Luật Nhân Quả - Làm Việc Với Nghiệp

LUẬT NHÂN QUẢ - LÀM VIỆC VỚI NGHIỆP

Một câu nói của một người đã khai sáng tên là Richard Bech, đã nói như sau:

“Dấu hiệu của sự vô minh chính là chiều sâu của niềm tin vào sự bất công và bi kịch.

Những gì con kén cho là ngày tận thế, thì các vị thầy lại nhìn thấy có một con bướm sẽ bay ra”

Bạn có biết con sâu bướm không ạ ?

Khi con sâu bướm thoát khỏi vỏ kén, chính là lúc có một con bướm tuyệt đẹp xuất hiện.

Vì vậy, bạn nên biết: trên đời này, không có cái gì là bất công và vô lý cả !

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Khi bạn còn nghĩ mình là nạn nhân, bạn vẫn còn đang ở trong sự vô minh.

Tất cả những gì đã diễn ra trong cuộc đời của bạn, đều là để tốt cho bạn cả.

Khi bạn đi qua những khó khăn đó, thử thách đó, có thể là bạn không hiểu lý do vì sao nó xảy ra lại tốt cho bạn, nhưng khi bạn thiền, bạn cố gắng tách mình ra khỏi tâm trí hạn hẹp, và nhìn với tầm nhìn của một linh hồn, bạn sẽ thấy được tác động của nó đối với sự tiến hóa của linh hồn bạn.

🌺 Vậy chúng ta đối mặt với nghiệp quả như thế nào ?

Mua đá năng lượng:

🔹 Chấp nhận những trách nhiệm của mình đối với nghiệp quả đó.

Nếu lúc này bạn đang phải chịu đựng, bạn nên biết là sự đau khổ này, bạn đã tạo ra cho người khác trong quá khứ rồi.

Nhưng đừng có cảm thấy tội lỗi, bạn chỉ cần nhận biết bài học của mình ở đây là gì, vậy thôi ?

🔹 Tha thứ cho bản thân và tha thứ cho người khác.

Khi bạn tha thứ cho người khác, thì vòng lặp nghiệp quả mới kết thúc.

Khi một ai đó làm tổn thương bạn, bạn có dễ dàng tha thứ cho họ không ?

Đôi khi việc tha thứ cho người khác là rất khó khăn.

Vậy thì chúng ta phải làm sao ?

Học viên đáp: thiền đi ! → Thầy Pradeep trả lời: Không.

Chúng ta cần phải hiểu những gì mình đã làm tại thời điểm đó, với tâm thức như vậy thì mình đã làm tốt nhất có thể rồi, mình tha thứ cho chính mình về những giới hạn của mình.

Và cũng tương tự như vậy, bạn sẽ nhìn thấy ở người khác, tình trạng của họ với nhận thức như vậy thì đó là cái tốt nhất mà họ có thể làm được, vậy bạn hãy tha thứ cho sự vô minh của họ.

Nhưng đôi khi sự tổn thương quá sâu sắc, đó là sự tích lũy của nhiều đời, nhiều kiếp dồn lại, bạn không thể nào chấp nhận được, không thể nào tha thứ được.

Vậy phải làm sao ? → quên nó đi (Forgive and Forget)

Nếu bạn chưa thể tha thứ được, tạm thời hãy quên nó đi, nó giúp bạn đi tiếp con đường của mình mà không bị tắc nghẽn lại vì sự đau đớn đó.

Ví dụ: ngày hôm qua, cô này làm tổn thương tôi.

Hôm qua đã là ngày hôm qua rồi, hôm nay là một ngày mới nên hãy quên nó đi.

Nếu tôi vẫn cứ nhớ lại việc ngày hôm qua cô này làm tổn thương tôi, vòng lặp nghiệp quả cứ lập đi lập lại, và tôi bị mắc kẹt trong vòng lặp nghiệp quả đó.

Bạn cần phải tha thứ hoặc quên nó đi để bắt đầu một ngày mới.

🔹 Chấp nhận mọi thứ mà không phán xét.

Điều đó có nghĩa là gì ?

Bạn không nên đánh giá điều này là tốt, điều kia là xấu.

Hoặc bạn thấy: Ôi ! điều này là xấu xa, nên tôi tẩy chay luôn, không thèm quan tâm nữa.

Bạn phải vượt qua sự đánh giá đúng sai, bạn cần phải nâng tầm nhận thức của mình lên. Chấp nhận nó là như vậy, mà không phán xét coi đó là nó tốt hay xấu.

Bạn không nên nói:

- Nếu bố tôi thương tôi, thì tôi chấp nhận ông ấy.

- Nếu bố tôi không chiều chuộng tôi, thì tôi sẽ không chấp nhận ông ấy nữa.

Mỗi một lần, bạn phán xét ai đó, bạn đang tạo ra một nghiệp tiêu cực mới.

Khi bạn bước qua việc không phán xét, bạn cắt bỏ vòng lặp nghiệp quả.

🔹 Chứng kiến mọi thứ diễn ra mà không có cảm xúc tiêu cực gì cả.

Nếu bạn còn cảm xúc tiêu cực, bạn đang tạo ra nghiệp quả mới.

Nếu bạn về nhà, bạn nhìn thấy bố mẹ mình, bạn cảm thấy khó chịu với những gì họ làm, bạn đang tạo nghiệp tiêu cực với họ, ngày càng nặng hơn.

🔅 Vậy làm sao tôi có thể chấp nhận người khác ?

Đôi khi có một vài người xấu tính quá đi hoặc đó là kẻ thù của bạn, khi họ xuất hiện tiến lại gần bạn thì bạn đã phản ứng lại rồi.

Khi bạn khó chịu với ai đó, thường là bạn thấy một tính cách nào đó không được đẹp ở họ, đúng không ạ ?

Cho dù người nào đó có xấu tính nhất thế gian này đi chăng nữa, thì ở họ vẫn có một điều gì đó tốt đẹp, bạn hãy nhìn vào những phẩm chất tích cực này mà chấp nhận họ, có được không ạ ?

Để chúng ta có thể nhìn thấy vẻ đẹp của người khác, chúng ta phải có sự tĩnh lặng trong tâm trí.

Khi tâm trí càng trống rỗng, chúng ta càng có khả năng nhìn thấy vẻ đẹp của người khác, thậm chí đó có là kẻ thù của bạn đi chăng nữa.

🔅 Bạn có biết Mahatma Gandhi không ạ ?

Gandhi là anh hùng dân tộc của Ấn Độ, Người đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống lại chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ của hàng triệu người dân.

Gandhi đã từng bị đánh đập nhiều lần, nhưng ông từ chối truy tố những kẻ tấn công mình vì ông cho rằng họ đang làm những gì họ cho là đúng.

Nhiều người đã hành hạ, hãm hại ông, nhưng ông không dính mắc vào điều đó, ông đã tha thứ cho họ.

🔅 Các bạn có biết chúa Giêsu không ạ ?

Khi người ta đóng đinh tay chân của chúa Giêsu lên cây thập tự giá, thì chúa đã nói gì ?

“Lạy cha, xin hãy tha thứ cho những người này, bởi vì họ không biết những gì họ đang làm !”

Khoảnh khắc khi mà người ta cố gắng muốn giết bạn, bạn vẫn có thể nhìn thấy được sự vô minh của họ và bạn tha thứ cho họ.

Rõ ràng là bạn phải có một tâm trí trống rỗng và một tình yêu vô hạn, bạn mới có thể làm được điều đó, nó có được thông qua thực hành thiền định.

🌺 Làm thế nào để giải nghiệp, thoát khỏi nghiệp quả đó ?

🌀 Bước 1: Dừng làm tất cả những nghiệp xấu.

Khi bạn hiểu ra rằng, bạn sẽ nhận lại tất cả những gì mà bạn cho đi. Bạn sẽ dừng làm các việc xấu. Điều đó đôi khi thật không dễ dàng, nó phụ thuộc vào Vasanas, là mức độ trưởng thành của linh hồn, mô thức hành động của bạn.

🌀 Bước 2: Nhận ra bài học của linh hồn.

Có dễ nhận ra bài học của linh hồn không các bạn ?

Điều đó, đòi hỏi bạn phải rất tỉnh thức thông qua thực hành thiền định, mới có thể hiểu được bài học linh hồn của mình là gì.

Bất cứ điều gì xảy ra trong cuộc sống của bạn đều nhằm mục đích là giúp bạn nhận ra một bài học nào đó.

Ví dụ: bạn hãy hình dung thế này, trong lúc tôi giận dữ, tôi đã giết cô gái này.

Cô ta chết, tôi đã tạo một nghiệp xấu vì tôi đã đem lại sự đau đớn, mất mát cho gia đình cô gái. Linh hồn của tôi in hằn dấu ấn nghiệp xấu đó. Khi tôi rời bỏ cơ thể vật lý, linh hồn tôi bay lên cõi nhân quả, tại đây, tôi gặp các vị thầy tâm linh của mình, các vị thầy không phán xét, chỉ phân tích, hướng dẫn cho tôi thấy điều gì nên và không nên làm, và tôi cảm thấy hối hận, nhận ra là tôi không nên trong lúc nóng giận mà giết hại cô gái.

Điều gì đảm bảo là bạn đã nhận ra được bài học đó ?

Tôi sẽ lấy một lần sống, được thiết kế với tình huống tương tự xảy ra làm tôi tức giận. Nếu tôi vẫn giết người, có nghĩa là đã thi trượt bài kiểm tra. Tôi lại phải lấy tiếp thêm một lần sống nữa cũng với tình huống xảy ra tương tự để kiểm tra về bài học đó.

Một người có thể chọn 20 kiếp sống chỉ để học một bài học với các tình huống xảy ra hoàn toàn giống nhau.

Khi chúng ta làm một việc gì đó xấu, rồi sau đó thì chúng ta làm một việc gì đó tốt để bù đắp lại, điều đó có giúp "hóa giải nghiệp" không vậy các bạn ?

Vậy thì tôi cứ đi giết người khắp nơi, xong sau đó, tôi đi cho quần áo từ thiện, xây chùa, nuôi trẻ em mồ côi, thì nghiệp xấu đó coi như huề, vậy có được không các bạn ?

Không các bạn nhé !

Điều ưu tiên và quan trọng hàng đầu là bạn cần phải nhận ra bài học của mình là gì, rằng bạn không nên giết người nữa thì bạn mới phá vỡ vòng lặp nghiệp quả.

🌀 Bước 3: Cân bằng nghiệp quả.

Cô gái đó có ba đứa con, khi tôi giết cô ta, ba đứa con mất mẹ, cuộc sống trở nên khó khăn, tôi phải lấy thêm một lần sống nữa để chăm sóc ba đứa con của cô ta, thì nghiệp xấu của tôi mới chấm dứt.

Khi bạn đã hiểu ra bài học đó và không tái phạm nữa, thì vòng lặp nghiệp quả mới bị phá vỡ. Nhưng nó vẫn để lại vết hằn Samaskaras, dấu ấn nghiệp quả. Sau đó, bạn làm việc tốt, thông qua con đường phụng sự, bạn cân bằng nghiệp, để giải quyết hậu quả mà bạn đã gây ra, thì vết hằn đó mới được trung tính.

😉 Và đây là trải nghiệm của thầy Pradeep Vijay:

Tôi có những kiếp sống, là người bảo vệ tổ quốc, tôi đã giết rất nhiều người để người ta không phá hủy vương quốc của tôi. Sau đó, tôi đã chọn một kiếp làm thầy tu để học bài học là không nên giết người. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ để cân bằng nghiệp, nên kiếp sống này, tôi đã chọn là người hướng dẫn tâm linh, chia sẻ sự thông thái của linh hồn cho người khác. Và trong các lớp học mà tôi dạy, tôi phát hiện ra có một số người có phản ứng tự nhiên là không thích tôi, cảm thấy tôi rất phát xít, họ không biết tại sao, nhưng bằng con mắt thứ ba của mình, tôi biết họ là nạn nhân mà tôi đã từng giết, và giờ tôi phải đi dạy thiền cho họ, giúp họ tự chữa lành, hiểu về luật nhân quả để cân bằng nghiệp mà tôi đã gây ra trong tiền kiếp.

🌺 Chúng ta có thể kết thúc hết tất cả nghiệp quả xấu được không ?

Điều đó có thể làm được.

Chúng ta có thể chấm dứt hoàn toàn tất cả các nghiệp xấu từ trong quá khứ, tiền kiếp.

Nhưng hành trình tạo ra nghiệp tốt thì không có điểm dừng.

Mỗi hành vi bị cài đặt bởi cảm xúc sẽ được lưu giữ ở đó cho đến khi nó được giải phóng bởi sự cân bằng của luật nhân quả.

Nghiệp lực tiêu cực sẽ chấm dứt là lúc chúng ta không còn đau khổ.

Cuộc sống lúc này trở thành lễ hội.

Chúng ta có thấy Phật Di Lặc không ạ ? lúc nào ông cũng cười, ông không còn đau khổ nữa.

Khi một người tỉnh thức, họ biết cái gì nên làm, cái gì không nên làm, lúc đó họ mới thoát khỏi tất cả các nghiệp tiêu cực.

Chúng ta cần Thiền định rất nhiều để luôn có sự nhận biết đúng đắn trong cuộc sống.

🌺 Thiền giúp đốt cháy nghiệp quả.

Thiền định là cách “đốt” nghiệp quả nhanh nhất.

Tại sao thiền định giúp đốt nghiệp quả ?

Khi bạn quan sát hơi thở làm cho tâm trí trống rỗng, bạn có được sự tỉnh thức, bạn sẽ tăng được khả năng quan sát cuộc sống. Lúc đó, bạn sẽ nhận ra được các bài học của mình mà không cần phải trả nghiệp đau đớn để hiểu được bài học đấy.

Ví dụ: buổi tối, khi bạn cầm một cái đèn dầu đi qua phòng khách, bạn vô tình làm đổ dầu xuống sàn. Sáng sớm tỉnh dậy, sau khi bạn đã thực hành thiền định, bạn tỉnh táo, bạn nhẹ nhàng lấy khăn lau sạch vết dầu đổ đó đi, để bạn không phải giẫm lên đống dầu mà bạn đã làm đổ hôm qua đó nữa.

Nếu bạn không thiền, không tỉnh thức, thì có thể là, sáng ra, bạn quên mất, bạn lại đạp lên đống dầu do chính bạn làm đổ tối qua ạ.

Thiền giúp bạn gia tăng sự tỉnh thức, từ đó nhận ra các bài học của mình. Với nhận thức đó, bạn biết đâu là đúng, đâu là sai.

Khi bạn càng phân biệt được đúng sai, thì bạn càng có khả năng sống với những tiềm năng của linh hồn.

🔹 Ví dụ 1:

Trước khi thiền: Mark cảm thấy uống rượu là dấu hiệu chứng tỏ sức mạnh đàn ông và biến nó thành thói quen uống hàng ngày.

Sau khi thiền: Mark nhận ra rằng uống rượu không phải là dấu hiệu của sức mạnh. Với sự tỉnh thức từ tâm thức cao hơn, anh ấy đã bỏ rượu, từ bỏ những nghiệp xấu của mình.

🔹 Ví dụ 2:

Nếu bạn chưa chuyển sang ăn chay thuần thực vật, bạn vẫn còn đang tắc nghẽn trong vòng lặp nghiệp quả của mình.

Những gì mà bạn cho đi, mang đau khổ đến cho sinh vật khác, chúng sẽ quay trở lại với bạn.

Ăn thuần thực vật ngăn chúng ta tích lũy thêm nghiệp tiêu cực.

Chúng ta không bao giờ có thể hạnh phúc nếu chúng ta còn gây đau khổ cho sinh vật khác.

😉 Chia sẻ của thầy Pradeep Vijay:

Trước khi tôi trở thành một thiền nhân như bây giờ, tôi là một người ăn thịt rất nhiều, tôi chịu đựng rất nhiều cảm xúc tiêu cực.

Trong suốt ba năm liên tục, tôi tập trung thực hành thiền định và ăn thuần thực vật.

Ba năm đó đã mở ra cho tôi nhiều ánh sáng và trí tuệ, chữa lành sâu sắc những tổn thương và tôi hiểu thấu đáo về luật nhân quả.

Trước thiền, tôi chẳng hiểu gì về mình, tôi không biết tôi là ai, tôi đến đây để làm gì

Sau khi thiền, tôi biết tôi cần làm gì, hành trình của cuộc đời mình.

Tôi học các bài học một cách nhanh chóng. Sau đó, tôi đi chia sẻ thiền định. Tôi cân bằng nghiệp, cuộc sống của tôi là lễ hội.

Tôi nhận ra đau khổ trên thế giới này là do con người ta chưa thực hành thiền định một cách nghiêm túc.

Nếu chúng ta thiền mỗi ngày một ít, chúng ta vơi đi một ít nghiệp quả xấu.

Nếu chúng ta muốn khai sáng, chúng ta phải thực hành thiền định nghiêm túc, chân thành.

Kể từ năm 2018, tôi thường xuyên tố chức các chuyến retreat thanh lọc cơ thể, trải nghiệm thiền sâu để chữa lành cơ thể, cảm xúc, tâm trí. Người tham gia nhận được lợi ích từ việc đi sâu vào bên trong. Công việc của tôi là tạo ra môi trường thuận lợi, phù hợp để các bạn tự làm việc với chính bạn và tự chữa lành cho chính mình.

Người chia sẻ: Pradeep Vijay

Người viết: Dương Thị Quỳnh Châu

Hiệu đính: Võ Thị Kim Cúc

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh