Khổng Tử Bàn Về Cách Đối Nhân Xử Thế: Dùng Lòng “Nhân” Đối Đãi Với Người

KHỔNG TỬ BÀN VỀ CÁCH ĐỐI NHÂN XỬ THẾ: DÙNG LÒNG “NHÂN” ĐỐI ĐÃI VỚI NGƯỜI

Chữ “Nhân” mà Khổng Tử đưa ra không chỉ trở thành lý tưởng chính trị của xã hội, mà còn là một nguyên tắc luân lý đạo đức. Nội hàm quan trọng nhất của “Nhân” là tình yêu thương đối với người khác.

Đối nhân xử thế lấy chân thành làm gốc

Có một lần, Khổng Tử và các học trò của ông cùng đàm luận về cách đối nhân xử thế.

Tử Lộ nói: “Nếu người khác dùng thiện ý đối xử với con, con cũng đối xử tốt với họ; nếu họ đối xử không tốt với con, con cũng sẽ không tốt với họ.”

Khổng Tử nghe xong liền phê bình cách này: “Đây là cách làm của những người không có đạo đức lễ nghĩa.”

Tử Cống nói: “Nếu người khác dùng thiện ý để đối đãi với con, con cũng dùng thiện ý đối đãi với họ; Nếu họ không đối xử tốt với con, con cũng sẽ giúp họ hướng thiện.”

Khổng Tử đáp: “Đây là cách ứng xử giữa bằng hữu với nhau”.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Nhan Hồi nói: “Nếu người khác dùng thiện ý đối xử với con, con cũng đối xử tốt với họ; Nếu người khác không đối xử tốt với con, con vẫn dùng thiện ý đối tốt với họ, và chỉ dẫn họ theo con đường hướng thiện.”

Khổng Tử đánh giá rằng: “Đây là cách ứng xử với thân nhân. Kỳ thực, nếu các con có thể mở rộng tư tưởng và đối xử với tất cả mọi người trong thiên hạ bằng tấm lòng chân thành, thì mới thực sự là dùng thiện tâm để đối đãi với người!”

Tu thân dưỡng tính, dùng nhân nghĩa để đối xử với người

Nhan Tử đến hỏi thầy Khổng Tử: “Thưa thầy, con muốn đối xử với mọi người bằng lòng “nhân từ”, thì phải làm thế nào mới có thể đạt được như vậy ạ? Điều con hy vọng bản thân có thể làm được chính là: lúc nghèo hèn cũng giống như lúc giàu sang, bản thân không có ý biểu lộ mình dũng cảm như thế nào nhưng lại có sự uy nghiêm, kết giao với những bậc quân tử, không muốn có phiền hà rắc rối, sống một cuộc đời ung dung tự tại. Như vậy có thể không ạ?”

Khổng Tử trả lời: “Trong quy tắc đối nhân xử thế, điều đầu tiên là phải tu dưỡng bản thân, không ngừng đề cao cảnh giới tư tưởng của mình mới có thể làm được. Điều con nói là vô cùng tốt, lúc nghèo hèn hay giàu có cũng như nhau, thì con có thể biết được mình đầy đủ mà không chạy theo những thứ ham muốn dục vọng.

Lúc thấp kém cũng như lúc cao quý, thì con có thể luôn luôn khiêm nhường và lễ độ. Không có ý biểu lộ bản thân dũng cảm đến mấy mà lại có sự uy nghiêm, thì con có thể cung kính đối xử với mọi người mà không có sai sót với họ. Nếu con kết giao với những bậc nhân sĩ có hoài bão cao cả, không muốn gặp những phiền hà trong cuộc sống, thì con có thể cẩn thận lựa chọn bạn bè, lựa chọn những lời cần nói và những việc cần làm. Đây là chí hướng rất to lớn!”

Đạo lý chính trị: Phụ trợ quân vương cần phải hành nhân nghĩa

2453-khong-tu-ban-ve-cach-doi-nhan-xu-the-dung-long-nhan-doi-dai-voi-nguoi-1.jpg
Chân dung Khổng Tử. (Ảnh qua gushiciku.cn)

Tề Cao Đình một lần đến thăm Khổng Tử và hỏi rằng: “Tôi không quản ngại núi cao xa xôi cách trở. Mặc chiếc áo mưa rơm mà mang theo món lễ vật đến bái kiến ngài, mong ngài hãy nhận lấy thành ý của tôi. Kính mong Ngài chỉ dạy cho tôi cách giúp vua tề gia trị quốc.”

Khổng Tử trả lời: “Hãy giữ vững những nguyên tắc về đạo lý chân chính, cho dù có phải mạo phạm đến quân vương, cũng không thể buông bỏ những nguyên tắc về chính đạo. Bầy tôi thờ vua, kỳ thực không phải vì vua mà làm, mà là vì quốc gia và dân tộc, tận tụy vì nước vì dân.”

Đừng nóng giận mà hãy đối xử chân thành với mọi người. Lời nói và hành vi của bản thân phải tuân theo đạo nghĩa. Khi gặp được người quân tử, nên cố gắng tiến cử họ; phát hiện kẻ gian thần nên tìm cách tách họ rời xa quân vương.”

“Hãy cố gắng loại bỏ tất cả những suy nghĩ bất chính trong tâm, chân thành tuân theo lễ nghĩa. Trong từng lời nói và hành vi đều phải cẩn trọng và sáng suốt. Không ngừng tu dưỡng bản thân mình và dẫn dắt lòng người hướng thiện. Được như vậy, thì cho dù bản thân có ngàn dặm xa cách vua, vẫn thân tình như anh em ruột thịt. Nếu chỉ nói mà không làm, hay hành vi không cần mẫn, lại không dựa theo lễ nghĩa đối xử với mọi người thì cho dù ở cạnh bên vua cũng e rằng không làm nên chuyện gì cả.”

Khổng Tử còn nói, khi đối xử với mọi người phải từ cái đạo lý làm người mà nói. Đối xử tốt với mọi người không phải là mục đích chính mà điều quan trọng là để đề cao cảnh giới của bản thân. Khổng Tử xem Lễ, Nghĩa, Tốn (khiêm tốn), và Tín là những phẩm chất mà người quân tử cần có. Người quân tử có thể thông qua tự xét lại mình để nhận thức “nhân”, dùng “nhân” để “khiêm tốn”, dùng khoan dung mà đối đãi người khác, hành nhân nghĩa với người.

Bất luận là ở tại thời điểm nào đều dùng tiêu chuẩn đạo đức cao thượng làm nguyên tắc đối nhân xử thế, giữ vững tấm lòng trong sạch mà thiện hoá người khác, trân quý sinh mệnh. Phú quý không thể làm mê loạn tư tưởng, phẩm đức không bị cải biến bởi nghèo hèn, ý chí không bị khuất phục bởi quyền thế. Như vậy mới là hành vi của bậc chính nhân quân tử.

Từ đạo lý về tư tưởng “Nhân ái”, Khổng Tử khuyên bảo mọi người hãy đối xử với người khác bằng tấm lòng chân thành và khoan dung. Điều này đã góp phần bồi dưỡng những đạo đức tốt đẹp của người xưa như chân thật, nhẫn nại, rộng lượng, Thiện tâm mà đối đãi với người… Nó còn có ảnh hưởng rất rộng ra các nước trong khu vực và cho đến nay vẫn mang ý nghĩa giáo dục vô cùng sâu sắc.

An Nhiên

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh