Chết Vào Thân Trung Ấm Và Tái Sinh: Các Giai Đoạn Hoàn Tất Thân Trung Ấm

CHẾT VÀO THÂN TRUNG ẤM VÀ TÁI SINH: CÁC GIAI ĐOẠN HOÀN TẤT THÂN TRUNG ẤM

Tâm thức ánh tịnh quang trụ trong bất động dù bao lâu đi nữa, cuối cùng cũng sẽ có một sự chuyển động nhẹ như là một thoáng rùng mình trong tâm thức ấy. Thế là bắt đầu ra khỏi ánh tịnh quang. Ở điểm này, khí cực vi tế và thần thức lìa khỏi các giọt khí trắng-đỏ đã mở ở tại tim và thoát ra ngoài. Bỏ cơ thể lại, và một thân mới là thân trung ấm được thành hình. Cùng lúc, giọt khí trắng từ tim chảy xuống và tiết ra ngoài chỗ kín của người nam hay nữ, trong khi đó, giọt khí đỏ chảy ngược lên và tiết ra khỏi lỗ mũi.

Khí trợ sinh này, là căn cứ của ánh tịnh quang sự chết và có ánh sáng ngũ sắc, bây giờ tác động làm nhân trọng yếu của thân trung ấm.

Màu sắc của khí trợ sinh cực vi tế, tự nó là màu trắng, nhưng nó phát xạ ra 5 màu sắc: trắng, đỏ, vàng, xanh lục và xanh dương.

Khí trợ sinh này cũng tác động làm cộng nhân của tâm thức của thân trung ấm.

Tâm thức ánh tịnh quang sự chết tác động làm cộng nhân của thân và làm nhân trọng yếu của tâm thức thân trung ấm. Nương nhờ vào đó, thân trung ấm, lúc đó là một thân tạo bằng khí với hình dạng của thân người trong cảnh giới tái sinh sắp tới, được thực sự thành hình, nhưng tách rời khỏi các uẩn của thân cũ [là thân của kiếp vừa mới chết] mang theo nghiệp quả [của các hành động quá khứ].

Thân của kiếp trung ấm mang hình dáng của thân sẽ phải tái sinh trong đời sau, dầu là địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, a tu la hay trời.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Lúc đó, ba tâm thức gồm màn trắng xuất hiện, đỏ tăng, đen cận mãn đã được giảng trong phần trước sẽ khởi lên tuần tự theo tiến trình ngược. Sự hé rạng của tâm thức đen cận mãn trong tiến trình ngược, sự chấm dứt của ánh tịnh quang sự chết và sự cấu tạo của thân trung ấm xảy ra cùng một lúc. Trong nhiều kinh sách - như kinh đại [Đại thừa] và kinh tiểu [Tiểu thừa], Trí tuệ [A tỳ đàm vi diệu pháp] và Du Già Sư Địa Luận của tổ Vô Trước - đều viết rằng sự chấm dứt của cái chết và sự cấu tạo của thân trung ấm xảy ra đồng thời, như là [chuyển động lên và xuống] ở hai bên đầu cán cân. Hơn nữa, vì thân trung ấm sinh ra một cách tự nhiên nên các chi nhỏ lớn (tay chân) của nó cũng được cấu tạo thành cùng một lúc.

Ngay khi thân trung ấm vừa thành hình, tâm thức của nó lúc đó là tâm của màn đen cận mãn trong tiến trình ngược. Từ đó, tâm đỏ tăng của tiến trình ngược phát sinh; rồi sau đó, tâm màn trắng xuất hiện và tiếp theo là 80 tâm sở hiện hành. Trong lúc đó, các dấu hiệu biểu hiện - từ [đen] cận mãn đến ảo tượng - xảy ra tuần tự theo tiến trình thứ tự ngược đã giảng lúc trước.

Thứ tự bây giờ là:

  1. Ánh tịnh quang
  2. Đen cận mãn tỏa rạng
  3. Đỏ tăng tỏa rạng
  4. Trắng xuất hiện tỏa rạng
  5. Ngọn lửa đèn bơ cháy
  6. Đom đóm
  7. Khói
  8. Ảo tượng

Thân trung ấm vội vã đi tìm nơi tái sinh, tìm hương [để ăn mà sống] v.v...Vì mang một thân có tâm thức cực vi tế, tạo thành chỉ nhờ năng lượng của khí, và vì đã bỏ lại thân thô lậu cấu tạo bởi các phần tử nặng trược gồm thịt, máu thô v.v..., thân trung ấm được gọi là Báo thân căn bản [mang ý nghĩa, nó là căn bản của sự tẩy tịnh để có thể chuyển hóa thành Báo thân]. Nó còn được gọi là thực hương ấm [vì nó ăn mùi hương mà sống].

Hỏi: Có thí dụ nào có thể diễn tả cụ thể hơn sự hiện hữu của thân trung ấm không ?

Đáp: Trong đời sống thường ngày, khi ta đi vào giấc ngủ, 4 dấu hiệu [ảo tượng, khói, đom đóm, và ngọn lửa đèn bơ cháy] và bốn giai đoạn Không [Không, tột Không, đại Không, và nhất thiết Không] của giấc ngủ cũng hé rạng như các giai đoạn trong tiến trình sự chết, nhưng rất ngắn gọn. Ánh tịnh quang sự ngủ [thô hơn ánh tịnh quang sự chết] cũng hé rạng, và khi ta ra khỏi ánh tịnh quang sự ngủ là ta sẽ mang một thân trong mộng (lúc ngủ mơ) [tương tợ khi ra khỏi ánh tịnh quang sự chết là vào thân trung ấm]. Khi xuất ra khỏi ánh tịnh quang sự ngủ, thân trong mộng được cấu tạo thành, và ta nằm mơ thấy làm đủ thứ chuyện trong giấc mơ. Rồi khi bắt đầu thức dậy, thân mộng làm bằng khí sẽ tan rã bắt đầu từ ngoại vi, như làn hơi thở trên mặt gương, và tụ nơi tim, thân này tan rã vào trong khí cực vi tế và tâm thức, vốn là một tự thể không phân lìa nằm trong kinh mạch trung ương tại tim của các phần tử (các đại) của thân và tâm ý trước khi ngủ. Từ đó, ta thức giấc và làm các hoạt động bình thường.

Mô tả thân trung ấm

Đặc tính: Tự thể của thân trung ấm mang 5 đặc tính:

  1. Nó có đầy đủ các giác
  2. Vì nó sinh ra một cách tự nhiên, tất cả các chi (tay chân) chính và phụ của nó sinh ra đầy đủ đồng thời với thân.
  3. Vì nó có thân vi tế nên không thể bị tiêu diệt dù bằng vật cứng như kim cương.
  4. Trừ nơi tái sinh của nó như là trong dạ con, bụng của người mẹ, ngoài ra không vật gì có thể cản được thân trung ấm đi qua, dù là núi non, hàng rào v...
  1. Qua sức mạnh của nghiệp lực, nó có thể đi đến bất cứ nơi nào nó muốn, cho dù là Đức Phật cũng không cản được.

Thay đổi thể loại. Ngài Thế Thân trong bài luận Kho Tàng Trí Tuệ (A tỳ đàm câu xá luận)1 giảng nghĩa là khi thân trung ấm của một thể loại nào đó đã thành hình thì nó không thể thay đổi được nữa [có 6 cõi tái sinh là: thiên, a tu la, nhân, súc sanh, ngạ quỷ và địa ngục]. Tuy nhiên, trong quyển luận Tóm lược Trí tuệ (A tỳ đàm tập luận) của tổ Vô Trước nói rằng dù một khi thân trung ấm của một thể loại đã thành hình, không có gì chắc chắn là nó sẽ phải đi tái sinh đúng theo thể loại đó, đã có những trường hợp đảo nghịch sang thể loại tái sinh khác. Các kinh sách trong hệ phái tiểu [Tiểu thừa] và đại [Đại thừa] A tỳ đàm đã ghi lại có trường hợp người chết đạt được quả Diệt Tận do sự hộ trì lúc còn ở thân trung ấm; do đó, không thể quả quyết là bắt buộc phải đi tái sinh đúng thể loại thân trung ấm đã thọ.

Từ đồng nghĩa. Ngài Thế Thân trong bài luận Kho Tàng Trí Tuệ (A Tỳ Đàm Câu Xá Luận)2 giảng nghĩa là các chữ ‘thần thức’, ‘thân tìm thọ báo tái sinh’, ‘thực hương ấm’, ‘thân trung ấm’ và ‘thân tìm tái sinh’3 đều đồng nghĩa.

Thọ mạng của thân trung ấm. Thọ mạng của một kiếp [thân trung ấm] dài nhất là 7 ngày; tuy nhiên, vì có trường hợp đầu thai xảy ra ngay lập tức sau khi vào thân trung ấm do các điều kiện duyên hợp tái sinh đầy đủ nên không có gì chắc chắn. Nếu nội trong 7 ngày mà thần thức chưa hội đủ duyên hợp để đi tái sinh thì thân trung ấm sẽ phải trải qua một cái chết nhỏ, từ đó thân trung ấm sẽ tái sinh trong một thân trung ấm [mới khác]. Tổ Vô Trước viết trong quyển Du Già Sư Địa Luận (Diễn giảng Thực tại các Thứ Bậc -Bhumivastu) là theo cách ấy, sau 7 tuần, các duyên chắc chắn sẽ hợp đầy đủ và thần thức bắt buộc phải đi tái sinh.

Sự chết của thân trung ấm. Về tiến trình cái chết nhỏ của thân trung ấm sau 7 ngày, khí của thân trung ấm tụ họp theo từng giai đoạn từ ở trên đầu và ở dưới chân về tim, như khi một người phà hơi thở trên mặt gương, hơi sẽ tụ lại từ ngoài bìa gương vào trong cho đến khi biến mất hết. Tám mươi tâm sở của thân trung ấm cũng như các khí làm căn cứ của nó tan rã. Từ đó 4 dấu hiệu ảo và 4 tâm thức Không của sự chết của thân trung ấm hé rạng nhanh chóng, và ánh tịnh quang của sự chết xuất hiện. Sau đó, khí căn cứ của ánh tịnh quang tác động làm nhân trọng yếu và các khí của thân trung ấm sẽ được tạo thành như trước, đồng thời với sự xuất hiện của tâm thức màn đen cận mãn của tiến trình ngược. Bất kể là cái chết nhỏ đã xảy ra bao nhiêu lần lúc mang thân trung ấm, chúng đều xảy ra trong giai đoạn trung ấm [chứ không phải ở giai đoạn của sự chết].

Thấy thân kiếp trước. Tổ Vô Trước viết trong quyển Du Già Sư Địa Luận (Diễn giảng Thực tại các Thứ Bậc-Bhumivastu) là cho dù thân trung ấm thấy thân thể cũ kiếp trước của mình, nhưng vì đã cắt đứt mọi liên hệ với thân thể ấy nên không khởi nghĩ ‘Đó là thân của tôi’ và do đó cũng không phát khởi ý muốn nhập trở lại vào thân cũ của mình.

Bảy ngày. Một số luận sư nói rằng kiếp của thân trung ấm 7 ngày là tính theo ngày tháng của thể loại thân tái sinh sắp tới [tùy theo thể loại, có khi rất dài hơn so với 1 ngày của kiếp người]. Điều này không đúng, bởi vì thân trung ấm [nếu phải đi tái sinh] trong địa ngục hay trong cảnh trời sắc giới thì phải ở lại trong cõi trung hữu 7 ngày tính theo đơn vị thời gian của các cảnh giới trên; điều này hoàn toàn vô lý vì nếu như thế, phải công nhận là có những trường hợp trụ trong cõi trung ấm hàng triệu năm mà không hội đủ duyên hợp để tái sinh.

Phương cách thoát ra khỏi thân sau khi chết. Người phải đi đầu thai trong địa ngục thì thần thức sẽ thoát ra khỏi thân từ hậu môn; nếu làm ngạ quỷ sẽ thoát ra từ miệng; làm súc sinh sẽ thoát ra từ đường tiểu; làm người thoát ra từ mắt; tái sinh lên cảnh trời dục giới sẽ thoát ra từ rốn; làm quỷ dạ xoa sẽ thoát ra từ mũi; làm thần có phép lạ hay nếu tái sinh về cõi dục giới ‘tương tợ người’ sẽ thoát ra từ lỗ tai.1 Nếu tái sinh trong cảnh trời sắc giới, thần thức đi ra từ giữa hai chân mày, và nếu lên cảnh trời vô sắc giới sẽ thoát ra từ đỉnh đầu. Tất cả đều được ghi trong 8 chương của quyển Mật điển Samputa v.v...

Phản đối: Điều nói trên trái ngược với điều Tổ Vô Trước viết trong quyển Địa Luận v.v... là khi thân xác bỏ lại thì thần thức lìa thân thể ở tim.

Đáp: Không có sự trái ngược. Khi thần thức từ trong thân để thoát ra thì nó bắt đầu ở tim, tuy nhiên, vào lúc nó thoát hẳn ra ngoài khỏi thân thì nó xuất ra từ những cửa cá biệt nói trên.

Hỏi: Ngài Thế Thân có ý gì khi nói:1 ‘Trong các giai đoạn của sự chết, thần thức chết và xuất ra khỏi thân ở chân, rốn và tim’, và, trong quyển luận của ngài: ‘Nếu người phải đi tái sinh vào cảnh giới dữ, thần thức ngừng ở chân, tái sinh cảnh giới người, ngừng ở rốn. Nếu đi tái sinh trong cảnh trời, hoặc khi một bậc Diệt Tận (A La Hán) chết đi thì thần thức sẽ chấm dứt ở tim’?

Đáp: Như đã giảng trong luận của ngài, thần thức ngừng ở các chỗ kể trên, và như thế, các đoạn văn này chỉ diễn tả các phương cách chấm dứt của thần thức dưới ảnh hưởng của sự ngưng hoạt động của các cảm quan cơ thể tại những nơi kể trên như là chân v.v... Vì luận không có nói là thần thức rời thoát ra ngoài khỏi thân tại các nơi đó, nên không có gì trái ngược với những điều đã giảng trong phần trước kia.

Nhìn thấy. Ngài Thế Thân trong A Tỳ Đàm Câu Xá Luận (Kho Tàng Trí Tuệ)2 giảng nghĩa là các thân trung ấm đồng thể loại đều nhìn thấy lẫn nhau và những người có mắt thánh [thầy bói, đồng cốt] cũng thấy họ được. Về điều này, nếu mắt thánh có được từ khi mới sinh ra thì vẫn còn là ô uế, không phải là huệ nhãn thanh tịnh. Huệ nhãn thanh tịnh chỉ có được qua năng lực thiền định. Luận của ngài Thế Thân, A Tỳ Đàm Câu Xá Luận Thích (Kho Tàng Trí Tuệ) cũng có giảng rằng các thân trung ấm của cảnh giới cao có thể nhìn thấy được các thân trung ấm của cảnh giới thấp.

Kích thước. Ngài Thế Thân trong bài luận Kho Tàng Trí Tuệ giảng nghĩa là thân trung ấm của cõi người này có kích thước của một đứa bé khoảng 5 hay 6 tuổi.2 Tuy nhiên, luận cũng ghi rằng điều đó không phải luôn luôn nhất định đúng như thế.

Tưởng ảnh. Tổ Vô Trước viết trong quyển Du già Sư Địa Luận rằng nếu các thân trung ấm phải tái sinh trong các nẻo dữ [súc sinh, ngạ quỷ hay địa ngục], sẽ thấy xuất hiện lá cờ đen trải căng ra, hoặc thấy màn đêm tràn ngập bóng tối; trong khi các thân trung ấm được tái sinh trong các nẻo tốt [người, a tu la, trời] thấy xuất hiện lá cờ trắng trải căng ra, hoặc thấy màn đêm tràn ngập ánh trăng.

Màu sắc. Quyển Phật Thuyết Bào Thai Kinh** dạy là [màu sắc của] thân trung ấm phải tái sinh trong địa ngục sẽ là màu giống như khúc gỗ bị đốt cháy; ngạ quỷ giống như là nước; súc sinh giống như là khói; thân trung ấm tái sinh lên cảnh trời dục giới hoặc cõi người có màu vàng ròng; tái sinh lên cảnh trời sắc giới có màu trắng v.v...

Hình dạng. Ngài Thế Thân trong bài luận A Tỳ Đàm Câu Xá Luận Thích (Kho Tàng Trí Tuệ) giảng nghĩa là thân trung ấm mang hình dạng xác thân của ‘trạng thái trước’ nghĩa là hình dạng của trạng thái của kiếp sắp tới mà nó phải đi đầu thai. Có 4 trạng thái:

  1. Trạng thái lúc sinh ra: ngay lúc đầu tiên mới sinh ra cuộc đời mới;
  2. Trạng thái trước: trạng thái hiện hữu từ lúc sinh ra (nối liền với đời sống mới) cho đến khi chết;
  3. Trạng thái chết: hiện hữu trong giây phút cuối của sự chết hoặc là lúc nhập vào ánh tịnh quang của sự chết;
  4. Trạng thái trung ấm: hiện hữu xảy ra giữa trạng thái chết và lúc đi tái sinh

Vì hiểu lầm ý nghĩa đơn giản của chữ ‘trạng thái trước’, có người xác định là thân trung ấm mang hình dạng của thân kiếp trước. Hơn nữa, một số khác, khi thấy [Tổ Vô Trước] giảng thêm là thân trung ấm có hình dạng của kiếp sau sắp tái sinh bèn cả quyết là thân trung ấm mang hìng dạng của kiếp trước trong 3 ngày rưỡi đầu và hình dạng của kiếp sau trong 3 ngày rưỡi còn lại. Tổ Tông Khách Ba viết trong quyển Thứ Đệ Đạo Đại Luận chỉ rõ là các điều phỏng đoán trên chỉ là bịa đặt, không phải là điều giảng từ chánh pháp. Bởi vì từ ngữ ‘trước’ trong cụm từ ‘trạng thái trước’ ám chỉ là trước sự chết sẽ xảy ra của kiếp sau chứ không phải là trước khi vào thân trung ấm. Lý do là vì Ngài Thế Thân trong bài A Tỳ Đàm Câu Xá Luận Thích (Kho Tàng Trí Tuệ) viết, ‘... mang hình dạng thân của trạng thái trước mà nó sẽ xảy ra’, câu này sử dụng thời tương lai chứ không phải thời quá khứ.

Cũng như thế, đối với điều giảng là thân trung ấm mang hình dạng của hữu tình của kiếp mình sẽ tái sinh, có người nói rằng thân trung ấm nào sẽ bị tật nguyền trong kiếp sắp tới thì cũng phải mang hình hài tật nguyền như thế. Điều này rất sai lầm, bởi vì sự tật nguyền bẩm sinh, vì không đầy đủ cảm quan, như là mù mắt, chỉ xảy ra sau khi đã tái sinh vào một chỗ mới, thí dụ như trong dạ con của người mẹ. Ngoài ra, không có chỗ nào trong kinh sách nói rằng thân trung ấm tật nguyền không có đầy đủ các cảm quan. Hơn nữa, thật là vô lý nếu chỉ đơn thuần dựa vào các điều giảng là thân trung ấm mang hình dạng của kiếp sắp tái sinh, mà võ đoán thêm rằng nó phải giống thân thể của kiếp sắp tái sinh trên mọi phương diện.

Cách di chuyển. Tổ Vô Trước viết trong quyển Du Già Sư Địa Luận (Diễn giảng Thực tại các Thứ Bậc) rằng thân trung ấm tái sinh cảnh trời sẽ di chuyển hướng lên trên, tái sinh cảnh giới người sẽ đi thẳng phía trước, và tái sinh trong các cảnh giới thấp sẽ chuyển động hướng về phía dưới, đầu đi trước.

Ba cảnh giới tái sinh. Trước khi đi tái sinh trong cảnh trời dục giới hay sắc giới, thần thức bắt buộc phải trải qua cõi trung ấm. Do đó, Tổ Tông Khách Ba viết trong quyển Thứ Đệ Đạo Đại Luận rằng nếu khẳng định trường hợp các thần thức có nghiệp quá khứ chín mùi ngay và đi tái sinh lập tức mà không trải qua thân trung ấm là sai lầm.

m tội ngũ nghịch khiến thần thức phải đi tái sinh ngay lập tức - giết cha, giết mẹ, giết A la hán, làm thân Phật chảy máu với ác tâm, phá hòa hợp Tăng đoàn - sẽ đưa thần thức đi tái sinh lập tức trong địa ngục sau khi chết. Tuy nhiên, thần thức người chết bắt buộc phải trải qua giai đoạn thân trung ấm trong một thời gian ngắn; do đó không thể giải nghĩa chữ ‘tái sinh lập tức’ là không phải trải qua thân trung ấm.

Tuy thế, nếu thần thức được đi tái sinh trong cảnh trời vô sắc giới [Không vô biên, thức vô biên, phi tưởng và phi phi tưởng xứ] sẽ không phải qua cõi trung ấm. Đó là bởi vì các uẩn làm căn bản cho danh sắc của một đấng thuộc cõi trời vô sắc [gồm thức và hành uẩn] được thành hình thay thế cho sự chết. Thần thức đi đầu thai trong cảnh trời vô sắc sẽ nhập vào đại định vô sắc, trụ trong ánh tịnh quang của sự chết. Như thế trong tiến trình ngược sẽ không có hé rạng của tâm thức màn đen cận mãn sau giai đoạn ánh tịnh quang của sự chết trong tiến trình ngược, bởi vì nếu như thế, màn đen đó sẽ chính là tâm thức của thân trung ấm (và điều này không đúng). Bởi thế nên cảnh trời vô sắc giới không có chỗ trụ nào, cách biệt ra khỏi hai cảnh sắc và dục giới.

Thân trung ấm đặc biệt. Ngài Thế Thân trong quyển luận A Tỳ Đàm Câu Xá Luận Thích (Kho Tàng Trí Tuệ) và ngài Long Bồ Đề trong quyển ‘Thứ Đệ Đạo Đạt Tam Nghiệp Bí Mật Pháp’ (Samajasadha-navyavasthali)1 giảng nghĩa là thân trung ấm đặc biệt của bậc Nhất sinh Bổ Xứ*** rời khỏi cõi Cực Lạc để nhập vào bào thai trong dạ con người mẹ, và thân trung ấm đặc biệt này có hình hài của đứa trẻ mang đầy đủ các tướng quý lớn và nhỏ của đức Phật, và thân tỏa ánh hào quang sáng chói đến hàng tỷ thế giới của 4 đại lục.

Một thế giới theo định nghĩa của nhà Phật bao gồm núi (Tu Di) ở chính giữa, bao quanh là 4 đại lục lớn và 4 đại lục nhỏ.

Phản đối: Điều này trái ngược với lời giảng của ngài Pháp Thiện Thị (Bhadanta Dharmasubhuti) nói rằng Phật [Thích Ca Mâu Ni] nhập trong dạ con trong hình dạng con voi trắng 6 ngà.

Đáp: Không cần phải xác định tiến trình sự chết cho phù hợp với lời giảng ấy [đó là diễn dịch theo ý riêng của ông đó]; tuy nhiên [có thể nói là] ông chỉ giảng điều trên để phù hợp với giấc mơ của bà mẹ của đức Phật. Nếu

  • Sách đã dẫn, trang 5591, quyển 115, 171.3.4 và trang 2674, quyển 62, 8.1.4, 8.3.2, 3.7.
  • Phần này trích theo tổ Thế Thân Vasubandhu’s Commentary on the ‘Treasury of Knowledge’, trang 5591, quyển 115, 3.8-171.4.3, luận giải về III.13ab. Các điều trong ngoặc ở câu kế tiếp cũng dẫn từ quyển này.

*** Nghĩa là bậc Bồ Tát chỉ còn tái sinh một đời rồi đắc quả vị giác ngộ.

Khẳng định rằng một thần thức mang hình dạng của súc sinh để đi tái sinh ở cõi người thì điều này trái ngược với nhiều kinh luận có giá trị. Sự tích [Đức Phật Thích Ca nhập vào bào thai] được ghi khẳng định là đúng như thế trong truyền thống Tiểu thừa, nhưng ngược lại theo truyền thống Đại thừa thì đó chỉ là một phương tiện (quyền giáo) [bởi vì theo Đại thừa, đức Phật đã thành đạo từ vô lượng kiếp trước].

Kết luận

[Như sẽ giảng trong chương 4], các yếu tố của thân trung ấm được mang vào trong con đường tu tập bằng cách sử dụng nó như là Báo thân trong giai đoạn quán Tự Khởi của pháp môn Trì Chú Du Già Tối Thượng. Đó cũng là căn bản tu tập tẩy tịnh qua phương tiện sử dụng huyễn thân uế tạp và tịnh khiết [trong giai đoạn quán tưởng Hoàn Tất]. Vì vậy, cần phải hiểu rõ sâu chi tiết các điều đó.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh