Địa Tạng Vương Bồ Tát Là Ai Và Lời Thề Không Thành Phật Nếu Địa Ngục Chưa Trống Không
Địa Tạng Vương Bồ Tát Là Ai Và Lời Thề Không Thành Phật Nếu Địa Ngục Chưa Trống Không Địa Tạng Vương Bồ Tát Là Ai Và Lời Thề Không Thành Phật Nếu Địa Ngục Chưa Trống Không

ĐỊA TẠNG VƯƠNG BỒ TÁT LÀ AI VÀ LỜI THỀ KHÔNG THÀNH PHẬT NẾU ĐỊA NGỤC CHƯA TRỐNG KHÔNG

Địa Tạng Vương Bồ Tát có hồng nguyện cứu độ tất cả chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ sau khi Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn cho đến khi Phật Di Lặc giáng thế. Ngài còn có nguyện không chứng Phật quả nếu địa ngục chưa trống không. Chắc hẳn đối với các bạn theo Phật pháp chắc chắn có ít nhất một lần nghe nhắc tới Địa Tạng Vương Bồ Tát. Vậy Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Đây là một trong tứ đại Bồ Tát bao gồm Quan Thế Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát và Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát. Ngài dùng pháp lực và lòng từ bi của mình để phổ độ chúng sinh, cứu độ những người sa vào địa ngục. Người ta thường nói rằng Địa Tạng Vương xuất thế nhằm cứu giúp phàm trần, với mong muốn giúp mọi người đều được lên cõi Vĩnh Hằng.

Địa Tạng Bồ Tát được mô tả là một tỳ kheo với vầng hào quang, một tay cầm tích trượng để mở cửa địa ngục, tay kia cầm ngọc Như Ý tượng trưng cho ánh sáng xua tan bóng đêm.

Nguồn gốc tên gọi Địa Tạng Vương Bồ Tát

Địa Tạng Vương Bồ Tát hay Địa Tạng Bồ Tát được phiên âm từ tiếng Phạn, danh xưng này toát lên lòng từ bi và nguyện lực vững vàng của ngài trên con đường tu Phật. Ngài mong muốn độ hóa chúng sinh và đưa con người thoát khỏi bể khổ địa ngục. Địa là dày chắc, Tạng là đủ chứa, Địa Tạng là sâu dày, đủ chứa muôn vàn khổ đau của sinh linh.

846-dia-tang-vuong-bo-tat-la-ai-va-loi-the-khong-thanh-phat-neu-dia-nguc-chua-trong-khong-1.jpg

Sức mạnh Địa Tạng Vương Bồ Tát

Được tôn xưng là một trong tứ đại Bồ Tát với pháp lực vô biên, từ bi vô hạn. Ngài có khả năng phổ độ và cứu vớt chúng sinh. Sự tích nổi bật về ngài chính là lời nguyện cứu độ chúng sinh trong lục đạo luân hồi vào thời kỳ Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn và trước khi Di Lặc Bồ Tát hạ sinh.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Ngài là người có nhân duyên sâu nặng với chúng sinh, gánh trọng trách giáo chủ toàn cõi. Điều này đã chứng tỏ sức mạnh và đức độ của Ngài. Đại Tạng Vương Bồ Tát có lòng cảm hóa chúng sinh, từ bi cùng với phẩm chất đạo hạnh tu hành ít ai bì kịp ở cõi trần. Chỉ khi hội tụ các yếu tố này, mới có thể đứng ra thuyết giảng Phật pháp, dẫn dắt chúng sinh đến cõi Phật.

Tiền kiếp của Đức Địa Tạng Vương Bồ Tát là ai?

Trước kia rất lâu rồi, Địa Tạng Vương Bồ Tát vẫn còn là một cô gái Bà La Môn bình thường, mẹ cô là Duyệt Đế Lợi đánh sư chửi đạo, tu tập tà ma ngoại đạo. Sau khi chết, bà bị đọa xuống địa ngục để chịu khổ. Cô thương xót mẹ, vô cùng đau buồn, bèn bán hết gia sản, đem hết tiền bán được cúng dường Phật, Bồ Tát, một lòng niệm Phật. Tất cả công đức cô tích được đều hồi hướng cho mẹ cô, gieo trồng nhân thiện, đã đắc được quả thiện, mẹ cô nhờ vậy mà thoát khỏi địa ngục, được vào Thiên đạo. Cô thật là một người con hiếu thuận.

Xưa kia, rất xa xưa, một kiếp khác, Địa Tạng Vương Bồ Tát tên là Quang Mục Nữ, mẹ cô thích ăn trứng cá, phạm vào giới sát. Quang Mục Nữ thành kính cúng dường trước tượng Phật, khiến cho mẹ cô được sinh vào đạo người.

846-dia-tang-vuong-bo-tat-la-ai-va-loi-the-khong-thanh-phat-neu-dia-nguc-chua-trong-khong-2.jpg

Trong những kiếp sống của mình, Địa Tạng Vương Bồ Tát đều là những người con hiếu thảo.

Rất nhiều kiếp trước, Địa Tạng Vương Bồ Tát đã lập ra thệ nguyện, muốn cứu hết thảy các chúng sinh chịu tội khổ. Sau này Địa Tạng Vương Bồ Tát thấy Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai có tướng mạo rất trang nghiêm, trong lòng hoan hỷ, bèn hỏi Phật làm thế nào mới đắc được tướng trang nghiêm như thế? Phật nói, phải phát nguyện độ thoát hết thảy chúng sinh thoát khỏi biển khổ thì mới được, điều này càng kiên định tín tâm của Địa Tạng Vương Bồ Tát cứu độ chúng sinh.

Địa Tạng Vương Bồ Tát cũng đã lưu chuyển ở cõi hồng trần, chuyển sinh thành quốc vương. Để cứu độ các quốc dân tạo ác nghiệp, ngài đã phát nguyện, nếu không độ hết các chúng sinh chịu tội khổ, thì quyết sẽ không thành Phật.

Một đại nguyện lớn biết nhường nào, đời đời kiếp kiếp, vĩnh viễn vì lợi ích hết thảy chúng sinh. Tuy đã công đức viên mãn, đạt đến trí huệ của Phật từ lâu rồi, còn quả vị thành Phật, thì vẫn ẩn ở trong công đức, chưa muốn thành Phật, không hiển Phật thân, với Bồ Tát thân thực hiện đại nguyện đại từ bi hóa độ chúng sinh. Trong “Địa Tạng thập luân kinh” gọi đó là: “Đại nhẫn bất động, như là đại địa, tĩnh lặng suy tư thâm sâu, như là cất giấu kỹ”. Không có tấm lòng rộng lớn và nhẫn nại như thế này, không có công đức thành tựu lớn như thế này, sao dám phát đại hồng nguyện: “Địa ngục không trống không, thề không thành Phật, chúng sinh độ hết, mới chứng Bồ Đề”. Đại nguyện này vang động thập phương pháp giới, chấn động tâm linh chúng sinh.

Bất khi nào, người nào nghĩ đến đại nguyện “Địa ngục không trống không, thề không thành Phật, chúng sinh độ hết, mới chứng Bồ Đề” này, linh hồn đều sẽ trải qua lần triệt ngộ, sản sinh ra tâm rời xa tự ngã, tuôn ra những xung động muốn lợi ích chúng sinh.

Bất kể lúc nào, người nào nghĩ đến Địa Tạng Vương Bồ Tát, nghĩ đến việc ngài đã vì mẹ mà vĩnh viễn ở địa ngục, thương xót hết thảy chúng sinh, coi hết thảy chúng sinh như cha mẹ… thì trong lòng đều kính trọng, đều bất giác nghĩ đến cha mẹ mình, trong lòng liền nảy sinh niệm đầu tận hiếu, đều thành kính đảnh lễ Địa Tạng Vương Bồ Tát.

846-dia-tang-vuong-bo-tat-la-ai-va-loi-the-khong-thanh-phat-neu-dia-nguc-chua-trong-khong-3.jpg

Ta không xuống địa ngục thì ai xuống?

Năm xưa, Phật Thích Ca Mâu Ni ở cung Trời Đao Lợi đã ân cần căn dặn Địa Tạng Vương Bồ Tát: Ở thế giới Vô Phật, sau khi ngài viên tịch, và trước khi Phật Di Lặc thành Phật, thì Địa Tạng Vương Bồ Tát phải đảm nhận trọng trách hóa độ hết thảy chúng sinh ở thế giới Ta Bà. Thế giới ác Ngũ Trọc (tức kiếp trọc, kiến trọc, phiền não trọc, chúng sinh trọc và mệnh trọc), chúng sinh ương bướng khó hóa độ.

Địa Tạng Vương Bồ Tát rơi lệ cam kết với Phật Thích Ca, nhất định sẽ dốc hết sức hóa độ giải thoát cho hết thảy chúng sinh trong khổ nạn, khiến cho họ quy y tam bảo, rời khỏi khổ nạn đắc được an lạc, mong Phật Thích Ca hãy yên tâm. Thế rồi, ngài trước mặt Phật Thích Ca lập ra lời thệ nguyện hồng đại: “Vì các chúng sinh khi khổ trong lục đạo mà cấp phương tiện, khiến họ được giải thoát hết, thì bản thân mới thành Phật”.

Địa Tạng Vương Bồ Tát với hồng nguyện lớn, xả bỏ bản thân, ‘ta không xuống địa ngục thì ai xuống’, đã hóa thân thiên vạn ức, cứu độ hết thảy chúng sinh thập phương trong tam giới. Từng giờ từng phút đều đang lặng lẽ thực hiện sự nghiệp vì lợi ích chúng sinh, luôn ở bên chúng sinh. Ở đâu khổ nhất thì đi chỗ đó, chúng sinh chỉ còn chút xíu thiện căn, ngài cũng không từ bỏ, nghĩ muôn vạn cách bằng các chủng phương tiện thiện xảo giáo hóa chúng sinh, cứu độ đến cùng.

846-dia-tang-vuong-bo-tat-la-ai-va-loi-the-khong-thanh-phat-neu-dia-nguc-chua-trong-khong-4.jpg

Địa Tạng Vương Bồ Tát từng thệ nguyện:”Vì các chúng sinh khi khổ trong lục đạo mà cấp phương tiện, khiến họ được giải thoát hết, thì bản thân mới thành Phật”. (Ảnh: pinterest.com)

Bốn đại nguyện của ngài Địa Tạng như sau.

1. Trong vô lượng kiếp về trước, ngài Địa Tạng là một vị Trưởng giả, nhờ phước duyên được chiêm ngưỡng, đảnh lễ và được sự chỉ dạy của đức Phật Sư Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, vị Trưởng giả này đã phát đại nguyện: “Từ nay đến tận đời vị lai, tôi vì những chúng sanh tội khổ trong sáu đường mà giảng bày nhiều phương tiện làm cho chúng nó được giải thoát hết cả, rồi tự thân tôi mới chứng thành Phật quả.”

2. Vào thời quá khứ vô số kiếp trước, thuở đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, tiền thân của Ngài là một người nữ dòng dõi Bà-la-môn có nhiều phước đức và oai lực; nhưng mẹ của cô không tin vào nhân quả tội phước, tạo rất nhiều ác nghiệp, sau khi chết bị đọa vào địa ngục. Là người con chí hiếu, cô rất thương nhớ mẹ, và đã làm vô lượng điều lành, đem công đức ấy hồi hướng cho mẹ, và cầu nguyện đức Phật cứu giúp. Nhờ các công đức chí thành ấy, đức Phật Giác Hoa Định Tự Tại đã cho cô biết là mẹ của Cô đã được thoát khỏi cảnh địa ngục và vãng sanh về cõi trời. Vô cùng hoan hỉ trước tin ấy, cô đã đối trước đức Phật Giác Hoa phát nguyện: “Tôi nguyện từ nay nhẫn đến đời vị lai những chúng sanh mắc phải tội khổ, thì tôi lập ra nhiều phương chước làm cho chúng đó được giải thoát.”

3. Trong hằng hà sa số kiếp về trước, thuở đức Phật Nhất Thiết Trí Thành Tựu Như Lai, ngài Địa Tạng là một vị vua rất Từ bi, thương dân như con … nhưng chúng sanh lúc ấy tạo rất nhiều ác nghiệp, vị vua hiền đức này đã phát nguyện: “Như tôi chẳng trước độ những kẻ tội khổ làm cho đều đặng an vui chứng quả Bồ Ðề, thời tôi nguyện chưa chịu thành Phật.”

4. Vô lượng kiếp về thuở quá khứ, thời đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai, ngài Địa Tạng là một hiếu nữ tên Quang Mục có nhiều phước đức. Nhưng mẹ của Quang Mục lại là người rất ác, tạo vô số ác nghiệp. Khi mạng chung, bà bị đọa vào địa ngục. Quang Mục tạo nhiều công đức hồi hướng cho mẹ, và nhờ phước duyên cúng dường một vị A-la-hán, vị Thánh này đã cho biết rằng, mẹ của cô đã thoát khỏi cảnh địa ngục sanh vào cõi người, nhưng vẫn còn chịu quả báo sinh vào nhà nghèo hèn, hạ tiện, lại bị chết yểu… vì lòng thương mẹ và chúng sanh, Quang Mục đã đối trước đức Phật Liên Hoa Mục Như Lai phát nguyện: “Từ ngày nay nhẫn về sau đến trăm nghìn muôn ức kiếp, trong những thế giới nào mà các hàng chúng sanh bị tội khổ nơi địa ngục cùng ba ác đạo, tôi nguyện cứu vớt chúng sanh đó làm cho tất cả đều thoát khỏi chốn ác đạo: địa ngục, súc sanh và ngạ quỉ, v.v... Những kẻ mắc phải tội báo như thế thành Phật cả rồi, vậy sau tôi mới thành bậc Chánh Giác.”

846-dia-tang-vuong-bo-tat-la-ai-va-loi-the-khong-thanh-phat-neu-dia-nguc-chua-trong-khong-5.jpg

Công đức Địa Tạng Bồ Tát

Địa Tạng Bồ Tát có nhân duyên lớn với chúng ta như thế này, vậy khi chúng ta cúng dường ngài thì có công đức, ích lợi gì? Thực ra chúng ta nói không hết, công đức ngài rộng như hư không, sâu như biển cả, cao như Tu Di, ngay cả Chư Phật thập phương trong muôn vạn kiếp cũng không ngớt tán thán, nói ra cũng không hết công đức vị Đại Bồ Tát này.

Do Địa Tạng Vương Bồ Tát có thệ nguyện làm trống địa ngục, tức là độ hết chúng sinh ở địa ngục, nên mỗi ngày ba lần (sáng, trưa, tối), ngài đến địa ngục, thuyết pháp cho các chúng sinh đọa ác đạo, khiến họ được tiếp cận với thiện tri thức, gieo cái nhân thiện, hiểu rõ nhân quả, biết tội lỗi, biết hối hận. Dần dà, công đức sẽ hiển hiện, dựa vào Thần lực của Địa Tạng, thoát khỏi nỗi khổ địa ngục, tránh lưu lạc ba ác đạo, sớm sinh vào cõi Trời, người. Do đó nhiều chúng sinh niệm kinh Địa Tạng, niệm danh hiệu Địa Tạng, hồi hướng cho các người thân, chủ nợ của mình, dựa vào lực đại từ bi của ngài, thoát khỏi ác đạo.

Kết luận

Như vậy, qua bài viết các bạn đã biết địa tạng vương bồ tát là ai. Là một trong tứ đại Bồ Tát với lời nguyện không cứu độ chúng sinh khỏi địa ngục không hóa thành Phật. Ngài mang tấm lòng bao la, rộng lớn chứa đủ cả cõi trần thế, cứu giúp cho cõi U Minh.

Xem Kinh Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện tại đây: https://khoahoctamlinh.vn/kinh-dia-tang-6848.html

Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=yGBXA6eKAAc

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh