Con Đường Của Người Đệ Tử: Chương 2. Những Đức Tánh Cần Thiết

CON ĐƯỜNG CỦA NGƯỜI ĐỆ TỬ: CHƯƠNG 2. NHỮNG ĐỨC TÁNH CẦN THIẾT

KIỂM SOÁT TƯ TƯỞNG- THAM THIỀN- LẬP HẠNH

Thưa quý huynh,

Cái khía cạnh đặc biệt của vấn đề mà chúng ta phải giải quyết hôm nay có liên quan đến những đức tánh cần thiết để thành một người đệ tử. Tôi sẽ bắt đầu diễn giải cho quý huynh rõ luật luân hồi và những phương tiện khiến cho mỗi người nhận định được cái gì là đức tính của người đệ tử và chọn lấy mục đích ấy cho đời sống vị lai của mình. Quý huynh hãy nhớ những đều tôi đã nói hôm qua, về những giai đoạn khác nhau của sự hành động: một người bắt đầu hành động với mục đích làm thỏa mãn những dục vọng thấp hèn của y và để thâu hoạch được những lợi lộc thế gian, rồi thế nào, sự thực hành Con Đường Hành Động dần dần dạy y hoạt động không phải với mục đích được lợi lộc cho bản thân, nhưng chỉ để làm bổn phận mình, như vậy là hợp nhất với Định luật, và như thế tham dự một cách có ý thức vào cái công trình vĩ đại của thế gian. Sau lại tôi đã nói với quý huynh rằng có một giai đoạn cao hơn những giai đoạn nầy, một giai đoạn trong đó sự hy sinh được thực hiện, không phải như một bổn phận mà thôi, mà là một sự hiến dâng vui vẻ tất cả mọi cái gì mà con người đang có. Lẽ cố nhiên là khi nào con người tìm cách đi đến giai đoạn này, khi y làm một việc không phải chỉ vì đó là bổn phận của y phải làm, nhưng vì y muốn hiến dâng tất cả thân thế và tài sản để phụng sự Đấng Tối Cao; lẽ cố nhiên, chỉ lúc ấy y mới có thể dứt khoát với những sự ràng buộc của dục vọng và được giải thoát, khỏi vòng luân hồi. Cái điều nó lôi kéo con người và bắt con người phải luân hồi xuống thế gian, đó là ý muốn; ý muốn thụ hưởng những của cải mà người ta có thể tìm thấy ở thế gian, ý muốn làm được mọi việc mà người ta có thể làm ở nơi đó. Bất cứ ai có những tham vọng hồng trần, bất cứ ai đặt một mục đích hồng trần cho đời mình, thì lẽ cố nhiên là bị những ý muốn ấy buộc chặt. Khi mà những dục vọng con người còn nhắm vào những điều mà cõi Hồng trần có thể cung cấp cho y thì y còn phải xuống thế gian để thỏa mãn những dục vọng ấy. Khi mà chỉ một nỗi vui hay một vật thuộc về đời sống phù du, đời sống vật chất ở thế gian còn có quyền lực lôi cuốn y, thì nó cũng có quyền lực trói buộc y. Nói một cách khác, mọi dục vọng đều trói buộc linh hồn và dẫn linh hồn đến nơi nào mà nó phải được thỏa mãn.

Bản chất của con người vốn thiêng liêng và con người giống như một vị Thượng Đế, cho đến đỗi cái sức mạnh tự ý phát ra (mà chúng ta gọi là dục vọng, có quyền lực tự thỏa mãn. Nó muốn điều gì là được điều nấy, nó muốn cái gì thì Tạo Hóa cho nó cái nấy, đúng lúc thích nghi, khi đến giờ, đến lúc. Vì thế cho nên, như người ta thường nói, con người làm chủ số kiếp của mình, và tất cả những gì mà y đòi hỏi nơi Vũ trụ, Vũ trụ sẽ cho y. Lẽ đương nhiên, y sẽ hái được kết quả của những điều y muốn tại cảnh giới của Vũ trụ nơi đó chúng ta đã nảy sanh. Như vậy, nếu những dục vọng của y thuộc về cõi Hồng trần, thì y phải trở lại cõi Hồng trần để dục vọng y có thể được thỏa mãn. Con người cũng bị trói buộc vào vòng luân hồi bởi những dục vọng chỉ có thể được thỏa mãn trong những cảnh giới phù du thoảng qua ở bên kia cửa tử. Những cảnh giới phù du ở bên kia cửa tử, như chúng ta biết, đều dẫn dắt chúng ta đến sự luân hồi tại thế gian này, cho nên nếu những sự ước vọng của con người nhắm vào nỗi vui của Thiên Đường, nếu y mong mỏi hái, tại một cảnh giới cũng phù du như y, những kết quả của đời sống tại thế gian nầy, và nếu y khước từ những thú vui Hồng trần với mục đích nhất định là đạt được những sự vui ở Thiên đường, thì những sự vui nầy sẽ là phần thưởng do những cố gắng ấy mà có, và phần thưởng nầy sẽ ban cho y, vào lúc thích hợp đúng kỳ. Nhưng vì rằng Thiên Đường cũng là cõi giả tạm phù du, cho nên y rút cục cũng chỉ chọn con đường gọi là con đường ảo mộng (con đường của mặt trăng) dẫn đến sự luân hồi. Quý huynh cũng nhớ câu: “Mặt trăng là cửa dẫn đến Thiên Đường”- như vậy, khi từ giã Thiên Đường, linh hồn con người lại trở lại cõi Hồng trần của thế nhân. Do đó mà dục vọng- dù có được thỏa mãn ở cõi nầy hay cõi khác cũng phù du, giả tạm như nhau- trói buộc linh hồn vào bánh xe luân hồi, và vì lý do ấy mà Kinh sách đã viết rằng linh hồn chỉ có thể giải thoát khi “những giây trói buộc của lòng bị cắt đứt”.

Sự giải thoát, hoàn toàn trong một thời gian, có thể đạt được do sự tuyệt trừ những dục vọng ấy. Không cần làm một việc gì có tính cách thật cao thượng, không cần phải đạt đến một mức rất cao trong sự tiến hóa của linh hồn, không cần phải phát triển mọi năng khiếu thiêng liêng ẩn tàng trong lương tri con người, không cần phải lên đến chót đỉnh cao cả nơi đó có các Đấng Giáo Chủ và các Vị Hộ Trì của nhân loại ngự trị; nếu muốn, con người có thể được hưởng một sự giải thoát thiệt ích kỷ, nó đem y lên cao hơn cõi thế gian đau khổ này, nó cắt đứt mọi giây trói buộc y vào cái cảnh giới sinh tử này, nhưng y không giúp đỡ người khác, không cắt đứt giây trói buộc cho họ, không giải thoát họ. Đó là một cách giải thoát có lợi cho cá nhân chớ không phải cho toàn thể, một sự giải thoát do đó cá nhân từ bỏ nhân loại, để mặc nhân loại tự vạch lấy con đường mà đi. Tôi biết rằng rất nhiều người không có ước vọng nào cao hơn thế, rất đông là những người chỉ tìm sự giải thoát cho mình, không nghĩ đến người khác. Như tôi đã nói cái mục đích ấy rất dễ đạt được. Muốn như vậy, chỉ cần nhận định được cái tính chất phù du giả tạm của sự vật tại thế gian, cái tính cách mộng ảo của những tham vọng mà thế nhân vuốt ve hằng ngày, nhưng rốt cuộc sự giải thoát ấy chỉ dài được một thời, có lẽ một Đại Kiếp(1)[vii] rồi sau con người vẫn bị bắt buộc phải trở lại. Như thế, tuy đã lìa bỏ cõi thế gian nầy, nhưng linh hồn vẫn còn phải trở lại trong một cuộc tuần hoàn vị lai, để tiến lên một bước nữa cho đúng với kiếp số thiêng liêng, thật sự của con người; ấy là sự tiến hóa của lương tri nhân loại trong cái đại Lương Tri của Vũ Trụ mà nhiệm vụ là giáo huấn, phù trợ và điều khiển những thế giới vị lai.

Bây giờ, tôi xin nói đến những linh hồn khôn ngoan và đại lượng hơn họ tuy muốn cắt đứt những giây trói buộc của dục vọng, nhưng không phải để chính mình thoát khỏi những khó khăn của đời sống hồng trần, mà để có thể theo đuổi con Đường cao siêu, cao thượng, gọi là con đường của kẻ chí nguyện muốn làm đệ tử, để theo những Đấng Cao cả, các Ngài đã đặt con đường ấy vừa tầm sức của nhân loại. Những linh hồn này tìm những vị Chân Sư sẵn sàng thâu nhận những ai đủ tư cách để theo con đường ấy, không phải với mục đích duy nhất là tự giải thoát, không phải để thoát khỏi mọi lo Sư và những Đấng Cứu Thế. Những linh hồn nầy hoàn lại cho toàn thể thế giới những gì mà con người đã nhận được của các Chân Sư Tiền Phong. Cái địa vị đệ tử này được ghi trong những Đại Thánh Kinh của thế giới. Sự tìm một Sư Phụ giáo huấn loài người, là một lý tưởng của những linh hồn cao thượng và tiến hóa nhất; họ đã tìm cách thực hiện Thiên Ý ở thế giới ngoại cảnh nầy. Quý huynh hãy lấy bất cứ Thánh Kinh nào và hãy xem coi cách giải bày về vấn đề nầy ra sao. Quý huynh hãy coi hết kinh Upanishads nầy cho đến kinh Upanishads khác, và hãy coi ở đấy người ta nói về Sư Phụ làm sao, và người chí nguyện muốn làm đệ tử được khuyến khích để kiếm và tìm thấy Ngài bằng cách nào. Đó là điều mà hôm nay tôi muốn nói với quý huynh, nói về các đức hạnh cần phải có để trở thành một người đệ tử, nói về những sự gì phải làm trước khi được thu nhận làm đệ tử, về những điều gì phải hoàn tất trước để cho việc đi tìm Chơn Sư có thể may ra thành công; về những việc gì phải làm ở thế gian, trong đời sống tầm thường của mọi người, bằng cách xem cuộc đời như một trường học, như là một nơi ở đó người ta học những bài yếu lược, như là một nơi để cho con người học những đức tính cần thiết để xứng đáng đi đến chân các Vị Đại Sư. Các Ngài sẽ ban cho y sự phục sinh thật sự, sự phục sinh nầy được tượng trưng trong mọi tôn giáo công truyền bởi một nghi lễ nào đấy, tự nó thì chẳng có gì thiêng liêng, nhưng rất thiêng liêng ở cái điều mà nó tượng trưng vậy. Huynh sẽ thấy trong Ấn Độ ngữ danh từ “được sinh ra hai lần” có hàm nghĩa là người ta không phải chỉ được sinh ra do một người cha và một người mẹ xác thịt, mà còn được sinh ra lần thứ hai nữa, lần này do Chơn Sư ban cho linh hồn. Điều nầy được tượng trưng bởi sự Điểm Đạo cho người con trai, do vị Thầy của gia đình hay do người cha; điều nầy khiến cho ở thế gian người ta gọi y là người sinh hai lần, nhưng ở những thời xưa - cũng như ở thời nay - đã có và hiện đang có một sự Điểm Đạo thật sự nó sinh ra mọi nghi lễ bề ngoài. Có một sự Điểm Đạo thiệt thọ nó không phải chỉ là sự thu nhận vào một giai cấp bề ngoài, nhưng nó cho ta một sự phục sinh thiêng liêng thật sự, sự Điểm Đạo do một vị Đại Sư thay mặt cho Đấng Tối Cao, Đấng duy nhất được phép Điểm Đạo cho nhân loại. Chúng ta thấy những kinh sách có thuật lại những cuộc Điểm Đạo ấy, chúng ta biết rằng những sự Điểm Đạo ấy hiện giờ vẫn còn. Toàn thể Lịch Sử chứng minh sự ấy có thiệt.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Ở Ấn Độ có những đền đài mà phía dưới đất lại có những Thánh Điện để dùng cho những cuộc Điểm Đạo cổ thời mà hiện nay dân chúng không biết đến; Chỗ nầy được dấu kín, để tránh những cặp mắt tò mò của người trần. Những Thánh Điện ấy hiện giờ vẫn còn và những kẻ xứng đáng vẫn còn có thể bước qua ngưỡng cửa các nơi đó. Mà không phải chỉ ở Ấn Độ mới có những Thánh Điện kiểu ấy; nước Ai Cập cổ thời cũng có những hầm kín dùng để Điểm Đạo và những Kim Tự Tháp hùng vĩ, trong một vài trường hợp, bao phủ Thánh Điện cổ thời, nay được che kín, không cho con mắt của người đời thấy được. Những cuộc Điểm Đạo cuối cùng mà quý huynh thấy ghi ở lịch sử Hy Lạp và lịch sử xứ Ai Cập, như là sự Điểm Đạo của các nhà hiền triết đều diễn ra tại các đền đài phía ngoài mà dân chúng biết; những đền đài này bao phủ những Thánh Điện chánh thức của sự Điểm Đạo. Không phải nhờ khoa học bề ngoài mà được quyền bước qua ngưỡng cửa những Thánh Điện thiệt thọ nầy. Thí sinh bắt buộc phải có đủ những điều kiện nêu ra từ ngàn xưa và bây giờ cũng còn y như ở thời trước vậy; và nếu toàn thể lịch sử chứng minh rằng sự Điểm Đạo có thiệt, thì cũng chứng minh rằng người được Điểm Đạo có thiệt. Đứng đầu của bất cứ tôn giáo lớn nào cũng có những Vị Siêu Phàm cao hơn người trần tục, những Vị đã viết ra những Thánh Kinh cho các dân tộc, mà lịch sử đã miêu tả như vượt khỏi những kẻ đồng thời bởi sự hiểu biết sâu xa những vấn đề tinh thần- sự hiểu biết nầy đã bao quanh các Ngài một vòng hào quang; nhờ huệ nhãn các Ngài thấy được và chứng minh được những điều các Ngài đã thấy. Quả vậy, có một điều mà chúng ta thường thấy ở những Đại Chơn Sư mà các Ngài không chủ trương, mà các Ngài quả quyết, các Ngài không thảo luận mà các Ngài tuyên bố các Ngài không đi đến kết quả bằng những phương pháp lý luận mà bằng trực giác thiêng liêng. Các Ngài hiện đến và nói ra một cách có uy tín một uy tín được chứng minh bằng chính những lời nói của các Ngài, và lòng con người nhận biết được chơn lý của những điều các Ngài giáo hóa, dù các Ngài có vượt lên đến những cảnh giới cao siêu mà trí thông minh của con người không hiểu nổi. Ở trong lòng mỗi người luôn luôn có cái động lực thiêng liêng má các Thánh Sư không ngớt gợi đến, nó tiếp đón sự dậy dỗ về tinh thần, mặc dầu trí thông minh không đủ sức để có thể phân biệt cái chơn lý mà tinh thần nhận thấy. Những vị Thánh Sư nầy đã được ghi trong lịch sử như là Những Bậc Thầy Cao cả, cùng với những vị mà lịch sử nói đến như là những nhà Đại Hiền Triết. Các Ngài toàn là những Vị đã được Điểm Đạo, đã vượt lên cao hơn những người thường; các Vị nầy bây giờ hiện còn sống cũng như các Ngài đã sống tự ngàn xưa. Thiệt vậy, sự chết làm sao có thể xâm phạm đến các Vị đã thắng được cả sự sanh lẫn sự tử, đã làm chủ được cà cái bản năng thấp hèn. Sự tiến hóa của các Ngài đã đưa các Ngài lên mức cao tột trong những thế kỷ đã qua, có những vị thuộc về nhân loại chúng ta, có những vị thuộc về những nhân loại sinh trước chúng ta. Vài Vị trong số các Ngài, từ những Thế Giới hay là những hành tinh khác mà đến cõi trần, trong thuở nhân loại chúng ta hãy còn ở vào thời kỳ ấu trĩ. Những Vị khác đã trưởng thành khi nhân loại nầy đã đi được một đoạn khá dài trên con đường tiến hóa để có thể tự sản xuất cho mình những Vị được Điểm Đạo, những Vị Thánh Sư của nòi giống chúng ta, để giúp cho nhân loại tiến tới mà chính các Ngài là những phần tử trong đó. Khi một người đã đi hết con đường Đạo và đã tới mục đích nầy, thì sự chết không còn có một quyền năng gì đối với Ngài, vì Ngài đã đạt đến cõi Trường Sinh bất tử vậy. Chỉ một việc lịch sử nói đến các Ngài là một sự bảo đảm về đời sống hiện tại của các Ngài rồi, điều nầy đủ để chứng minh rằng các Ngài vẫn còn, không cần đến sự làm chứng càng ngày càng nhiều của những ai đã tìm thấy và đã biết các Ngài, đã được các Ngài dạy bảo, và đã học hỏi dưới chân các Ngài. Thật vậy, trong thời đại của chúng ta hiện giờ, người học Đạo vẫn tìm thấy, hết người nầy đến người khác, con Đường Đạo cổ thời; đến bây giờ họ vẫn còn tìm thầy, kẻ trước người sau, cái con đường Đạo gay go, mỏng như lưỡi dao cạo, nó nâng cao con người lên và khiến y có thể đi vào con đường của người chí nguyện muốn làm đệ tử. Khi một người trong bọn họ khám phá ra con đường nầy, y thành một nhân chứng có thể tuyên bố sự xác thực của những kinh sách ngày xưa, và sau khi y đã đi vào con đường nầy rồi, y có thể vượt qua tất cả mọi giai đoạn của nó.

Bây giờ chúng ta hãy xác định đức tính cần thiết để có quyền bước vào con Đường Đạo. Trong những đức tính nầy, đức tính thứ nhất phải được phát triển ít nhất cũng đến mực thật cao trước khi con người có thể khởi sự ước ao được thu nhận làm đệ tử. Cái đức tính đầu tiên ấy người ta gọi nó là sự kiểm soát cái trí, và nhiệm vụ đầu tiên của tôi là giải nghĩa cho quý huynh một cách rất rõ rằng sự kiểm soát cái trí là gì, cái trí (mà ta phải kiểm soát) là gì, và lấy cái gì mà kiểm soát nó. Chúng ta đừng quên rằng đối với đa số quần chúng, cái trí tức là con người. Khi người ta nói đến mình thì người ta nói đến cái trí của người ta vậy. Khi người ta nói: tôi, thì người ta đồng hóa cái “Tôi” ấy với cái trí, cái thức thông minh hiểu biết vậy. Và khi con người nói: “Tôi nghĩ, tôi cảm xúc, tôi biết”, nếu huynh tìm kiếm một cách cẩn thận mà y gán cho những chữ đó, thì huynh sẽ thấy rằng ý nghĩa nầy không vượt qua giới hạn của trạng thái tâm thức y khi y còn thức dậy. Đó là điều mà y thường hiểu về chữ: “Tôi”. Thật vậy, những ai học hỏi chính chắn đều biết rằng cái “Tôi” ấy là ảo tưởng cho đến mức nào, nhưng tuy biết như vậy, dưới hình thức một định lý trí thức, họ không lấy đó làm một trong những chơn lý thực tế của đời sống. Với tư cách của nhà triết học, họ thừa nhận định lý nầy, nhưng họ không lấy đó làm căn bản của đời sống của họ ở thế gian. Để chúng ta có thể hiểu một cách rõ ràng sự kiểm soát cái trí là gì, và chúng ta có thể kiểm soát nó bằng cách nào, chúng ta hãy thử xét cái việc mà người ta gọi là sự tự chủ, khi ta nói về một người ở trong thiên hạ; chúng ta sẽ thấy rằng sự tự chủ nầy cón thiếu sót đến đâu khi ta so sánh nó với cái đức tính cần phải có của người chí nguyện muốn làm đệ tử. Khi ta nói rằng một người tự chủ được, ta muốn nói rằng cái trí của y mạnh hơn những dục vọng của y; nếu ta lấy cái bản thể thấp thỏi của y, những dục vọng và những cảm xúc của y, rồi ta đem cái bản chất trí thức của y, sự thông minh của y, cái ý chí và cái quyền năng lý luận của y mà chống chọi lai, thì những năng khiếu sau nầy sẽ thắng những dục vọng nói trên: nói tóm lại, trong lúc bị quyến rũ hay đứng trước một sự khêu gợi dục vọng mình, y có thể nói rằng: “Không, tôi không muốn nhượng bước; tôi sẽ không để cho những dục vọng của tôi lôi cuốn tôi, tôi sẽ không để cho những giác quan của tôi ngự trị; những giác quan nầy chỉ là những con ngựa kéo cái xe của tôi, trong khi đó tôi là người đánh xe và tôi sẽ không để cho chúng phóng nước đại trên đường lộ mà chúng nó lựa chọn”. Như thế, chúng ta nói rằng người nầy tự chủ. Đó là cái ý nghĩa thông thường của những chữ nầy, và chúng ta hãy ghi nhớ, sự tự chủ nầy là một đức tính rất đáng khen. Nó tượng trưng một giai đoạn mà mọi người phải trải qua. Con người phóng đãng, không kỷ cương, hoàn toàn ở dưới sự chế ngự của giác quan, dĩ nhiên là phải cố gắng nhiều lắm trước khi có thể đạt được cái tính tự chủ nầy, nhưng còn phải cố gắng nhiều, nhiều hơn thế nữa. Khi ta nói đến một người có ý chí cương quyết và một người có ý chí yếu đuối, ta thường muốn nói rằng: người cương quyết là người đứng trước những sự quyến rũ và những nỗi khó khăn thường tình của cõi đời nầy, sẽ dùng đến lẽ phải và sự suy luận trước khi chọn con đường của mình và sẽ để cho cái ký ức của dĩ vãng nó dìu dắt cùng với những lời kết luận do ký ức đó sinh ra. Như vậy, chúng ta nói rằng y có một ý chí cương quyết, vì y không để cho những trường hợp đẩy đưa, vì y không tuân theo những sự đột phát của cảm xúc, và không giống như một con thuyền bị giòng sông lôi cuốn đi, bị đưa trôi đến nơi nầy nơi khác, tùy theo chiều gió thổi. Y giống như một cái thuyền do một người thủy thủ lành nghề điều khiển, y biết lợi dụng những ngọn gió và những giòng nước để lái con thuyền về phía của y muốn, biết dùng ý chí như một bánh lái để giữ con thuyền trên con đường mà chính y đã lựa chọn. Có được một ý chí cương quyết thay vì một ý chí yếu đuối, đó là dấu hiệu sáng tỏ nhất về sự phát triển tuần tự của con người và của sự tăng trưởng của cá tính y. Tôi nhớ rằng bà H.P.Blavatsky có nói trong một bài về cá tính rằng người ta có thể nhận biết sự hiện hữu của cá tính ở con người và sự khiếm diện của nó ở loài vật bằng lối chiêm nghiện cách cư xử của người và vật trong một vài trường hợp. Quý huynh hãy lấy một số thú rừng và hãy đặt chúng trước những trường hợp giống nhau, quý huynh sẽ thấy tất cả chúng đều theo một cách cư xử in như nhau. Cách hành động của chúng do hoàn cảnh của chúng định đoạt, mỗi con vật không tìm cách hành động để thay đổi tình thế, không đem những trường hợp này đối chọi với những trường hợp kia để tìm lấy một con đường lựa chọn. Tất cả chúng nó đều hành động giống nhau. Nếu huynh biết bản tính của con vật, cũng như biết tánh cách những hoàn cảnh của chúng, từ khi mà huynh biết cách hành động của một hai con vật cùng một loại, thì huynh có thể suy luận ra cách hành động của cả bầy nó. Đó là bằng cớ tuyệt đối của sự thiệt không có cá tính trong loài vật. Nhưng nếu huynh lấy một số người, huynh không thể kết luận trước rằng họ sẽ hành động tất cả cùng một lối, vì cái cách họ hành động khác nhau trước những trường hợp giống nhau sẽ tùy theo cái trình độ tiến hóa của mỗi người. Những cá nhân đều giống nhau, và do đó mà hành động khác nhau; mỗi người có ý chí riêng biệt, vì vậy y có thể lựa chọn tùy theo ý muốn. Ngưới mà ý chí yếu đuối thì cá tính không được mạnh, kém phát triển và chưa đi xa trên con đường tiến hóa.

Nhưng con người có thể làm nhiều hơn nữa và thay vì chỉ lo cho bản tính cao thượng của mình kiểm soát bản tính thấp hèn, y có thể bắt đầu nhận thức về cái sức mạnh sáng tạo của tư tưởng. Muốn làm được điều nầy con người cần có một phạm vi tư tưởng rộng hơn phạm vi của người thường, con người cần phải có một số kiến thức về triết học. Tỉ dụ nếu y đã học những kinh sách chánh đại của Ấn Độ, y sẽ có một quan niệm trí thức rất sáng suốt về sức mạnh sáng tạo của tư tưởng; nhưng một khi y nhận biết được điều nầy, y sẽ kết luận rằng còn có một cái gì cao hơn cái trí của y, vì nếu có một sức mạnh phát sinh ra tư tưởng, nếu do sự trung gian của cái trí mình mà con người có thể tạo ra tư tưởng, thì những tư tưởng nầy phải được phát sinh ra do một cái gì ẩn tàng phía sau cái trí đã sinh ra chúng nó. Sự hiện hữu của sức mạnh sáng tạo của tư tưởng và nội cái việc con người có thể dùng nó để rèn luyện cái trí của mình cũng như cái trí của người khác, cũng đủ chứng minh rằng cón có một cái gì cao hơn cái trí; có thể nói được rằng đó là một cái gì không tùy thuộc cái trí mà lại có thể xử dụng cái trí nầy như một dụng cụ. Người học Đạo tìm cách tự hiểu mình,bắt đầu nhận thấy rằng y có một cái trí rất khó điều khiển, và những tư tưởng vẫn đến, mặc dầu y không tìm kiếm; có thể nói rằng chúng tủa ra, mà không cần có sự tác dụng của ý chí. Khi y bắt đầu xem xét những sự hoạt động của cái trí, y nhận thấy rằng những tư tưởng ào tới nó tuy y không kêu gọi chúng; y nhận thấy rằng y bị những ý kiến không tốt, khuấy rối y ngoài sự mong muốn của y. Cái trí của y bị mọi sự ngông cuồng xâm chiếm, y muốn đuổi chúng đi, nhưng y như bị tước khí giới và không thể diệt trừ chúng được… Y tự thấy mình bị bắt buộc phải nghiền ngẫm những tư tưởng ngự trị trong trí y, chúng không tuân theo lời kêu gọi hay uy quyền của y chút nào. Lúc đó y bắt đầu nghiên cứu những tư tưởng ấy. Y tự hỏi: chúng ở đâu đến? chúng tác động như thế nào? Người ta có thể làm chủ chúng bằng cách nào? Và dần dần y hiểu được rằng nhiều tư tưởng xâm chiếm trí y bắt nguồn từ trong trí của người khác, và tùy theo cái đường lối tư tưởng đặc biệt của y, y thu hút những tư tưởng của người khác, ở thế giới tư tưởng bên ngoài. Đến lượt y, y lại ảnh hưởng đến tư tưởng của kẻ khác bằng những tư tưởng của mình phát ra, và y bắt đầu hiểu rằng cái trách nhiệm nầy quan trọng hơn là việc xưa kia y chưa từng nghĩ tới. Từ trước đến giờ y vẫn tưởng rằng chỉ khi nào y nói thì y mới có thể gây ảnh hưởng đến cái trí của kẻ khác, cùng là chỉ có những hành động của y mới có thể được coi như một gương mẫu và làm thay đổi cách hành động của kẻ đồng loại; nhưng khi sự hiểu biết của y tăng trưởng dần dần, y bắt đấu cảm thấy một mãnh lực huyền bí tỏa ra tự con người đang tư tưởng và cảm đến cái trí của người khác. Khoa học đã có đề cập đến vấn đề nầy và đã đi đến những kết luận cũng giống như vậy. Nhiều cuộc thí nghiệm đã chứng minh rằng một tư tưởng có thể chuyển đi được từ khối óc nầy đến khối óc kia, không cần phải nói một lời, không cần phải viết một chữ, và trong tư tưởng có một vật gì cụ thể có thể nhận xét được, giống như một luồng rung động làm rung động những vật khác, không cần phải nói lên một lời, không cần phải phát ra một âm thanh. Khoa học đã khám phá rằng tư tưởng có thể truyền từ người nầy qua người khác, trong sự im lặng thâm sâu nhất, không cần một phương tiện giao thông nào ở bên ngoài- hay là như giáo sư Lodge đã nói, không cần có những phương tiện vật chất để giao thông- vật chất đây có nghĩa là vật chất hữu hình Hồng trần- một cái trí có thể ảnh hưởng đến một cái trí khác.

Nếu như vậy, chúng ta đều ảnh hưởng lẫn nhau bằng tư tưởng, không cần dùng đến lời nói hay sự hành động, vì một đàng, những tư tưởng mà chúng ta phát ra rải rác khắp thế gian và tác động trong cái trí của những người khác, và một đàng, những tư tưởng của người khác phát ra sáp nhập vào trí óc ta, và cảm đến cách suy nghĩ của ta. Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng sự suy nghĩ thường chiếm một chỗ rất nhỏ trong đời sống chúng ta; cái sự mà ta gọi là suy nghĩ thật ra chỉ là cái phản ảnh của những tư tưởng kẻ khác. Thật vậy, cái trí của con người rất giống như cái quán trọ nơi đó khách lữ hành dừng chân nghỉ ban đêm; ít ra cái trí của một số người chỉ là thế mà thôi. Một tư tưởng đi vô rồi đi ra, con người thêm rất ít vào cái tư tưởng nó tới với y. Y nhận nó, cho nó trú ngụ rồi nó ra đi. Nhưng cái điều mà chúng ta có bổn phận phải làm là tự mình suy nghĩ một cách có ý thức với ý định thực hành cái điều mà ta đã nhất quyết làm.

Tại sao phải liểm soát cái trí, phải kiểm soát tư tưởng, phải bắt tư tưởng ngừng nghỉ, và phải từ khước không cho tư tưởng của kẻ khác trú ngụ trong trí ta? Tại sao những việc nầy lại quan hệ như thế? Tại sao tất cả những điều nầy lại làm thành một điều kiện tất yếu phải hoàn thành xong xuôi trước khi được thâu nhận làm đệ tử. Vì những tư tưởng của một người được làm đệ tử sẽ vô cùng mãnh liệt, vì cái cá tính của ai đã thành đệ tử đều phát triển, tăng trưởng mạnh mẽ hơn trước, và vì mỗi tư tưởng của y có một sinh lực và một năng lực lớn hơn và cảm hóa một cách mạnh mẽ hơn đến xã hội loài người. Tư tưởng của con người có thể giết chết người, tư tưởng con người có thể chữa bệnh; nó có thể cảm hóa quần chúng; nó có thể tạo ra một ảo tưởng mắt trông thấy được để có thể gạt gẫm kẻ khác và làm cho họ đi lạc đường. Bởi vì tư tưởng trở nên mãnh liệt như thế khi cá tính càng phát triển và tăng trưởng, và bởi vì cái địa vị đệ tử bắt buộc cá tính phải phát triển nhanh chóng và phải tăng trưởng cấp bách để cho con người chỉ nội trong vài kiếp có thể sở đắc được những gì mà người thường chỉ có thể hoàn thành được trong hàng chục ngàn năm; cho nên trước khi sự tăng gia quyền lực nầy được giao phó cho y, y cần phải học cách kiểm soát tư tưởng, trừ bỏ những gì xấu xa trong tư tưởng, và chỉ thu những tư tưởng tinh khiết, từ thiện và hữu ích. Việc Chơn Linh kiểm soát tư tưởng đã được nêu ra như là điều kiện đối với người chí nguyện làm đệ tử, vì trước khi con người nhờ những lời dạy dỗ của Chơn Sư mà mở thêm được quyền năng, thì y phải làm chủ cái dụng cụ phát sinh ra tư tưởng, để cho dụng cụ nầy chỉ làm cái điều mà y đã quyết định, và không phát sinh ra cái gì mà y không ưng thuận.

Tôi biết rằng công chúng sẽ khó mà hiểu được điều nầy. Công chúng sẽ hỏi rằng: “Cái cá tính luôn luôn tăng trưởng ấy là gì? Cái cá tính nó phát triển quyền năng của ý chí và quyền năng kiểm soát cái trí ấy là cái gì? Mà bà nói rằng cá tính ấy không phải là cái trí, mà còn cao hơn cái trí nữa kìa?” Tôi xin dùng một hình ảnh mượn ở đời sống tại cõi trần nầy để giúp quý huynh hiểu cái cá tính nảy sinh và phát triển cách nào. Hãy tỉ dụ rằng quý huynh đi vào trong một bầu không khí đầy hơi nước, nhưng khá nóng để cho hơi nước ở được lưng chừng nơi đó con mắt không thấy được, và nơi đó đối với quý huynh như trống rỗng. Quý huynh sẽ nói: “Ở đây chẳng có gì cả, chỉ có không khí thôi”. Tuy nhiên, quý huynh biết rằng nếu một nhà hóa học lấy một chút không khí đầy hơi nước nầy, nhốt nó trong một cái ve và làm cho nó dần dần lạnh đi, thì quý huynh sẽ trông thấy một chút sương mù nhẹ, một vệt mây hiện ra ở chính giữa khoảng mà thoạt đầu ta tưởng là trống không ấy. Quý huynh sẽ thấy rằng đám sương nầy càng ngày càng dầy đặc cho đến lúc sự lạnh càng tăng và quý huynh sẽ thấy hiện ra một giọt nước ở cái chỗ mà trước kia quý huynh không trông thấy gì cả. Chúng ta có thể coi cái tỷ dụ nầy như là một hình ảnh vật chất thô sơ, có thể dùng để giải nghĩa sự cấu tạo cá tính. Tự trung tâm Đấng Vô Hình, tức là Đấng Duy Nhất sinh ra vạn vật, có một đám mây mỏng bay bốc lên, thấy rõ ràng; ấy là một đám sương mù nhẹ đặc lại, tự rời xa cái đám mây vô hình bao bọc xung quanh nó, và nó dần dần đặc lại, cho đến khi thành cái giọt nước cá nhân mà chúng ta coi như một đơn vị. Từ trung tâm cái Đại Thể, bỗng xẹt ra cái mảnh riêng biệt mà bản chất giống hệt bản chất Đại Thể, tinh hoa của nó cũng giống như tinh hoa của Đại Thể, nhưng mảnh nhỏ nầy khác Đại Thể bởi những đặc tính của nó và thành một cá nhân riêng biệt. Theo cách đó, linh hồn riêng biệt của con người phát sinh từ cái Đại Hồn Duy Nhất và mỗi ngày đều thêm nhiều kinh nghiệm. Nó lớn lên và phát triển dần dần trải qua hàng trăm kiếp luân hồi tại thế gian, từ kiếp nấy sang kiếp khác, từ thời đại nầy qua thời đại kia, và cái mà chúng ta gọi là cái trí chỉ là một trong những cái mầm nhỏ của nó trong thế giới hữu hình. Cũng giống như con trùng a míp (amibe) (1)[viii] khi cần đồ ăn thì đẩy một phần tử của thân hình nó nhô ra phía ngoài, chiếm lấy một miếng nhỏ chất bổ, rồi lại thu vào phía trong cái phần tử đã cho nhô ra, tự nuôi thân bằng cái chất đã lấy được; cũng theo cách ấy, cá tính ném ra ngoài cõi đời, cõi Hồng trần, một bàn tay của Chơn Linh, có nhiệm vụ thu thập kinh nghiệm cũng như một thứ đồ ăn, rồi lại thu cái bàn tay ấy vào lúc mà ta gọi là bỏ xác, Chơn Linh tiêu hóa cái kinh nghiệm ấy để nuôi dưỡng sự phát triển của mình. Cái trí chính là cái bàn tay ấy trong cảnh giới Hồng trần, đó là một phần của cá tính, một phần của linh hồn. Cái tâm thức tức là quý huynh vốn cao hơn cái trí, cao hơn cái mà quý huynh gọi là trí tuệ. Tất cả dĩ vãng, tất cả kinh nghiệm mà quý huynh thu thập được đều ẩn tàng nơi tâm thức. Tất cả cái kiến thức mà quý huynh đã đồng hóa được với mình đều gom trong cái tâm thức nó chính là quý huynh đó. Khi ra đời, quý huynh ném ra ngoài một phần nhỏ của mình, nó có nhiệm vụ thu thập một số kinh nghiệm mới để làm cho tâm thức được phong phú hơn nữa; linh hồn đồng hóa kinh nghiệm ấy để tự phát triển và ở mỗi kiếp mới nó gắng sức dùng cái Tâm Thức đã mở mang để hướng dẫn cái bàn tay.” Cái mà chúng ta gọi: “Tiếng nói của Lương Tâm” chính là tiếng của Chơn Linh Cao Cả nói với cái bản ngã thấp hèn để tìm cách dìu dắt sự vô minh của bản ngã này nhờ cái kiến thức mà Chơn linh đã thu thập được trong những kiếp sống liên tiếp. Chúng ta biết rằng cái trí, cái bản thể thấp hèn mang đến cho ta những sự khó khăn. Quý huynh có nhớ lời Arjuna nói với Đức Krishna, khi bàn về sự kiểm soát hạ trí mà ta xét luận đây không. Quý huynh có nhớ Arjuna nói với Đức Thượng Đế Sư Phụ của Ngài rằng hạ trí của Ngài cuồng loạn đến mức nào chăng? Arjuna nói: “ Hỡi Krishna, cái trí thật là loạn động, buông lung, mãnh liệt và khó mà uốn nắn, tôi tưởng khó mà kiềm hãm nó cũng như khó mà kiềm hãm gió vậy”. Và thật vậy, kẻ nào muốn kiềm chế cái trí đều biết điều nầy. Ai ráng kiểm soát cái trí đều biết nó buông lung, mãnh liệt, hung hăng, khó trị là dường nào. Nhưng quý huynh có nhớ câu trả lời của Đức Thượng Đế Krishna khi Arjuna thưa với Ngài rằng cái trí khó trị như gió chăng. Ngài nói rằng: “Lẽ cố nhiên là cái trí nghịch ngợm và khó trị, hỡi người chiến sĩ võ trang đầy đủ, nhưng mà người ta có thể thắng phục nó nhờ một sự luyên tập không ngừng và nhờ tính lãnh đạm”! Không còn có cách nào khác nữa. Một sự luyện tập không ngừng, không một ai có thể làm việc nầy thay thế cho quý huynh, không một Chơn Sư nào có thể luyện tập giùm cho quý huynh. Quý huynh phải chính tự mình làm công việc nầy, và khi nào quý huynh chưa thực hành điều đó thì chưa có thể gặp Chơn Sư. Tuyên bố rằng quý huynh muốn tìm thấy Ngài, rất là vô ích nếu quý huynh không chịu uốn mình theo những điều kiện mà tất cả các Vị Đại Sư bắt buộc phải tuân theo để dẫn quý huynh đi đến dưới chân các Ngài. Đây, một Vị Đại Sư, một Vị Thượng Đế giáng trần(1)[ix] chỉ bảo điều cần phải làm và tuyên bố rằng điều đó có thể thực hiện được. Và khi một Vị Thượng Đế giáng trần nói như vậy thì cái đó chứng tỏ rằng ai có ý chí cương quyết đều có thể đạt được kết quả nầy, vì Ngài biết rõ quyền lực của những người mà Ngài đã thấy, và với tư cách là Đấng Tối Cao, Ngài đã đặt để họ trong thế gian nầy. Và khi lời nói thiêng liêng của Ngài quả quyết với chúng ta rằng có thế thành công thì chúng ta há dám nói nghịch lại, nghĩa là phủ nhận lời của Đức Thượng Đế đã nói hay không?

Chúng ta sẽ đạt được kết quả nầy bằng cách nào?. “Bằng một sự luyên tập không ngừng”. Đấng Cao Cả đã nói như thế, nghĩa là trong đời sống hằng ngày của quý huynh, trong cái đời sống hoạt động của quý huynh, quý huynh phải bắt đầu rèn luyện cho thuần thục cái trí lung lăng của mình và bắt đầu tuân theo ý chí mình. Quý huynh hãy thử suy nghĩ đàng hoàng một lát. Quý huynh sẽ nhận thấy rằng những tư tưởng của mình bay nhảy lung tung. Vậy quý huynh sẽ làm gì? Quý huynh sẽ dẫn dắt chúng về vấn đề mà quý huynh muốn chúng phải tập trung vào đó. Quý huynh hãy chọn một đề tài và hãy chú ý vào đó một cách hoàn toàn và không gián đoạn. Quý huynh nên nhớ rằng quý hunh có một ưu điểm rất lớn về sự huấn luyện cái trí này, quý huynh có những tập tục cổ truyền Ấn Độ; sự truyền thống về thể xác đã được uốn nắn theo những tập tục đó, và nền giáo dục trong thời thanh niên của quý huynh đã làm cho quý huynh quen thuộc với sự luyện tập cái trí. Đối với một người Tây Phương, làm chủ được sự hỗn loạn của cái trí thì khó hơn là đối với quý hunh, vì ở Tây Phương, sự kiểm soát cái trí không được truyền dạy trong khuôn khổ Đạo Giáo như ở tại đây. Ở Tây Phương con người có xu hướng đi từ vấn đề nầy sang vấn đề khác một cách không mạch lạc. Cái thói quen luôn luôn đọc nhật báo- tôi chỉ lấy một thí dụ tầm thường- mỗi ngày đọc đến ba bốn tờ, là một trong những điều nó khiến cho sự kiểm soát cái trí rất khó khăn. Quý huynh nhảy từ vấn đề nầy đến vấn đề kia; đây, thoạt tiên một vài điện tín nó làm đảo lộn cái trí, từ nước Anh đến nước Pháp, từ nước Y pha nho đến mũi “Kam Tchatka”, từ Tân Tây Lan đến Mỹ Châu. Khi quý huynh đã đọc một cột báo hay nửa cột báo, quý huynh sẽ thấy một thứ tin tức khác. Đó là những tài liệu về cách sinh hoạt của một dân tộc quen biết, những bài tường thuật về những buổi hát ban đêm, hay những phiên xử ở tòa án. Nhìn xuống nữa, một cuộc đua thuyền hay một cuộc chạy bộ, những chi tiết về thể thao hay điền kinh v.v… Tất cả quý huynh đều biết phần nội dung rất khác nhau của các nhật báo. Người ta không hiểu cái tổn hại gây cho họ bằng cách phung phí năng lực của trí não, như họ vẫn thường làm, về những vấn đề tầm thường và ít quan hệ như thế. Tôi biết rõ ở Tây Phương có người, tôi dám chắc, mỗi ngày đọc năm sáu tờ nhật báo, trong lúc họ đọc như vậy, họ phung phí bao nhiêu năng lực của cái trí, vì khi họ hoang phí não lực như thế hằng ngày, và một khi điều đó trở thành một thói quen họ không còn có thể tập trung tư tưởng một cách dễ dàng vào một ý nghĩ nữa, ngoài ra còn mất một thời gian quý báu có thể dành cho những vấn đề cao thượng hơn nhiều. Tôi không nói rằng sống trong xã hội, quý huynh không nên biết đến những điều xảy ra xung quanh mình, nhưng chỉ đọc một cách yên tĩnh trong vài phút một tờ nhật báo nói đến những vấn đề quan trọng nhất, như vậy là đủ lắm rồi. Nếu quý huynh biết cách đọc, thì thế là vừa đối với những việc ở cõi đời nầy.

Để quý huynh có thể chống lại với cái xu hướng phung phí tư tưởng ở thời đại nầy, quý huynh phải tập cái thói quen hằng ngày suy nghĩ một cách liên tiếp, và tập trung sự chú ý của mình, trong một thời gian vào một vấn đề. Để rèn luyện cái trí của mình, quý huynh hãy tập mỗi ngày đọc một vài trang của một cuốn sách bàn về những điều quan trọng của đời sống, về những điều vĩnh cửu trường tồn hơn là về những điều phù du mộng ảo, và quý huynh hãy tập trung cái trí của mình vào điều mình đang đọc. Quý huynh đừng cho nó đi vơ vẩn, tự tiêu hao sức lực vào những điều hoàn toàn vô ích. Nếu nó đi xa, quý huynh hãy kéo nó trở về, hãy bắt nó suy nghĩ lại bắt đầu làm chủ nó; nhờ một sự luyện tập liên tiếp, quý huynh sẽ học cách kềm chế nó, và bắt nó phải theo con đường mà quý huynh đã lựa chọn cho nó. Dù đối với những việc thế gian, cái khả năng nầy cũng cho ta những lợi ích lớn lao. Không những nó chuẩn bị cho quý huynh sống một đời sống cao siêu mở rộng ra trước mặt quý huynh, mà người nào có thể tập trung tư tưởng vào một mục đích còn là người thành công nhất trong những sự việc của đời sống hằng ngày. Người có thể tư tưởng một cách liên tiếp, sáng suốt và rõ ràng, là người biết cách tự vạch con đường đi của mình, dù là trong đời sống Hồng Trần. Sự luyện tập liên tiếp cái trí sẽ hữu ích cho quí vị trong những sự nhỏ nhặt cũng như trong những sự cao thượng, và quý huynh sẽ dần dần phát triển cái quyền năng kiểm soát, nó là một trong những đức tính của người Chí Nguyện làm Đệ Tử.

Nhờ sự tập rèn cái trí của mình như vậy, quý huynh có thể đi đến một kết quả khác- đó là sự tham thiền. Sự tham thiền là cái cách luyện tập cho cái trí quen định lại, trụ lại trên một tư tưởng, tùy ý mình và không bao giờ gián đoạn. Quý huynh phải luyện tập như vậy hằng ngày, vì làm như thế ngày qua ngày, huynh sẽ nhờ thói quen của xác thân và cái trí giúp sức. Điều mà quý huynh làm hằng ngày sẽ trở thành một thói quen, chẳng bao lâu quý huynh sẽ làm được nó mà không phải khó nhọc gì; cái điều thoạt đầu khó khăn sau trở nên dễ dàng nhờ sự thực hành. Người ta phân biệt hai cách tham thiền: tham thiền có tính cách sùng bái và tham thiền có tính cách mở mang trí thức, và con người Đạo Hạnh có ước vọng làm đệ tử sẽ tập tham thiền cả hai cách. Y tập định trí và để tư tưởng mình trụ trên lý tưởng thiêng liêng, trụ vào Sư Phụ mà y chưa biết nhưng y hy vọng một ngày kia sẽ gặp. Luôn luôn có cái lý tưởng hoàn toàn ấy trước mắt, y sẽ lấy đó làm mục tiêu của cái trí y, trong những giờ tham thiền, làm mục đích của những ước vọng kiên cố bất biến và không hề lay chuyển của mình. Khi cái trí càng phát triển, thì điều vừa nói trên lại càng dễ dàng: lấy lý tưởng đó làm đối tượng của những sự tham thiền liên tiếp của mình, sau cùng y sẽ là phản ảnh của lý tưởng ấy và sẽ lần lần giống in nó. Đó là một trong những khả năng sáng tạo của cái trí- con người sẽ tiến tới lý tưởng mà y luôn luôn nghĩ thì sau nầy chính y cũng đạt được nó. Dần dần khi quả quyết định trí mình vào cái lý tưởng ấy, khi ước vọng đạt được nó, khi muốn tiếp xúc với nó, thì con người sẽ nhận thấy rằng trong những giờ tham thiền nầy, cái Hạ Trí lắng yên và chìm đắm trong một trạng thái yên tĩnh; y không còn có những cảm giác của thế giới bên ngoài, và cái trạng thái cao cả của Lương tri sáng chói rực rỡ như một ánh lửa bên trong, cái trạng thái cao cả của Lương tri cá nhân đã nhận định được mình là thế nào. Khi cái Hạ Trí lắng yên như thế, khi sự cuồng loạn của nó đã bị kiềm chế, thì nó trở thành một cái hồ êm ả, không một ngọn gió nào có thể làm xao động được, không một dòng nước nào có thể làm rung chuyển được. Cái hồ nầy giống như một tấm gương, mặt trời phản chiếu cái vẻ huy hoàng của những tia sáng trên diện tích trong sáng và yên tĩnh của cái gương nầy và soi hình trên những dòng nước êm ả của nó. Cũng giống như thế, cái trạng thái cao cả của Lương tri soi mình trên gương của Hạ trí yên tịnh. Lúc đó con người hiểu biết do sự kinh nghiệm riêng biệt của mình, chớ không phải do lới ai thuật lại, rằng chính y là một cái gì cao hơn cái trí mà y đã khảo cứu để biết rõ như là trí thức, và cái trạng thái Lương tri của y cao hơn cái trạng thái ý thức phù du của cái trí. Lúc đó có thể y bắt đầu hợp nhất với cái gì cao cả ở nơi y và y trông thấy thoáng qua, dù chỉ trong chốc lát, sự huy hoàng của Chơn Linh. Thật vậy, quý huynh đừng nên quên rằng Thánh Kinh luôn luôn dạy rằng chính quý huynh là cái tinh hoa cao cả chớ không phải là cái thấp hèn. Lời tuyên bố mà chúng ta đọc được trong kinh Chhandogyapanishad và trong nhiều sách khác nữa: “Ngươi là Brahma”, “Ngươi là Thượng Đế” và người mà những người Phật tử đều nhắc lại: “Ngươi là Phật” có ý nghĩa gì? Điều nầy sẽ không bao giờ là một sự thực đối với tâm thức quý huynh, dù về phương diện trí thức, quý huynh nhận định được nó một cách hoàn toàn đến đâu mặc dầu, cho đến khi quý huynh có thể do sự tham thiền mà biến đổi được cái Hạ trí thành một tấm gương để phản chiếu Thượng trí. Rồi một giai đoạn mới của sự tham thiền sẽ làm cho quý huynh đi đến sự hợp nhất với Thượng trí một cách có ý thức, và lúc đó quý huynh sẽ biết cái điều mà tất cả các vị Đại Sư đã muốn diễn tả bằng cái câu bất hủ nói trên, nó nhận định cái yếu tố thiêng liêng có sẵn ở trong con người.

Khi người ta áp dụng hằng ngày những nguyên tắc nầy, trong nhiều tháng và nhiều năm không ngừng, sau cùng chúng nó sẽ thấm nhuần cả đời sống và trở thành vĩnh viễn, chớ không phải chỉ có từng lúc, từng hồi mà thôi. Thoạt đầu, chỉ hạn chế trong những giờ tham thiền, sau chúng sẽ lan rộng đến đời sống của con người trong xã hội. Quý huynh có thể nói: “Tôi làm sao nhận biết được điều nầy trong khi tôi phải bận rộn trong đời sống vật chất? Tôi làm sao luôn luôn nhận thức được Thượng trí, trong khi Hạ trí đang hoạt động mạnh? Vậy chớ quý huynh không biết rằng khi quý huynh đến nghiêng mình trước bàn thờ, xác thân huynh có thể bận dâng hoa, trong khi mà trí của quý huynh vẫn tập trung vào Đấng Thiêng Liêng. Cái hình hài vật chất của quý huynh thật đang hoạt động, trong khi tư tưởng của quý huynh không trụ vào những bông hoa của quý huynh hiến dâng, mà lại trụ vào Đấng mà quý huynh kính dâng bông hoa. Bàn tay làm hoàn toàn cái phận sự dâng hoa, tuy lúc đó tư tưởng của cái trí tập trung vào Đấng Thiêng Liêng. Ở xã hội vật chất của loài người thì cũng vậy, quý huynh có thể dâng những bông hoa của bổn phận bằng cách sống một cuộc đời luôn luôn hoạt động, một đời sống khó nhọc hằng ngày; quý huynh có thể hiến dâng những bông hoa nầy một cách cụ thể và thành tâm bằng cách hết lòng làm đầy đủ nhiệm vụ của mình, ở cõi đời vật chất, trong khi quý huynh luôn luôn đắm đuối trong sự tham thiền và sự tôn sùng. Quý huynh hãy học phân tách cái lương tri cao cả với cái lương tri thấp thỏi của mình, và sau cùng, quý huynh sẽ có được cái năng khiếu hoạt động về trí não mà không quên cái “Chơn Ngã” thiệt thọ; cái trí làm đầy đủ những nhiệm vụ của mình, trong khi Chơn Linh ngự trên một cảnh cao hơn.

Quý huynh sẽ không bao giờ rời bỏ Thánh điện nội tâm, dù ở trong xã hội loài người, quý huynh hoạt động cách nào trong đời sống vật chất. Chính theo cách ấy mà một người tự chuẩn bị để thành Đệ Tử.

Chúng ta còn phải xét qua một cách mau lẹ một giai đoạn khác nữa; đó là cái giai đoạn mà tôi gọi là cái khía cạnh trí thức của sự tham thiền, có liên quan đến sự lần lần xây dựng tính nết. Chúng ta hãy trở lại với cuốn đại luận “Con Đường Hành Động”, với những giáo lý của Đức Krishna trong Thánh Kinh Bhagavad Gita. Khi đọc chương 16, ta thấy bản danh sách dài kể những đức tính mà một người phải mở mang để một kiếp sau có sẵn chúng nó trong mình. Người ta gọi chúng là những “Năng khiếu thiêng liêng” và Sư Phụ nói với Arjuna: “Người sinh ra với những năng khiếu thiêng liêng hỡi những kiếp vị lai, quý huynh phải phát triển chúng trong kiếp hiện tại. Để có thể mang chúng theo khi quý huynh ra đời, quý huynh phải dần dần đào tạo chúng trong những kiếp liên tiếp, và con người ở thế giới này muốn biết mình có thể xây dựng tính cách nào thì không có gì hơn là coi cái bản danh sách kể những đức tính cần phải có ấy, những “Năng khiếu thiêng liêng” cần thiết cho người đệ tử, và mở mang từng đức tính một trong đời sống hằng ngày của mình theo phương pháp song đôi, vừa Tham Thiền vừa Hành Động.

Tính trong sạch- Thí dụ một trong những đức tính ấy là sự Trong Sạch. Sự Tinh Khiết bằng cách nào con người có thể phát triển tính Tinh Khiết nơi mình? Bằng cách đem đức tính đó vào trong số những đề tài mà y phải tham thiền mỗi buổi sáng và bằng cách nhận định rõ ràng “Tinh Khiết” nghĩa là gì? Không một tư tưởng ô trọc nào được chạm phớt qua nơi y; không một hành động đê tiện nào được làm nhơ bẩn y; y phải tinh khiết theo ba khía cạnh: tư tưởng , lời nói và việc làm. Đó là ba bổn phận mà một ngày trước đây tôi đã nhắc nhở quý huynh, ba sợi dây mà người Bà la môn luôn luôn mang theo mình là biểu hiệu của chúng nó. Buổi sáng, con người phải nghĩ đến tính Tinh Khiết như là một sự đáng ước ao phải đạt được, rồi giữ cái cảm giác của lúc tham thiền buổi sáng ấy khi y đi làm công kia, việc nọ. Y phải coi chừng những hành động của y, y sẽ không để cho một hành động quấy quá nào làm nhơ bẩn thể xác của y, suốt ngày y sẽ không phạm tới một việc hèn mạt nào, vì y dò xét mỗi hành động của mình để không có một sự tiếp xúc xấu xa nào có thể nhiễm y. Y phải coi chừng lời nói và không thốt ra một lời thô tục nào; trong khi nói chuyện y không nói xa gần đến một đề tài bẩn thỉu nào, không bao giờ y tự làm dơ dáy miệng mình vì một câu nói có ẩn ý khiếm nhã. Tất cả những lời nói của y sẽ khá trong sạch để nếu cần, y có thể kính cẩn thốt ra trước Sư Phụ; mắt Ngài thấy rõ cái dấu vết nhơ nhớp mà mắt con người thường không nhận ra. Y sẽ làm thế nào để mỗi lời nói của y sẽ là lời trong sạch nhất mà y có thể thốt ra được, và y sẽ không bao giờ tự làm hoen ố mình hay làm hoen ố kẻ khác bởi một tiếng hay một câu có ẩn ý ô trọc. Tư tưởng của y sẽ luôn luôn Tinh Khiết. Không bao giờ y dung thứ cho một tư tưởng nhơ nhớp chiếm giữ trí mình, và nếu tư tưởng ấy có đến, y sẽ xua đuổi nó đi ngay tức khắc. Ngoài ra, biết rằng tư tưởng đó không thể đến được nếu trí mình không chứa đựng một cái gì để thu hút nó, y sẽ ân cần tinh luyện cái trí để không một tư tưởng ô trọc nào, dù từ đâu đến, cũng không thể dùng áp lực mà vào được. Sự kiểm soát sẽ tác động như vậy, ở cái điểm đặc biệt ấy, suốt cả ngày.

Tính chơn thật.- Rồi y sẽ lấy tính Chơn Thật làm đề tài tham thiền buổi sáng. Y nghĩ đến sự Chơn Thật, y tưởng tới sự quan hệ của nó ở đời, trong xã hội, trong tính tình y, và khi y đi đến chỗ đông người, không bao giờ y phạm vào một hành động có thể lường gạt, không bao giờ y nói một tiếng diễn tả một tư tưởng sai lầm. Không những y không nói dối mà thôi, y còn không nói một điều gì không đúng, bởi vì làm như vậy cũng là phô diễn một sự sai lầm. Thuật lại một cách không đúng điều mà mình đã trông thấy, thế cũng là nói dối. Người muốn làm đệ tử thì mọi sự nói quá đáng, thêm nhân thêm nhị trong một câu chuyện, tất cả những gì không hoàn toàn đúng với những sự xảy ra, như y biết, đều phải gạt bỏ một bên. Những tư tưởng của y cũng phải phù hợp với sự thật. Y phải coi chừng cho mỗi tư tưởng đều được đúng với sự thật, nhiều chừng nào tốt chừng nấy, để cái trí y không bị nhiễm cái bóng tối của sự sai lầm.

Tính Từ Bi.-Về đức tính Từ Bi cũng thế; buổi sáng y sẽ tham thiền về đức tính nầy và ráng thực hành nó suốt ngày. Y sẽ tỏ ra hết sức từ ái đối với những người xung quanh, y sẽ giúp đỡ tất cả mọi việc mà y có thể làm, đối với gia đình, bằng hữu và xóm giềng. Y sẽ ráng nâng đỡ những ai túng thiếu; y sẽ ráng an ủi những người mà y biết đang ở trong cảnh buồn rầu; y sẽ làm thế nào cho những nỗi đau khổ mà y ặp sẽ được nhẹ nhàng. Không những y nghĩ đến đức từ ái, mà y còn sống một cuộc đời hoàn toàn từ ái, để khiến đức hạnh nầy thành một thành phần của tính tình y.

Sức mạnh của linh hồn.- Về sức mạnh của linh hồn cũng vậy; y sẽ tham thiền về sự cao thượng của con người có chí khí mà không một sự gí xảy ra có thể làm cho nản lòng hay khiến cho kiêu hãnh. Thành công cũng chẳng vui mừng, thất bại cũng chẳng khổ sở; người có chí khí không để cho hoàn cảnh lôi cuốn; ngày hôm nay không buồn rầu vì tình thế khó khăn, và ngày hôm sau không vui vẻ vì mọi việc đều tốt đẹp. Y sẽ tìm cách để luôn luôn giữ vững thăng bằng và có nghị lực và sẽ thực hành nguyên tắc nầy trong mọi trường hợp ở đời. Nếu y đứng trước những sự lo lắng, y sẽ nghĩ đến những việc trường tồn trong đó không có những sự bận tâm; nếu y bị hao tài tốn của, y sẽ nghĩ đến những kho tàng kiến thức của y mà không một sự gì làm cho mất được; nếu Tử Thần cướp mất của y một người bạn, y sẽ nhớ rằng không có một linh hồn nào có thể chết được; cái hình hài đã thác chỉ là một thứ y phục mà người ta cởi bỏ ra khi nó hư nát, để mặc một cái khác vào, và một ngày kia y sẽ gặp lại bạn y.

Đối với tất cả những đức tính khác cũng vậy, như sự tự chủ, sự Điềm tĩnh,lòng Can đảm, y sẽ tham thiền về những đức tính đó và cố gắng thực hành. Không phải tham thiền và thực hành một lượt tất cả những đức tính ấy. Không một ai sống ở cõi đời này mà có đủ thời giờ để ngày nào cũng tham thiền về mỗi đức tính ấy, nhưng y sẽ tập dần dần từng đức tính một, và sẽ hợp nhất tính tình mình với nó. Quý huynh hãy làm việc không ngừng, đừng nản chí trước cái thời gian phải dành cho công việc này; chớ sợ hãi cái sự khó khăn mà việc nầy có thể đem lại cho mình. Cái điều mà quý huynh xây dựng, quý huynh xây dựng cho thời gian trường tồn bất diệt và quý huynh có thể tỏ ra kiên nhẫn khi thời gian trường cửu ấy mở ra trước mặt mình. Tất cả những gì mà quý huynh thâu hoạch được, thì quý huynh thâu hoạch được mãi mãi. Nhưng nếu chỉ tham thiền không mà thôi, hay chỉ thực hành không mà thôi, thì không đủ để xây dựng tính tình. Cả hai phương pháp đều phải đi đôi với nhau, cả hai đều phải dự phần vào đời sống hằng ngày, và khi đó, kết quả là sự tạo tác nên một tính tình cao thượng.

Con người đã tự huấn luyện như thế, con người đã hết sức cố gắng như vậy, đã dành thời giờ, tư tưởng và công lao của mình để tự làm cho mình xứng đáng gặp được Chơn Sư, thì chắc chắn thế nào cũng tìm được Ngài, hay nói cho đúng hơn thì thế nào Ngài cũng tìm y và tự hiện ra cho linh hồn y biết. Trong sự mù quáng và vô minh của mình, dễ thường quý huynh tưởng rằng các vị Chơn Sư muốn ẩn mình ư? Quý huynh nhầm lẫn đến nỗi nghĩ rằng các Ngài tự ý trốn tránh cặp mắt loài người để cho nhân loại vấp ngã mà không ai cứu trợ, và các Ngài không muốn giúp đỡ và dìu dắt nhân loại chăng? Tôi nói với quý huynh rằng, thật sự, cái ý nguyện tìm Chơn Sư của quý huynh có thể mạnh mẽ đến đâu, thì việc Ngài quyết ý muốn tìm quý huynh để giúp đỡ quý huynh còn gấp ngàn lần mãnh liệt hơn nữa. Nhìn xuống cõi trần này, các Chơn Sư nhận thấy rằng các Ngài cần phải có nhiều người giúp việc, và hiện giờ các Ngài có rất ít những người như thế. Cả đám quần chúng thác vì vô minh, họ cần có những người dạy dỗ, và họ chết hằng hà sa số vì không có ai giúp đỡ họ. các vị Đại Sư cấn có những đệ tử sống trong cõi trần nầy, và sau khi được các Ngài huấn luyện, đi cứu giúp những ai đau khổ, dạy dỗ những ai trí tuệ còn u ám. Các Ngài luôn luôn tìm kiếm trong đời một linh hồn muốn được giúp đỡ và sẵn sàng để để các Ngài giúp đỡ. Các Ngài luôn luôn nhìn xuống thế gian để có thể trả lời ngay với tiếng gọi của những linh hồn sẵn sàng tiếp rước các Ngài và không xua đuổi các Ngài, bởi vì tấm lòng của chúng ta đã bị khóa chặt trong ba lớp cửa để ngăn các Ngài vào, và các Ngài không thể dùng cường lực để tống cửa mà vô. Nếu một người khóa cửa lại sau khi đã chọn đường đi xong xuôi, thì chỉ có y mới vặn khóa mở cửa được mà thôi. Chúng ta bị giam nhốt trong vòng những dục vọng thế tục, trong vòng sự thèm khát những vật Hồng Trần, chúng ta bị giam hãm dưới ba lớp cửa của tội lỗi, của sự lãnh đạm và của sự lười biếng. Và Sư Phụ đợi mở cửa ra, để Ngài có thể bước qua ngưỡng cửa và soi sáng trí ta.

Quý huynh sẽ hỏi tôi rằng: “Các Ngài làm thế nào mà phân biệt giữa bao nhiêu người, linh hồn nào làm việc cho các Ngài và tự sửa soạn để đón tiếp các Ngài? Câu trả lời đã được đưa ra dưới hình thức bóng dáng: Tỉ dụ như một người ở đỉnh núi nhìn xuống những thung lũng xung quanh. Người ấy nhận thấy một ánh sáng lấp lánh trong một cái nhà, vì ánh lửa ấy nổi bật lên giữa những chốn tối tăm bao phủ nó. Cũng giống như thế, linh hồn tự chuẩn bị cũng chói sáng ở giữa những cảnh hắc ám trần gian, làm cho Ngài đứng trên đỉnh núi canh chừng chú ý đến. Quý huynh phải soi sáng linh hồn mình, để Chơn Sư có thể nhận thấy được nó. Ngài canh chừng luôn luôn, nhưng quý huynh phải ra dấu hiệu để Ngài có thể thành Sư Phụ của quý huynh và dìu dắt những bước của quý huynh trên Đường Đạo. Quý huynh có lẽ sẽ hiểu rằng điều nầy, cần thiết đến mực nào, sau khi sự học hỏi của chúng ta chấm dứt, sau khi tôi tả xong với quý huynh cái công việc của người đệ tử và giải nghĩa cho quý huynh biết những điều mà y có thể làm được; nhưng sáng hôm nay tôi xin từ giã quý huynh với cái tư tưởng sau nầy mà tôi muốn ghi khắc vào trí của quý huynh: “Sư Phụ canh chừng và chờ đợi. Ngài muốn tìm đến quý huynh và huấn luyện quý huynh. Quý huynh có quyền lực hấp dẫn Ngài tới mình, và chỉ có quý huynh mới có quyền cho phép Ngài giúp đỡ quý huynh, Ngài có thể gõ cửa lòng của quý huynh, nhưng chính quý huynh phải thốt ra những lời mời Ngài vào. Nếu quý huynh theo con đường mà tôi đã vạch rõ sáng hôm nay, nếu quý huynh dần dần kiểm soát cái trí, học tham thiền và xây dựng tính tình, thì đó là quý huynh đã thốt ra ba tiếng khiến cho Sư Phụ nhận lời cầu khẩn của quý huynh. Khi quý huynh van vái lầm thầm trong sự yên lặng của tâm hồn, thì Sư Phụ sẽ hiện ra. Linh hồn sẽ quỳ dưới chân Chơn Sư mà nó đã tìm từ lâu.”

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh