Tương Quan Tôn Giáo Cao Đài

TƯƠNG QUAN TÔN GIÁO CAO ĐÀI

Nghi lễ Cao Đài

Cao Đài là một tôn giáo lớn được xem là "trẻ" nhất tại Việt Nam. Trong chưa đến 100 năm hình thành và phát triển, Cao Đài thể hiện là một tôn giáo mới, có tính dung hợp các tôn giáo lớn tại Việt Nam, mà chủ yếu là Tam giáo. Nhiều khái niệm cũng như hình thức của các tôn giáo lớn đều có thể thấy biểu hiện một phần tại Cao Đài.

Khác với hầu hết các tôn giáo có nguồn gốc lâu đời thường phủ nhận các tôn giáo khác, các tín đồ Cao Đài chấp nhận có tôn giáo khác và những tôn giáo đó hình thành nền tôn giáo Cao Đài. Họ lý giải đấy chính là ý đồ của Thượng đế đã hình thành các tôn giáo khác nhau để phù hợp với thời điểm và địa điểm cụ thể, và tôn giáo Cao Đài chính là tôn giáo duy nhất do Thượng đế lập ra ở lần thứ 3 và là lần cuối cùng để phổ độ cho chúng sinh, không còn phân biệt tôn giáo, dân tộc hay ở bất kỳ nơi nào trên thế giới nữa. Chính vì vậy, điểm đặc biệt trong tôn giáo Cao Đài là sự tôn trọng tín ngưỡng và phong tục, không ép buộc tín đồ phải từ bỏ hoặc hạn chế các hoạt động liên quan đến tín ngưỡng hay phong tục cổ truyền của mình.

Tuy nhiên, với tư cách là một tôn giáo bảo vệ truyền thống, Cao Đài là một tôn giáo có những quy định rất chặt chẽ và khá bảo thủ, cứng nhắc. Tuy được xem là một tôn giáo trẻ và phát triển rất nhanh ở giai đoạn khai đạo, Cao Đài lại có những yêu cầu khắt khe về tính truyền thống, ít có sự cải sửa thay đổi nhằm bảo vệ tối đa những nét đặc trưng của tôn giáo mình. Chính điều này đã làm cho Cao Đài trở thành một trong 2 tôn giáo đặc thù của vùng Nam Bộ.

Phương Đông

Phật giáo

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Phật giáo là một tôn giáo lớn tại Việt Nam nên có ảnh hưởng lớn đến tôn giáo Cao Đài. Một số nhân vật Phật giáo cũng được tôn thờ trong đạo Cao Đài như Phật Nhiên Đăng Cổ, Phật Thích Ca, Phật Di Lặc. Pháp môn Tuyển độ của chi phái Chiếu Minh Tam Thanh Vô Vi chịu ảnh hưởng rất lớn từ pháp môn Thiền của Phật giáo Thiền tông.

Phái Thái, một trong 3 phái trong tổ chức Nam phái của Hội Thánh Cao Đài, được xem là tượng trưng của Phật đạo trong Đại đạo Cao Đài, với đạo phục màu vàng tượng trưng cho áo cà sa của các nhà sư.

Lão giáo

Chịu ảnh hưởng rất lớn từ Minh Sư đạo, một nhánh của Thiên Sư đạo, có thể nói vũ trụ quan của Cao Đài gần sát với vũ trụ quan của Lão giáo. Phương pháp cơ bút để các đấng vô hình truyền dạy, các con số linh thiêng như 1 (Thiên Nhãn), 2 (Âm Dương), 3 (Tam giáo), 5 (Ngũ chi), 8 (Bát Quái), 9 (Cửu Trùng), 12 (Thời Quân),... đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ Lão giáo. Một số nhân vật trong Lão giáo cũng được tôn thờ như Lão Tử, Khương Tử Nha.

Mua đá năng lượng:

Trong tổ chức Hội Thánh, vị trí Bát Quái Đài là khu vực thiêng liêng nhất, chỉ dành cho các vị tiên trưởng vô hình, được xem như là nơi lập pháp của đạo. Hầu hết các văn bản pháp luật đạo, được các tín đồ tin là được giáng cơ từ Bát Quái Đài. Trong tổ chức Nam phái, cách đặt tên các phái cũng chịu ảnh hưởng từ Tam Thanh trong Lão giáo với biến cải đôi chút; thậm chí, phái Thượng, một trong 3 phái của Nam phái, cũng được xem là đại diện cho Lão giáo, với đạo phục màu xanh tượng trưng cho y phục các đạo sĩ. Vai trò của phái Thượng còn được đề cao khi trong tổ chức Hội Thánh Cửu Trùng Đài, chức phẩm của phái Thượng được xem là cao hơn so với 2 phái còn lại. Người giữ ngôi vị Thượng Chưởng pháp được quy định có thể thay mặt cho chức vị Giáo tông để chủ trì công việc của Cửu Trùng Đài.

Nho giáo

Cũng như Phật giáo và Lão giáo, Nho giáo cũng được xem là có ảnh hưởng rất lớn đến đạo Cao Đài. Nho giáo trong đạo Cao Đài được đề xướng qua triết lý Nho tông chuyển thế. Nếu như Lão giáo ảnh hưởng nhiều về mặt vũ trụ quan và cách thức tu tập thì Nho giáo hảnh hưởng rất nhiều về cách thức hành lễ. Đại diện cho Nho giáo là Đức Khổng Tử được trong Bát Quái Đài.

Trong tổ chức Hội Thánh Cao Đài, phái Ngọc, một trong 3 phái trong tổ chức Nam phái Cửu Trùng Đài, được xem là tượng trưng của Nho giáo, với đạo phục màu đỏ.

Tín ngưỡng dân gian

Có thể nói tín ngưỡng dân gian Nam Kỳ đã có ảnh hưởng rất lớn đến đạo Cao Đài. Hầu hết các hoạt động tôn giáo của đạo Cao Đài chú trọng đến các nghi lễ trong gia đình liên quan đến phong tục truyền thống của người Việt ở Nam Kỳ như cưới hỏi, tang ma, cầu siêu… Những nghi lễ ấy mặc dù được tổ chức theo nguyên tắc và triết lý của đạo Cao Đài, nhưng lại không quá xa lạ với phong tục truyền thống của người Việt. Hơn nữa, các nghi lễ này đều được tổ chức quy củ, có sự tham gia đông đảo của chức sắc, chức việc và đạo hữu, làm không khí trong các buổi lễ trở nên trang trọng, tôn nghiêm. Mặt khác, rất dễ nhận thấy nhạc lễ Cao Đài (đặc biệt là Đại đàn) mang đậm văn hóa truyền thống Việt Nam với cung cách đi trò lễ, nhạc cổ truyền trong các buổi lễ tại đình, miếu dân gian.

Ngũ chi Minh đạo

Ngũ chi Minh đạo là một thuật ngữ trong tôn giáo Cao Đài dùng để chỉ các nhánh tôn giáo phát triển từ Minh Sư đạo, một tôn giáo có sự tương hợp gần nhất với đạo Cao Đài, có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành và phát triển của đạo Cao Đài.

Cao Đài Từ điển định nghĩa như sau: "Ngũ Chi Minh Đạo là năm nhánh Đạo có tên khởi đầu bằng chữ MINH, có nguồn gốc từ nhà Minh bên Tàu”. Ngũ Chi Minh Đạo gồm: Minh Sư, Minh Đường, Minh Lý, Minh Thiện, Minh Tân.

Trong lịch sử, một số nhánh của Ngũ chi Minh đạo sát nhập vào với đạo Cao Đài như tông Phổ tế của Minh Sư, hoặc Minh Tân, Minh Đường. Một số không còn tồn tại như Minh Thiện, hoặc vẫn phát triển độc lập như Minh Sư đạo, Minh Lý đạo.

Phương Tây

Cơ Đốc giáo

Cơ Đốc giáo bấy giờ đã phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam dưới sự bảo hộ của chính quyền thực dân Pháp. Tuy nhiên, với các tín đồ Cao Đài đầu tiên, vốn là những người có tinh thần dân tộc, sự dung nạp Cơ Đốc giáo thể hiện một chừng mực không va chạm với truyền thống. Chính vì vậy, hình tượng Giêsu của Cơ Đốc giáo được xem là biểu trưng của Thánh đạo, một chi đạo trong Ngũ chi Đại đạo.

Hồi giáo

Giai đoạn khai đạo Cao Đài cũng chính là giai đoạn Hồi giáo phát triển mạnh mẽ trong các cộng đồng dân tộc Chăm, Miên, Lào, Xiêm, Miến, Trảo Oa và Ấn ở cả Trung Kỳ lẫn Nam Kỳ, dưới sự bảo trợ của chính quyền thực dân. Mặc dù vậy, Hồi giáo được nhắc đến trong đạo Cao Đài, hiện diện với tư cách là một tôn giáo có dung hợp từ Do Thái giáo và Cơ Đốc giáo, cũng thuộc chi Thánh đạo trong Ngũ chi Đại đạo. Chính vì vậy, hình tượng Muhammad của Hồi giáo cũng được xem là biểu trưng của Thánh đạo, một chi đạo trong Ngũ chi Đại đạo.

Trong Chính điện của Tòa Thánh Tây Ninh phía dưới quả Càn Khôn có thờ long vị Nourn Dinh được truy thăng là Thánh Tử Đạo Cao Đài, đại diện cho Hồi giáo trong kỳ ba phổ độ. Nourn Dinh nguyên họ tên là Nour el Din Mahmoud người Hồi giáo sinh năm 1117 làm vua Thổ Nhĩ Kỳ (1146-1173). Một trong những địch thủ đáng kinh sợ của quân Thập tự chinh. Khi chiếm cứ Damas thủ đô nước Syria (1155) ông đã mở ra con đường tới Ai Cập. Nhờ đó tướng Saladin chiến cứ thủ đô Cairo (1169).

Thông linh học

Thông linh học (Spiritisme) tuy chỉ mới từ châu Mỹ thâm nhập vào châu Âu nửa cuối thế kỷ 19, tuy nhiên, với sự xuất tác phẩm "Cuốn sách của linh hồn" (tiếng Pháp: Le livre des esprits) ngày 1 tháng 4 năm 1857 bởi Allan Kardec, Thông linh học đã trở thành đối tượng tìm hiểu và nghiên cứu về tính chất triết lý của nó.

Sự ảnh hưởng của Thông linh học đã ảnh hưởng ít nhiều đến sinh hoạt tâm linh của những tín đồ đầu tiên, vốn có kiến thức Tây học. Trong đó, quan trọng nhất là nhóm môn đồ Cao - Phạm, nền tảng hình thành Hội Thánh Cao Đài sau này.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh