Hơi Thở Của Cuộc Sống - Lợi Ích Về Sự Chữa Lành Của Cơ Thể Và Tâm Trí

HƠI THỞ CỦA CUỘC SỐNG - LỢI ÍCH VỀ SỰ CHỮA LÀNH CỦA CƠ THỂ VÀ TÂM TRÍ

“Hơi thở là sự sống, và nếu bạn thở tốt, bạn sẽ sống lâu trên trái đất ”. ~ Ngạn ngữ tiếng Sanskrit

Thực hành thở sâu đều đặn mỗi ngày là một trong những kỹ thuật tốt nhất để cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của bạn.

Hơi thở là điều cần thiết của cuộc sống. Từ khi bạn mới sinh, bạn bắt đầu hơi thở đầu tiên, cho đến khi bạn trút hơi thở cuối cùng, bạn thở khoảng nửa tỷ lần.

Điều có thể mà bạn không nhận ra là: tâm trí, cơ thể và hơi thở có mối liên hệ mật thiết và có thể ảnh hưởng lẫn nhau.

Về cơ bản, nhịp thở của bạn bị ảnh hưởng bởi cách bạn suy nghĩ, vì vậy, suy nghĩ và cảm xúc của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi hơi thở của bạn.

Học cách thở có ý thức là một công cụ có giá trị giúp khôi phục sự cân bằng trong tâm trí và cơ thể — một điều rất hữu ích khi bạn đang có căng thẳng, giận dữ, lo lắng, bất an, sợ hãi

PRANAYAMA

Cơ sở cho tất cả các thực hành thở sâu bắt nguồn từ yoga, được gọi là pranayama.

Prana là sinh lực và ayama là mở rộng, có nghĩa là sự mở rộng sinh lực bằng cách sử dụng hơi thở.

Pranayama như một công cụ để chống lại căng thẳng.

Các thiền nhân cổ xưa, đã biết được rằng bằng cách kiểm soát hơi thở, bạn có thể tác động đến mọi khía cạnh của cuộc sống.

Nếu bạn đã từng thấy mình thở dài vào cuối ngày, thì đây là một ví dụ về cách giảm căng thẳng tự nhiên của cơ thể. Bạn càng nhận thức rõ về sức mạnh của hơi thở, bạn càng có thể được hưởng nhiều lợi ích về sự thay đổi thể chất và chuyển hóa cảm xúc từ nó. Các nhà nghiên cứu đã ghi nhận những lợi ích của việc thường xuyên tập thở sâu, bao gồm những điều sau:

• Giảm lo lắng và trầm cảm

• Ổn định huyết áp

• Tăng mức năng lượng

• Cải thiện khả năng miễn dịch

• Giảm căng thẳng và lo âu

• Giảm các triệu chứng rối loạn stress sau chấn thương (bao gồm các tổn thương tình cảm, cơ thể, cảm xúc, tinh thần)

Trong cộng đồng y tế, ngày càng có nhiều đánh giá cao về tác động tích cực của tập thở đối với sinh lý, cả về thể chất lẫn tinh thần.

Theo nghiên cứu, nhiều lợi ích có được từ việc hít thở sâu này có thể là do giảm phản ứng căng thẳng trong cơ thể.

Để hiểu cách hoạt động của điều này, hãy xem xét phản ứng căng thẳng 1 cách chi tiết hơn.

Khi bạn trải qua những tình huống căng thẳng, hệ thống thần kinh giao cảm của bạn sẽ kích hoạt phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy, để làm bạn bùng nổ năng lượng, đối phó với tình huống nguy hiểm mà bạn đang nhận thức được. Hơi thở của bạn trở nên nông và nhanh, và bạn chủ yếu thở bằng ngực chứ không phải từ bụng. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy khó thở, đây là một triệu chứng phổ biến khi bạn cảm thấy lo lắng hoặc tức giận. Đồng thời, cơ thể bạn sản xuất ra một lượng lớn cortisol và adrenaline, làm tăng huyết áp và nhịp tim để bạn duy trì trạng thái tỉnh táo.

Với việc hít thở sâu, bạn có thể đảo ngược các triệu chứng này ngay lập tức và tạo cảm giác bình an cho cơ thể và tâm trí.

Khi bạn hít thở sâu và chậm, bạn sẽ kích hoạt hệ thần kinh phó giao cảm, giúp loại bỏ phản ứng căng thẳng trong cơ thể.

Hít thở sâu sẽ kích thích dây thần kinh phế vị - làm chậm nhịp tim, hạ huyết áp, đồng thời làm dịu cơ thể và tâm trí của bạn.

Ngoài ra, khi hít thở sâu, bạn thở bằng cơ bụng và cơ hoành thay vì các cơ ở ngực và cổ trên. Sự điều hòa của các cơ hô hấp này dẫn đến hiệu quả trao đổi oxy hiệu quả hơn trong mỗi lần thở bằng cách cho phép loại bỏ nhiều khí cặn ở phần đáy phổi, mà bình thường hơi thở nông không lấy đi được hết khí cặn. Nó cũng làm giảm căng cơ ở cổ và ngực trên, cho phép các cơ này thư giãn.

Tóm lại, hít thở sâu giúp thư giãn và cho phép lượng oxy cao hơn đến các tế bào và mô của cơ thể.

Hít thở sâu có thể giúp bình tĩnh và làm chậm sự hỗn loạn của cảm xúc trong tâm trí. Hít thở có thể có tác động tức thời đến việc khuếch tán năng lượng cảm xúc nên bạn sẽ ít phản ứng với các cảm xúc tiêu cực hơn.

Bạn đã sẵn sàng để kiểm soát cảm xúc của bạn chưa ? .

Ngoài việc thực hành thở sâu đơn giản, các thiền sinh cổ xưa đã sử dụng nhiều loại kỹ thuật thở sâu đặc biệt, có thể có những tác động khác nhau lên cơ thể và tâm trí.

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu ghi nhận tác dụng có lợi của việc tập thở trong điều trị trầm cảm, lo âu, PTSD (rối loạn căng thẳng sau chấn thương), COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính) và hen suyễn.

Cũng có những lý thuyết ủng hộ quan điểm rằng bằng cách sống chậm lại và kiểm soát hơi thở, bạn có thể cải thiện tuổi thọ của mình.

Có nhiều loại kỹ thuật thở khác nhau, mỗi loại có tác dụng cụ thể đến tâm sinh lý của cơ thể.

Chú thích Ảnh: Việc thực hành thói quen thở sâu, thở có ý thức, thở vòng tròn sẽ mang lại những ích lợi về mặt thể chất, cảm xúc, tinh thần và tâm linh cho mỗi người. Bằng cách thở đúng, thư giãn và buông bỏ tất cả những cảm xúc từ quá khứ và các tư tưởng sai lầm, chúng ta sẽ giải phóng bản thân để sống trong khoảng khắc hiện tại nhiều hơn, từ đó, có thêm những trải nghiệm về tình yêu thương, hạnh phúc và bình an trong tâm hồn.

Tác giả: Dr. Sheila Patel

Lượt dịch: Dương Thị Quỳnh Châu

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh