Sự Khác Biệt Giữa Tâm Linh Và Tôn Giáo: Phần 1

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TÂM LINH VÀ TÔN GIÁO: PHẦN 1

Xin hãy hiểu rằng tôi không phán xét bất kỳ tôn giáo nào, tôi chỉ đang chia sẻ góc nhìn riêng của mình và mong bạn hài hòa suy ngẫm về nó.

Có sự khác biệt giữa tâm linh và tôn giáo. Những kiến thức từ khía cạnh này sẽ nâng cao nhận thức, giúp bạn lựa chọn sáng suốt, cung cấp cho bạn sự nhận thức tổng quan và cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, cung cấp cho bạn một cái nhìn cởi mở và mới mẻ.

Chúng ta hãy cùng nhìn vào những tôn giáo đang tồn tại nơi đây.

Theo thống kê, có khoảng 4.200 tôn giáo trên thế giới. Mỗi một con người đều có hệ thống tín ngưỡng, những giáo điều riêng và hầu hết các tôn giáo đều có những người đại diện và thể chế cụ thể đại diện cho mình.

Trong số 4.200 tôn giáo, lựa chọn ra một số tên của các tôn giáo, trong đó rất có thể bạn chưa từng nghe. Ví dụ: Bábism, Waldensians, Methodism, Nontrinitarianism, Yazidism, Tariqahism, Druzeism, Din-e Ilahi, Rodnovery, Dudeism,…

Bạn có thể tự hỏi làm thế nào có thể có nhiều như vậy. Lời giải thích rất đơn giản. Hầu hết chúng đều có nguồn gốc từ các tôn giáo chính cơ bản: Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo và Do Thái giáo.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Những cái tên sau đây sẽ quen thuộc với bạn hơn. Đó là những tôn giáo phổ biến nhất trên thế giới, và dưới đây tôi sẽ mô tả ngắn gọn về những tôn giáo này.

Mô tả tối giản về 5 tôn giáo chính - Phần này đọc để có khái niệm, không mạn bàn đi quá sâu, phân tích. Phần sau sẽ tập trung vào phân biệt giữa tâm linh và tôn giáo.

1) Hinduism - Ấn Độ Giáo

Vũ trụ là hơi thở của Brahman, một sinh thể vô tính và là người tạo ra Vũ trụ. Tất cả các vị thần của tôn giáo này là hóa thân của Brahman. “Sự cứu rỗi” được thể hiện bằng sự giải thoát khỏi thế giới vật chất.

2. Islam - Hồi Giáo

Đạo Hồi là thông điệp cuối cùng của Chúa và Muhammad là nhà tiên tri và sứ giả cuối cùng của Allah. Hồi giáo cũng tin vào tất cả những nhà tiên tri đã được gửi đến cho nhân loại trước sự xuất hiện của Muhammad. Chúa không có con và là duy nhất (thuyết độc thần cấp tiến).

3. Christianity - Thiên Chúa Giáo - Cơ Đốc Giáo

Cơ Đốc Giáo là một tôn giáo độc thần. Trong Cơ Đốc giáo, Thiên Chúa được gọi là "Cha" trong ý nghĩa Chúa là đấng tạo hoá, đấng duy trì công cuộc sáng tạo và là đấng cung cấp mọi sự cần dùng cho con cái của Chúa, cho dân Chúa. Theo đức tin Cơ Đốc, Chúa Cha có mối quan hệ vĩnh cửu với Con độc sanh của Chúa, Chúa Jesus; thể hiện mối tương giao duy nhất và thân tình của bản thể Ba Ngôi.

Đối với tín hữu Cơ đốc, mối quan hệ giữa Chúa Cha đối với nhân loại là tình cha con. Như vậy, toàn thể nhân loại, theo nghĩa rộng, được gọi là con cái của Thiên Chúa. Theo quan điểm Cơ đốc, Thiên Chúa là đấng tạo hoá và loài người là tạo vật được Chúa dựng nên, trong ý nghĩa đó, Chúa là cha của mọi người. Tân Ước liên kết mối quan hệ này với hình ảnh của một gia đình mà Thiên Chúa là Cha.

Các tín đồ là tội nhân ngay từ khi mới sinh ra và họ phải chuộc lỗi trong suốt cuộc đời.

4. Judaism - Do Thái Giáo

Do Thái Giáo là một trong ba tôn giáo độc thần lớn cùng với Cơ đốc giáo và Hồi giáo. Do Thái giáo bắt đầu với giao ước giữa Đức Chúa Trời và Abraham và các nguyên tắc cơ bản của nó được tìm thấy trong Kinh thánh tiếng Do Thái và Talmud. Do Thái Giáo phần nào đó là cơ sở của Cơ đốc giáo và Hồi giáo.

Trong tôn giáo của người Do Thái, Thiên Chúa được gọi là "Cha" với tình cảm đặc thù của mối tương giao mật thiết. Thiên Chúa được xem là Cha bởi vì Chúa tạo dựng thế giới. Chúa cũng là đấng ban hành luật đạo đức với tư cách là một người cha, cũng là đấng qua giao ước duy trì mối quan hệ cha con với dân Chúa. Thiên Chúa của người Do Thái cũng là đấng che chở: Chúa được gọi là Cha của người nghèo, người mồ côi, kẻ góa bụa. Chúa là đấng bảo vệ công lý, đấng dạy dỗ và đấng giúp đỡ dân Do thái.

5. Buddhism - Phật giáo

Kiến trúc sư của Phật giáo là Siddhartha Gautama (Đức Phật). Đức Phật (hay đấng giác ngộ) không phải là vị Phật duy nhất. Người ta tin rằng đã có nhiều người trước Ngài và sẽ còn nhiều người sau sự xuất hiện của Ngài. Các trụ cột của giáo lý là bốn chân lý cao cả. Chúng là sự thật của đau khổ, sự thật về nguyên nhân của đau khổ, sự thật về sự tận cùng của đau khổ, và sự thật về con đường dẫn đến sự chấm dứt đau khổ.

Tại sao tôi lại nói với bạn tất cả những điều đó? Để bạn nhận thức được rằng trên Trái đất không chỉ có vài chục tôn giáo mà là hàng nghìn, mỗi tôn giáo có hàng trăm nghìn, hàng triệu tín đồ.

Bây giờ, sau khi mở ra viễn cảnh này, hãy chuyển sang chủ thể tâm linh.

• Tâm Linh là gì?

Nếu phải nói một cách đơn giản sự khác biệt giữa Tâm Linh và Tôn Giáo, có thể nói rằng Tôn Giáo có nghĩa là không hợp nhất, trong khi Tâm Linh có nghĩa là hợp nhất.

Không có định nghĩa chung được chấp nhận về khái niệm Tâm Linh. Các nhà xã hội học đã mô tả nó như thế này:

Tâm Linh là quá trình tìm kiếm của sự thiêng liêng trong tất cả. Một chiều kích siêu việt trong trải nghiệm của con người, xuất hiện trong thời điểm các câu hỏi cá nhân về mục đích và sự tồn tại của bản thể trong cuộc sống để hướng tới việc tìm thấy câu trả lời cho mục đích cuộc đời, tương tác trong cuộc sống.

Vì vậy, có thể tóm tắt ngắn gọn trong ba điểm như đã liệt kê với 5 tôn giáo lớn, Tâm Linh là:

1) Chấp nhận tất cả các tôn giáo, dựa vào các khía cạnh nhất định từ mỗi tôn giáo.

2) Định hướng cá nhân tự tìm câu trả lời.

3) Không thể chế hóa thành các quy tắc mà linh hoạt theo tình huống và thời gian trong đời sống.

Sau đây là danh sách đối chiếu để sáng tỏ và giải tỏa mọi nhầm lẫn.

Sự khác biệt chính giữa Tâm Linh và Tôn Giáo:

• Có khoảng 4.200 tôn giáo.

• Tâm Linh là một.

• Tôn giáo có giáo sĩ. Hàng giáo phẩm bao gồm tất cả các linh mục của một nhà thờ hoặc một giáo phái.

• Tâm Linh không có giáo sĩ.

• Tôn Giáo là một thể chế. Trong đó có những nơi thờ cúng, tế lễ, nơi các tín đồ gặp gỡ cho các hoạt động khác nhau.

• Tâm Linh không phải là một thể chế. Ngôi đền của nó là toàn thể Vũ Trụ.

• Tôn Giáo dạy con người biết quỳ gối, tôn thờ Đấng tối cao.

• Tâm Linh giúp trưởng thành qua trải nghiệm, tin vào chính bản thân để đi trong đêm tối.

• Tôn Giáo tuyên bố sở hữu chân lý tuyệt đối. Mỗi tôn giáo tuyên bố là duy nhất biết sự thật.

• Tâm linh chấp nhận rằng luôn có những điều mới để hiểu và chấp nhận rằng một phần của sự thật cũng tồn tại trong các Tôn Giáo.

• Tôn Giáo không cởi mở với sự mới lạ. Bất kể những phát triển khoa học hay kỹ thuật mới, Tôn Giáo vẫn kiên quyết theo lý tưởng của mình.

• Tâm Linh mở ra chân trời của sự mới lạ. Nó tích hợp chân lý của Tôn Giáo, chân lý của kinh nghiệm cá nhân, nhưng cũng là chân lý khoa học.

• Tôn Giáo là sự chia rẽ, không thống nhất. Đã có nhiều cuộc chiến nhân danh Chúa Jesus và nhiều người đã ngã xuống. Hồi giáo vẫn mang theo trong mình một thứ gọi là “thánh chiến”, v.v.

• Tâm Linh là sự thống nhất. Nó chấp nhận rằng sự thật nằm trong toàn bộ và trong các bộ phận cấu thành của nó.

• Tôn Giáo khuyên bạn nên tìm kiếm sự hướng dẫn từ người khác (Đấng tối cao).

• Tâm Linh khuyên bạn nên tìm kiếm sự hướng dẫn bên trong bản thân bằng cách lắng nghe tiếng nói bên trong của bạn.

• Tôn Giáo có một bộ luật, những phép tắc không thể nghi ngờ và cần tuân thủ.

• Tâm Linh mời gọi bạn đặt câu hỏi bất cứ điều gì bạn muốn trong khi ý thức rằng mọi hành động của bạn đều có hậu quả.

• Tôn Giáo dạy về sự kính sợ Chúa.

• Tâm Linh dạy về tình yêu thương của Đức Chúa Trời và khuyến khích bạn tìm kiếm và tìm thấy sự bình yên bên trong của mình.

• Tôn Giáo khuyến khích khái niệm tội lỗi và cảm giác tội lỗi cho những việc làm trong quá khứ.

• Tâm Linh mời gọi bạn sống trong hiện tại.

• Tôn Giáo được chỉ định cho bạn khi sinh ra.

• Tâm Linh là thứ bạn tự tìm cho mình trên hành trình.

• Tôn Giáo dạy bạn phải làm gì.

• Tâm Linh gợi ý bạn nên như vậy.

• Tôn Giáo hướng đến một Thiên Đường mà bạn có thể đạt tới trong thời điểm chết về thể xác.

• Tâm Linh giúp bạn hiểu rằng bạn đã được sinh ra trong Thiên Đường chính là cuộc sống trong từng thời khắc này và sẽ tiếp tục tồn tại trong đó ngay cả sau khi đã chết về thể xác.

• Tôn Giáo khuyến khích sự thiếu hiểu biết của các tín đồ tôn giáo, chỉ cần nắm giữ niềm tin.

• Ngược lại tâm linh khuyến khích sự hiểu biết về những bí ẩn của thế giới vô hình.

• Tôn Giáo hạn chế, tạo ra sự nghiện ngập niềm tin vô hình, đi theo sự dẫn dắt trong sự thiếu tỉnh thức.

• Tâm linh giải phóng con người khỏi tất cả các quy tắc, định kiến và thói quen, nhân danh Chúa, duy trì tình trạng nô lệ tinh thần của cá nhân.

• Tôn Giáo đặt một nhân vật thiêng liêng bên ngoài vào trung tâm của nó, với những ý định và hành vi thường bị hiểu lầm.

• Tâm Linh - ngoài kiến thức về các khía cạnh siêu hình khách quan của Sự sáng tạo - còn tiết lộ thần tính bên trong mỗi con người, đó là trung tâm Tâm Linh và Tâm Linh thực sự của chúng ta, là nguồn sức mạnh tức thời.

Và danh sách về sự khác biệt giữa tâm linh và tôn giáo vẫn còn bỏ ngỏ…

Kết luận

Cuộc sống tươi đẹp vì nó hoàn toàn do bạn lựa chọn. Và một khi bạn nhận thức được điều đó, bạn sẽ đạt được một bước tiến lớn trên con đường hoàn thành.

Tất cả chúng ta đều là con của một người Cha duy nhất, làm thế nào chúng ta có thể đến từ các Tôn Giáo, giai cấp hoặc cấp độ khác nhau?

Tôn giáo là một hệ tư tưởng và bản thân nó có sự phân biệt và tranh đấu, nội hàm gây ra những hoài nghi, những mâu thuẫn nội tâm. Con người có bản tính bầy đàn, thứ gì đi ngược lại với bản năng nhận thức thường phát sinh năng lượng tiêu cực và mong muốn, thúc đẩy sự phản kháng để tồn tại.

Nhưng thứ tồn tại cuối cùng đó là tình yêu trong lành, yêu thương vô điều kiện để có một tâm trí cởi mở, thoát khỏi những lập trình cũ, những định danh, lối mòn, bám chấp mệt mỏi.

Tôn giáo không quyết định tâm linh. Tôn giáo nào gây hoài nghi, phân biệt thì tự thân nó sẽ được loại bỏ dần theo sự chuyển hoá nhận thức. Phật, Chúa, các Thánh chưa khi nào dựng lên các tôn giáo. Tâm linh là phạm trù không có biên giới, không có giới hạn, không phân biệt, chỉ có con người tự dựng lên điều đó và tự mâu thuẫn với chính mình. Phật, Chúa chưa khi nào muốn con người dùng hệ tư tưởng của mình để phân biệt, phán xét, hoài nghi, đó chỉ là điểm tựa tâm linh, là con đường tìm đến tình yêu thương vô bờ bến.

Chỉ quan sát, thuần tự nhiên, cảm nhận, không đúng, không sai với ngay cả mâu thuẫn trong nội tại bản thân để kết nối với Nguồn. Thứ gì không mang lại hạnh phúc, còn nặng về phán xét, phân biệt tức là khi đó cái "tôi" đang chi phối và cản bước.

Khi ta ngắm nhìn một bông hoa đẹp, thứ cản ta chạm đến vẻ đẹp, sự cảm nhận hạnh phúc trong từng khoảnh khắc đó chính là "tâm trí", thứ dẫn lối cho ta về Nguồn để thấy biết ơn cuộc sống về những gì ta được trao tặng, được trải nghiệm nơi đây, đó là "cảm xúc".

Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về sự khác biệt giữa Tâm Linh và Tôn Giáo theo quan điểm cá nhân của bạn.

Cảm ơn bạn đã lắng nghe!

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh