Nhận Biết Osho: Treo Trên Đầu Sợi Chỉ

NHẬN BIẾT OSHO: TREO TRÊN ĐẦU SỢI CHỈ

Có một câu chuyện cổ ở Ấn Độ:

Một hiền nhân vĩ đại phái đệ tử của mình tới triều đình của Vua Janak để học cái gì đó bị thiếu trong thanh niên này.

Anh thanh niên nói, "Nếu thầy không thể dạy được con, làm sao ông Janak này dạy được điều đó cho con? Thầy là hiền nhân vĩ đại, ông ấy chỉ là vua. Ông ấy biết gì về thiền và nhận biết?"

Hiền nhân vĩ đại nói, "Con đơn giản cứ theo chỉ dẫn của ta đi. Tới ông ấy đi, cúi lạy ông ấy; đừng bản ngã thế, cứ tưởng rằng con là sannyasin còn ông ấy chỉ là người chủ gia đình thường, rằng ông ấy sống trong thế giới, ông ấy là phàm nhân còn con là tâm linh. Quên tất cả về điều đó đi. Ta phái con tới ông ấy để học điều gì đó, cho nên với khoảnh khắc này, ông ấy là thầy của con. Và ta biết, ta đã thử ở đây, nhưng con không thể hiểu được bởi vì con cần một hoàn cảnh khác để hiểu nó. Triều đình của Janak và cung điện của ông ấy sẽ cho con hoàn cảnh đúng. Con đơn giản cứ đi đi, cúi lạy ông ấy. Trong vài ngày này, ông ấy sẽ đại diện cho ta."

Ngần ngại, chàng thanh niên lên đường. Anh ta là người Brahmin, đẳng cấp cao. Và cái ông Janak này là gì? Ông ta giầu có, ông ta có vương quốc lớn, nhưng ông ta có thể dạy gì cho một Brahmin? Brahmin bao giờ cũng nghĩ rằng họ có thể dạy được cho mọi người. Và Janak lại không là Brahmin, ông ta là Kshatriya, đẳng cấp chiến binh ở Ấn Độ. Họ được coi là đẳng cấp thứ hai sau Brahmin; Brahmin là đẳng cấp thứ nhất, tiên phong, đẳng cấp cao nhất. Cúi lạy con người này sao? Điều này chưa bao giờ được làm cả! Một Brahmin mà đi cúi lạy một Kshatriya là ngược với tâm trí Ấn Độ.

Nhưng thầy đã nói điều đó rồi, cho nên nó phải được thực hiện. Ngần ngại chàng thanh niên đi, và anh ta ngần ngại cúi lạy. Và khi anh ta cúi lạy, anh ta thực sự cảm thấy giận thầy mình bởi vì phải lạy Janak là xấu thế trong con mắt anh ta. Một người đàn bà đẹp đang nhảy múa trong triều, và mọi người đều uống rượu, và Janak đang ngồi trong nhóm này. Anh thanh niên đã có sự kết án thế - nhưng dẫu sao, anh ta đã cúi lạy.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Janak cười và nói, "Anh không cần cúi lạy ta khi anh mang sự kết án thế trong mình. Và đừng có định kiến thế trước khi anh trải nghiệm về ta. Thầy anh biết ta rõ lắm, đó là lí do tại sao ông ấy đã phái anh tới đây. Ông ấy đã phái anh tới để học cái gì đó, nhưng đây không phải là cách để học."

Chàng thanh niên nói, "Tôi không quan tâm. Thầy đã phái tôi đi, tôi phải tới, nhưng đến sáng tôi sẽ trở về bởi vì tôi không thể thấy được rằng tôi có thể học cái gì ở đây. Thực tế, nếu tôi học cái gì từ ông, cả đời tôi sẽ bị phí hoài! Tôi đã không tới để học uống rượu và xem đàn bà đẹp nhảy múa, và tất cả những điều này đều là mê đắm."

Janak vẫn mỉm cười và nói, "Anh có thể đi vào sáng mai. Nhưng vì anh đã tới và anh mệt mỏi thế... ít nhất thì cũng nghỉ ngơi qua đêm và đến sáng anh có thể đi. Và ai mà biết được - đêm có thể trở thành hoàn cảnh để học điều mà thầy anh đã phái anh tới ta."

Bây giờ, điều này là huyền bí. Làm sao đêm có thể dạy cho anh ta được cái gì? Nhưng thôi được, anh ta phải ở đây qua đêm chứ, cho nên chẳng cần làm nhặng sị lên về điều đó làm gì. Anh ta ở lại. Nhà vua thu xếp cho anh ta ở căn phòng đẹp nhất trong cung điện, xa hoa nhất. Nhà vua tới với chàng thanh niên, làm mọi việc chăm sóc thức ăn cho anh ta, giấc ngủ của anh ta, và khi anh ta đã lên giường, Janak rời đi.

Nhưng anh thanh niên này không thể nào ngủ được cả đêm bởi vì khi anh ta nhìn lên, anh ta có thể thấy thanh kiếm tuốt trần đang treo bằng sợi chỉ mảnh ngay trên đầu mình. Bây giờ, điều nguy hiểm là bất kì khoảnh khắc nào chiếc kiếm cũng có thể rơi xuống và giết chết chàng thanh niên. Cho nên anh ta vẫn còn thức cả đêm, quan sát, để cho anh ta có thể tránh được thảm hoạ nếu nó xảy ra. Đến sáng nhà vua hỏi, "Giường có thoải mái không, phòng có thoải mái không?"

Anh thanh niên nói, "Thoải mái! Mọi thứ đều thoải mái - nhưng chiếc kiếm thì sao? Sao ông lại giở thủ đoạn đó? Nó độc ác thế! Tôi mệt mỏi, tôi đã đi bộ từ đạo tràng xa xôi của thầy tôi trong rừng, và ông chơi trò đùa độc ác thế. Đây là cái kiểu gì vậy, treo chiếc kiếm trần bằng sợi dây chỉ mảnh tới mức tôi sợ rằng chỉ một làn gió nhẹ và tôi đi đời, kết thúc. Tôi đã không tới đây để tự tử."

Nhà vua nói, "Ta muốn hỏi chỉ một điều thôi. Anh mệt mỏi thế, anh có thể đã rơi vào giấc ngủ dễ dàng, nhưng anh lại không thể rơi vào giấc ngủ được. Điều gì đã xảy ra? Nguy hiểm là lớn, nó là vấn đề sống và chết. Do đó anh đã nhận biết, tỉnh táo. Đây là giáo huấn của ta nữa. Anh có thể đi. Hay nếu anh muốn, anh có thể ở lại thêm vài ngày nữa để quan sát ta.

"Mặc dầu ta ngồi đó trong triều, nơi đàn bà đẹp đang nhảy múa, ta vẫn tỉnh táo với lưỡi kiếm trần trên đầu ta. Nó là vô hình; tên của nó là cái chết. Ta không nhìn vào người đàn bà đẹp. Cũng như anh không thể tận hưởng được sự xa hoa của căn phòng, ta không uống rượu. Ta chỉ nhận biết về cái chết, cái có thể tới vào bất kì lúc nào. Ta thường xuyên nhận biết về cái chết; do đó ta sống trong cung điện và vậy mà ta là người ẩn dật. Thầy anh biết ta và hiểu ta. Ông ấy hiểu việc biết của ta nữa. Đó là lí do tại sao ông ấy đã phái anh tới đây. Nếu anh sống ở đây trong vài ngày, anh có thể quan sát theo cách riêng của anh."

Bạn muốn biết làm sao để trở nên nhận biết hơn sao? Trở nên nhận biết hơn về tính mong manh của cuộc sống đi. Cái chết có thể xảy ra vào bất kì khoảnh khắc nào - khoảnh khắp tiếp nó có thể gõ cửa nhà bạn. Bạn có thể vẫn còn không nhận biết nếu bạn nghĩ bạn sẽ sống mãi mãi - làm sao bạn có thể sống vô nhận biết về cái chết nếu nó bao giờ cũng ở cận kề? Không thể được! Nếu cuộc sống là tạm thời, như bọt xà phòng, chỉ một cú châm kim và nó mất đi mãi mãi... làm sao bạn có thể vẫn còn không nhận biết được?

Đem nhận biết vào từng hành động đi.

Có hai bình diện trong bạn: bình diện của tâm trí, và bình diện của vô trí. Hay, để tôi nói điều đó theo cách này: bình diện khi bạn ở ngoại vi của bản thể mình và bình diện khi bạn ở trung tâm của bản thể mình.

Mọi đường tròn đều có tâm - bạn có thể biết điều đó, bạn có thể không biết điều đó. Bạn thậm chí có thể không nghi ngờ rằng có tâm, nhưng phải có chứ. Bạn là ngoại vi, bạn là đường tròn - có trung tâm. Không có trung tâm bạn không thể hiện hữu được; có hạt nhân của bản thể bạn.

Tại trung tâm đó bạn đã là vị phật, người đã về tới nhà. Ở ngoại vi, bạn đang trong thế giới - trong tâm trí, trong mơ, trong ham muốn, trong lo âu, trong cả nghìn lẻ một trò chơi. Và bạn là cả hai.

Nhất định có những khoảnh khắc mà bạn sẽ thấy rằng trong vài khoảnh khắc bạn đã từng giống như vị phật - cùng sự duyên dáng đó, cùng nhận biết đó, cùng im lặng đó; cùng thế giới của cái đẹp, của ân huệ, của phúc lành. Sẽ có những khoảnh khắc, những thoáng nhìn về trung tâm riêng của bạn - chúng không thể là thường hằng; bạn sẽ bị ném đi ném lại về ngoại vi. Và bạn sẽ cảm thấy ngu xuẩn, buồn bã, thất vọng; thiếu nghĩa cuộc sống - bởi vì bạn tồn tại ở hai bình diện, bình diện của ngoại vi và bình diện của trung tâm.

Nhưng dần dần, bạn sẽ trở nên có khả năng đi từ ngoại vi tới trung tâm và từ trung tâm ra ngoại vi rất xuôn xẻ - cũng như bạn bước vào nhà và bước ra nhà. Bạn không tạo ra sự phân biệt nào. Bạn không nói, "Tôi ở ngoài nhà cho nên làm sao tôi có thể đi vào bên trong nhà được?" Bạn không nói, "Tôi đang ở trong nhà cho nên làm sao tôi có thể đi ra ngoài nhà được?" Trời nắng ở bên ngoài, trời ấm, dễ chịu - bạn ngồi bên ngoài vườn. Thế rồi trời trở nên ngày một nóng hơn, và bạn bắt đầu vã mồ hôi. Bây giờ trời không còn dễ chịu nữa, trời đang trở nên không thuận tiện - bạn đơn giản đứng dậy và đi vào bên trong nhà. Tại đó trời mát mẻ; tại đó không có gì là không thoải mái. Bây giờ, chính ở trong nhà mới dễ chịu. Bạn cứ đi vào đi ra.

Theo cùng cách đó, con người của nhận biết và hiểu biết đi từ ngoại vi vào trung tâm, từ trung tâm ra ngoại vi. Người đó chưa bao giờ bị cố định vào bất kì chỗ nào. Từ bãi chợ cho tới tu viện, từ hướng ngoại cho tới hướng nội - người đó cứ liên tục di chuyển bởi vì hai điều này là đôi cánh của người đó. Chúng không chống lại nhau. Chúng có thể được cân bằng theo các hướng đối lập - chúng phải là vậy; nếu cả hai cánh đều ở một phía, con chim không thể bay được trong bầu trời. Chúng phải cân bằng, chúng phải ở các chiều đối lập, nhưng dầu vậy chúng vẫn thuộc vào cùng một con chim, và chúng phục vụ cho cùng một con chim. Bên trong và bên ngoài của bạn là đôi cánh của bạn.

Điều này phải được ghi nhớ rất sâu sắc, bởi vì có khả năng... tâm trí có xu hướng cố định. Có những người bị gắn chặt với bãi chợ; họ nói họ không có thời gian cho thiền; họ nói ngay cả nếu có thời gian, họ cũng không biết cách thiền và không tin rằng họ có thể thiền được. Họ nói họ là người trần tục - làm sao họ có thể thiền được? Họ là người duy vật - làm sao họ có thể thiền được? Họ nói, "Không may chúng tôi là người hướng ngoại - làm sao chúng tôi có thể đi vào trong được?" Họ đã chọn chỉ một cánh. Và tất nhiên, nếu thất vọng tới từ nó, điều đó là tự nhiên. Với một cánh thất vọng nhất định tới.

Thế rồi có những người trở nên chán ngán với thế giới và trốn khỏi thế giới, đi lên các tu viện và Himalaya, trở thành sannyasin, sư, bắt đầu sống một mình, áp đặt cuộc sống hướng nội lên bản thân mình. Họ nhắm mắt lại, họ đóng mọi cánh cửa và cửa sổ của mình, họ trở thành giống như đơn tử của Leibniz - không cửa sổ - thế rồi họ bị chán.

Ở bãi chợ họ đã chán ngán, họ đã mệt mỏi, thất vọng. Nó ngày một giống nhà thương điên hơn; họ không thể tìm được sự nghỉ ngơi. Có quá nhiều quan hệ và không đủ ngày nghỉ, không đủ không gian cho bản thân họ. Họ đã rơi vào trong mọi thứ, mất đi bản thể mình; họ đã trở nên ngày một nhiều vật chất và ngày một ít tâm linh. Họ đánh mất chiều hướng của mình. Họ đánh mất chính tâm thức mà họ đang là. Họ trốn đi. Chán ngán, thất vọng, họ trốn đi. Bây giờ họ đang cố gắng sống một mình, cuộc sống hướng nội - chẳng chóng thì chầy họ cũng lại bị chán. Họ lại đã chọn cánh khác, nhưng lại chỉ một cánh. Đây là cách cuộc sống bị thiên lệch. Họ đã lại rơi vào trong cùng ảo tưởng về cực đối lập.

Tôi không thiên về cái này không thiên về cái kia. Tôi muốn bạn trở nên có khả năng là bạn có thể vẫn còn ở bãi chợ và vậy mà mang tính thiền. Tôi muốn bạn quan hệ với mọi người, để yêu, để đi theo cả triệu mối quan hệ, bởi vì chúng làm giàu cho bạn - và vậy mà vẫn còn có khả năng đóng cửa của mình và đôi khi có ngày nghỉ khỏi mọi quan hệ... để cho bạn có thể quan hệ với bản thể riêng của mình nữa.

Quan hệ với người khác, nhưng quan hệ với bản thân bạn nữa. Yêu người khác, nhưng yêu bản thân bạn nữa. Đi ra! - thế giới là đẹp, mang tính phiêu lưu; nó là thách thức, nó giầu có. Đừng đánh mất cơ hội đó - bất kì khi nào thế giới gõ cửa nhà bạn và gọi bạn, đi ra. Đi ra một cách bạo dạn - chẳng có gì để mất cả, có mọi thứ để được. Nhưng đừng bị lạc. Đừng cứ đi mãi và bị lạc; thỉnh thoảng quay về nhà. Thỉnh thoảng quên thế giới đi - đấy là những khoảnh khắc cho thiền. Mỗi ngày, nếu bạn muốn trở nên được cân bằng, bạn nên làm cân bằng bên ngoài và bên trong. Chúng nên mang cùng trọng lượng, để cho bên trong bạn không bao giờ bị thiên lệch.

Đây là nghĩa khi Thiền sư nói, "Đi vào sông, nhưng không cho phép nước chạm chân ông." Ở trong thế giới, nhưng đừng là của thế giới. Ở trong thế giới, nhưng đừng cho phép thế giới ở trong bạn. Khi bạn về nhà, bạn về nhà - cứ dường như cả thế giới đã biến mất.

Hotei, một Thiền sư, đi qua một làng. Ông ấy là một trong những người đẹp nhất đã từng bước đi trên trái đất. Ông ấy được mọi người biết tới như Phật Cười - ông ấy hay cười mọi lúc. Nhưng thỉnh thoảng ông ấy sẽ ngồi dưới gốc cây - trong làng này ông ấy đang ngổi dưới gốc cây với mắt nhắm - không cười, thậm chí không mỉm cười, hoàn toàn bình thản và bình tĩnh. Ai đó hỏi, "Ông không cười à, Hotei?"

Ông ấy mở mắt ra và nói, "Tôi đang chuẩn bị đây."

Người hỏi không thể hiểu được, "Ông ngụ ý gì bởi việc 'chuẩn bị'?"

Hotei nói, "Tôi phải chuẩn bị bản thân tôi cho tiếng cười chứ. Tôi đã cho bản thân mình việc nghỉ ngơi. Tôi phải đi vào, tôi phải quên đi toàn thế giới để cho tôi có thể quay lại được tươi trẻ và tôi có thể lại cười."

Nếu bạn thực sự muốn cười, bạn sẽ phải học cách khóc. Nếu bạn không thể khóc và nếu bạn không có khả năng của nước mắt, bạn sẽ trở nên không có khả năng của tiếng cười. Con người của tiếng cười cũng là con người của nước mắt - thế thì con người được cân bằng. Con người của phúc lạc cũng là con người của im lặng. Người cực lạc cũng là người được định tâm. Họ cả hai đi cùng nhau. Và từ sự cùng nhau này của các cực, con người cân bằng được sinh ra. Và đó là điều mục đích là gì.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh