Chết Vào Thân Trung Ấm Và Tái Sinh: Chi Tiết Các Giai Đoạn

CHẾT VÀO THÂN TRUNG ẤM VÀ TÁI SINH: CHI TIẾT CÁC GIAI ĐOẠN

Giai đoạn tan rã thứ nhất

Đầu tiên, năm hiện tượng ở mức sắc uẩn tan rã cùng một lúc; đó là sắc uẩn, đại viên cảnh trí căn bản, địa đại, nhãn thức và các hình dạng thấy được [màu sắc và hình thù] nằm trong thần thức của con người.

Các dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã sắc uẩn là tứ chi teo lại và thân thể trở nên yếu ớt mất hết sức lực.

Chính sự teo nhỏ kích thước lại và mất sức mạnh là dấu hiệu báo trước, thường liên hệ với tuổi già.

Đại viên cảnh trí căn bản được giảng là một tâm thức [phàm] trong đó xuất hiện rõ ràng nhiều đối tượng cùng một lúc, như là sự phản chiếu trong một tấm gương lớn. Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã là thị lực trở nên mờ và tối.

Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã địa đại là thân thể trở thành rất gầy ốm, tứ chi lỏng lẻo, và người chết có cảm giác bị nhận chìm xuống đất.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Cảm giác này làm cho người chết phải kêu lên: “Nâng tôi lên!”

Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã của nhãn thức là người chết không thể nhắm, mở mắt được nữa.

Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã các hình dạng thấy được trongong dòng tâm thức là sự bóng láng của cơ thể giảm mất và sức lực hao mòn.

Dấu hiệu nội tạng của năm sự tan rã này là sự xuất hiện của một màn xanh mờ gọi là ‘tương tợ ảo tượng’. Nó giống như thấy ảo ảnh của nước trong sa mạc khi ánh mặt trời chiếu trên cát vào mùa hè.

Mua đá năng lượng:

Màn ảo tượng còn có thể so sánh với một màn khói, tuy nhiên phần lớn giống như ảo tượng hơn.

Giai đoạn tan rã thứ hai

Sau đó, năm hiện tượng ở mức thọ uẩn tan rã cùng một lúc. Khi thọ uẩn tan rã, dấu hiệu bên ngoài là thức của thân không còn cảm nhận được lạc thọ, khổ thọ hay vô ký đi cùng với tri giác.

Bình đẳng tánh trí căn bản được giải thích là tâm thức [phàm] nhận biết được rằng lạc thọ, khổ thọ hay vô ký là đồng một loại, nghĩa là thuộc về cảm thọ.

Nó còn được diễn tả như là ý thức nhận biết rằng nhiều từ đồng nghĩa đều mang cùng một ý nghĩa như nhau.

Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã bình đẳng tánh trí là người chết không còn cảm nhận được lạc thọ, khổ thọ hay vô ký đi cùng với ý thức.

Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã thủy đại là nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, máu và các thể dịch tái tạo khô cạn đi nhiều.

Miệng, mũi, lưỡi, cổ họng khô ráo, và váng đóng trên răng.

Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã nhĩ thức lực là người chết không còn nghe được các âm thanh bên ngoài và bên trong.

Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã của âm thanh trong dòng tâm thức là tiếng ù ù không còn nổi lên trong tai.

Dấu hiệu bên trong của sự tan rã năm phần tử trên là sự hé rạng của một tấm màn gọi là ‘tương tợ khói’, giống như màn khói thuốc xanh được nhả ra. Nó giống như là một luồng khói cuồn cuộn bay ra từ một ống khói trong giữa một màn khói.

Giai đoạn tan rã thứ ba

Sau đó, năm hiện tượng ở mức tưởng uẩn tan rã cùng một lúc. Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã tưởng uẩn là người chết không còn ý thức được sự việc của các người thân như là cha mẹ nữa.

Diệu quan sát trí được giảng là tâm thức [phàm] nhận biết được danh tính cá nhân [mục đích v.v...] của người thân. Dấu hiệu tan rã của nó là người chết không nhớ được tên của ai, dù là tên của cha mẹ mình.

Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã hỏa đại là sức nóng trong cơ thể giảm dần, rồi khả năng tiêu hóa đồ ăn thức uống bị mất.

Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã tỷ thức là hơi [không khí] hít vào mũi yếu đi, trong khi hơi thở ra mạnh và dài hơn, và hơi thở như là chồng chất lên nhau.

Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã của mùi hương trong dòng tâm thức là không còn ngửi thấy được mùi thơm hay mùi khó ngửi nữa.

Dấu hiệu bên trong của sự tan rã 5 phần tử này là thấy xuất hiện nổi lên màn “tương tợ đom đóm”. Giống như là thấy tàn lửa cháy đỏ bắn ra giữa những luồng khói bốc ra từ một ống khói, hay giống như tàn lửa bắn ra từ đám tro tàn dưới đáy chảo đang rang gạo.

Giai đoạn tan rã thứ tư

Sau đó, năm hiện tượng ở mức hành uẩn tan rã cùng một lúc. Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã hành uẩn là người chết không còn cử động như là đi lại được nữa.

Thành sở tác trí căn bản được giảng giải là tâm thức [phàm] nhận biết được các hoạt động thế giới bên ngoài, mục đích v.v... [của đời này và các đời sau, cũng như làm sao hoàn thành các mục đích đó].1 Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã trí này là người chết không còn ý thức được các hoạt động đó nữa.

Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã không đại là 10 khí - khí trợ sinh [thô] v.v... chạy từ nơi trụ của nó về tim, và hơi thở ngừng chuyển động ra vào. Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã thiệt thức là lưỡi cứng và rụt lại, và cuống lưỡi trở nên xanh xạm.

Dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã vị của lưỡi trong dòng tâm thức là người chết không còn cảm nhận phân biệt được 6 vị khác nhau [ngọt, chua, đắng, se, cay và mặn].

Bởi vì đến đây thì năng lực cảm giác và xúc giác cũng phải tan rã, và dấu hiệu bên ngoài của sự tan rã đó là người chết không còn có cảm giác trơn hay nhám nữa.

Dấu hiệu bên trong của tất cả 7 sự tan rã trên là thấy một sự xuất hiện gọi là ‘tương tợ ngọn đèn bơ cháy’. Nó giống như là ngọn lửa đèn bơ cháy xèo xèo lúc sắp tắt.

Ý nghĩa của “sự tan rã”: Về vấn đề làm thế nào mà một phần tử trước tan rã vào trong phần tử sau thì phải hiểu là khi năng lực của [khí kết hợp với] phần tử trước [trong danh sách kê ra là đất, nước, lửa và gió] làm căn cứ của thần thức bị rút đi, thì năng lực dùng làm căn cứ của phần tử sau lại nổi bật lên. Cái đó gọi là sự tan rã của phần tử trước vào trong phần tử sau chứ không phải là trường hợp một phần tử này trở thành bản chất của phần tử kia.

Đất tan rã vào trong nước nghĩa là năng lực khí-đất làm căn cứ của thần thức bị thoái hóa, trong khi đó, năng lực khí-nước làm căn cứ của thần thức lại nổi bật rõ rệt hơn. Vậy, vì điều này giống như là một sự chuyển nhượng của năng lực trước đến năng lực sau nên ta gọi là đất tan rã vào trong nước, chứ không phải là trường hợp đất thường hòa tan vào trong nước thường. Điều này cũng áp dụng cho những sự tan rã khác nữa.

Giai đoạn tan rã thứ năm

Sau khi tứ đại tan rã, năm hiện tượng ở mức ý thức phải xuất hiện theo giai đoạn thứ lớp. Năm hiện tượng này là: 1. Tâm thức của 80 tâm sở hiện hành, 2. Tâm thức màn trắng tỏa ra, 3. Tâm thức màn đỏ tăng dần tỏa ra,

  1. Tâm thức màn đen cận mãn, và 5. Tâm thức ánh tịnh quang của sự chết.

Tám mươi tâm sở hiện hành chia ra làm 3 nhóm - 33 tâm sở của tâm thức màn trắng xuất hiện, 40 tâm sở của tâm thức màn đỏ ng dần, 7 tâm sở của tâm thức màn đen cận mãn.1 Nhóm tâm sở đầu tiên liên hệ đến sự di chuyển khí thô làm căn cứ cho các đối tượng và do đó dùng để biểu thị hoặc để minh họa - cho những người chưa từng trực tiếp trải qua màn tâm thức trắng - hiểu là khí làm căn cứ cho nhóm đầu có bản chất thô hơn tâm thức màn đỏ ng dần và màn đen cận mãn. Sự suy diễn này: các tâm thức của màn trắng xuất hiện có bản chất thô rất có lý, vì nhóm tâm sở đầu là dấu vết hay tác dụng của tâm thức màn trắng xuất hiện trong tiến trình thứ tự ngược đi từ các trạng thái vi tế đến thô. Ba mươi ba tâm sở gồm:

  1. Không tham muốn nhiều: tâm thức không tham muốn đối tượng
  2. Không tham muốn vừa
  3. Không tham muốn ít
  4. Ý thức tìm và đến: ý thức đi tìm đối tượng bên ngoài và tìm đến đối tượng bên trong tâm thức
  1. Buồn nhiều: ý thức đau khổ vì xa lìa đối tượng vừa ý
  2. Buồn vừa
  3. Buồn ít
  4. An tịnh: tâm thức trụ trong an lạc
  5. Khái niệm: tâm dao động vì sức sáng của đối tượng
  6. Sợ hãi nhiều: sợ hãi phát sinh khi phải gặp đối tượng không vừa ý
  7. Sợ hãi vừa
  8. Sợ hãi ít
  9. Dính mắc nhiều: dính mắc vào đối tượng vừa ý
  10. Dính mắc vừa
  11. Dính mắc ít
  12. Chấp thủ: tâm thức trọn vẹn dính mắc vào các đối tượng của dục giới
  1. Bất thiện hay si mê: tâm nghi ngờ các giá trị của thiện nghiệp
  2. Đói: tâm ham muốn thức ăn
  3. Khát: tâm ham muốn thức uống
  4. Cảm thọ nhiều: tâm nhận biết lạc thọ khổ thọ và vô ký
  5. Cảm thọ vừa
  6. Cảm thọ ít
  7. Khái niệm của người biết
  8. Khái niệm của sự biết
  9. Khái niệm của đối tượng được biết
  10. Quán cá nhân: tâm phân tích nhận ra cái gì là tốt và không tốt
  11. Tàm: tâm tránh làm điều bất thiện vì thấy là sai hoặc vì thọ giới của tôn giáo
  12. Từ: ước muốn thoát đau kh
  13. Tha thứ: tâm hoàn toàn che chở đối tượng quán sát
  14. Tham muốn gặp gỡ cái đẹp
  15. Lo ngại: tâm mê muội, không trụ nơi an ổn
  16. Thủ: tâm tích trữ của cải
  17. Ganh tỵ: tâm phiền não vì ganh ghét sự giàu có của người khác

Bốn mươi tâm sở của nhóm thứ hai liên hệ đến các vận chuyển trung bình của khí làm căn cứ cho đối tượng; như vậy, các tâm sở này dùng để chỉ rõ hoặc minh họa cho những người chưa từng trải qua nó - hiểu là khí làm căn cứ cho tâm thức màn đỏ hoặc cam tăng dần có sự vận chuyển trung bình so với các tâm thức màn trắng và màn đen cận mãn. Nói cách khác, khi tâm thức trở nên vi tế n thì cũng mang ít tính nhị nguyên hơn. Điều suy diễn về tâm thức màn đỏ ng dần này có lý vì nhóm tâm sở này mang dấu vết hay tác dụng của tâm thức màn đỏ ng dần khi đi theo tiến trình thứ tự ngược để vào các trạng thái thô hơn. Bốn mươi tâm sở này là:

  1. Tham ái: chấp trước vào đối tượng chưa chiếm hữu được
  2. Thủ: giữ chặt đối tượng đã chiếm hữu
  3. Phỉ lạc nhiều: tâm vui sướng khi gặp đối tượng vừa ý
  4. Phỉ lạc vừa
  5. Phỉ lạc ít
  6. Hoan hỉ: lạc thọ khi đạt được đối tượng ham muốn
  7. Say mê: khi tâm thức gặp lại đối tượng ham muốn nhiều lần
  8. Kinh ngạc: quán sát đối tượng chưa từng xuất hiện trước đó
  9. Kích thích: tâm thức náo động khi nhận thức đối tượng vừa ý
  10. Mãn nguyện: hài lòng khi gặp đối tượng vừa ý
  11. Ôm ấp: ham muốn ôm ấp vào lòng
  12. Hôn: ham muốn hôn
  13. Bú mút: ham muốn bú mút
  14. Định: tâm thức an trụ không thay đổi
  15. Tinh tấn: tâm thức hướng về điều thiện
  16. Kiêu mạn: tâm thức cho mình cao hơn người
  17. Hành: tâm thức mnuốn hoàn tất công việc
  18. Trộm cướp: ham muốn cướp đoạt của cải
  19. Vũ lực: ham muốn chinh phục quân địch
  20. Hăng hái: tâm thức quen thuộc với con đường hành thiện nghiệp
  21. Hành ác nghiệp nhiều: hành các điều bất thiện vì kiêu mạn
  22. Hành ác nghiệp vừa
  23. Hành ác nghiệp ít
  24. Sôi nổi: ham muốn tranh luận với người giỏi mà không có lý do
  25. Ve vãn: ham muốn vui chơi khi gặp đối tượng thu hút
  26. Tính giận dữ: tâm oán hận
  27. Tâm thiện: ước muốn tinh tấn làm điều thiện
  28. Nói rõ và nói thật: ước muốn nói cho mọi người đều hiểu rõ và không nói sai nhận thức của mình trên sự kiện
  29. Nói dối: ước muốn nói sai nhận thức của mình
  30. Quyết định: ý chắc chắn
  31. Không nắm giữ: tâm thức không ham muốn nắm giữ đối tượng
  32. Bố thí: ước muốn đem của cải cho người
  33. Cổ vũ: ước muốn thúc đẩy người lười biếng tu học đạo
  34. Dũng cảm: ước muốn chiến thắng kẻ thù như là phiền não
  35. Vô tàm: hành bất thiện mà không có ý muốn tránh tà hạnh vì chính mình không đồng ý hoặc vì giới luật cấm đoán
  36. Lừa dối: lừa lọc kẻ khác vì đạo đức gi
  37. Sắc bén: ý thức bén nhậy
  38. Sa đọa: tâm thức quen với các tà kiến
  39. Ác hại: ước muốn làm tổn thương kẻ khác
  40. Gian xảo: tính bất lương

Bảy tâm thức của nhóm thứ ba liên hệ đến các vận chuyển yếu của khí làm căn cứ cho các đối tượng; như vậy chúng dùng để biểu thị hay minh họa tâm thức màn đen cận mãn cho những người chưa từng trải qua nó. Đó là vì nhóm tâm sở này là dấu vết hay tác dụng của tâm thức màn đen cận mãn khi đi theo tiến trình thứ tự ngược để vào các trạng thái thô hơn. Bảy tâm sở này là:

  1. Quên: sự suy kém trí nh
  2. Nhầm lẫn: như khi nhận lầm ảo ảnh là nước
  3. Không nói: không muốn nói
  4. Trầm cảm: tâm phiền muộn
  5. Giãi đãi: lười biếng không hăng hái làm điều thiện
  6. Hoài nghi
  7. Tham ái vừa: tâm thức mà tham và sân ở trạng thái bằng nhau.

Tám mươi tâm sở và khí căn cứ của nó phải tan rã trước khi đi vào tiến trình của màn trắng tỏa rạng vì cách tiếp thu của nó và của tâm thức màn trắng trái ngược nhau. Và cũng vì có sự khác biệt lớn lao về thô và tế của hai thứ trên, trạng thái thô như 80 tâm sở không thể tồn tại lúc tâm thức [màn trắng] xuất hiện.

Khi 80 tâm sở và khí căn cứ của nó bắt đầu tan rã vào tâm màn trắng tỏa rạng thì người chết thấy ảo ảnh ngọn đèn bơ cháy hiện ra. Khi 80 tâm sở tan rã vào tâm màn trắng thì dấu hiệu của chính tâm màn trắng này là sự tỏa rạng của một màn ánh sáng cực kỳ trong suốt và trống rỗng đồng thời với ánh sáng trắng mờ giống như bầu trời đêm tràn ngập ánh trăng mùa thu trong một bầu trời không gợn vẩn mây.

Nguyên nhân xuất hiện màn này là vì tất cả các khí trong kinh mạch bên phải và trái phía trên tim đã chảy về kinh mạch trung ương ngang qua lỗ mở bên trên [ở đỉnh đầu]. Qua lực vận chuyển này, nút thắt của các kinh mạch ở đỉnh đầu bị nới lỏng ra, và, vì giọt khí trắng lấy từ cha - có hình dạng chữ ham (chữ Tây tạng) lật ngược - có bản chất là nước, nên chảy từ trên xuống dưới. Khi giọt khí trắng chảy đến bên trên cái nút 6 vòng của kinh mạch phải và trái tại luân xa tim thì tâm màn trắng tỏa rạng bắt đầu xuất hiện. Như thế, đây không phải là trường hợp như là sự xuất hiện của ánh trăng v.v... chiếu từ bên ngoài.

Gọi là ‘xuất hiện’ [vì thấy hiện ra màn giống như sự tỏa rạng của ánh trăng] và, ‘hư không’ [vì trống rỗng không còn tám mươi tâm sở hiện hành cũng như không còn các khí căn cứ của chúng].

Giai đoạn tan rã thứ sáu

Sau đó, tâm thức màn trắng xuất hiện và các khí căn cứ của nó tan rã vào tâm màn đỏ tăng. Khi tâm thức màn đỏ tăng dần hé rạng, có một màu đỏ hay cam xuất hiện, trống rỗng và chân không nhưng trong suốt hơn trước. Màu đỏ này tỏa sáng như bầu trời mùa thu, không gợn vẩn mây và tràn ngập ánh mặt trời.

Nguyên nhân xuất hiện màn này là vì tất cả các khí trong kinh mạch bên phải và trái phía dưới tim đã chảy về kinh mạch trung ương bằng lỗ mở bên dưới [ở xương cùng của cột xương sống hay là ở bộ phận sinh dục]. Qua lực vận chuyển này, nút thắt ở luân xa châu báu của chỗ kín [bộ phận sinh dục] và nút thắt ở luân xa đan điền cùng bị nới lỏng ra từ từ. Vì thế, giọt khí đỏ lấy từ mẹ ở giữa luân xa đan điền chảy ngược lên phía trên, giọt đỏ có hình dạng một gạch đứng [dọc] của chữ a ngắn trong tiếng Phạn [gạch đứng này khi thêm vào chữ a ngắn thì sẽ làm thành chữ a dài]. Cho đến khi giọt đỏ chảy lên đến phía dưới cái nút 6 vòng của kinh mạch phải và trái tại tim, tâm thức màn đỏ hay cam xuất hiện. Như vậy, đây không phải là trường hợp của sự tỏa rọi ánh sáng mặt trời v.v... chiếu từ ở bên ngoài.

Gọi là ‘xuất hiện màn đỏ tăng dần’ [vì màn xuất hiện này chói lọi như ánh mặt trời]1 và, ‘rất trống rỗng’ [vì không còn tâm màn trắng nào hiện hành cũng như không còn các khí căn cứ của nó].

Giai đoạn tan rã thứ bảy

Sau đó, tâm thức màn đỏ tăng dần cùng với các khí căn cứ của nó tan rã vào trong tâm thức màn đen cận mãn. Trong phần đầu, thấy hé rạng một màn không, màu đen trống rỗng, như bầu trời mùa thu không gợn vẩn mây và tràn ngập màn đen dày đặc của lúc đêm tối bắt đầu.

Khí trên và dưới trong kinh mạch trung ương đã tụ về luân xa tim, và qua lực vận chuyển này, nút thắt 6 vòng tại tim của hai đường kinh mạch phải và trái nới lỏng ra. Lúc ấy giọt khí trắng phía trên [có hình dạng chữ ham (chữ Tây tạng) lật ngược] chảy xuống và giọt khí đỏ bên dưới [có hình dạng gạch đứng] chảy ngược lên trên. Hai khí này nhập vào giữa khí bất hoại trắng-đỏ, hiện hữu dưới dạng một cái hộp đóng kín, ở chính giữa kinh mạch trung ương trụ ở tim. Khi hai giọt khí này giao nhau, tâm thức màn đen cận mãn xuất hiện; như thế, đây không phải là trường hợp xuất hiện bóng tối v.v... đến từ bên ngoài.

Gọi là ‘cận mãn’ [vì màn xuất hiện này gần với tâm thức ánh tịnh quang] và, ‘cực kỳ trống rỗng hay tột không’ [vì không còn tâm thức màn đỏ tăng cũng như không còn các khí căn cứ của nó].

Đoạn đầu của tâm thức màn đen cận mãn đi kèm theo bởi cảm giác có một đối tượng; nhưng trong giai đoạn sau, người chết không cảm biết một đối tượng nào nữa, như thể bị ngất xỉu đi không biết gì nữa, và chìm trong bóng tối. Sau đó, tất cả các khí và các tâm thức ngẫu nhiên nổi lên từ khí cực vi tế và tâm thức đều ngừng hoạt động.

Phần sau của tâm màn đen cận mãn trong trạng thái vô tri tiếp tục cho đến khi tỉnh lại nhận biết khí cực vi tế và tâm thức - vốn vẫn tồn tại [nhưng không hiển hiện] ngay từ đầu trong trạng thái bình thường - hoạt động trở lại. Khi điều đó xảy ra thì bắt đầu hé rạng tâm thức ánh tịnh quang của sự chết.

Định nghĩa của tâm thức màn trắng tỏa rạng xuất hiện là:1 một tâm thức (1) xuất hiện ngay khi các tâm sở tan rã và cho đến khi chúng vận hành trở lại [nghĩa là khi nó phục hồi trở lại], (2) nó xuất hiện dưới dạng một màn trắng và trống rỗng tỏa rạng, giống như bầu trời mùa thu không gợn vẩn mây tràn ngập bởi ánh sáng trăng và (3) nó không có sự xuất hiện của bất cứ tâm thô nhị nguyên nào khác.

Mặc dù 80 tâm sở đã tan rã, màn tâm xuất hiện này vẫn còn là khái niệm, nhị nguyên, dù là đã có thay đổi vi tế n. Nó không phải là lý luận, nhưng bao hàm những yếu tố hình tượng, nên vẫn là ‘tâm khái niệm nhị nguyên’. Tâm thức ánh tịnh quang, ngược lại, hoàn toàn vô khái niệm và bất nhị.

Định nghĩa của tâm thức màn đỏ tăng là: một tâm thức xuất hiện ngay khi các tâm sở tan rã và cho đến khi nó vận hành trở lại [nghĩa là khi nó phục hồi trở lại], (2) nó xuất hiện dưới dạng một màn đỏ tỏa sáng và trống rỗng hé rạng, giống như bầu trời mùa thu không gợn vẩn mây tràn ngập bởi ánh sáng mặt trời và (3) nó không có sự xuất hiện của bất cứ tâm thô nhị nguyên nào khác.

Định nghĩa của tâm thức màn đen cận mãn là: một tâm thức (1) xuất hiện ngay khi các tâm sở tan rã và cho đến khi nó vận hành trở lại [nghĩa là khi nó phục hồi trở lại], nó xuất hiện dưới dạng màn tỏa rạng trống rỗng tuyền một màu đen, giống như bầu trời mùa thu không gợn vẩn mây tràn ngập bởi bóng đen dầy đặc như lúc đêm tối bắt đầu và (3) nó không có sự xuất hiện của bất cứ tâm thô nhị nguyên nào khác.

Giai đoạn tan rã thứ tám

Khi tâm thức màn đen cận mãn tan rã vào ánh tịnh quang thì nửa phần thứ hai của tâm này, trong trạng thái vô tri, đã bị tiêu tan mất. Không còn một sự xuất hiện của tâm thô nhị nguyên nhỏ nhặt nào, và bắt đầu xuất hiện tâm thức hé rạng cực kỳ trong suốt của ánh tịnh quang. Nó giống như màu sắc tự nhiên của bầu trời buổi bình minh mùa thu, không vẩn đục bởi ba nguyên nhân ô nhiễm - ánh trăng, ánh mặt trời và bóng tối. Sự xuất hiện này giống như khi ta vào trong tâm thức Thiền định cân bằng, thực chứng thẳng vào trong tánh Không.

Nguyên nhân xuất hiện ánh tịnh quang là vì các giọt khí trắng và đỏ tan rã [theo thứ tự]1 vào trong khí bất hoại trắng-đỏ [trụ ở tim], và tất cả các khí trong kinh mạch trung ương tan rã vào trong khí trợ sinh cực vi tế. Từ đó, khí cực vi tế và tâm thức vốn hiện hữu trong tình trạng bình thường ngay từ đầu [ở trạng thái không hiện hành] trở nên tác động, do đó một ánh tịnh quang như thế hé rạng. Vì vậy, đây không phải như là trường hợp xuất hiện của bầu trời hư không trống rỗng ở bên ngoài.

Nó được gọi là ‘ánh tịnh quang của sự chết’ và ‘nhất thiết Không’ [vì không còn 80 tâm sở, không còn màn tâm thức xuất hiện đỏ tăng hay đen cận mãn cũng như hết tất cả các khí làm căn cứ của tâm]. Đó là sự chết thực sự.

Đây là Pháp thân căn bản [gọi vậy bởi vì nó là căn bản của sự tẩy tịnh để được chuyển hóa thành Pháp thân]. Tánh Không ấy được gọi là Chân Thân căn bản, và tâm thức lấy thân căn bản này làm đối tượng được gọi là Pháp thân Thực chứng Trí tuệ căn bản.

[Phần lớn] người bình thường trụ trong ánh tịnh quang trong ba ngày, sau đó các dấu hiệu phần tử trắng và đỏ bắt đầu xuất hiện.

Có một chút máu hoặc đờm tiết ra từ lỗ i và / hay là bộ phận sinh dục - đó là các phần thô còn sót lại của các giọt khí tan rã ở tim.

Tuy nhiên, trong trường hợp khi các đại bị tiêu hao nhiều vì bệnh nặng, dấu hiệu phần tử trắng và đỏ không xuất hiện dù có qua bao nhiêu ngày sau đi nữa.

Những người trong trường hợp này, có thể không nhập nổi vào trong ánh tịnh quang dù chỉ một ngày.

Cũng còn nói rằng các hành giả du già, tùy theo trình độ chứng đắc cao hay thấp, có thể hòa ánh tịnh quang với Pháp thân và trụ như thế trong ít hay nhiều ngày [thêm] hơn.

Điểm cần làm sáng tỏ

Tan rã: Về cách thức các tâm thức màn trắng hé rạng, đỏ tăng và đen cận mãn tan rã, là năng lực của tâm thức trước ngưng và tâm sau trở nên nổi bật. Đây được gọi là sự tan rã của tâm trước vào tâm sau, nhưng không phải là tâm trước trở thành cùng bản chất với tâm sau.

Bầu trời mùa thu: Lý do tại sao bầu trời mùa thu được dùng làm thí dụ: vì mưa mùa hạ đã quét sạch các bụi đất trong không khí, và như thế bầu trời không bị vẩn đục bởi các đám mây. Vì sự kết hợp hai điểm đặc biệt trên thường xảy ra một cách rất rõ rệt vào mùa thu, nên bầu trời mùa thu đuợc dùng làm thí dụ.

Thêm nữa, cũng như không gian là hư không trống rỗng, là sự phủ nhận của tất cả mọi tiếp xúc với vật thô, thì cũng thế, các sự xuất hiện của các tâm khái niệm thô đã tiêu tan trong các tâm thức ấy và một màn rỗng không hé rạng trong cùng một lúc với bốn màn ‘Không’ [không, chân không, tột (đại) không và nhất thiết không]. Trên hai phương diện này, cách thức xuất hiện [trong bốn trạng thái kể trên] cũng tương tợ như bầu trời thu, vì vậy dùng nó làm thí dụ. Không phải là sự xuất hiện của bầu trờiv.v... hé rạng trong các trường hợp này.

Khí thô và vi tế: Hỏi: Trước khi các tâm thức xuất hiện, nếu 80 tâm sở và các khí làm căn cứ cho chúng đã tan rã, thì làm sao còn có các khí tan vào lúc tâm màn trắng hé rạng, đỏ tăng và đen cận mãn ?

Đáp: Nói chung, khí có nhiều loại khác nhau, gồm thô và vi tế; vậy cho dù khí thô đã hoàn toàn tan rã, khí vi tế vẫn còn. Vì thế, khoảng thời gian ấy chỉ còn có khí vi tế làm căn bản cho tâm thức bắt đầu từ lúc khí [từ tứ đại] tan rã vào trong màn trắng xuất hiện cho đến lúc màn đen cận mãn tan rã vào trong ánh tịnh quang.

Hư không và tánh không. Trong lúc bốn màn Không xuất hiện, các tâm sở thô biến mất dần trong tâm thức, vì các tâm này và cả các đối tượng xuất hiện của chúng trở nên vi tế hơn các tâm và đối tượng trước. Từ đó, hư không hé rạng; nhưng đây không phải là trường hợp lấy tánh Không làm đối tượng của tâm.

Trong các dịp đó, chỉ có các màn xuất hiện của hiện hữu thực sự mới khởi lên đối với người bình thường chưa thực chứng đạo; các màn xuất hiện của hiện hữu huyễn giả không khởi lên. Đó là vì bốn trạng thái tâm thức Không hé rạng với tất cả các chúng sinh hữu tình đang đi vào sự chết; nếu nhân cơ hội đó mà thực chứng được tánh Không thì tất cả mọi người sẽ đạt giải thoát [ra khỏi luân hồi sinh tử] không cần chút công phu. Điều này không có lý.

Khi ánh tịnh quang xuất hiện, một người bình thường sẽ khởi tâm rất sợ hãi vì nghĩ là mình sẽ bị tiêu diệt.1

Người bình thường trải qua sự xuất hiện ánh tịnh quang của sự chết mà không biết chắc, không có một tâm thức liễu ngộ.

Ánh tịnh quang mẹ và ánh tịnh quang con: Ánh tịnh quang của sự chết là ánh tịnh quang ‘mẹ’, trong khi ánh tịnh quang hé rạng nhờ năng lực của thiền định trong lúc ngủ và trạng thái thức dậy khi tu tập đạo gọi là ánh tịnh quang ‘con’. Phép thiền định để hòa hợp hai ánh tịnh quang này trong giai đoạn xuất hiện ánh tịnh quang của sự chết gọi là phép hòa hợp ánh tịnh quang mẹ và con.

Hỏi: Ánh tịnh quang của sự chết nói chung có đầy đủ điều kiện (để giải thoát ta) không ?

Đáp: Mặc dù ánh tịnh quang mẹ và con được hòa hợp và an định trong cảnh giới [tánh Không] bởi hành giả du già là một trạng thái ánh tịnh quang có đầy đủ điều kiện (để giải thoát ta), nhưng ánh tịnh quang của sự chết hé rạng trong trường hợp một người bình thường - không phải do năng lực thiền định đạt được mà là do sự tự nhiên của nó - chỉ là trường hợp gán tên ‘ánh tịnh quang’ cho hiện tượng ngừng xuất hiện của các tâm sở nhị nguyên thô. Ánh tịnh quang loại này không đủ để giải thoát.

Nói chung, ánh tịnh quang có hai loại - ánh tịnh quang khách là Tánh Không [vô tự tánh] vi tế, và ánh tịnh quang chủ là trí tuệ thực chứng tánh Không vi tế này.

Kết luận

[Như trong phần giảng của chương 4] các giai đoạn của sự chết được mang vào trong con đường đạo, qua tiến trình tu tập sử dụng cái chết để nhập Pháp thân, trong các giai đoạn Tự Khởi và Hoàn Tất của pháp môn tu Trì Chú Tối Thượng Du Già. Hai giai đoạn này là sự tu tập căn bản để tẩy tịnh thân tâm bằng phương tiện tu tập ánh tịnh quang ẩn dụ (con) và ánh tịnh quang thực sự (mẹ). Vì thế, hiểu thấu đáo các đề tài này là điều rất quan trọng.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh