp Nam Bộ.

Sau khi giành được chính quyền cuối tháng 8 năm 1945, nhiều chức sắc Cao Đài được chính quyền Việt Minh mời ra tham chính. Tại Tây Ninh, một tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh là ông Trương Văn Xương được mời làm Phó Chủ tịch Ủy ban Hành chính tỉnh, một chức sắc Cao Đài thuộc Tòa Thánh Tây Ninh khác là Giáo sư Thượng Chữ Thanh (Đặng Trung Chữ) được mời làm cố vấn.

Khi Pháp tái chiếm Nam Bộ, các nhóm lực lượng vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tham chiến tại các mặt trận số 1 và số 2, chiến đấu ở mặt Đông và Bắc Sài Gòn. Sau khi vào Nam, đặc phái viên Trung ương Nguyễn Bình đã tổ chức hội nghị An Phú Xã, thống nhất tổ chức các đơn vị vũ trang thành các chi đội Vệ Quốc đoàn. Lực lượng vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh được tổ chức thành 2 chi đội số 7 do Nguyễn Thanh Bạch chỉ huy và chi đội số 8 do Nguyễn Hoài Thanh chỉ huy.

Tuy nhiên, trước sức mạnh của quân Pháp, các mặt trận nhanh chóng tan vỡ. Nhiều đơn vị vũ trang tan rã, hoặc trở thành những lực lượng quân phiệt cát cứ, không chịu sự chỉ huy thống nhất. Một số chức sắc cao cấp và chỉ huy quân sự Cao Đài đã đưa lực lượng của mình tự rút về Tây Ninh và tự xây dựng các căn cứ để bảo vệ Tòa Thánh Tây Ninh.

Hành động cát cứ này là lý do để các phần tử Việt Minh quá khích lên án các tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh là phản bội. Một vài cuộc xung đột đẫm máu đã nổ ra bắt nguồn từ những tín đồ Cao Đài và các phần tử Việt Minh quá khích. Chi đội số 7 và số 8 do Cao Đài chỉ huy bị Việt Minh tước khí giới trong những cuộc thanh trừng nội bộ. Hàng ngàn tín đồ Cao Đài bị Việt Minh giết, nhiều nhất tại tỉnh Quảng Ngãi (miền Trung) và Trung Lập (miền Nam). Giáo sư Thượng Vinh Thanh (Trần Quang Vinh) cũng bị bắt tại Chợ Đệm và bị giải giam tại Cà Mau cùng với Giáo sư Hồ Văn Ngà, Chủ tịch Việt Nam Độc lập Đảng.

Nắm được sự mâu thuẫn này và để tranh thủ thêm đồng minh trong cuộc chiến chống Việt Minh, chính quyền Pháp cho phép Hộ pháp Phạm Công Tắc trở về Tòa Thánh Tây Ninh, đổi lại các tín đồ Cao Đài sẽ không tấn công người Pháp và được quân Pháp bảo trợ. Thậm chí, chính quyền Pháp còn cho phép các lãnh thổ do Tòa Thánh Tây Ninh kiểm soát có quyền tự trị. Lực lượng vũ trang Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh được chính quyền Pháp bảo trợ và trang bị vũ khí, do Trung tướng Trần Quang Vinh làm Tổng tư lệnh, Thiếu tướng Nguyễn Văn Thành làm Tham mưu trưởng, có vai trò như một lực lượng bổ sung (Forces supplétives), hỗ trợ quân Pháp trong các chiến dịch tấn công Việt Minh.

Bất đồng với sự hợp tác này, một số chức sắc Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tham gia kháng chiến đã gia nhập Cao Đài Cứu Quốc, mở rộng thành Cao Ðài Cứu Quốc 12 phái Hiệp Nhứt. Các lực lượng vũ trang của Cao Đài Cứu Quốc được tập hợp thành Trung đoàn 124, chiến đấu cho đến hết cuộc Kháng chiến chống Pháp dưới quyền chỉ huy của Việt Minh. Phản ứng trước việc này, lãnh đạo Tòa Thánh Tây Ninh tuyên bố trục xuất các chức sắc và tín đồ Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh nào tham gia Cao Đài Cứu Quốc.

Hợp tan - Tan hợp

Sau năm 1954, tổ chức Cao Đài Cứu Quốc tuyên bố giải thể. Các phái liên hiệp trước đây trở về sinh hoạt riêng rẽ. Một số chức sắc tập kết ra Bắc, hình thành Hội Thánh Duy Nhất thuần túy sinh hoạt tôn giáo dưới sự chỉ đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Tại miền Nam, Tòa Thánh Tây Ninh dưới sự hậu thuẫn của người Pháp đã trở thành Hội Thánh Cao Đài lớn nhất, đại diện cho cả tôn giáo Cao Đài, có quân đội riêng, có ảnh hưởng chính trị mạnh, đã trở thành cái gai lớn thời Quốc gia Việt Nam dưới Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Để dẹp các trở ngại trong việc thâu tóm quyền lực, Thủ tướng Diệm đã mua chuộc, gây chia rẽ trong nội bộ, và cuối cùng tấn công lực lượng quân đội Cao Đài, buộc Hộ pháp Phạm Công Tắc phải lưu vong sang Campuchia cho đến ngày ông liễu đạo.

Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh chỉ được công nhận trở lại tại miền Nam từ năm 1965 theo sắc lệnh Số 3 ngày 12 Tháng Bảy của Ủy ban Lãnh đạo Quốc gia. Sang thời Đệ nhị Cộng hòa của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu, các tín đồ tốt nhất chỉ thuần túy sinh hoạt tôn giáo, không nên can thiệp vào chính trị, vì vậy các tổ chức Cao Đài không còn ảnh hưởng mạnh đến chính trị và xã hội như trước.

Các tín đồ Cao Đài một lần nữa phải chịu thử thách khi những người Cộng sản nắm quyền kiểm soát toàn bộ Việt Nam. Nhiều chức sắc Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh bị chính quyền mới buộc tội là đã cộng tác với những kẻ thù, thậm chí đã tham gia chống đối chính quyền mới. Năm 1979, một Hội đồng Chưởng quản Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ được thành lập, đại diện cho giáo hội, đặt dưới sự kiểm soát của chính quyền. Các tổ chức, hệ phái Cao Đài khác cũng là đối tượng công kích, khi bị chính quyền mới buộc tội tuyên truyền cho tệ nạn mê tín. Các hoạt động tôn giáo hoàn toàn bị hạn chế, chỉ giới hạn những sinh hoạt trong nhóm nhỏ tín đồ.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh