Con Đường Của Người Đệ Tử: Chương 4. Sự Tiến Bộ Vị Lai Của Nhân Loại

CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ: CHƯƠNG 4. SỰ TIẾN BỘ VỊ LAI CỦA NHÂN LOẠI

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP CỦA KHOA HỌC VỊ LAI VÀ SỰ PHÁT TRIỂN VỊ LAI CỦA CON NGƯỜI

Thưa quý huynh, nhiệm vụ của chúng ta sáng nay không dễ dàng chút nào. Cho đến bây giờ tôi đã mô tả cùng quý huynh sự tiến hóa của con người; cho đến bây giờ, tôi đã giảng với quý huynh bằng cách nào, một người, đã quả quyết tự ấn định mục đích nầy, có thể lên cao từng bước một từ đời sống thế tục đến đời sống của người đệ tử, bằng cách nào y có thể vượt qua sự tiến hóa của nhân loại, bằng cách nào y có thể hoàn tất trong một niên số ngắn ngủi cái việc mà giống dân sẽ hoàn tất trong vô số thế kỷ. Nhưng sáng nay, nhiệm vụ của tôi lại khác. Tôi sẽ ráng tả với quý huynh cái triều lưu của sự tiến hóa nầy qua mọi thời đại. Tôi sẽ ráng trình bầy với quý huynh, lẽ cố nhiên là một cách rất ngắn ngủi, những giai đoạn lớn của sự tiến hóa của nhân loại được coi như một Đại Thể. Điều đó sẽ dường như cho chúng ta một khái niệm đại cương về sự tiến hóa, một tổng niệm không những của dĩ vãng do nơi chúng ta đã khởi hành để tiến tới trình độ hiện tại của chúng ta, mà còn cả tương lai dành cho giống nòi của chúng ta nữa. Tôi sẽ nói với quý huynh về sự tiến hóa của các quốc gia; chúng ta sẽ xem xét về sự phát triển của nhân loại. Khi thử cất cánh bay bổng như thế thì hình như tôi mời quý huynh cùng lên với tôi trên con tuấn mã của Đức Vishnou, con mãnh điểu Sarouda và nhanh nhẹn vượt qua cái bầu không khí của vô số thời đại, ghé mắt vào cái bản đồ toàn cảnh đang diễn ra dưới mắt chúng ta. Lẽ dĩ nhiên quý huynh và tôi sẽ bị hụt hơi sau một cuộc du hành như thế. Có thể nói rằng điều nầy đối với tôi dễ dàng hơn đối với quý huynh, vì những tư tưởng nầy rất quen thuộc với tôi vì tôi có nhiều dịp trầm ngâm chúng nó, còn như đối với đa số quý huynh, vấn đề có vẻ lạ lùng, và cái quan niệm Thông Thiên Học về sự tiến hóa vạn kỷ sẽ hình như hơi mới mẻ trong những chi tiết của nó. Tôi cần phải lướt qua nhanh chóng từng điểm nầy sang điểm khác mà không giải thích, và vì thế, tôi sẽ đưa quý huynh vượt qua nhanh lẹ nhiều sự khó khăn, đó là do chúng ta muốn đi nhanh, chớ chẳng phải là quý huynh đã hiểu biết rõ ràng đại thể rồi. Nhưng tôi xin nói điều nầy, tôi có thể lầm lộn trong một vài chi tiết, tôi có thể sai lầm trong một phần phụ thuộc của cái cảnh trí rộng lớn nầy, nhưng cái sự mô tả đại cương thì đúng, sự mô tả nầy không phải của tôi, nó có một nguồn gốc khác, và tuy sự yếu đuối của kẻ thuyết trình có thể là nguyên do của những sai lầm về chi tiết, nhưng cái sự đúng đắn căn bản của sự phác họa nầy có tính cách đáng cho ta tin cậy.

Con người mà dưới mắt các Đấng Cao Cả tức là các Giáo Chủ đầu tiên của loài người, các Vị đầu tiên cai trị họ, và các Vị lãnh đạo đầu tiên của họ, thì không phải là con người mà chúng ta thấy ngày nay, vì y chưa đạt đến cái mức dành cho y mà một ngày kia y sẽ phải đi đến. Như thế không phải là tôi muốn nói rằng, về đại cương, sự tiến bộ của y không đáng khen. Cái vị trí mà y đã đạt được trong sự tiến hóa, vị trí đầy những sự khó khăn, những sự hoài nghi và những sự đau khổ, theo đại cương, thì đã khá làm cho ta hài lòng, khi ta nhìn nó tự một điểm cao nhất và nếu người ta kể đến cái thời gian rất ngắn đã qua đi (thời gian rất ngắn theo những sự đo lường cõi Thiêng Liêng, nhưng nó có vẻ thật lâu dài nếu người ta tính theo những năm tháng ở hồng trần). Chắc chắn rằng con người như bây giờ đây không một chút nào giống với cái lý tưởng của các Vị đã định cho y nhập thế để chu du, của các Vị đã đưa y lên con đường tiến hóa. Y đã chấm dứt sự đi sâu xuống vật chất và đã qua khỏi cái điểm thấp nhất của cuộc hành trình. Y còn phải leo lên những đỉnh núi chon von trên đó nhân loại toàn thiện và vinh quang sẽ khác xa nhân loại bây giờ, trên đó, nhân loại sẽ giống như Thiên Ý đã định.

Quý huynh hãy luôn luôn nói rằng vũ trụ gồm bảy cảnh giới rất lớn riêng biệt, do tư tưởng của Thượng Đế mà sinh ra, chúng được thành lập từ trong ra ngoài hay từ trên xuống dưới, theo từ ngữ mà quý huynh ưa thích- một Vũ trụ oai hùng chia làm Bảy Cảnh Giới hay Bảy Miền Vật chất của mỗi cảnh giới đều khác biệt nhau, tuy rằng tất cả những vật chất ấy đều do một chất tinh hoa duy nhất mà ra: Paramâtma, nguồn cội của vạn vật. Khi cái Tư Tưởng Thiêng Liêng nầy thành hình do ý chí của Thượng Đế, trong vũ trụ hữu hình, và dần dần theo sự kết tạo của mỗi cảnh giới, thì cảnh giới nầy khác cới cảnh giới nọ bởi trọng lượng của vật chất cấu thành, tùy theo cái sinh lực đầu tiên bị che khuất bởi nhiều hay ít lớp vỏ- như vậy, muốn phác họa một bức bản đồ đại cương, quý huynh có thể coi cái Đại Vũ Trụ nầy cùng với Thượng Đế đã tạo ra nó, như một Thái Dương Hệ hùng vĩ trong đó mặt trời thay mặt Đức Thượng Đế, và mỗi khối cầu trong những khối cầu đồng một trung tâm điểm kế tiếp là một cảnh giới trong Vũ Trụ. Những khối cầu ở phía trong là những cảnh giới mà vật chất tế nhị nhất và sinh lực ít bị che lấp nhất, trái lại những khối cầu ở phía ngoài là những cảnh giới mà vật chất thô sơ nhất và sinh lực như bị tê liệt vì bởi tỷ trọng của vật chất bao phủ nó.

Kế tiếp, quý huynh phải nhớ rằng mỗi cảnh giới ấy có những dân cư riêng biệt, và triều lưu tiến hóa là một sự lan tỏa từ trung tâm ra mí vành tròn, rồi lại từ mí vành tròn trở về trung tâm. Khi Khí Hư Vô của Thái Cực tuôn ra và khi vật chất tự biểu lộ thì vật chất nầy càng ngày càng dầy đặc và có một thời kỳ nó tiến đến mức dầy đặc tối đa, còn tinh thần thì ở mức thấp nhất. Lúc đó, hình hài cứng rắn hơn bao giờ hết. Lúc đó, hình hài cứng rắn hơn bao giờ hết, và đời sống ở vào thời kỳ bị bao phủ nhất. Kế tiếp, khi Khí Hư vô của Thái cực tự rút lui, khi sự hoạt động sáng tạo của nó trở lại về phía trung tâm, thì vật chất trở nên càng ngày càng tế nhị, đời sống càng ngày càng bớt bị bao phủ cho đến khi Khí Hư Vô của Thái Cực đã rút lấy ở nơi vũ trụ hữu hình nầy tất cả những kinh nghiệm đã thâu được tại những thế giới khác nhau. Nhân loại tức là mục tiêu và kết quả của sự tiến hóa nầy, sẽ trở thành thiêng liêng và sẵn sàng tiến đến những giai đoạn còn cao hơn nữa. Nếu chúng ta theo cái đường cong lớn đi từ trung tâm cho đến mí tròn, chúng ta nhận thấy rằng khi dân cư đi qua một nơi có vật chất dầy đặc thì đường cong nầy có khuynh hướng làm cho chúng nó trở thành những cá nhân biệt lập. Như vậy, nếu ta ngoảnh về phía sau mà nhìn những dân cư của những cảnh giới khác nhau, chúng ta thấy thứ mà người ta gọi là tính chất mang những hình hài càng ngày càng rõ rệt. Nó tiến hóa theo con đường đi xuống, như vậy nó càng ngày càng riêng biệt, và hình hài nó càng ngày càng dầy đặc. Đó là một sự đi sâu vào vật chất; còn như sự tiến hóa hiện thời của nhân loại đang đi trở lên, thế nên sự tiến hóa ấy làm cho nhân loại hợp nhất và cung cấp cho nhân loại những hình hài tế nhị hơn bởi vì đó là một sự đi trở lên về phía đời sống không bị che lấp.

Như thế quý huynh có thể bị hình dung một hình ảnh đại cương của toàn thể Vũ trụ và quý huynh có thể nhận thấy ở những cảnh giới không dầy đặc như cảnh Hồng trần, chúng ta không những chỉ có một nhân loại đi trở lên, đang tiến hóa, mà còn có loại tính chất đi trở xuống, đang tiến mà còn có loại tính chất đi trở xuống, đang tiến sâu vào vật chất. Cái điểm chuyển hướng là ở tại loại kim thạch, đó là thời kỳ dầy đặc nhất. Trong sự tiến hóa đi lên, loài kim thạch và loài thảo mộc của cõi trần nầy chiếm cảnh giới Hồng trần và không tiến tới một trạng thái lương tri cao cả; theo cơ tiến hóa thì loài thú vật tiến lên một mức, và con thú sẽ được sống trong cảnh Trung giới năm cảnh giới trong bảy cảnh của Vũ trụ. Y phải hành động và điều khiển ở cõi Hồng trần, cõi Trung giới và cõi Thượng giới, nó là cõi “Svarga” của người Ấn Độ hay cảnh “Devakhan” (Thiên Đường) của người Thông Thiên Học. Chúng tôi có thể dùng một danh từ khác nó diễn tả đúng nhất cái trạng thái lương thức ấy, đó là danh từ “Soushouti” một trạng thái hiện nay tại cõi trần chỉ có những ai tiến hóa một cách đặc biệt mới biết được mà thôi. Lần lần theo đà tiến hóa thì đa số nhân loại sẽ kinh nghiệm được trạng thái nầy. Ở trên cao nữa là cảnh giới thứ tư hay cảnh giới : “ Turiya”, cảnh Bồ Đề, và cao hơn nữa là cảnh giớí Niết Bàn hay “Turiya Tita”. Như thế chúng ta có năm cảnh giới riêng biệt của Vũ Trụ mà nhân loại phải cư ngụ trong triều lưu tiến hóa nầy- cảnh Hồng trần, cảnh Trung giới, cảnh Thượng giới, cảnh Bồ đề cảnh Niết Bàn. Đó là những giai đoạn phát triển của trạng thái của lương thức mà con người phải trải qua nếu y muốn hoàn tất cuộc lữ hành đã vạch sẵn cho y. Mỗi cá nhân có thể vượt những cấp bực nầy một cách nhanh chóng hơn bằng phép tu Dô ga, nhưng đa số nhân loại chỉ hoàn thành sự tiến hóa nầy qua nhiều thế kỷ. Trước khi Đại kiếp kết liễu, đa số nhân loại, chớ không phải tất cả nhân loại, đã làm chủ được tất cả những cảnh giới phát triển của trạng thái của lương thức và sẽ hoàn toàn hoạt động ở cả Năm cảnh giới; như thế con người tự tạo cho mình những vận cụ trong đó trạng thái lương thức của y có thể hoạt động ở mỗi cảnh giới. Và nếu chúng ta lấy con người hiện thời làm tỉ dụ, chúng ta biết rằng y có nơi bản thân cái khả năng phát triển đời sống gần năm trạng thái ấy, phát triển năm thể, năm vận cụ, chúng ta sẽ ở những cảnh giới khác nhau và chúng ta sẽ làm cho y trở thành vị Chúa tể và Chủ nhân của Vũ trụ hữu hình nầy, đó là mục tiêu mà y phải đi đến.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Ở trên cao và còn xa hơn nữa, còn có hai cảnh giới mà đa số nhân loại sẽ không sao tiến đến trong triều lưu tiến hóa nầy- hai cảnh giới mang những danh từ không sao khêu gợi được một ý kiến rõ rệt nào trong trí óc chúng ta vì những cảnh giới ấy quá cao, vượt mức những quan niệm cao siêu nhất của chúng ta. Những cảnh giới ấy, thoạt đầu là cảnh Đại Niết Bàn, rồi cao hơn nữa là cảnh Tối Đại Niết Bàn. Những trạng thái ấy là gì? Chúng ta dù có tưởng tưởng tượng đến cũng không nổi.

Đó là bảy giai đoạn của Vũ trụ. Đa số nhân loại phải chiếm hữu và cư ngụ tại năm cảnh trong bảy cảnh giới đó, và một vài con cháu của nhân loại sẽ tiến đến cả hai cảnh giới cuối cùng cao siêu hơn nữa, nhưng đối với đa số loài người, sự tiến hóa được hạn định ở Vũ trụ có năm cảnh giới đó thôi.

Điều đó có thể cho quý huynh một ý kiến- tôi không có thì giờ nói dài về vấn đề trong bài thuyết trình nầy- về những con số năm và con số bảy trong Vũ trụ. Đã có nhiều sự tranh luận về đế tài nầy, nhất là giữa một vài người Thông Thiên Học và các huynh đệ Bà La môn của chúng ta. Những vị Bà La môn đòi hỏi sự sắp loại theo số năm, còn những người Thông Thiên Học nhấn mạnh về sự sắp thứ loại theo số bảy. Sự thật là cách xếp thứ loại tổng cộng thì theo số bảy, như quý huynh sẽ nhận thấy khi đọc những Thánh Kinh “Upanishads” thường có lời nói bóng gió về ngọn lửa bảy thể tự phân chia. Những sự tiến hóa hiện thời chỉ là một bản thể có năm lớp do năm chất Prana (sinh khí) tượng trưng rất quen thuộc với chúng ta trong kinh sách Ấn Độ. Tôi chỉ nói sơ qua về điều nầy, vì những cuộc thảo luận như vầy sẽ không còn, nếu mọi người thông cảm với nhau hơn. Nếu họ đi đến trung tâm của sự vật chớ đừng bàn cãi về những vẻ bề ngoài, thì họ thường tìm thấy một nơi để liên kết. Như tôi đã nói với quý huynh, tôi không có thời giờ ngừng lại ở vấn đề nầy, nhưng đó là cái chìa khóa mở sự bí ẩn về con số năm và con số bảy. Thường thường nhân loại phát triển năm thể ứng đối với sự tiến hóa năm mặt, còn những ai là tinh hoa của nhân loại sẽ đạt đến hai giai đoạn khác cao xa hơn nữa.

Khi học về sự tiến hóa của nhân loại, chúng ta thấy giống dân Chánh Thứ Nhất và Thứ Nhì để cho hình hài và bản chất thấp thỏi hay là thú tính, tiến hóa. Nghĩa là những giống dân ấy đã phát triển xác thân, cái phách (Linga Sharira), cái vía hay là bản chất dục vọng mà các bạn thấy ở thú vật cũng như ở con người. Khi đi đến giống Dân Chánh Thứ Ba, chúng ta nhận thấy rằng giống dân ấy được giúp đỡ một cách đặc biệt, lúc nó đến quãng giữa của sự tiến hóa của nó. Như thế không có nghĩa là nhân loại sẽ không phát triển theo giòng những thế kỷ nếu không có sự giúp đỡ ấy mà cái mức tiến của nhân loại đã được thúc đẩy rất nhiều và sự tiến hóa đã được thực hiện nhanh chóng nhiều hơn là nếu không có sự giúp đỡ ấy. Những Vị Đại Thiên Tôn gọi là “Koumâras” (1)[xx] cao cả, những vị mà người ta gọi là các Đấng Mânasapoutras(2)[xxi], dòng dõi của Tư tưởng(3)[xxii], tinh hoa của một triều lưu tiến hóa đã qua, đã đến giúp đỡ cho nhân loại trưởng thành và khi ban phát ra một tia sáng của chính bản thể của các Ngài, các Ngài đã thúc đẩy nhân loại như đã nói trên; do đó Manas cái linh hồn cá nhân, đã phát sinh nơi con người.

Cái kết quả đầu tiên do sự giúp đỡ đặc biệt ấy, như tôi vừa nói, là khiến cho sự tiến hóa của nhân loại được nhanh chóng hơn lên gấp bội. Chính ở lúc đó mà cái thể được chỉ định bằng danh từ “KâranaSharrira” hay là Thượng Trí (corpscausal) được thành hình. Đó là cái thể của Manas (của linh hồn cá nhân) nó tồn tại suốt đời sống của Chơn nhân truyền kiếp(1)[xxiii]. Nó tồn tại từ kiếp nầy sang kiếp khác, mang đến mỗi kiếp sống cái kết quả của kiếp vừa qua. Vì thế, người ta mới gọi nó là “corps causal” nghĩa là cái thể chứa đựng những nguyên nhân (causes) phát sinh những hiệu quả ở những cảnh giới thấp của đời sống Hồng trần.

Bắt đầu từ lúc nầy, con đường phát triển của con người là như sau đây: Cái Thượng trí (corps causal) đã được tạo thành là một thể, một vận cụ trong đó tất cả mọi sự có thể để dành và chất chứa; nó là một cái bình chứa, một cái kho đựng những kinh nghiệm đã thực hiện được. Khi đầu thai xuống trần như trước kia tôi đã giảng với quý huynh, con người ném xuống cõi ấy một cái bóng của chính mình và dùng đời sống Hồng trần để thu thập kinh nghiệm, bằng cách gặt hái ở thế gian vài sự việc, vài kiến thức, nói tóm lại, tất cả những gì mà người ta thường gọi là kinh nghiệm của đời sống. Khi y bước qua ngưỡng cửa tử, con người phải thông hiểu cái kinh nghiệm đã thâu nhặt được, và y sống ngoài xác thân một cuộc đời vô hình đối với thế gian nầy, y sống trên những cõi Trung giới và Thượng giới, ngoài cõi Hồng trần. Nơi đó y phát sinh một vài hiệu quả và nghiền ngẫm kinh nghiệm đã thu hoạch được ở cõi trần, thấm nhuần và đồng hóa nó với chính bản chất y. Mỗi kiếp sống cho y một vài kết quả, y chiếm hữu lấy chúng và biến chúng thành những năng khiếu, những quyền lực. Tỉ dụ nếu một người trong đời sống Hồng trần đã dùng nhiều nghị lực để suy nghĩ, nếu y đã cố gắng để hiểu biết, để thâu thập kiến thức, để phát triển cái trí, thì trong thời gian ở giữa lúc chết và lúc tái sinh, y sẽ biến đổi những sự cố gắng ấy thành những năng khiếu trí thức mà y sẽ mang theo khi trở lại đầu thai ở Hồng trần. Cũng theo cách ấy, những ước vọng cao thượng của y, những hy vọng và ý muốn tinh thần của y sẽ được hợp nhất với cái tính chất của bản thể y, trong khoảng thời gian từ lúc y chết cho đến lúc tái sinh. Khi y trở lại cõi Hồng trần nầy, y sẽ đầu thai vào một nơi có tính cách giúp cho y tiến tới một cách dễ dàng, và y sẽ mang theo mình những năng khiếu tinh thần mà y đã phát triển, mà y có thể sử dụng để thúc đẩy xa hơn nữa sự phát triển của y trong kiếp sống mới nầy tại thế gian.

Quý huynh nhìn thấy những giai đoạn tiến hóa nối tiếp nhau một cách đều đặn hoàn toàn như thế nào, trong thể Thượng trí nó tồn tại từ kiếp nầy sang kiếp khác. Thể Kârana Sharira (corps causal) ném một cái bóng của chính mình xuống những cảnh thấp và gặt hái kinh nghiệm nơi đó; kế tiếp y thâu cái bóng ấy về cùng với kinh nghiệm của y, y để cái bóng đó một thời gian nơi Thượng giới (Thiên Đàng) để nó nghiền ngẫm sự kinh nghiệm ấy, và biến đổi kinh nghiệm thành năng khiếu, quyền lực, khả năng, rồi y thâu hút trọn vẹn cái bóng đó vào nơi y, như vào một thể dùng để chứa đựng trạng thái của lương thức. Rồi sự sống nay đã được phát triển hơn lại ném cái bóng của mình xuống những cảnh giới thấp để biểu lộ những quyền lực để hoạch đắc được theo cách đó. Như thế, sự tiến hóa tiếp diễn từ kiếp nầy sang kiếp khác, một cách đều đặn và liên tiếp, và thể Kârana Sharira (Thượng trí) là bình chứa tất cả những kinh nghiệm hoạch đắc; thể đó chính là con người trường tồn thu hút mọi kinh nghiệm.

Khi quý huynh đã nhận thức được điều nầy, quý huynh sẽ hiểu cái sự mà người ta gọi là “Cuộc hành hương của linh hồn”. Cứ mỗi kiếp sống mới, con người phải trở thành cao cả hơn do cái trí của y, cao cả hơn do những năng khiếu đạo đức của y, cao cả hơn do những khả năng tinh thần của y. Đó là chương trình tiến hóa. Chương trình nầy đã được thực hiện một cách không được hoàn toàn, và đó là nguyên do của sự dài đăng đẳng của cuộc Hành Hương. Chương trình được thức hiện với những khúc quanh co lộn rồng lộn rắn, với những sự đi lạc ra ngoài, những sự đào tẩu trên những con đường xuyên ngang, thay vì thẳng tiến lên phía trước. Đó, tại sao cuộc hành trình của nhân loại lại dài như thế ấy, tại sao muốn hoàn thành sự tiến hóa lại cần đến hàng triệu ức thế kỷ. Tuy nhiên, sự tiến hóa nầy sẽ được hoàn tất vì đó là Thiên ý đối với con người, và Thiên ý không sao có thể thất bại, mặc dầu sự hoàn tất có thể chậm trễ đến đâu.

Sự tiến hóa đã cứ tiếp diễn trong những giống dân phụ thứ năm, thứ sáu và thứ bảy của giống Dân Chánh Thứ Ba và đã tiến đến giống Thứ Tư, nền văn minh cường thịnh của châu “Atlantide” được phát triển đến mức chót, đến tuyệt đỉnh của nó vào thời kỳ của giống dân phụ cao cả mà chính khoa học Tây phương đã nói một vài lời với quý huynh, giống dân “Toltèques”. Đó là một nền văn minh kỳ diệu do những kết quả đạt được, nhưng nó đã trưởng thành giữa những khó khăn lớn lao. Trên con đường vòng cung đi trở lên, con người hãy còn ở mức rất thấp và bị chìm đắm sâu vào vật chất. Những năng khiếu tinh thần của y rất giống cái điều mà chúng ta gọi là những năng khiếu thần thông, và cần phải che phủ chúng trong một thời gian, để cho những năng khiếu trí thức có thể tiến hóa và để cho sự tiến hóa cao cả của nhân loại có thể thực hiện được trong tương lai. Vì thế nên cái Đại luật của Vũ trụ, mà không có sức nào ngăn cản nổi, thúc đẩy giống dân vào một nền văn minh vĩ đại, nhưng rất vật chất. Những năng khiếu thần thông nầy lại mau mau biến đi một phần nào, do sự hành động hữu ý của những giai cấp lãnh đạo của đế quốc “Toltèque” ở châu “Atlantide”. Một cách cố ý và để thực hiện dễ dàng những dự định ích kỷ của họ, những giai cấp ấy cố gắng làm giảm bớt những năng khiếu thần thông và ngăn cản chúng phát triển ở những giai cấp thấp thỏi trong dân gian, những giai cấp thấp kém về phương diện tiến hóa, và do thấp kém trong nấc thang xã hội. Để biến đổi họ thành những dụng cụ thích hợp nhất để phục vụ cho những ý định riêng tư của mình, những giai cấp quý phái dùng những phép thần thông của những giai cấp dưới. Trong những trường hợp đó, sự phát triển các năng khiếu ấy bị con người làm ngưng lại nhiều hơn là việc của Đại Luật Vũ Trụ mong muốn, và điều đó khiến tôi chỉ cho quý huynh thấy một chuyện rồi quý huynh mặc tình suy ngẫm. Đó là không một người nào có thể đi ngược triều lưu vĩ đại của Định Luật Vũ Trụ, không một người nào có thể ngăn cản cái đà tiến hóa dũng mãnh của Cơ Trời nhưng con người, tuy nhiên, được tự do cộng tác với Thiên Cơ hay ngăn cản nó. Y được tự do làm những điều thiện cũng như làm những điều ác; nhận biết được sự khôn ngoan và cái vẻ vĩ đại của công nghiệp, y có thể hợp tác vào đó do bổn phận và quy phục Thiên ý; nhưng y cũng có thể chiếm lấy một vài sức mạnh của Thiên nhiên để làm lợi ích riêng tư cho mình, và dùng nó để làm thỏa mãn sự ích kỷ cá nhân và ảo mộng của mình, thay vì giúp đỡ sự thực hiện Thiên ý. Khi một người dùng những sức mạnh vĩ đại của Vũ trụ với một mục đích ích kỷ, y tự tạo cho mình một nghiệp quả cá nhân xấu xa, tuy rằng đại cương của nghiệp quả của giống dân không bị thay đổi. Như vậy, một người có thể làm hại tương lai của mình mà vẫn ở trong triều lưu của Định Luật Vũ Trụ. Y có thể sửa soạn cho mình chịu những sự đau khổ trong cái vòng tròn hẹp hòi của sự phát triển cá nhân riêng biệt của y, vì nếu y sử dụng một cách ích kỷ Định Luật Vũ Trụ, thì y cũng sẽ gặt hái những kết quả ích kỷ. Theo cách đó, dưới sự ngự trị của Định Luật vĩ đại và duy nhất, y tự sửa soạn cho mình lãnh những nghiệp quả cá nhân sung sướng hay đau khổ. Cái điều mà tôi nói với các huynh đây, tôi xin quý huynh hãy chú ý đến nó một cách nghiêm trọng nhất, vì nó có thể giúp quý huynh giải quyết một vài vấn đề mà con người thường tự đặt ra để hỏi mình; điều nầy sẽ làm cho quý huynh hiểu bằng cách nào Luật Nhân quả có thể là một Định Luật Thiêng Liêng thúc đẩy con người tiến tới, có thể giống như một định mệnh đã ấn định cho y, trong khi y biết rằng ý chí của mình tương đối được tự do; điều nầy sẽ giảng cho quý huynh biết rằng bằng cách nào con người có thể lựa chọn con đường mình đi, nhưng không thoát khỏi sự thúc đẩy vĩ đại ấy.

Như tôi đã nói, trong cái nền văn minh quá khứ đó, con người đã dùng cái Định Luật vĩ đại của Vũ Trụ để thỏa mãn những tham vọng ích kỷ của mình, và kết quả là châu “Atlantide” bị phá hủy, nền văn minh nầy hoàn toàn tiêu diệt, trừ một vài mảnh còn sót lại rải rác khắp hoàn cầu, và nhất là ở Nam Mỹ, trong nền văn minh của xứ Pérou, nơi đó môt vài dấu vết của sự huy hoàng đã bị xóa mờ nay lại tìm thấy. Những mảnh còn sót lại ấy đẹp đẽ đến nỗi tuy chúng đã bị trụy lạc mà khi người Y Pha Nho phương Tây chiếm cứ xứ Pérou, họ đã ngạc nhiên về hạnh phúc ngự trị trên xứ xở, về sự dịu dàng, tính dễ thương và sự tinh khiết của những cá nhân, về sự khôn ngoan của chính phủ và về sự thịnh vượng của toàn quốc. Cái nền văn minh mà người Y Pha Nho bóp chết, và những đạo binh xâm chiếm của họ dày xéo dưới chân, chỉ là cái ánh sáng cuối cùng và chập chờn của nền văn minh mà tôi đã đề cập, cái nền văn minh vĩ đại như thế, khi đến mức cao tột của nó rồi, nó bị sụp đổ tan tành và bị thiên tai quét sạch; sau khi đó, những dòng nước của Đại Tây Dương đang cuồn cuộn chảy ở cái nơi mà trước đây có những dãy đất phì nhiêu.

Lướt nhanh trên vấn đề nầy, chúng ta đi đến sự tiến hóa của chính giống dân của chúng ta, giống thứ Năm. Muốn theo đúng sự tiến hóa còn lại nầy, quý huynh phải nhớ rằng Đức Thượng Đế của Thái Dương Hệ chúng ta tự biểu lộ dưới ba trạng thái khác nhau. Quý huynh biết rằng trong các tôn giáo lớn, Ba Ngôi là sự biểu lộ của Thượng Đế Hữu Hình, và quý huynh cũng biết rằng, hay ít nhất, những người ưa suy nghĩ và triết lý nhất trong quý huynh đều biết rằng Ba Ngôi chỉ là biểu lộ ba mặt của Đấng Duy Nhất, ba khía cạnh của Đời Sống Duy Nhất vô hình, mà chúng ta chỉ có thể biết được khi nó hiện ra trong Vũ Trụ. Quý huynh cũng biết rằng trong Ba ngôi của Thượng Đế, người ta trông thấy cái trạng thái Uy quyền, cái trạng thái Minh triết và cái trạng thái Bác Ái. Tất cả các hoạt động của nhân loại đều mang dấu vết của Ba Ngôi của Thượng Đế; tất cà các hoạt động của nhân loại có thể xếp vào một trong ba trạng thái của Ngài, những hoạt động nầy mang cái vẻ của uy quyền, của minh triết hay của bác ái do đó tất cả những giống dân được xếp loại cũng như tất cả các ngành hoạt động của các quốc gia và của các cá nhân. Tôi chọn sự xếp loại nầy, vì khi nói về một vấn đề phức tạp như vấn đề nầy, hình như nó cho ta một trò chơi gồm có những hộp nhỏ trong đó chúng ta có thể để dành những phần khác nhau của đề tài buổi diễn thuyết, để quý huynh có thể thong thả nghĩ đến và xem xét. Quý huynh chớ quên rằng tuy Ba Ngôi, nhưng mà chỉ là Một. Ba Ngôi hỗn hợp lẫn nhau và sự phân chia nầy chỉ liên quan đến vẻ hữu hình chớ không liên quan đến bản chất. Nhưng vì chúng ta sống trong thế giới hữu hình và sự phân biệt cũng hướng về phương diện hữu hình, nên chúng ta có thể dùng sự phân biệt đó, nó sẽ không làm cho chúng ta sai lầm, nếu chúng ta nhận định được sự duy nhất căn bản, nguồn cội của mọi sự.

Trạng thái bác ái.-Thí dụ nếu chúng ta xem xét cách xếp loại nầy dưới ba khía cạnh của nó, và nếu chúng ta còn phân chia nó ra hơn nữa, chúng ta sẽ xếp trong loại bác ái tất cả những hoạt động của thể Trí liên quan một phía về Tôn giáo, một phía về lòng thương nhân loại, hai danh từ nầy được hiểu theo cái nghĩa rộng nhất của nó; Tôn giáo có ngĩa là bổn phận đối với những vị bề trên của ta và tình thương nhân loại có nghĩa là bổn phận đối với những người xung quanh ta và với những người thấp hơn ta. Như vậy, trong cái khía cạnh của bác ái,chúng ta hiểu tất cả những sự hoạt động của loài người được diễn tả bằng một sự tôn kính với các vị tiền bối trên con đường tiến hóa, và bởi một sự giúp đỡ, một sự hộ trì những ai ngang vai chúng ta hay thấp kém hơn chúng ta, sự hộ trì nầy còn kèm thêm một cảm tình thương xót. Nếu chúng ta phân biệt các vị Thiêng Liêng với con người, thì Tôn Giáo có liên quan đến những bổn phận trực tiếp với các Đấng Thiêng Liêng- và trong chốc lát quý huynh sẽ rõ như thế nghĩa là gì- còn lòng thương nhân loại liên quan đến những bổn phận trực tiếp đối với con người, trước nhất ở cõi Hồng trần, đối với những người mà chúng ta trông thấy xung quanh ta.

Trạng thái Minh triết.- Dưới đề mục Minh Triết bao gồm tất cả các hoạt động cái trí của con người, cả hai hạ trí và thượng trí, mà điều này chúng ta có thể phân chia nhỏ nữa thành ra khoa học, triết học và nghệ thuật. Ở điểm này chúng ta có ba lãnh vực rộng lớn của hoạt động cái trí nằm trong đề mục minh triết; không phải kiến thức tự nó là minh triết, mà những chất liệu trong kiến thức đó, qua một sự luyện kim tinh thần, minh triết mới được mở ra, nhờ có sự chuyển hoá tinh thần của kiến thức mà nó trở thành minh triết; vì vậy chúng ta có thể đặt tất cả hoạt động của kiến thức nằm hoàn toàn trong đề mục minh triết.

Trạng thái uy quyền.-Kế tiếp, chúng ta sắp đặt trong các loại của quyền lực tất cả những hoạt động của nhân loại liên quan đến sự cai trị loài người, đến sự thi hành những nhiệm vụ hành chính và hành pháp, đến hiến pháp của các quốc gia, đến sự thành lập những thị xã, nói tóm lại, đến tất cả những gì cần đền sự dùng uy quyến. Cũng trong loại đó gồm có những năng khiếu sáng tạo mà con người sẵn có vì bẩm sinh là dòng dõi thiêng liêng, dụng đến một cách có ý thức, chúng là những nguyên nhân mạnh mẽ của sự tiến hóa của nhân loại và là một sức mạnh lớn lao thúc đẩy con người tiến lên. Tất cả những hoạt động của các Chơn Sư Thiêng Liêng, trong dĩ vãng cũng như trong hiện tại, đều hướng về việc cung cấp cho những trường hoạt động rộng lớn ấy một nền văn hóa sáng suốt tốt đẹp cho nhân loại để con người có thể cầy sâu những trường hoạt động ấy và do đó mà tiến hóa. Tất cả những sự cố gắng của các Ngài có mục đích là: cho những hoạt động ấy một phương hướng chơn chánh, dù đó là những hoạt động của lòng bác ái, của đức minh triết hay của uy quyền, để thúc đẩy chúng trên con đường trực tiếp của sự tiến hóa toàn thể của nhân loại. Vì lẽ đó mà tất cả những tôn giáo lớn được thành lập, vì lẽ đó mà những bộ luật luân lý cao thượng được tuyên dạy; đó là nguyên nhân của bao nhiêu sự thúc đẩy nấy đã cho con người một sự trình bày mới mẻ và hoàn toàn về tất cả những chơn lý cổ kính dưới danh từ Minh Triết Thiêng Liêng, danh từ nầy ngày nay rất quen thuộc đối với quý huynh dưới cái hình thức Hy lạp của nó gọi là Thông Thiên Học. Đó chỉ là chơn lý cổ kính được trình bày lại một cách mới mẻ, một sự cố gắng mới của những vị Chơn Sư ấy để hướng dẫn những hoạt động đó của đời sống nhân loại.

Vì hiện giờ điều ấy cần thiết hơn bao giờ hết, vì nếu quý huynh nhìn qua toàn thể thế giới, quý huynh sẽ nhận thấy rằng trong mọi ngành hoạt động của nhân loại, con người như đã tiến đến cái giới hạn của năng lực y. Y đã chiếm được cảnh giới Hồng trần, y đã làm chủ được nó đến nỗi cái khía cạnh vật chất thu hút quá nhiều sự chú ý và những sự săn sóc của y, trong khi mà những sự thật của những cảnh giới cao siêu bị che khuất nên mắt y không thấy. Nếu chúng ta xem xét những hoạt động của đời, chúng ta thấy Tôn giáo một mặt thì bị chủ nghĩa duy vật công kích và một mặt thì bị sự mê tín dị đoan làm cho suy vi; như vậy nhân loại đưa về phía Tôn giáo hai lưỡi gươm đe dọa sự sống còn của nó, tức là tính hoài nghi không tin cẩn chi hết và sự mê tín dị đoan, tin tưởng một cách sai lầm. Cả hai đều gây tai hại cho sự tiến hóa của nhân loại trong cái phạm vi hoạt động đặc biệt nầy. Nếu rời bỏ Tôn giáo, chúng ta quay về phía tình thương nhân loại của xã hội hiện kim, chúng ta thấy một sự nghèo khổ quá lớn lao và sâu xa làm cho con người phải chiến đấu với nó. Ở nơi nào mà văn minh hiện đại thành công nhiều nhất, quý huynh sẽ gặp phải một sự tích trữ lớn lao nhất những nỗi đau khổ và một sự nghèo nàn ghê gớm nhất, nó có thể đè bẹp đời sống con người. Khi quý huynh nghiên cứu những nỗi đau khổ nầy, không những quý huynh nhận thấy rằng mọi tình thương nhân loại đều bất lực trước chúng, mà chúng còn phát sinh ra sự oán hận, thù ghét giữa những giai cấp khác nhau, chúng phát sinh ra những mối hăm dọa làm cách mạng và vô chính phủ. Nền văn minh vì thế mà bị đe dọa ngay ở căn bản của nó, và loài người không cón biết chống giữ cách nào với sự nguy hiểm, vì họ đã mất cái quan niệm về tình bác ái rồi.

Nếu từ tình bác ái, quý huynh đi sang sự minh triết, quý huynh sẽ thấy rằng cái trường hoạt động rông rãi của nó đâu đâu cũng dẫy đầy những nỗi khó khăn. Khoa học hình như đã xài cho đến khô cạn những tài nguyên vật chất của nó. Những khí cụ của khoa học đã tế nhị, tinh vi một cách kỳ diệu, đến nỗi ở phương diện nầy dường như không còn có thể thực hiện một sự tiến bộ nào nữa; những cái cân của khoa học đã cân đúng một cách đáng khen đến nỗi chúng có thể cân một phần tử hết sức nhỏ nhặt của một hạt, và tuy vậy, khoa học đã tuyên bố rằng có những chất không sao cân được, dù đối với những cái cân tinh vi nhất. Với những phương pháp hiện tại, khoa học như gần hết tài nguyên và nó tự cảm thấy- mặc dầu nó không muốn- như nó bị những mãnh lực tinh vi và huyền diệu hơn những mãnh lực mà nó đã quen nhìn nhận đương chi phối nó. Nếu chúng ta nhìn vào phòng thí nghiệm của một nhà hóa học, hay trong phòng làm việc của một nhà khoa học thì thấy được bằng cách cân hay đo lường. Những mãnh lực nầy làm họ bối rối vì chúng nó quả có thật, mà cùng trong một lúc, chúng nó chống đối với những phương pháp khoa học của họ với tất cả những gì mà họ tưởng đã biết được về Thiên Nhiên. Trong phạm vi triết học, quý huynh có thấy sự chống chọi giữa thuyết duy vật, và thuyết lý tưởng. Thuyết duy vật còn khuyết điểm và điều nầy đã được chứng minh, nó chưa có thể đứng vững chắc trên một nền tảng nhất định để không ai chỉ trích được. Trong phạm vi nghệ thuật, quý huynh cũng chỉ thấy sự bất lực và sự khô khan; nghệ thuật không còn tạo tác được cái gì cao cả và tân kỳ, mà chỉ cứ bắt chước người xưa một cách vụng về. Bởi vì bất lực và khô khan, cho nên nó đã mất cái động lực sáng tác.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét sự hoạt động dưới trạng thái uy quyền tức là trạng thái thứ ba trong những trạng thái cao cả mà tôi đã chỉ dẫn cho quý huynh. Trong thế giới hiện hữu, chúng ta trông thấy gì? Hết quốc gia này đến quốc gia khác đang cố gắng thử nghiệm (những thể chế, chính sách), rốt cuộc họ đã đánh mất đi những vị vua thiêng liêng thưở xưa mà các Ngài có thể cai trị họ và dẫn họ trên con đường thịnh vượng và hạnh phúc. Họ tìm cách đền bù sự mất những vị Vua Thiêng liêng ấy bằng cách tự cho mình một ông vua có nhiều đầu mà người ta gọi là Dân chúng; thay vì nền quân chủ thiêng liêng của những Vị được Điểm Đạo cao cấp, họ, đưa ra chánh thể tự trị và những phương pháp dân chủ- họ làm như chỉ cần lấy sự vô minh nhân với một con số khá to để có được một kết quả là sự thông thái vậy. Còn về những năng khiếu sáng tác, người ta không còn nhớ đến chúng nữa, và con người đã quên mất cái phần gia tài thiêng liêng của mình đến nỗi ai mà còn nói về điều đó thì sẽ trở thành lố bịch.

Tất cả những sự thể nầy chứng tỏ cái gì? Sự thể nầy chứng tỏ với ta rằng toàn thể nhân loại sẽ lại tiến lên một bước mới nữa. Nó chứng tỏ rằng chúng ta đã đi tới một trong những giai đoạn chuyển tiếp, giao thời, nơi đó những cách thức phát triển và nảy nở cũ, đã cổ kính, phải nhường chỗ cho những cách thức mới. Ở giữa sự bối rối và xáo trộn, ở giữa sự nguy ngập và phân vân, những mầm mống của sự tiến bộ sắp đến đang trưởng thành trong lòng nhân loại; nó sẽ trả lại cho ta ba loại hoạt động vừa nói trên cái thế lực cũ của chúng, thế lực nầy được tăng thêm bởi một sự phát triển mới mẻ và cái tính cách rõ rệt của chúng thuở xưa. Thật vậy, sự tiến hóa không đi thối lùi, nhưng nó hồi sinh những sự tiến bộ đã qua và những phương pháp cũ, bằng cách tiến theo một đường khu ốc đi lên, trên mỗi vòng của đường xoáy nầy người ta lại tìm thấy, dưới một hình thức cao hơn, cái gì tốt đẹp nhất ở vòng trước. Ngày nay nhân loại tiến hóa trên đường khu ốc đó, để có thể thực hiện được, với những quyền lực mới mẻ và những năng khiếu rộng rãi hơn, cái gì mà dĩ vãng đã phô bày cho chúng ta thấy dưới những hình thức khác nhau.

Chúng ta hãy xét về tình yêu thương. Khi mà nhân loại sẽ tiến thêm một bước mới nữa- và chúng ta đã thấy ở nơi nầy, nơi kia những dấu hiệu báo trước rằng nhân loại đang tự chuẩn bị để bước tới; bởi chưng nhân loại đã hoàn thành cái xác thân mình, cho nên mục đích của những sự cố gắng của loài người sẽ là hoàn tất cái thể thứ nhì, nghĩa là cái thể vía. Nó sẽ giúp y thức tỉnh và hoạt động tự do ở cõi Trung Giới. Trong hàng ngàn năm nữa, nhân loại sẽ phát triển cái thể thứ nhì ấy và đa số loài người sẽ có thể dùng nó để làm việc ở cõi Trung giới, một cách cũng thong thả và dễ dàng như con người đang hoạt động ngày nay ở cõi Hồng trần bằng cách dùng xác thân mình làm vận cụ vậy. Vì tất cả mọi người không bình đẳng như người khờ dại hiện kim thường tin. Thế nên không phải toàn thể nhân loạiđa số nhân loại sẽ thực hiện được sự tiến bộ đó trong khi tiến hóa. Họ sẽ phát triển thể Vía của mình và sẽ xử dụng nó hoàn toàn; như vậy sự tiến tới của loài người không bao giờ ngừng.

Cái tiến bước ấy sinh ra sự thay đổi nào? Về Tôn giáo với cái nhãn trường được mở rộng, nhân loại sẽ nhìn thấy cái cảnh giới mà người ta gọi là cõi Trung giới, nơi đó nhiều Đấng Cao cả sẽ tự biểu lộ bằng cách hiện hình, với mục đích giúp đỡ và dạy bảo nhân loại. Con người sẽ học cách nhìn xem và nhận biết những Đấng cao Cả ấy mà tất cả những Tôn Giáo lớn đã tuyên bố là có thật. Con người sẽ biết được các Ngài cũng như hiện nay cũng có thể biết hay tưởng là biết được những xác thân xung quanh y. Y sẽ biết được những nhân vật của cảnh giới đó mà hiện nay cũng có thể trông thấy được. Như thế đa số loài người sẽ chia với những ai đã tột bực tiến hóa trong thời hiện đại của chúng ta cái sự hiểu biết trực tiếp mà hiện giờ rất hiếm hoi, và sự tin vững chắc lấy từ nguồn cội, sự hiểu biết sự tin vững chắc nầy khiến cho con người không còn hoài nghi được nữa. Khi trong cái trạng thái lương thức thường ngày của mình, con người biết được những cảnh giới vô hình ấy cùng những dân cư của nó- họ bao vây quanh ta tứ phía- thì y không còn có thể nghi ngờ về những điều đó cũng như chính quý huynh không thể nghi ngờ đời sống của cha mẹ và con cái quý huynh (Tôi không thảo luận về cái vấn thế giới hữu hình và tôi dùng danh từ với cái nghĩa thường mà ta gán cho chúng trong khi chúng ta giao tiếp với nhau). Khi cái bước đó đã thực hiện được rồi, thì tánh cách của tôn giáo sẽ hoàn toàn thay đổi, và những chơn lý hiện nay được các nhà tiên tri và có thần nhãn thông hiểu và công bố sẽ được tất cả mọi người biết đến, họ có thể kinh nghiệm nó mỗi ngày. Điều nầy sẽ làm cho sự hoài nghi không còn có được nữa, cũng như hiện giờ người ta không sao hoài nghi được một phần lớn những bằng cứ của khoa học. Sự mê tín dị đoan cũng bị diệt trừ như sự hoài nghi. Nhờ sự vô minh, của con người cho nên sự mê tín mới sống trong bóng tối, phát triển và thịnh vượng được, và trở thành một hiểm họa cho các dân tộc, vì có một số người còn giữ được cái truyền thuyết của sự hiểu biết mà không hiểu biết thực sự, nên đã xử dụng cái truyền thuyết nầy để nô lệ hóa đồng bào. Vì vô minh, những đồng bào nầy khiếp sợ cái sự hiểu biết giả mạo kia và cúi đầu trước những kẻ mạo nhận là có những chìa khóa của sự hiểu biết, tuy rằng những chìa khóa đó đã bị sét ăn và không thể quay vặn được trong những ống khóa nữa. Và, chúng ta sẽ thấy, như hiện nay chúng ta đang thấy, rằng sự mê tín dị đoan sẽ không sao còn được, khi mắt của con ngưới đã được mở ra. Quý huynh không biết được những tai hại của sự mê tín dị đoan gây ra ở bên kia cửa tử. Quý huynh không tưởng tượng được những nỗi đau đớn khổ sở và những kinh nghiệm mà rất nhiều linh hồn phải chịu khi họ lìa bỏ xác thân mà bước sang một thế giới xa lạ đối với họ; ở đấy họ thấy không biết bao nhiêu hình nộm tưởng tượng dọa nạt họ, chính là sự hiểu biết giả mạo hướng dẫn sự mê tín dị đoan mới tạo ra chúng nó. Nhất là ở trường hợp phương Tây nơi đó người ta nói đến một đại ngục đời đời và nói rằng sau khi chết đi không có sự mở mang mà cũng không có sự tiến bộ, họ cho rằng kẻ có tội bị quăng vào một hồ lửa đỏ, y phải ở đó trong vô số thế kỷ của thời gian vô tận, không hy vọng được cứu rỗi hay giải thoát. Quý huynh không thể tưởng tượng được những hiệu quả mà những tín ngưỡng đó đã tạo ra cho những linh hồn bước qua cửa tử để đi sang thế giới bên kia. Những linh hồn đáng thương ấy tưởng rằng những chuyện ấy có thật và họ có thể là nạn nhân của những mối khủng khiếp và do những vị lãnh đạo dốt nát của họ đã mô tả và tuyên bố. Những ai giúp đỡ họ bên kia cửa tử phải khó nhọc lắm mới có thể làm cho họ yên lòng dần dần không còn sợ hãi nữa và làm cho họ hiểu rằng ở đâu cũng có định luật, và trong những quyền lực chỉ huy vũ trụ, không hề có sự sâu độc và tàn ác đâu. Như tôi vừa nói với quý huynh, sự hoài nghi và sự mê tín sẽ không thể còn được nữa; chúng ta sẽ gặp phải những nỗi khó khăn khác, những vấn đề tối trọng, nhưng hai kẻ thù sinh đôi của con người, sự hoài nghi và sự mê tín, sẽ bị diệt trừ, chúng không sao có thể tái sinh được nữa, khi ngày đó sẽ tới với nhân loại.

Còn về tình bác ái, tình thương nhân loại cũng sẽ rất tấn tới, vì ở cảnh giới nầy, người ta có thể hành động một cách tốt đẹp hơn nhiều để làm lợi ích cho nhân loại hơn là ở cõi Hồng trần. Những hoạt động ở cõi trần thì rất ầm ỹ, nhưng có những kết quả tương đối ít ỏi. Quý huynh trông thấy một người chạy từ chỗ nầy đến chỗ kia, ban ra những bộ luật, làm việc nầy hay việc nọ ở trong chính giới cũng như trong xã hội, và quý huynh tưởng rằng sự nghiệp của y sẽ lớn lao lắm và sẽ có những kết quả kỳ diệu. Nhưng những kết quả đó nhỏ nhen và thấp thỏi biết bao khi người ta so sánh chúng với cái đại triều ảnh hưởng của cái công nghiệp vô hình thực hiện trong sự bình tĩnh và yên lặng, không cần nói một lời, không phải một sự cố gắng nào của xác thân, của cái công nghiệp thực hiện bằng cái trí, trong cái phẩm chất tế nhị nó ảnh hưởng đến tư tưởng hơn là đến xác thân con người, ảnh hưởng đến cái trí của y hơn là đến những lớp vỏ bề ngoài. Khi nhân loại tiến lên đến cảnh giới cao siêu đó, cái ảnh hưởng nầy sẽ được lan rộng ra nhiều hơn là bây giờ và người ta sẽ bài trừ sự nghèo nàn, tội ác và những nỗi đau khổ bằng cách ảnh hưởng đến cái trí của dân chúng, người ta tinh luyện và thêm sức cho họ để đem họ lên khỏi những cảnh ngộ mà họ đương chìm đắm trong đó. Tất cả quý huynh đều nhận thấy rằng khi phát sinh ra một tư tưởng ô trược, thù hận, tức giận hay thấp hèn, mỗi người trong chúng ta ném cái tư tưởng ấy ra ngoài thế gian, dưới hình thức của một sức mạnh linh động, một sinh vật lưu động nó cảm nhiễm xã hội và nhập vô trí những kẻ yếu đuối nhất, nhạy cảm nhất, kém tấn hóa nhất. Như thế, chúng ta thấy những tư tưởng của những người đáng kính gieo rắc những mầm mống của tội ác ở giữa những đám đông, và tội lỗi cùng những sự hành động của những đám đông nầy sẽ thuộc về quả báo của những ai đã sinh ra những tư tưởng ác đức ấy. Cái chơn lý nầy không được truyền rộng ra như đáng lẽ nó phải được tuyên truyền. Người ta không tin chắc ở nó như đáng lẽ người ta phải tin. Mỗi người khi có một cảm tình thù hận, liền ném vào cõi Trung giới một sức mạnh phá hoại, và khi nó gặp một người yếu đuối mang một nghiệp quả xấu, bị những hoàn cảnh bất lợi bao vây, bị những sự kích thích chi phối mà y không thể làm chủ được và bị những dục vọng và ngự trị cái trí của y, thì những tư tưởng xấu xa kia nhập vô trí y: tất cả những tư tưởng kinh khủng ấy phát sinh bởi những người được hưởng một địa vị đáng kính trong xã hội. Nếu người yếu đuối vừa nói trên bị một sự bất công kích thích, bị một sự sỉ nhục nào làm cho y điên cuồng lên, y sẽ bị thúc đẩy mà phải phạm vào cái tội giết người. Tuy rằng chính cánh tay bằng xương bằng thịt của y cầm con dao, mà người ta có thể chắc chắn theo dõi sự trách nhiệm của vết dao đâm thì biết nguyên nhân của sự giết người là do những tư tưởng của nhiều kẻ có ý muốn trả thù với một bản chất sát nhân xúi dục, mặc dầu họ không có khoác cái vẻ bề ngoài của kẻ sát nhân. Quý huynh sẽ không thế nào trừ tuyệt được tội ác trong những lớp cặn bã của xã hội nếu quý huynh chưa tinh luyện được những tư tưởng của những giai cấp thượng lưu, của những người có học thức, của những người có thể hiểu bản chất sự vật. Và khi nào tất cả điều nầy được mọi người thấu rõ, khi nào cảnh Trung giới được mở rộng ra trước mắt nhân loại, thì chúng ta sẽ có trong tay một sức mạnh mới mẻ để giúp và nâng đỡ nhân loại. Thật vậy, con người sẽ không còn hồ nghi sức mạnh của tư tưởng. Y sẽ nhận định được cái trách nhiệm của mình khi phát sinh ra những tư tưởng, và sẽ ban rải ra ngoài những ảnh hưởng bác ái và nâng đỡ, thay vì những ảnh hưởng xấu xa thấp hèn mà ngày nay y thường cho ra. Y cũng sẽ nhận thấy rằng y có thể giúp đỡ một cách trực tiếp như hiện nay chúng ta được giúp đỡ, từ nơi mấy cảnh cao của cõi Thượng giới, bởi vì những điều mà những nhà khoa học phát minh ra thường đến với họ từ cái cảnh giới cao siêu ấy, do một ảnh hưởng trực tiếp tới cái Trí của họ. Khi một nhà khoa học bắt đầu thực hiện một cách nhận xét mới mẻ, khi một người như ông Crookes khám phá ra được căn nguyên của nghững nguyên tử (1)[xxiv] –(một trong những lý thuyết đại cương tốt đẹp nhất của khoa học kim thời)- dễ hồ quý huynh tưởng rằng vì bắt đầu đi từ dưới thấp mà ông có thể lên cao đến sự hiểu biết ấy sao? Tôi xin thanh minh rằng những ý kiến như thế là do tự trên cao đi xuống, chớ không phải tự dưới thấp đi lên. Theo cách từ trên đi xuống đó, những vị Chơn Sư ảnh hưởng đến cái trí của những người có một vài khả năng có thể dùng được, và như thế từ cái cảnh giới của tư tưởng, đi xuyên qua cảnh Trung giới, nơi đây tư tưởng là những sinh vật sống và động tác. Thỉnh thoảng các Ngài ảnh hưởng đến một vài người để thúc đẩy sự tiến hóa của thế gian và làm dễ dàng sự phát triển của nhân loại. Nếu ngày nay điều nầy ít khi xảy ra, thì lý do là: khi mà phương diện đạo đức của con người chưa được phát triển, thì con người chẳng nên biết quá rõ ràng về những sức mạnh vô hình ẩn kín sau bức màn che đậy chúng, y sẽ lạm dụng chúng thay vì sử dụng chúng đúng phép, y sẽ dùng chúng một cách bất lương để thỏa mãn những dục vọng ích kỷ của mình thay vì dùng chúng để giúp đỡ và thêm sức mạnh cho đồng loại. Đó là duyên cớ tại sao sự hiểu biết không được ban rải ra một cách rộng rãi hơn. Đó là lý do tại sao khoa học không được giúp đỡ nhiều hơn nữa. Như lời của một trong những Đấng Cao cả đã nói: “Trước nhất, khoa học phải phụng sự nhân loại thì mới xứng đáng được giúp đỡ một cách rộng rãi của các Đấng Chí Tôn Cai quản tất cả những Vị Phò Trợ và tất cả những Vị Cứu Thế.”

Về mặt khác nữa, người ta sẽ tấn tới nhiều lắm ở cái thời đại mà chúng ta đang nói đây.

Giáo dục.-Về giáo dục, tôi tỷ dụ rằng khi tiếp xúc với các trẻ em, với những em trai nhỏ, quý huynh không mấy khi chú ý đến những khả năng cao cả mà người ta sẽ khám phá ra nơi các em, nếu mấy vị thầy của các em khá hiểu biết để nuôi dưỡng những căn chất tốt đẹp ấy và làm dập tắt những xu hướng xấu đi. Quý huynh biết rằng xung quanh xác thân của mỗi người có một vòng hào quang mà con mắt quen luyện tập nhận thấy được- thí dụ như con mắt của một nhà Dô Ghi- hào quang nầy khiến ta có thể nhận xét được cái trạng thái phát triển của cái Trí, cái bản chất của tính nết và cho ta biết một cách rõ ràng về cái trình độ tiến hóa của linh hồn ở trong xác thân ấy và về những nét đặc biệt và những thuộc tính của linh hồn. Mỗi người trong quý huynh đều mang theo xung quanh mình cái tờ tường trình đó về địa vị riêng biệt của mình, cái bằng chứng rất rõ ràng của trình độ mà mình chiếm được trên nấc thang tiến hóa. Xung quanh mỗi người trong quý huynh có một châu vi đặc biệt nó chỉ rõ bản chất của tư tưởng và của tính nết quý huynh, rất dễ khám phá ra đối với con mắt đã được luyện tập- chẳng khác gì con mắt Hồng trần nhìn thấy những nét mặt- và nó cho ta biết rất nhiều về tính nết con người.

Khi một em nhỏ ra đời, trong lúc đầu tiên của thời kỳ em lớn lên thì hào quang của em có đặc điểm sau nầy: nó chứa những kết quả của cái nghiệp của em trong dĩ vãng, nhưng cái phần lớn của những xu hướng về trí não và về tính nết của em trong hào quang đó chỉ ở trong trạng thái mầm mống chớ không phải ở trong trạng thái đã chín mùi. Nếu quý huynh xem xét hào quang của một em nhỏ, quý huynh sẽ thấy nó tương đối trong trắng, những màu sắc của nó sáng sủa và trong suốt chớ không phải dầy đặc, dơ dáy như bùn lầy ở người nam hay người nữ đã trưởng thành, và trong cái hào quang nầy, có những xu hướng tiềm tàng có thể phát triển được. Có những xu hướng tốt và có những xu hướng xấu. Những nết đặc biệt nầy con mắt đã tinh luyện nhìn nhận ra được, người ta có thể phát triển những xu hướng tốt và bóp nghẹt những xu hướng xấu bằng cách đặt em nhỏ dưới những ảnh hưởng tốt. Nếu quý huynh muốn hạt giống sẽ cho mình một cây non, lành mạnh và sống lâu thì quý huynh phải để hạt giống đó vào một miếng đất tốt, tưới nước cho nó và coi chừng mặt trời chiếu vào nó chan hòa. Hạt giống chứa tất cả những gì thiết yếu trong cây nhưng cây nầy chưa được hoàn toàn phát triển và tùy theo bản chất của miền đất gieo hạt, tùy theo sự săn sóc của quý huynh, tùy theo ngọn gió mát sẽ mơn trớn cây và mặt trời sẽ sưởi ấm cây, cây sẽ nẩy nở hoàn toàn, nhiều hay ít, cây có thể lớn lên và trở thành rất đẹp, hay có thể cằn cỗi và không lớn lên được nữa. Trong một phạm vi rộng rãi, thì đứa con nít cũng vậy. Một em nhỏ ra đời; thí dụ em có mang theo mình mầm mống của sự giận dữ, mầm mống của một bản chất hung bạo và si tình. Nếu chúng ta tỉ dụ những người xung quanh em đều khôn ngoan và hiểu biết, thì họ sẽ biết cách đối đãi với em ra sao. Không bao giờ người ta được để cho em nghe thấy một lời giận dữ, không bao giờ để em chứng kiến một hành động si tình. Tất cả những ai ở xung quanh em đều phải dịu dàng, mến yêu và tự chủ, và không bao giờ được truyền cho cái mầm mống mà em đã có sẵn, cái sức kích thích của sự giận dữ của người lớn tuổi, sức nầy sẽ có hiệu quả thúc đẩy sự giận dữ phát triển nơi đứa nhỏ, khiến tính nầy tăng thêm mực độ và trở thành chín mùi.Quý huynh phải coi chừng làm sao cho đứa trẻ ở trong vòng của những ảnh hưởng có tính cách kích thích những điều tốt đẹp, cao thượng và trong trắng nơi các em. Và nếu quý huynh làm điều nầy cho mỗi em nhỏ, thì nhân loại sẽ tiến với một tốc độ nhanh như chạy thay vì hiện giờ nhân loại đang đi như một kẻ què chân khập khễnh. Sự vô minh làm mờ tối cái trí con người và họ không còn biết cách nào nuôi dạy trẻ nhỏ ra sao nữa. Chung quanh chúng ta chỉ có những sự thất bại, và những sự thất bại nầy sẽ biến đi khi con người có một sự hiểu biết rộng rãi hơn, khi y sẽ dạy bảo một cách sáng suốt chớ không mù quáng như bây giờ, khi y dạy dỗ căn cứ vào sự hiểu biết chớ không phải vào sự vô minh. Sự cần thiết của một nền giáo dục chơn chánh nầy giải nghĩa tại sao xưa kia mỗi đứa trai nhỏ đều phải gởi đến một vị Thầy. Cái tục lệ cổ kính nầy có mục đích để một cái trí đã phát triển đầy đủ, ảnh hưởng đến cái trí của con nít và để được sự giúp đỡ của một Chơn Sư có những kiến thức sâu xa vượt khỏi những kiến thức của người thường. Vị Thầy bao giờ cũng là một người thông hiểu. Vị Thầy bao giờ cũng là một người sáng suốt, có thần nhãn, thấy rõ, và trẻ em được trao đến tay Ngài là vì nhờ nền giáo dục được ban phát như thế, những bản năng xấu xa được diệt bỏ, và những bản năng tốt được phát triển. Khi mà những Vị Thầy Chơn Chánh đã mất đi, thì nhơn loại đã mất sự lợi ích lớn lao ấy, nhưng điều lợi ích nầy sẽ tìm lại được khi sự hiểu biết được ban rải rộng rãi hơn trong dân chúng và khi một giai đoạn cao hơn trong sự phát triển của loài người sẽ làm cho cái cách giáo dục cao thượng ấy có thể thực hiện được.

Y học.-Trong mọi giai đoạn của sự hiểu biết, những phương pháp sẽ được thay đổi. Người y sĩ sẽ không còn bị bắt buộc chẩn bịnh do những dấu hiệu bên ngoài, ông sẽ căn cứ sự chẩn bệnh vào sự nhìn thấy trực tiếp chớ không phải vào sự suy luận nữa. Để ấn định một cách chẩn bệnh, người ta bắt đầu sử dụng cái mà người ta gọi là những năng khiếu thần thông hay là thần nhãn. Thay vì bị sự dầy đặc của xác thân ngăn cản, thầy thuốc sẽ nhờ đến người có thần nhãn nhìn xuyên qua vật chất Hồng trần và có thể chính mình thấy rõ ràng chứng bệnh, y thấy được một cơ quan đau yếu, trong những bộ phận của thân thể con người. Do sự có thần nhãn ấy, người y sĩ biết được những điều mà ông ta cần biết khiến ông có thể hành động chắc chắn hoàn toàn và coi chừng được hiệu quả sinh ra do những món thuốc đã cho uống. Quý huynh hãy tưởng tượng khoa y học sẽ trở thành như thế nào, nếu tất cả những vị y sĩ đều có cái năng khiếu thần nhãn ấy, nếu năng khiếu nầy trở nên thông thường thay vì là một sự đặc hữu của một vài người, để khiến cho những người thầy thuốc có thể ấn định sự chẩn bệnh một cách vững chắc và có thể coi chừng những hiệu quả của cách chữa bệnh với cái tính cách rõ ràng mà chỉ riêng thị giác mới cho được mà thôi.

Hóa học.-Đối với khoa hóa học cũng vậy, những kết quả mà nhà hóa học sẽ thâu thập được sẽ vượt xa những kết quả hiện tại biết bao nếu mắt ông được mở ra, hay hơn nữa, nếu ông có thể theo dõi tất cả những giai đoạn phối hợp của các nguyên tố, nếu ông có thể cấu thành những hợp chất với lòng tin chắc chắn vì mắt đã trông thấy thay vì làm việc đó do sự ngẫu nhiên, và phải đợi kết quả của một sự thí nghiệm trước khi biết được chắc chắn cái kết quả xảy ra. Người ta sẽ tránh được biết bao nhiêu tai nạn. Sự hiểu biết đó sẽ thúc đẩy những sự tấn bộ của khoa học biết bao.

Tâm lý học.- trong phạm vi của khoa tâm lý học cũng thế; khi con người giao cảm với nhau bằng tư tưởng, thay vì dùng những phương pháp chậm chạp của khoa học vật chất, thì tư tưởng sẽ bay nhanh chóng biết bao từ khối óc nầy sang khối óc khác, truyền thông những ý nghĩ mà không cần đến những phương pháp thô sơ thường sử dụng ngày nay. Quý huynh sẽ nhận định ngay được cái ý nghĩa của sự đó như thế nào, đối với nhân loại, bằng cách tự đặt mình vào cái quan điểm của cảnh giới Hồng trần. Tôi muốn nói rằng lúc đó cái ý nghĩa chia rẽ chỉ còn là một sự vật của dĩ vãng, rằng non núi cũng như đại dương sẽ không còn có thể chia rẽ được hai người, hai bằng hữu, hai người quyến thuộc nữa. Tôi muốn nói rằng khi mà con người đã chiếm được cái cảnh giới ấy của thiên nhiên, thì họ sẽ có thể giao cảm với nhau, từ cái trí nầy sang cái trí khác, dù họ đang du lịch ở nơi nào, dù họ cư ngụ ở xứ nào, vì đối với cái trí, những biên giới của thời gian và không gian không còn nữa, như chúng ta vẫn tồn tại ở cõi Hồng trần. Khi con người làm cho cái Vía được tinh vi, y sẽ xuất vía được, y sẽ luôn luôn đi đến được với người thân yêu, và những nỗi đau khổ về sự vắng mặt sẽ mất đi. Cũng như thế, sự chết sẽ mất cái quyền lực chia rẽ. Quý huynh hãy xem xét đời người hiện nay, và quý huynh sẽ thấy rằng sự tử biệt và sự sanh ly là hai mối đau đớn lớn lao đang đè nặng lên nhân loại. Cả hai sẽ mất cái áp lực chánh của chúng khi con người tiến bộ được một bước lớn như thế, cả hai sẽ mất cái quyền lực chia rẽ khi con người tiến đến cái trình độ cao vút đó. Cái điều mà ngày nay chỉ có những người Đệ Tử được hưởng, thì sẽ được Họ chia sớt với đa số, và đời sống vật chất của con người sẽ thành tốt đẹp hơn, khi mà những ảnh hưởng trên đây thường làm bối rối cuộc đời, sẽ biến đi mất.

Triết học.-Dĩ nhiên, đối với Triết học thì cũng thế, nhờ sự hiểu biết thâm sâu hơn về những khả năng của vật chất và những sự thật của đời sống.

Sử học.-Đối với Sử học cũng thế, khi tất cả những tài liệu của nó được lấy ở những văn khố của chất Tiên Thiên Khí (Akasha), và khi môn Sử học không còn được viết với mục đích thỏa mãn những dục vọng của một đảng phái chính trị, hay để binh vực một vài lý thuyết về sự tiến triển của nhân loại hay một vài giả thuyết do trí tưởng tượng của các nhà thông thái mà sinh ra. Tất cả lịch sử đều được ghi chép trong chất Tiên Thiên Khí (Akasha); đó là những văn khố không bao giờ hư hoại và không sao bị tiêu diệt được. Không một hành động nào của nhân loại trong dĩ vãng mà lại không được ghi chép ở đấy, không một sự việc gì của lịch sử loài người mà lại không được thu vào đấy đối với những con mắt có thể nhìn thấy. Rồi sẽ đến lúc tất cả lịch sử sẽ lấy ở đó ra thay vì được viết theo cái phương pháp đầy vô minh được sử dụng hiện giờ, và khi nào con người muốn biết về dĩ vãng y chỉ việc nhìn vào những văn khố không thể hủy hoại đó và sẽ dùng chúng để tự phát triển, bằng cách xử dụng kinh nghiệm của dĩ vãng, để giúp sự phát triển của nhân loại được nhanh chóng hơn.

Mỹ thuật.-Còn nghệ thuật sẽ tiến như thế nào, khi những quyền lực tân kỳ đó sẽ ở trong tay của con người, thì có lẽ chỉ những ai ngày nay đang hưởng thụ nghệ thuật đến một mức nào, mới có thể tưởng tượng điều đó được. Những hình dáng tân kỳ, đẹp hơn mọi danh từ, sẽ được xử dụng; những màu rực rỡ hơn, không thể tưởng được sẽ được dùng đến, những màu sắc không có ở cõi trần và sẽ nảy sinh trong chất tế nhị nhất trong cõi Trung giới, những màu sắc mà không ai có thể tả được vì tả bằng lời nói thì không sao mà làm cho ta hiểu biết được cái bản chất của một màu lạ lùng như thế. Tất cả điều này sẽ ở trong phạm vi của nghệ thuật, cũng như tất cả những khả năng kỳ diệu của những giác quan tế nhị hơn.

Thế lực và uy quyền.-Vậy thế lực và uy quyền sẽ ra sao? Nền quân chủ thiêng liêng (1)[xxv] sẽ trở lại xuất hiện trên trái đất. Con người sẽ được xếp hạng trong xã hội tùy theo trình độ tiến hóa mà họ đã đi tới chớ chẳng phải tùy theo những ý muốn ngông cuồng của sự ngẫu nhiên như ta thường thấy ngày nay. Tất cả mọi người sẽ có thể biết được cái trình độ tiến hóa của chính mình và của người khác, vì cái hào quang của mỗi người sẽ chỉ rõ để ai cũng có thể trông thấy được những khả năng về trí thức và những khả năng đạo đức của y, và do đó, cái địa vị mà y xứng đáng có trong xã hội loài người, chúng ta sẽ thấy những thanh niên tập luyện làm cái công việc mà họ có năng khiếu, cái loại công việc mà những thiên bẩm của họ khiến họ có thể hoàn tất được một cách tốt đẹp. Cái sự bất mãn đương ngự trị ngày nay sẽ mất đi vì nó có nguồn gốc: a) ở trong sự thất vọng vì muốn làm những nghề nghiệp thích hợp mà lại bị ngăn cản, _b) ở trong cái ý tưởng phải chịu một sự bất công, nó hiện rõ trong cái trí của con người, khi họ tin chắc rằng họ có những năng khiếu mà lại không có được dịp nào làm cho những năng khiếu ấy nổi bật lên; họ có những khả năng mà họ không thể phô ra được. Nếu họ khôn ngoan thì họ sẽ biết rằng đó là kết quả của Nghiệp Báo của họ; nhưng chúng ta nói đây là nói về đám đông chớ không phải nói đến những nhân vật thông minh hơn. Đối với những đám đông nầy, sẽ không còn sự bất mãn nữa, khi mỗi người có được một địa vị mà những năng khiếu hiển nhiên của y cho phép y chiếm, và như thế, chúng ta sẽ có một xã hội được tổ chức một cách tốt đẹp. Cùng ở lúc đó chúng ta sẽ biết cách đối đãu với những người thấp kém trong nhân loại ra sao. Chúng ta sẽ không trừng phạt những kẻ tội lỗi nữa. Chúng ta sẽ sửa chữa tính tình họ, chúng ta không xử tử họ nữa, chúng ta dạy dỗ họ. Chúng ta sẽ có thể phân biệt được cái nhược điểm cần phải nâng đỡ và người ta sẽ trông thấy sự minh triết nó sửa chữa thay thế cho tức giận nó trừng phạt. Không những người ta cải tạo xã hội bằng cách cải thiện chính cái bản tính của con người, mà cái vẻ bề ngoài của xã hội cũng được thay đổi, và toàn thể loài vật sẽ phục tòng cái quyền năng cải tạo của loài người. Con người sẽ không còn là một bạo chúa và một kẻ áp bức như bây giờ, nhưng sẽ là người nâng đỡ, người giáo hóa và dạy bảo súc vật thấp kém. Y sẽ thành người che chở và người giáo dục cho con vật, chính sứ mạng y là phải như thế, chớ không phải là kẻ đao phủ áp bức loài vật như người ta thường thấy ngày nay đâu. Tôi không cần phải nói thêm rằng mọi sự tàn ác sẽ dần dần biến mất; máu của loài vật sẽ không còn chảy loang trên mặt đất nữa, cũng như bây giờ nó đang thấm sâu xuống đó; giống vật sẽ không còn chạy trốn con người vì sợ hãi và kinh khủng nữa, vì biết rằng đó là một người bạn chớ không phải là kẻ thù; lúc đó chúng ta sẽ tiến đến một thời đại hoàng kim mới mẻ, khi ấy tất cả những sinh vật đều thương yêu nhau chớ không oán thù nhau.

Lương thức trên cõi Thượng giới.-(1)[xxvi] _ Những điều tôi vừa nói với quý huynh giống như một truyện Thần Tiên, tuy nhiên, đó chỉ là cái giai đoạn gần nhất sắp tới của sự phát triển của con người, đó chỉ là cái kết quả của sự làm chủ cõi Trung giới, cái cảnh giới ở ngay trên cảnh Hồng trần. Sự thể sẽ như thế nào khi con người còn lên cao hơn nữa và sẽ mở rộng lương thức trên cảnh Thượng giới hay cảnh của cái Trí. Tôi có thể lấy một hay hai thí dụ để cho quý huynh có thể tưởng tượng về sự phát triển hoàn toàn của lương thức ở cái thời đại quá xa xôi ấy. Tỉ dụ như có một diễn giả với những thính giả. Chúng ta sẽ thấy bao nhiêu sự khác biệt giữa cái tài hùng biện với hiệu quả của tài đó đối với công chúng. Thay vì nghe thấy những tiếng, những âm thanh được thốt lên và vào đến lỗ tai, âm thanh chỉ truyền được một phần nhỏ của tư tưởng đã không hoàn toàn mà còn sai nghĩa, thì thính giả sẽ trông thấy tư tưởng trong thực trạng của nó. Tư tưởng nầy sẽ xẹt ra dưới mắt họ, sẽ khoác một màu tươi chói, sẽ có một âm điệu huy hoàng và một hình thức tuyệt diệu, như người ta nói với họ bằng âm nhạc vậy. Người ta sẽ nói với họ bằng một thứ ngôn ngữ được điển hình bằng những màu sắc và hình thức, đến mức làm cho một căn phòng đầy âm nhạc tuyệt hảo, đầy màu sắc và hình thức tuyệt hảo. Quả thật đó sẽ là tài hùng biện của tương lai, khi con người sẽ làm chủ được cái cảnh giới cao cả của trạng thái của lương tri và của đời sống. Quý huynh tưởng rằng tôi chiêm bao hay sao. Tôi xin tuyên bố hiện nay có những người đã đi tới cái cảnh giới ấy của lương tri, họ đã biết nó, cảm thấy hiệu quả của nó; những người nầy đã vượt qua những tấm màn đã che lấp con mắt của đa số nhân loại và ngăn cản họ không cho hiểu biết những khả năng cao cả của đời sống. Một người đứng trên đỉnh một cái tháp cao có thể nhìn ngắm phong cảnh tứ phía và nhận được những âm thanh,, những màu sắc và những hình dáng tự khắp các nơi của phong cảnh ấy mang lại, nhưng nếu y đi xuống thang lầu của cái tháp, thì y chỉ còn trông thấy cái phần phong cảnh được đóng khung trong cái cửa sổ đục ở vách tường thôi. Đời sống của con người trên cảnh Thượng giới cũng giống thế. Sự hiểu biết tự tứ phía đến với y tràn trề, không phải do sự trung gian của những giác quan mà chúng ta biết, nhưng nhờ một giác quan duy nhất, nó ứng đối với tất cả những làn rung động của ngoại cảnh. Và khi con người trở xuống những thể thấp, thì sự nầy có một hiệu quả giống hệt như khi đi xuống thang lầu; y chỉ còn có thể nhận thấy được những cái gì mà mắt , tai, mũi- những cái cửa sổ bé nhỏ đục ở trong tường – cho phép y hiểu biết được ngoại cảnh, vì các giác quan chỉ là những cửa sổ, và chúng ta bị giam hãm đằng sau có những bức tường của xác thân. Chúng ta chỉ còn có một cách là vượt lên khỏi cái xác thân này thì mới có thể nhận thấy cái cảnh giới bao bọc xung quanh ta, trong tất cả sự huy hoàng của nó, trong tất cả vẻ đẹp của nó và với tất cả những sự ký diệu của nó.

Lúc đó, cái mãnh lực của đời sống sẽ được tăng lên thập bội. Tất cả những sự biểu lộ cao cả của trí thức đều tự cảnh giới nầy mà ra và xuyên qua Trung giới. Những ảnh hưởng có uy lực nhất thuộc về thể trí ngày nay dùng để giúp đỡ con người ở cõi Hồng trần, đều ở những cảnh cao của Thượng giới ban xuống do những người có thể hoạt động trên ấy. Những đệ tử của các Chơn Sư đều ở đó, hoàn toàn thức tỉnh, làm việc để giúp đỡ con người, để làm cho nhân loại thêm mạnh mẽ, và tất cả những ai đã bước qua những cánh cửa lớn của sự Điểm Đạo mà hôm qua tôi đã nói với quý huynh, đếu sống trong cảnh giới nầy và giúp đỡ con người. Người đệ tử có thể làm việc đó ở cõi Hồng trần, nhưng y sẽ làm việc một cách hoàn hảo hơn khi y ở trên cái cảnh giới cao cả và có hiệu quả nầy. Nơi đây, y hoạt động nhiều nhất, nơi đây, y hữu ích nhất. và khi nào đa số nhân loại tiến tới cảnh giới nầy thì số người làm việc sẽ lớn biết bao, sự liên hiệp của những người cứu giúp sẽ rộng rãi biết bao. Ngày nay, nơi đó chỉ độ vài trăm người làm việc để giúp đỡ muôn triệu người khác trong nhân loại, và công việc thì không được hoàn toàn, vì số người làm việc ít ỏi. Nhưng khi mà toàn thể nhân loại ên cao đến cảnh giới nầy thì con người sẽ vượt qua những nấc thang dưới một cách nhanh chóng biết bao. Nhân loại sẽ phát triển một cách nhanh chóng đến đỗi ngày nay chúng ta không thể tưởng tượng được.

Lương thức trên cõi Bồ Đề.-Con người sẽ đi lên cao hơn nữa, để đứng trên một cảnh giới khác; trên cảnh giới nầy, tất cả đều là sự đồng nhất, con người biết và cảm thấy rằng mình chỉ là một đối với vạn vật hữu hình, đó là cảnh giới Turiya, (Bồ Đề) mà con người sẽ chiếm hữu trước khi Đại Kiếp kết liễu. Cái cảnh giới nầy chỉ mở rộng ra cho người đệ tử trong giai đoạn cuối cùng của sự phát triển của y, như tôi đã tả hôm qua. Giống Dân Chánh Thứ Bảy sẽ trèo lên những đỉnh cao ấy và sẽ ở trên đó. Khi người ta đã tiến đến cái sự phát triển ấy của trạng thái lương thức, thì không còn cái gì có thể chia rẽ loài người được nữa; mỗi người đều biết rằng mình chỉ là một đối với những người khác, mình cảm thấy cái điều mà họ cảm thấy, mình nghĩ và biết cái điều mà họ nghĩ và biết; đó là một trạng thái lương thức được mở rộng ra, cho đến khi gom vào đó cả ức triệu sinh linh. Đến lúc đó, Huynh Đệ Đại Đồng là một việc đã hoàn tất, vì ở nơi đó, người ta cảm thấy cái tinh hoa của sự vật, chớ không phải chỉ thấy cái vỏ bề ngoài của nó mà thôi, ở nơi đó, người ta trông thấy sự thật chớ không phải chỉ thấy sự biểu lộ hữu hình. Tất cả đều nhìn nhận cái Chơn Thần Duy Nhất sống ở mọi sinh linh, và đối với người hiểu biết thì không làm sao mà có thể thù hận được nữa.

Lương thức trên cõi Niết Bàn.-Cao hơn nữa, còn có một mức khác mà tôi không thể dùng một tiếng nào mà mô tả được, mà không một câu nào có thể cho ta một ý niệm được, cái mức mà các Vị Thánh Minh gọi là Niết bàn, mà các Ngài đã hoài công kiếm cách giải, vì ngôn ngữ loài người không thích hợp với việc ấy; tất cả những sự cố gắng của các Ngài để làm chia sớt sự hiểu biết của mình cho kẻ khác chỉ làm thành một quan niệm sai lầm mà thôi. Đó là trạng thái của lương thức cao cả đến nỗi ta không sao có thể hiểu được; đó là một trạng thái lương thức bao gồm trọn cả vũ trụ và do đó mà khiến cho loài người – họ chỉ có một sự hiểu biết hữu hạn – có cái cảm tưởng Niết Bàn là tịch diệt. Nhưng tôi xin nói với quý huynh, đời sống ở Niết Bàn, đời sống của các Tiên Thánh đã đi tới Niết Bàn, là một trạng thái lương thức mà bên cạnh nó, trạng thái lương thức của chúng ta giống như trạng thái của hòn đá, vì bị những hạn định ràng buộc, vì bị sự vô minh nó làm cho tối tăm, và vì do những phương pháp vụng về của nó; ở đấy y có một đời sống vượt khỏi tất cả những giấc mơ của chúng ta về cuộc đời, một sự hoạt động cao hơn tất cả những gì mà chúng ta có thể tưởng tượng, một đời sống duy nhất, và tuy vậy nó ban rải ra bằng nhiều hoạt động cụ thể; một đời sống nơi đó Đức Thượng Đế là Ánh Sáng hiện hình ban rải những tia sáng xuyên qua tất cả những cảnh giới của vũ trụ. Cái trình độ ấy cũng là một mục đích mà con người phải tiến tới trong Đại Kiếp nầy, và y sẽ đi đến đó khi giống Dân Chánh Thứ Bảy hoàn thành xong sự tiến hóa của họ. Những tinh hoa của nhân loại chúng ta (1)[xxvii] hiện nay đã biết được mục đích đó; một ngày kia các vị ấy sẽ thấy hàng ức triệu sinh linh ở chung quanh mình cũng biết mục đích đó như mình vậy. Rồi đến Đời Sống của Thượng Đế trong những kỳ gian vô số kể và Ngài sẽ hoàn toàn phản chiếu vào những sanh linh trưởng thành theo gương Ngài, cho tới khi một vũ trụ mới nảy sinh, cho tới khi một vũ trụ mới khởi đầu hoạt động. Và mỗi vị trong những Sanh Linh ấy, đến lượt họ lại trở thành một Vị Thượng Đế, lại xây dựng một vũ trụ mới, lại dạy dỗ một nhân loại mới. Đó là cái tương lai đang chờ đợi chúng ta; đó là cái vinh dự huy hoàng sẽ được tỏ bày ra cho chúng ta biết vậy./.

ANNIE BESANT.

Chú thích:

[i] Những bài thuyết pháp này được gom trong một cuốn sách nhan đề “Chơn linh và những thể của nó” (Le Soi et ses enveloppes).

[ii] Ba trạng thái ấy là: Động (Rajas),Tính(Tamas) và Thăng bằng(quân bình)(Sattva) cũng có nghĩa là điều hòa.

[iii]Cũng gọi là ngũ hành

[iv] Xã hội Ấn Độ chia bốn giai cấp lớn: Bà la môn, là những người chuyên đọc Kinh, Sách: Chiến sĩ, thương gia: Tôi tớ (lời của dịch giả).

[v] 1)An phận. 2)Tha thứ. 3)Tự chủ. 4)Không chiếm hữu vật gì một cách bất hợp pháp. 5)Tinh luyện. 6)Kiềm chế những cơ quan của thân thể. 7) Minh triết. 8)Thông hiểu vế Đại Hồn của Vũ Trụ. 9) Chân thật. 10)Kiêng tránh sư giận dữ.

[vi] Theo nghĩa từ chữ là Đại Thiên Thần, nhưng chính nghĩa đây là Đức Thượng Đế.

[vii] Manvantara.

[viii] Amibe: giống trùng, giống sinh vật đơn giản nhất.

[ix] Avatur

[x] Người đệ tử đã vượt qua giai đoạn thử lòng.

[xi] Exotérique

[xii] Quả vị Chơn tiên,Chơn Sư.

[xiii] Người tu khổ hạnh, không còn ham những thú vui hồng trần nữa.

[xiv] Ava tar

[xv] Thần giao cách cảm.,

[xvi] Có người mở luồng hỏa hầu trước khi được Điểm Đạo lần thứ nhất.

[xvii] Hamsa có nghĩa là con Hạc (cygyne)

[xviii] Turiya: trạng thái siêu việt:trạng thái tinh thần cao siêu (lời dịch giả) đối chiếu với cõi Bồ Đề. Nên coi cuốn Yoga nhập môn (Instroduction au Yoga) trương 2.

[xix] Chơn Sư hoàn toàn giải thoát.

[xx] Bốn vị cao cả nhất của Quần Tiên Hội (hệ thống huyền bí) giúp nhân loại tiến hóa.

[xxi] Con của Đại Hồn Vũ Trụ.

[xxii] Les Fils de la Pensée- Muốn hiểu rõ điều nầy phải học hỏi sự sanh hóa của Nhân loại- Xin đọc quyển “La généologie de I’homme” của bà Annie Besant.

[xxiii] Ego réincarnateur chính là Linh Hồn của con người, vĩnh viễn trường tồn.

[xxiv] LaGenèse des atomes.

[xxv] Tức là những vị Vua đã được điểm đạo.

[xxvi] Sự phân chia: Lương thức trên cõi Thượng giới, Bồ Đề, Niết bàn vốn của dịch giả và luôn những giai đoạn trước.

[xxvii] Tinh hoa nhân loại hiện nay là những vị Tiên Thánh, những Chơn Sư đã được từ năm lần Điểm Đạo sấp lên.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh