Chết Vào Thân Trung Ấm Và Tái Sinh: Lời Tựa

CHẾT VÀO THÂN TRUNG ẤM VÀ TÁI SINH: LỜI TỰA

Phật giáo Mật tông có thể được xếp thành 4 loại, tương ứng với 4 trình độ của khả năng thiền tập du già: Hành động, Tư duy, Du già và Tối thượng du già. Dạng thức cao nhất, Tối thượng du già, có mục đích chấm dứt vòng sinh tử luân hồi và cả thân trung ấm, giai đoạn trải qua giữa khi chết và tái sinh, và nhằm mục đích chuyển hóa tam thân (sinh, tử và trung ấm) thành Phật. Phương pháp này thực hiện qua một tiến trình tu tập thuần thục Thiền định du già lấy mẫu từ các tiến trình thực tập mô phỏng lại sự chết, vào thân trung ấm và tái sinh, thực tập nhiều lần cho đến khi hành giả đạt được sự kiểm soát thuần thục các tiến trình của sự chết này và thoát ra khỏi sự kiềm chế của cái chết.

Vì tiến trình tu tập du già này đặt căn bản trên sự mô phỏng tái tạo cái chết nên hành giả cần phải nắm rõ các giai đoạn tiến trình sự chết của loài người, xảy ra như thế nào trong các giai đoạn thứ lớp của sự chết và các nguyên nhân sinh lý đằng sau các giai đoạn này. Giáo lý mật tông giảng giải các giai đoạn này dựa trên một lý thuyết phức tạp về khí hay các dòng vận chuyển của năng lượng. Các dòng vận chuyển này có công năng làm nền tảng cho các tầng lớp khác nhau của tâm thức Với sự sụp đổ dây chuyền khả năng của các “khí” này, không còn làm nền tảng cho các tâm thức được nữa thì các biến cố của sự chết - bên trong và bên ngoài thân - được trải bày ra. Như thế, nghiên cứu về sự chết đối với hành giả Mật tông tối thượng du già là nghiên cứu về các “khí” này và các tâm thức tùy thuộc vào chúng.

Từ ngữ “khí” được tìm thấy trong các lý thuyết y học Phật giáo qua ba thể dịch căn bản của cơ thể: khí, đởm và đàm. Khi ba thể dịch này cân bằng, nó điều hành giúp cơ thể khoẻ mạnh; nhưng khi mất cân bằng thì sinh ra bệnh và như thế gọi là tam hư (tiếng Tây tạng là dosha). Thể dịch khí quan trọng nhất trong ba loại, vì nó điều khiển hai loại kia. Khí được định nghĩa là ‘‘một thể nhẹ (theo trọng lượng) và chuyển động’’, khí điều khiển các vận hành của sự nuốt, nói, tiểu tiện, đại tiện, co duỗi tứ chi... Như thế, định nghĩa của khí bao gồm từ thở hít không khí cho đến các dòng năng lượng khí vi tế điều khiển các vận hành của cơ thể và làm nền tảng của thần thức.

Trong lý thuyết y học Mật tông, khí được phân làm 5 loại:

  1. Khí trsinh: Khí này trụ nơi tim và dạng thô của khí này điều khiển sự thở hít, ợ hơi, khạc nhổ...
  2. Khí chuyển thượng: Khí này trụ chính giữa lồng ngực, vận hành qua cổ họng và miệng; nó điều khiển chính yếu lời nói, sự nuốt thức ăn và nước bọt, và cũng điều khiển các khớp xương.
  3. Khí toàn thân: Trụ ở chính giữa đảnh đầu, điều khiển động tác cúi gập mình, co duỗi tứ chi, khép mở miệng và mí mắt.
  4. Hỏa khí (còn gọi là khí hòa hợp): Trụ ở tầng thứ 3 của dạ dày. Khí này di chuyển trong các cơ quan nội tạng như phổi, tim, gan, túi mật... và di chuyển trong cả các kinh mạch của tứ chi. Hỏa khí điều khiển sự tiêu hóa thức ăn, phân tách riêng các thức tinh lọc khỏi các thức phế thải...
  5. Khí chuyển hạ: Trụ tại bụng dưới và di chuyển trong tử cung (dạ con) của người nữ, hoặc trong ống dẫn tinh của người nam, trong bọng đái, trong đùi... Khí này điều khiển đóng mở đường tiểu tiện, đại tiện và đường kinh nguyệt.

Qua thực tập Mật tông tối thượng du già, hành giả tìm cách làm cho các khí dưới dạng thô và vi tế này hòa tan vào khí trợ sinh rất vi tế trụ nơi tim. Phương pháp tu tập du già này có mục đích tái diễn các tiến trình xảy ra của sự chết và đòi hỏi tập trung trên các kinh mạch phụ và kinh mạch trung ương trong cơ thể.

Có 72.000 kinh mạch như thế, ba kinh mạch chính chạy từ trên trán vòng qua đảnh đầu để đi dọc xuống cột xương sống lưng cho đến bộ phận sinh dục. Các trung tâm xếp dọc theo ba kinh mạch trung ương là các luân xa (với số lượng nan hoa hoặc cánh khác nhau). Có 7 luân xa nằm tại trán, đảnh đầu, cổ họng, tim, đám rối dương (solar plexus), xương cụt của cột sống lưng và tại bộ phận sinh dục. Tại các luân xa này, kinh mạch phải và trái quấn bao vòng quanh kinh mạch trung ương, thắt chặt nó lại và cũng làm giảm bớt hoặc ngăn chặn luồng khí chạy ngang qua.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Lúc lâm chung, khí lực làm nền tảng của tâm thức tan rã vào hai luồng khí của kinh mạch phải và trái. Hai khí này sau đó lại tan rã vào khí của kinh mạch trung ương, và từ đó các kinh mạch đang bị thắt chặt được nới lỏng dần, nghĩa là kinh mạch ngoài bị xẹp xuống, vì thế kinh mạch trung ương được nới lỏng để cho khí chuyển động tự do bên trong. Điều này gây ra sự xuất hiện của tâm vi tế, gây hoảng sợ cho những người bình thường vì họ cảm thấy như mình đang bị hủy diệt. Hành giả Tối thượng du già thì trái lại, nương nhờ và sử dụng các trạng thái này để tiến tu trên đường đạo.

Dọc theo đường kinh mạch trung ương có các giọt khí trắng và đỏ, làm căn cứ cho năng lực sinh lý và tâm lý - giọt khí trắng phần lớn tụ trên đảnh đầu, giọt khí đỏ thì tụ nhiều ở đám rối dương. Các giọt khí này xuất phát từ các giọt khí trắng-đỏ trụ ở luân xa tim, kích thước bằng khoảng hạt mù tạt lớn hay là cỡ hạt đậu Hòa Lan nhỏ. Các giọt khí này có phần trên màu đỏ và phần dưới màu trắng. Các giọt khí trắng-đỏ này được gọi là khí bất hoại, vì nó tồn tại cho đến lúc cuối của sự chết. Chính khí trợ sinh rất vi tế nằm ở trong khí bất hoại này và lúc lâm chung, tất cả các khí đều tan rã vào trong khí bất hoại, ngay lúc đó là ánh sáng tịnh quang (ánh sáng trong suốt như ánh rạng đông) của sự chết hé rạng.

Các hiện tượng sinh lý của sự chết xoay quanh các thay đổi của khí, kinh mạch và các giọt khí. Về phương diện tâm lý, vì các thức, theo thể loại từ thô đến vi tế, tùy thuộc vào khí như người kỵ mã tùy thuộc vào con ngựa mình cưỡi, cho nên khi các loại khí này tan rã hoặc mất đi khả năng làm căn cứ của tâm thức, thì điều đó sẽ gây ra những thay đổi cơ bản trong kinh nghiệm tâm thức.

Sự chết bắt đầu với các tiến trình tan rã tuần tự của các khí liên đới với tứ đại - đất, nước, lửa và gió. Đất (địa đại) chỉ vào các phần tử rắn của thân như là xương, và sự tan rã của khí liên đới đến địa đại có nghĩa là khí này không còn có thể làm căn cứ của tâm thức. Kết quả sự tan rã của địa đại là tiềm năng của khí liên đới đến nước lấn lướt mạnh mẽ hơn lên. Nước (thủy đại) - là tất cả các thể lỏng trong thân - cũng vận hành làm căn cứ của tâm thức như địa đại. Sự chấm dứt của năng lực làm căn cứ cho tâm thức của một phần tử (đại) và làm cho năng lực ấy trong một phần tử (đại) khác mạnh hơn, lấn lướt lên, gọi là sự ‘’tan rã’’. Vì vậy, đó không phải giống như trường hợp ta mang đất hòa trộn vào nước (xem trang 46).

Cùng lúc với sự tan rã của địa đại, bốn phần tử khác cũng tan rã (xem biểu đồ 1), kèm theo là các dấu hiệu chết bên ngoài (nói chung có thể thấy rõ bởi người xung quanh) và một dấu hiệu chết bên trong (là kinh nghiệm xảy ra bên trong người chết). Cùng tiến trình tương tợ tái diễn tuần tự cho 3 đại còn lại kia (xem các biểu đồ 2 đến 4), kèm theo các dấu hiệu bên ngoài và bên trong tương ứng.

Biểu đồ 1: Chu kỳ 1 của sự tan rã đồng thời

Phần tử tan rã

Dấu hiệu chết

bên ngoài

Dấu hiệu chết

bên trong

địa đại

thân thể gầy ốm, tứ chi lỏng lẻo; cảm thấy bị nhận chìm xuống đất

thấy xuất hiện các ảo tượng

sắc uẩn

tứ chi teo nhỏ lại, thân yếu đi và không còn sức lực

đại viên cảnh trí căn bản (ý thức bình thường của ta nhận biết rõ nhiều đối tượng cùng một lúc)

thị lực trở nên mơ hồ và tối tăm

nhãn thức

đôi mắt không còn nhắm mở được

màu sắc, hình dạng

bóng láng của thân giảm; sức lực tiêu mòn

Biểu đồ 2: Chu kỳ 2 của sự tan rã đồng thời

Phần tử tan rã

Dấu hiệu chết

bên ngoài

Dấu hiệu chết

bên trong

thủy đại

nước bọt, mồ hôi, nước tiểu, máu và các thể dịch khô cạn nhiều

thấy xuất hiện màn khói

thọ uẩn (lạc thọ, khổ thọ và vô ký)

thần thức không còn cảm thấy 3 loại cảm thọ liên hệ đến thọ uẩn

bình đẳng tánh trí căn bản (ý thức bình thường căn bản của ta nhận biết các cảm giác lạc, khổ và vô ký)

không còn nhận biết các cảm thọ của tâm thức

nhĩ thức

không còn nghe được âm thanh bên ngoài và bên trong cơ thể

âm thanh

không còn nghe tiếng ù ù trong tai

Biểu đồ 3: Chu kỳ 3 của sự tan rã đồng thời

Phần tử tan rã

Dấu hiệu chết

bên ngoài

Dấu hiệu chết

bên trong

hỏa đại

không thể tiêu hóa đồ ăn, thức uống

thấy xuất hiện đom đóm sáng hoặc tia lửa xẹt trong khói

tưởng uẩn

thần thức không còn biết gì đến công việc của các người thân

diệu quán sát trí căn bản (ý thức bình thường của ta nhận biết tên riêng, mục đích... của các người thân)

thần thức không còn nhớ tên của các người thân

tỷ thức

hơi hít vào yếu hẳn thở hắt ra mạnh và dài

khứu giác

không còn ngửi

được

Biểu đồ 4: Chu kỳ 4 của sự tan rã đồng thời

Phần tử tan rã

Dấu hiệu chết

bên ngoài

Dấu hiệu chết

bên trong

phong đại

mười loại khí đổ về tim; thở ra hít vào ngưng hẳn

hành uẩn

không còn vận

động gì được nữa

thấy xuất hiện ngọn đèn xèo xèo sắp tắt

Thành sở tác trí căn bản thức bình thường của ta nhận biết các hoạt

ý thức về các hoạt động bên ngoài v.v... không còn nữa

động bên ngoài,

mục đích...) ý thức

về các hoạt động

bên ngoài v.v...

không còn nữa

thiệt thức

lưỡi cứng và tê rụt lại, cuống lưỡi xanh xám

vị giác

không còn cảm thấy mùi vị được nữa

các cảm quan của cơ thể và các đối tượng sờ nắm được

xúc giác không còn cảm thấy được tính nhám hoặc trơn láng

Biểu đồ 5: Chu kỳ 5 đến 8 của sự tan rã đồng thời

Phần tử tan rã

Nguyên nhân

xuất hiện

Dấu hiệu chết

bên trong

Chu kỳ thứ 5

80 tâm sở

khí của kinh mạch trái và phải ở phía trên tim đổ về kinh mạch trung ương trên đảnh

đầu

đầu tiên thấy ngọn đèn cháy; sau thấy màn không trong suốt tràn ngập ánh

sáng trắng

Chu kỳ thứ 6

màn tâm thức trắng

khí của kinh mạch trái và phải ở phía dưới tim đổ xuống kinh mạch trung ương ở căn cứ

xương cùng

thấy màn không cực kỳ trong suốt tràn ngập ánh sáng đỏ

Chu kỳ thứ 7

màn tâm thức đỏ

tăng dần

khí bên trên và bên dưới tụ lại tại tim; sau đó đi vào trong các giọt khí ở tim

đầu tiên thấy màn không tràn ngập bóng tối dày đặc; sau thấy như bị ngất lịm đi không

biết gì nữa

Chu kỳ thứ 8

Màn tâm thức màu đen của định cận mãn

tất cả các khí tan rã vào trong khí trợ sinh cực vi tế trong các giọt khí bất hoại ở tim

thấy màn không cực kỳ trong suốt không còn gợn chút màu trắng, đỏ và đen - tâm thức tịnh quang

của sự chết

Khi chu kỳ 5 khởi đầu, tâm thức cũng bắt đầu tan rã, nghĩa là các tâm thức thô ngưng lại và các tâm thức vi tế nổi lên. Đầu tiên, các tư tưởng (tâm sở) ngừng - tan rã (theo một cách nói) vào màn tâm thức trắng (xem biểu đồ 5). Tâm thức vi tế này, mang một màn rỗng không tràn ngập ánh sáng màu trắng xuất hiện, không còn các tâm sở thô, nhưng vẫn còn chút ít tính nhị nguyên (phân biệt ta và người). Sau đó, nó tan rã vào trong màn “tâm thức đỏ tăng dần” vi tế hơn nữa, rồi lại tan vào màn tâm thức đen. Ở điểm này, thần thức chỉ thấy xuất hiện một màn rỗng không tràn ngập màu đen, cùng lúc, thần thức ngất lịm đi. Sau đó, tất cả biến đi và chỉ còn để lại một màn rỗng không hoàn toàn bất nhị - tức là tâm thức của ánh tịnh quang cực kỳ trong suốt - không gợn chút trắng, đỏ và đen. Đó là sự chết.

Vì hơi thở bên ngoài (có thể dò thấy được qua lỗ mũi) đã ngưng từ lâu trước đó, ở chu kỳ 4, nên đối với Mật tông, thời điểm của cái chết không do nơi hơi thở vào hay ra mà là lúc người chết thấy tâm thức ánh tịnh quang xuất hiện. Người chết thường trụ trong trạng thái rỗng không trong suốt này khoảng 3 ngày, sau đó (nếu cơ thể chưa bị hủy hoại bởi bạo bệnh), có các dấu hiệu bên ngoài là máu mủ tiết ra từ lỗ mũi và bộ phận sinh dục, cho biết thần thức đã rời khỏi thân. Chỉ lúc đó mới là lúc an toàn để di chuyển thi thể và làm ma chay. Trước đó, thần thức vẫn còn trụ trong thân và bất cứ động chạm mạnh bạo nào cũng chỉ có tác dụng làm trở ngại giai đoạn tối hậu của tiến trình chết, với hậu quả là thần thức có thể phải đi đầu thai cảnh giới thấp.

Khi ánh tịnh quang ngừng, thần thức trải qua thêm một lần nữa 7 giai đoạn tan rã, nhưng theo thứ tự ngược lại như sau:

  1. Ánh tịnh quang
  2. Màn (bầu trời) đen định cận mãn
  3. Màn (bầu trời) đỏ tăng dần, rực rỡ
  4. Màn (bầu trời) sắc trắng rực rỡ
  5. Ngọn đèn sắp tắt
  6. Đom đóm
  7. Khói
  8. Ảo tượng

Ngay khi tiến trình thứ tự ngược bắt đầu, người chết tái sinh vào trạng thái trung ấm (bar-do), giữa hai kiếp sống, thọ một thân vi tế có thể đi đến bất cứ nơi nào nó muốn, xuyên qua núi non vật chất để đi tìm một nơi tái sinh thực sự.

Toàn thể kiếp sống của thân trung ấm có thể kéo dài từ một phút chốc cho đến 7 ngày, tùy theo nó có tìm được nơi tái sinh thích hợp hay không. Nếu không, thân trung ấm phải trải qua một cái ‘‘chết nhỏ’’ trải qua 8 giai đoạn chết đã nói trên, nhưng trong một khoảng thời gian rất ngắn. Rồi nó lại trải qua 8 giai đoạn của tiến trình ngược và tái sinh trong một thân trung ấm mới thứ hai. Nó chỉ có thể trải qua 7 lần thân trung ấm như thế là tối đa, tổng cộng là 49 ngày. Trong khoảng thời gian đó, một nơi đầu thai bắt buộc phải được tìm ra.

Ta có thể so sánh cái ‘’chết nhỏ’’ xảy ra giữa hai thân trung ấm hoặc ngay trước khi đi đầu thai với 8 giai đoạn chết (từ sự xuất hiện của ảo tượng cho đến tịnh quang) mà ta phải trải qua khi đi vào giấc ngủ. Tương tợ, khi đi vào giấc mộng thì ta thường phải trải qua 8 giai đoạn của tiến trình ngược trước khi giấc mộng bắt đầu; giấc mộng này chấm dứt bằng 8 giai đoạn chết, tiếp theo bởi 8 giai đoạn tiến trình ngược. Đó là những gì xảy ra khi ta chuyển từ giấc mộng này qua một giấc mộng khác hay khi ta tỉnh ra khỏi giấc ngủ.

Những trạng thái tâm thức chuyển biến càng lúc càng vi tế lúc lâm chung, hay càng lúc càng thô lúc tái sinh, đều phải trải qua sự ngất xỉu hay qua những lúc cực điểm hoan lạc, cũng giống như các chuyển biến trước và sau một giấc ngủ, một cơn mộng, nhưng tiến trình của các trạng thái mộng này không trọn vẹn đầy đủ.1 Như thế có nghĩa là các trạng thái trên không những biểu thị các trình độ vi tế làm nền móng cho mỗi thời khắc tâm thức ta thành hình, mà còn diễn bày những trạng thái tâm thức con người thường trải qua mà không nhận biết. Lý thuyết này ngụ ý rằng tâm thức của đời sống bình thường chỉ liên hệ đến các tầng lớp thô và nông cạn, không chú ý đến các trạng thái vi tế vốn là nền tảng của cả tâm thức lẫn các màn tâm thức. Đó là trường hợp thiếu hiểu biết về nguồn gốc cũng như về hậu cứ trú ẩn của tâm thức. Người bình thường chỉ luôn luôn đồng nhất mình với các trạng thái tâm thức thô và nông cạn đến nỗi cảm thấy sợ hãi bị hủy diệt khi phải đi vào các trạng thái tâm thức vi tế.

Trong các giai đoạn tu tập Tự Khởi và Hoàn Tất của Mật Tông Tối Thượng Du Già, các tiến trình không kiềm chế được của sự chết, trung ấm và tái sinh cuối cùng sẽ được thanh tịnh hóa. Trạng thái vi tế nhất của tâm - ánh tịnh quang - sẽ được sử dụng để làm nền tảng quán tưởng phát tâm từ bi mà không tạo ra thêm các tâm thô nào nữa. Các thực chứng của quá trình tu tập kể trên vượt hơn hẳn trình độ tu tập của những người chưa phát được tâm từ bi, chưa nhập tánh Không và chưa học pháp môn Du Già quán tưởng Hộ Phật* (là pháp môn thiền định quán tưởng để phát sinh từ bi và trí tuệ tánh Không qua sự quán tưởng mình hóa thành vị Hộ Phật).1 Tuy nhiên, nếu muốn, ta vẫn có thể thích ứng quan điểm về cuộc sống của mình để học hỏi hiểu biết các trạng thái đã bàn ở trên. Chính trong chiều hướng ý nguyện đó mà quyển sách này được chuyển dịch.

* Là vị Phật (Tạng ngữ là Yidam, Anh ngữ là Deity) mà hành giả đã chọn tu tập theo và thủ hộ (gìn giữ hình ảnh bằng quán tưởng) tại tim suốt thời khoá hành trì mật pháp. (Chú thích của dịch giả Việt ngữ).

1 Xem quyển Mật tông Tây Tạng của Tổ Tông Khách Ba (Tsong-ka-pa’s Tantra in Tibet), sách đã dẫn, trang 60-6.

VỀ KINH BẢN

Phần sau của sách được dịch từ quyển Tam Thân Căn Bản Giác Đăng Luận - Tử, Trung Ấm, Tái Sinh (gZhi’i sku gsum gyi rnam gzhag rab gsal sgron me),1 trước tác bởi Đại Sư Yang-jen-ga-way-lo-dro (db Yangs-can-dga’- ba’i-blo-gros), là một vị học giả thế kỷ thứ 18 và cũng là hành giả du già phái Hoàng Mạo (dGe-lugs-pa), dòng tu của Phật giáo Tây tạng. Quyển sách này cơ bản là luận về Mật Tông Tối thượng Du Già (Anuttarayoga-tantra) trong hệ tu tập Tam Nghiệp Bí Mật Phật (Guhyasamaja), chú giải các luận của Bồ tát Long Thọ viết bởi Tổ Tông Khách Ba trong quyển Viên Mãn Giác Đạo Đăng (của Tổ Long Thọ) ‘Ngũ Giai Đoạn’: Tinh Hoa Giáo Lý Mật Tông Vương, Quang Minh Tam Nghiệp Bí Mật Phật (rGyud kyi rgal po dpal gsang ba’dus pa’i man ngag rimpa Inga rab tu gsal ba’i sgron me). Các chương viết về cõi trung ấm và tái sinh cũng trích từ Bồ Đề Thứ Đệ Đạo Quảng Luận (Lam rim chen mo) của Tổ Tông Khách Ba, quyển này ngài đã tóm tắt A Tỳ Đàm Câu Xá Luận (Abhidharmakosha) của Tổ Thế Thân, cũng như quyển Thứ Đệ Đạo Phương Tiện Thành Tựu Tam Nghiệp Bí Mật Phật (Samajasadhana-vyavasthali) của ngài Long Bồ Đề (Nagabodhi). Như tác giả đã nói, để tóm gọn, ngài đã thâu tóm rất nhiều kinh luận; một số các kinh luận này được nêu ra trong các chú thích cuối trang.

Văn bản này trình bày thật rõ ràng các căn bản tâm lý của sự tu tập Phật giáo, đưa ra mục đích tối hậu của tiến trình tu tập bao la của Con Đường Thứ Lớp mà đức Phật đã khai thị - đó là phương pháp chuyển hóa sự chết thành nhập pháp thân bất tử để hoằng hóa lợi tha.

JEFFREY HOPKINS

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh