Người Hiểu Đạo

NGƯỜI HIỂU ĐẠO

Người hiểu đạo là người không còn đặt niềm tin vào bất cứ điều gì. Mọi thứ mà người ấy trước đây neo đậu vào để làm căn cứ cho sự tồn tại của mình giờ đã bị thiêu rụi. Người hiểu đạo sống trong hiện tại và làm thứ mà người ấy muốn, theo dòng chảy của cuộc sống. Ăn cơm, chơi đàn, chăm cá, trông con, đi làm, dọn nhà, làm vườn.. đều không phải để tích đức, để đạt được kết quả nào, để trông chờ vào một ngày mai tươi sáng hơn, hay để mong tìm được ý nghĩa nào đó của cuộc đời. Đơn giản, mọi hành động của người hiểu đạo chỉ đơn giản vì chính nó. Cuộc sống của người hiểu đạo chẳng có ý nghĩa gì lớn lao. Cũng không có lý tưởng gì để hướng đến.

Người hiểu đạo mở lòng và đón nhận mọi thứ như nó là, không khoác thêm cho nó màu sắc ý nghĩa gì khác. Chơi đàn vì thích chơi đàn, chơi đàn không phải để tập luyện lấy thành tích hay để luyện ngón. Cho cá ăn vì thích ngắm cá ăn, không phải cho cá ăn vì sợ cá chết đói. Ăn cơm vì thèm cơm, ăn cơm không phải để tăng cân đủ chuẩn. Dọn nhà vì thích sắp xếp ngắm vuốt hay phân loại đồ vật, dọn nhà không phải để được khen hay được tiếng sạch sẽ gọn gàng. Làm vườn vì thích cắt tỉa cây lá, bới đất, tìm sâu, làm vườn không phải để năm sau thu hoạch.

Cuộc sống đơn giản và cởi mở đón nhận như vậy, nên người hiểu đạo là người gần gũi thân mật với tất cả. Người hiểu đạo không đòi hỏi ở ai hay ở cuộc sống bất cứ điều gì. Người hiểu đạo vì vậy là người tự do, không thấy phải ràng buộc mình vào điều gì để phục vụ cho bất cứ mục đích hay lý tưởng nào. Vì người hiểu đạo có mục đích hay lý tưởng gì đâu?

Mọi người thường tự trao cho sự sống của mình một ý nghĩa hay lý tưởng nào đó, và toàn bộ cuộc sống của họ xoay quanh ý nghĩa hay lý tưởng này. Ý nghĩa và lý tưởng cuộc sống của họ có thể thay đổi theo thời gian, ban đầu là sống vì tổ quốc, vì đồng bào, sau đó có thể sống vì cha mẹ, con cái, sống để bảo vệ môi trường, cứu động vật, cứu thế giới, rồi sống vì sự phát triển linh hồn, sống để đạt niết bàn..v.v.

Kiểu gì thì kiểu, luôn phải có cái gì đó để tự định nghĩa cuộc sống của mình. Vì luôn có lý tưởng nên họ luôn có cái gì đó để hướng đến, để lý giải cho mọi thứ mà họ làm. Một số người chấp nhận rằng người khác có lý tưởng khác mình, tức là cái rọ của người ta khác cái rọ của mình. Một số người mặc định rằng, cái rọ của mình tất yếu là cái rọ chân lý của toàn nhân loại, và nghiễm nhiên ai cũng phải sống vì cái chân lý đó. Dù thế nào thì những người này có điểm chung là không thể chấp nhận rằng sống trên đời mà lại không theo cái rọ nhân tạo nào?

Nếu 1 người sống có lý tưởng trò chuyện với người hiểu đạo, những chủ đề như sau thường sẽ khiến cả hai bối rối (nếu người hiểu đạo trả lời chân thật)

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

- Dạo này cậu làm gì/ Con cái định thế nào..v.v.?

“Mình thích làm gì thì làm thôi.. “Dạo này” là một chủ đề rộng, vì mỗi phút giây lại là một diễn biến khác. Mình không có kế hoạch hay dự án gì cụ thể.. Mỗi lúc giời bảo làm gì thì làm nấy.. Thấy cần làm gì thì làm nấy..”

Nếu người có lý tưởng lấy lý tưởng của họ là sự chăm chỉ và “sống có mục đích, sống có kế hoạch”, thì câu trả lời trên dù chân thật và hồn nhiên, lại khiến người có lý tưởng cảm thấy bị thách thức, bồn chồn, khó ở. Người có lý tưởng cảm thấy cái rọ mà mình coi là chân lý nay bỗng nhiên bị tấn công. Họ lập tức cảm thấy cần tự vệ, cần thanh minh và phản biện.

Và cuộc đối thoại bỗng trở thành cuộc độc thoại, của người có lý tưởng tìm mọi cách chứng minh tại sao lý tưởng của mình cần tồn tại, họ cũng có thể đi rất xa và bắt đầu tỏ sự khó chịu ra mặt, và lên án sự “không có kế hoạch, không có mục tiêu, không có lý tưởng”.

Cuộc độc thoại trở thành sự tấn công một chiều đến từ người sống có lý tưởng. Nhưng người sống có lý tưởng không nhận ra điều đó. Trong niềm tin của người này, người hiểu đạo bỗng nhiên là người ích kỷ. Sự tự do của người hiểu đạo giống như kính chiếu yêu, mà khi soi vào, người ta thấy rất tù túng khó chịu vì nhận ra mình lắm lý tưởng quá, mà để sống theo những lý tưởng này biết bao sự đàn áp và hi sinh đã phải gánh chịu. Thì nay khi nhìn thấy sự tự do, nó giống như nhận một cái tát của chính mình (nhưng vẫn cố chấp cho rằng cái tát đó đến từ người hiểu đạo, như vậy đỡ đau hơn).

Trên kia chỉ là 1 ví dụ rất nhỏ. Dù xa lạ hay đã quen thân, những người sống có lý tưởng thường trò chuyện về lý tưởng của mình, khuyên bảo động viên nhau nỗ lực, cố gắng, động viên nhau hi sinh vì một ngày mai nào đó tươi sáng hơn, phản biện và giúp nhau xây dựng những kế hoạch chắc chắn, ít rủi ro hơn cho tương lai.. Dù đó là tài chính, gia đình, sự nghiệp, đối nhân xử thế, hay tu tập.

Tất cả những chủ đề và lý tưởng trên đều được người hiểu đạo đón nhận, như nghe một bài hát dù hay nhưng không có thật, như thưởng thức một bộ phim kịch tính dù mình chẳng liên quan, như nghe hài độc thoại và bật cười tự thấy cuộc sống thật dễ thương.

Ngược lại, cũng có 1 chút bối rối nho nhỏ đến từ người hiểu đạo khi tương tác với người sống có lý tưởng. Người hiểu đạo đôi khi quên mất, và cứ tưởng mọi người đang làm thứ họ làm là vì họ thích làm như vậy, hoặc vì thực tế đòi hỏi họ như vậy. Cho nên người hiểu đạo sẽ lúng túng đôi chút khi nghe những lời phân trần kiểu như

- Mình ghét thằng đó lắm rồi mà vẫn PHẢI ở với nó, mỗi ngày nhìn mặt nó mình chỉ muốn chết đi.

- Mình sợ đến công ty đó mỗi ngày, luôn bị đấu đá chì chiết, 2 năm làm việc ở công ty đó là 2 năm tắt kinh, rụng tóc. Nhưng nếu không đi làm thì không thể được. v.v.

Lúng túng 1 chút thôi, rồi người hiểu đạo lập tức nhớ ra vở kịch vĩ đại và diễn viên xuất sắc đang ngồi trước mặt họ. Người hiểu đạo sẽ gật gù hưởng ứng với bạn, họ sẽ không bao giờ khuyên bạn làm trái lý tưởng của bạn. Nếu người hiểu đạo khuyên bạn bất cứ điều gì đi ngược lại lý tưởng của bạn, thì người đó không phải là người hiểu đạo, mà là người có Lý tưởng phải phổ độ chúng sinh cứu giúp người khác, một cái rọ khác, tất nhiên.

Người hiểu đạo đón nhận tất cả, chấp nhận tất cả như nó là, chấp nhận mọi người ai thích diễn vai gì với lý tưởng gì cũng được hết. Người hiểu đạo cũng là người tự do, vì họ không có lý tưởng phải làm bạn với bất cứ ai, hay phải chịu đựng cái gì, hay phải đạt cảnh giới bao dung nào đó. Người hiểu đạo vì thế sẽ tôn trọng bạn, cho phép bạn được thực hành phụng sự lý tưởng của mình, và lặng lẽ rời đi khi thích làm việc khác hơn là tham gia vở kịch của bạn.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh