Mỗi Ngày Một Bữa - Tia Sáng Cuối Đường Hầm Bảo Vệ Sức Khỏe

MỖI NGÀY MỘT BỮA - TIA SÁNG CUỐI ĐƯỜNG HẦM BẢO VỆ SỨC KHỎE

Với phương pháp này, bạn sẽ có một làn da đẹp cũng như diện mạo trẻ trung - những biểu hiện của sức khỏe nội tại dồi dào và tràn đầy năng lượng.

Bác sĩ Yoshinori Nagumo tốt nghiệp trường Đại học Y Tokyo Jikei, hiện là Tổng giám đốc phòng khám Nagumo, nổi tiếng trong lĩnh vực phẫu thuật ung thư, giải phẫu ngực tại nhiều bệnh viện lớn ở Tokyo, Nagoya, Fukuoka.

Kể từ khi công bố phương pháp ăn “mỗi ngày một bữa”, bác sĩ Yoshinori Nagumo đã tham gia chia sẻ ở nhiều nơi trên thế giới, trở thành Chủ tịch danh dự của Hiệp hội Y học Chống lão hóa quốc tế. Cuốn sách Kuufuku Ga Hito Wo Kenko Ni Suru (bản tiếng Việt do Thái Hà Books ấn hành có tựa Ăn ít để khỏe - 1 bữa là đủ sao cần phải 3?) là tài liệu đầu tiên của ông về phương pháp ăn mỗi ngày một bữa. Đây là một trong những cuốn sách hay nên đọc.

Những quan điểm trong Ăn ít để khỏe trái ngược với những kiến thức thông thường về sức khỏe mà chúng ta từng biết, trong đó, bác sĩ Yoshinori Nagumo đưa ra những căn cứ chứng minh ăn ít là phương pháp tự nhiên để bảo vệ sức khỏe. Tin hay không là do bạn, chỉ biết rằng với việc thực hiện nếp sống mỗi ngày ăn một bữa trong 10 năm qua, bác sĩ Yoshinori Nagumo nay đã gần 60 tuổi nhưng vẻ bề ngoài của ông chỉ như ngoài 20.

1420-moi-ngay-mot-bua---tia-sang-cuoi-duong-ham-bao-ve-suc-khoe-1.jpg

Vẻ bề ngoài của bác sĩ Yoshinori Nagumo 56 tuổi

Theo bác sĩ Yoshinori Nagumo, “mỗi lần bụng reo lên vì đói, những điều có lợi cho sức khỏe sẽ được kích hoạt ở mức độ tế bào, tạo nên hiệu quả trẻ hóa”. Trước khi thực hiện chế độ ăn mỗi ngày một bữa, ông từng bị ung thư, không kiểm soát được cân nặng của mình, sức khỏe cũng xuống cấp trầm trọng. Nhưng kể từ khi giảm lượng thức ăn bằng phương pháp “Bữa ăn cơ bản” thì trọng lượng cơ thể ông giảm xuống và tình trạng cơ thể cũng ngày một tốt lên.

Dưới đây trích lược một số phân tích của bác sĩ Yoshinori Nagumo trong cuốn Ăn ít để khỏe, giải thích vì sao chúng ta nên theo phương pháp bữa ăn cơ bản - “mỗi ngày một bữa”.

Ngày nay, trong khi các quốc gia nghèo đói đang oằn mình với vấn đề bùng nổ dân số, thì các quốc gia phát triển lại không thể kiểm soát được vấn đề giảm tỷ lệ sinh nhằm gia tăng dân số, dù họ luôn cố gắng áp dụng những thành tựu khoa học tiên tiến nhất như thụ tinh nhân tạo… Đây chính là một vấn đề của nhân loại. Nhưng ở thời đại của tổ tiên chúng ta, vào những năm trước chiến tranh, việc một cặp vợ chồng có bốn, năm người con là điều bình thường. Có nghĩa là trong những con người hiện đại như chúng ta, con cháu của những người đã cố gắng vượt qua nguy cơ diệt vong của nhân loại, kéo dài sự sống đến ngày nay, luôn tiềm ẩn một loại năng lực được gọi là “khả năng sinh tồn”, thường trở nên sôi sục mãnh liệt vào những lúc gặp đói khổ, lạnh giá, dịch bệnh. Nguồn gốc của khả năng sinh tồn đó chính là “gen sinh mệnh” mà chúng ta thu nạp được sau mỗi lần loài người vượt qua được những mối nguy hại.

Gen sinh mệnh không phải là một loại gen thông thường. Đó là loại gen không thể đếm được như “gen đói” chiến thắng sự đói khát, “gen sống lâu” sinh ra khi cơ thể bị đói, “gen sinh sản” làm tăng tỷ lệ sinh khi ở tình trạng nghèo đói, “gen miễn dịch” chế ngự được bệnh truyền nhiễm, “gen chống ung thư” để chiến đấu với bệnh ung thư, “gen phục hồi” để điều trị bệnh tật và lão hóa… có sẵn trong cơ thể mỗi người chúng ta. Song, điều trớ trêu là nếu không bị rơi vào tình trạng đói khát, lạnh giá, “gen sinh mệnh” sẽ không làm việc. Hơn nữa, nếu không được ăn uống đầy đủ, cơ thể sẽ bị lão hóa, giảm khả năng sinh sản, khi đó hệ miễn dịch sẽ làm việc theo hướng tấn công lại chính cơ thể chúng ta.

Lý do chỉ uống nước vẫn béo

Nhiều người sau khi thất bại trong việc giảm cân, thường hay đùa rằng “Người như tôi chỉ uống nước vẫn cứ béo”. Trên thực tế, việc uống nước có làm ta béo lên hay không là vấn đề cần phải xem xét thêm, còn theo tôi, câu nói kia vẫn mang một ý nghĩa nhất định, đó có thể là đặc tính riêng của con người.

Khi con người sống sót qua thời kỳ đói nghèo kéo dài hơn nửa thời gian của lịch sử nhân loại, tổ tiên chúng ta đã thu nạp được loại gen giúp con người cố gắng hấp thụ phần lớn dưỡng chất dù chỉ từ chút ít thức ăn. Đó chính là “gen đói”, một trong những gen cấu thành nên bộ “gen sinh mệnh”.

Tuy tổ tiên chúng ta dần dần đã kiếm thêm được nhiều thức ăn hơn, nhưng vì không lường được lần tới sẽ no hay đói, cho nên nếu đã có thức ăn, dù rất ít ỏi, chúng ta cũng không bỏ phí chúng. Nhờ đó mà cơ thể biết hấp thụ các dưỡng chất, tích trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ. Đây chính là lý do khiến cơ thể có thể bị béo lên dù chúng ta ăn rất ít. Nếu cơ thể không vận hành như vậy, có lẽ tổ tiên chúng ta không thể sinh tồn qua hàng vạn năm lịch sử trong cuộc chiến với nạn đói. Vì vậy những cơ chế khiến cho cơ thể bị béo lên dù ta chỉ ăn một lượng rất ít chính là thành quả tiến hóa của loài người. “Gen đói” đã điều hành chính xác hoạt động chuyển hóa và tích trữ thức ăn dưới dạng mỡ rất hiệu quả, nên nó còn được gọi là “gen tiết kiệm”.

Nếu nói “gen đói” giúp hấp thụ nguồn dưỡng chất nhiều nhất có thể từ chút ít thức ăn, thì nó cũng được xem là loại “gen tích trữ năng lượng”. Và cùng với “gen đói”, còn một loại gen quan trọng nữa cũng góp phần vào việc duy trì sự sống cho con người. Đó chính là “gen trường thọ”, một loại gen đang thu hút được sự chú ý của giới trẻ trong thời gian gần đây, có tên khoa học là “gen Sirtuin”. Vì nó đang là đề tài hay được nói đến trên ti vi, nên có thể rất nhiều người đã từng nghe đến tên của loại gen này, nhưng động cơ để tìm ra nó lại bắt nguồn là từ giả thuyết “khi chúng ta đói bụng, năng lực sinh tồn sẽ được kích hoạt, và cơ thể được trẻ hóa”.

Hiện nay, chúng ta có thể thấy trong “Pháp nhịn ăn” của đạo Phật hay “Tháng Ramadan” của đạo Hồi, thay vì ăn nhiều, ăn ít sẽ giúp kéo dài sự sống. Và đây chính là lý do khiến các nhà khoa học tiến hành quan sát thời gian sinh tồn thực tế của hầu hết các loài động vật khi thay đổi lượng đồ ăn. Họ thử nghiệm trên hầu hết các loài động vật như khỉ nâu Macaca, chuột bạch, hay chuột lang… và thấy, bằng cách giảm 40% lượng thức ăn, hiệu quả duy trì sự sống đạt mức cao nhất, kéo dài 1,4 - 1,6 lần so với thông thường.

Không chỉ vậy, khi tiến hành thử nghiệm ở khỉ, kết quả cho thấy những con khỉ háu ăn sẽ bị rụng lông và da mặt chảy xệ. Còn với những con khỉ tuy đã nhiều năm tuổi, khi bị hạn chế bữa ăn, lông của chúng vẫn mọc rậm, mượt mà, da trở nên căng bóng. Từ kết quả thực nghiệm này, có thể suy đoán rằng, khi sinh vật ở trong tình trạng đói, chắc chắn có một loại gen nào đó được kích hoạt để duy trì sự sống. Và “gen Sirtuin” chính là kết quả của những hoạt động nghiên cứu dựa trên phán đoán đó.

Các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu thêm và đưa ra kết quả chứng minh rằng khi cơ thể con người ở tình trạng đói, loại gen này sẽ kiểm tra tất cả các gen ở 50.000 tỷ tế bào trong cơ thể người và giúp phục hồi những gen bị hỏng, tổn thương. Điều này không chỉ liên quan đến việc kéo dài tuổi thọ mà còn cho thấy loại gen này cũng tham gia vào “hoạt động ngăn cản sự lão hóa và bệnh tật”.

Nhờ phát hiện ra “gen Sirtuin” này, chúng ta đã có thể kéo dài được thời gian sống và đây chính là điều được nói đến ngay từ đầu: “Gen sinh mệnh” giúp loài người sống lâu.

Trong quá trình tìm hiểu về “gen Sirtuin”, “gen đói” đã đề cập ở trên, cùng các loại “gen sinh mệnh” khác như gen sinh sản, gen miễn dịch, gen phục hồi…, tôi đã có một niềm tin vững chắc rằng, chính việc kích hoạt gen sinh mệnh sẽ mang lại cho chúng ta sự trường thọ và khỏe mạnh. Hơn nữa, gen sinh mệnh chỉ thể hiện khi cơ thể bị đói.

Ăn quá nhiều là khởi nguồn của bệnh tật

Trong thế giới động vật, khi có cơ hội để con cái và con đực gặp nhau, chúng dường như lao vào nhau ngay lập tức để thỏa mãn nhu cầu giao phối của loài. Nhưng trong vấn đề ăn uống, không phải lúc nào nhu cầu này cũng tồn tại và cần giải quyết ngay, đến như sư tử khi đã no bụng cũng sẽ không vồ bắt thỏ dẫu thỏ có đứng yên trước mặt nó đi nữa.

Con người thì sao? Con người khi vừa ăn sáng xong đã ngay lập tức nghĩ tới chuyện ăn trưa.

Con người chúng ta mỗi ngày ăn ba bữa thật no nhưng có bao giờ ta tự hỏi chính cơ thể mình rằng liệu như vậy có đảm bảo sức khỏe không? Câu trả lời của cơ thể chúng ta khi ấy rõ ràng sẽ là “không”. Nếu thiếu một chút dinh dưỡng, chúng ta có thể dễ bị bệnh, nhưng bệnh này lại có thể được chữa khỏi nhờ cơ chế sinh tồn được quy định trong gen hoạt động. Trái lại, ăn uống quá dư thừa sẽ khiến cơ chế này mất tác dụng. Vì vậy, việc ăn no và ngộ nhận trong ăn uống kể trên sẽ khiến cho cơ hội lành bệnh trở nên khó khăn.

Khoa học chứng minh rằng tứ đại kỳ bệnh gồm ung thư - đái tháo đường - bệnh tim mạch - đột quỵ là hệ quả của việc ăn uống dư thừa và thiếu điều độ.

Dù đang ở độ tuổi nào thì việc trước tiên chúng ta cần làm ngay để giữ gìn chất lượng cuộc sống luôn tươi trẻ và khỏe mạnh cũng là thay đổi chế độ ăn bằng cách từ bỏ thói quen ăn no.

Thông thường, khi nhắc đến việc thay đổi thói quen ăn uống, chúng ta thường có suy nghĩ rằng đó là ăn kiêng để giảm cân, thay đổi vóc dáng, nhưng chế độ ăn “mỗi ngày một bữa” tôi đưa ra ở đây không những giúp chúng ta có vòng eo thon gọn, thân hình thanh thoát mà còn giữ cho da dẻ căng mịn và tràn đầy sức sống.

Vì sao tôi đề cập đến ngoại hình ở đây trong khi chúng ta đang bàn về vấn đề sức khỏe? Đơn giản vì ngoại hình là thước đo hiệu quả để đánh giá sức khỏe.

Không mấy ai tin khi tôi nói tôi đã 56 tuổi vì mọi người gặp tôi thường nói tôi chỉ trạc 20 tuổi. Trong khoảng 10 năm gần đây, tôi duy trì được chiều cao 1,73m và cân nặng 62kg. Nhưng trước đây, khi mới ngoài 40 tuổi, có thời điểm cân nặng của tôi lên tới 77kg. Sự thay đổi này là kết quả đạt được từ chế độ tôi muốn chia sẻ với các bạn. Nhờ có chế độ đó, tôi không những gầy đi 15kg mà còn được hưởng nhiều điều lợi khác, như cơ thể trở nên dẻo dai hơn, duy trì sự tươi trẻ, đầu óc minh mẫn.

Cơ thể con người chúng ta ngày nay không thích nghi với việc ăn no

Tổ tiên chúng ta trước đây đã phải trải qua thời kỳ đói rét, khí hậu khắc nghiệt. Chính trong quá trình tiến hóa hàng vạn năm chống chọi với môi trường sống đầy khó khăn đó mà cơ thể chúng ta được thừa hưởng “gen sinh tồn”, hay còn gọi là “gen sinh mệnh”, được trang bị những thành phần để thích nghi với cái đói và cái rét.

Vốn dĩ khả năng thích nghi của loài người được phát huy ở mức cao nhất dưới tác động của môi trường, giúp cơ thể con người dần trở nên tối ưu hơn. Cho nên, đối với “gen sinh mệnh”, lý do khiến gen này được kích hoạt nhiều nhất là cơ thể phải đói và rét.

Nói cách khác, những người có “gen tiết kiệm” sẽ có khả năng sống sót nhờ tiêu thụ ít năng lượng hơn khi đói, điều này rất có ích cho việc sinh tồn. Hầu hết những người sống ở thời kỳ đó đều hiểu rằng trong người họ mang loại gen này.

Tuy nhiên, sự tối ưu của gen này có một nhược điểm, đó là nó không thể thích nghi tốt với sự thay đổi của môi trường trong một điều kiện nhất định nào đó. Để thích nghi với điều kiện mới, loài người cần phải trải qua quá trình tiến hóa hàng vạn năm. Có nghĩa là chúng ta đã có khả năng thích nghi cao hơn bình thường đối với việc bị đói, nhưng chưa có khả năng chịu đựng tình trạng dư thừa thức ăn, lúc này “gen sinh mệnh” hoạt động thậm chí còn gây hại cho cơ thể.

Trên thực tế, khi ăn quá nhiều, chúng ta sẽ nhanh chóng béo lên. Nếu cứ tiếp tục ăn uống vô tội vạ và không ngừng béo lên, điều gì sẽ xảy đến với con người chúng ta? Đã có không ít người tự hào với cơ thể nặng hơn 100kg của mình. Chính sự xuất hiện của thói quen ăn uống vô độ là nguyên nhân dẫn tới căn bệnh tiểu đường, còn được gọi là “căn bệnh quốc dân”, và kéo theo đó là sự gia tăng các bệnh như ung thư, nhồi máu cơ tim.

Bệnh tiểu đường là minh chứng cho sự tiến hóa của loài người?

So với chúng ta ngày nay, con người ở thời kỳ Jomon có thị giác, khứu giác và thính giác nhạy bén hơn nhiều. Những người sống hoang dã ở vùng đồng cỏ khô (xavan) của châu Phi có thị lực đạt 2.0 - 3.0 là chuyện bình thường. Bởi vì họ không thể tồn tại nếu thị giác thiếu nhạy bén khi sống trong một môi trường mà chỉ một chút sơ sẩy, tính mạng của họ có thể bị thú dữ như sư tử đoạt mất bất cứ lúc nào. Còn mắt của chúng ta dù có tốt đến đâu nhưng khi làm công việc suốt ngày nhìn màn hình máy tính, hầu như ai cũng có thể bị cận thị.

Nhiều người cho rằng cận thị là một loại bệnh, nhưng thực tế đây lại là một cách thích nghi của cơ thể với môi trường. Vì khi tiếp xúc với một môi trường mà chỉ chăm chú vào cử động của tay, mắt sẽ phải tự điều chỉnh cự ly nhìn gần lại để có thể dễ dàng thấy được cả cử động của tay. Ngược lại, nếu bạn sống ở vùng xavan của châu Phi từ nhỏ, thì dù đó là người Nhật cũng có thể nhìn xa được. Đó chính là cách để cơ thể của chúng ta thích nghi với môi trường.

Bệnh tiểu đường mà rất nhiều người đang mắc phải cũng tương tự như vậy, đây có thể được xem như một phản ứng thích nghi của loài người để có thể tồn tại trong thời đại mới - thời đại ăn no.

Thuở sơ khai, các loài động vật hoang dã đã phải tự săn mồi để có thể sinh tồn trong thế giới tự nhiên. Đây chính là lý do để chúng phát huy toàn bộ các cơ quan cảm giác như thị giác, thính giác và khứu giác vào việc săn mồi, nên các cơ quan này còn được gọi là “cơ quan săn mồi’. Ngoài ra, tay và chân cũng thuộc cơ quan săn mồi vì chúng được dùng để rượt đuổi và bắt con mồi.

Ngược lại, ở xã hội hiện đại, khi con người nuôi thú cưng và ăn thịt gia cầm thì việc săn bắt thức ăn không còn cần thiết, tự con người đã thích nghi được. Vậy điều gì sẽ xảy ra với những con vật vẫn có thức ăn mà không cần đuổi bắt con mồi? Tất cả các cơ quan săn mồi sẽ bị thoái hóa dần. Ví dụ, lợn được nuôi không thể chạy nhanh như lợn rừng. Điều đó cho thấy các chức năng trong cơ thể sẽ bị thoái hóa khi chúng trở nên không cần thiết nữa.

Tiểu đường chính là căn bệnh làm thoái hóa tất cả các giác quan săn mồi. Mắt để tìm kiếm con mồi đã bị suy yếu, nay thoái hóa gần đến ngưỡng cuối cùng sẽ trở nên mù lòa. Đây còn được gọi là “bệnh võng mạc đái tháo đường”. Do cũng không cần đuổi bắt con mồi nữa, nên chân bị suy yếu theo. Y học gọi đây là “bệnh bàn chân đái tháo đường”. Việc thoái hóa dần những cơ quan không còn cần thiết nữa là sự sắp đặt của tạo hóa. Do không còn cần phải săn mồi, nên chân tay, cơ quan cảm giác đều là những phần cơ thể không còn quá cần thiết nữa và chúng bắt đầu bị thoái hóa.

Theo một nghĩa nào đó, có thể xem đây là “sự thích nghi” đối với môi trường đang bị biến đổi đột ngột khi hướng đến thời đại ăn uống no say.

Lý do thật sự khiến chúng ta gầy đi là do bệnh tiểu đường

Việc hướng tới thời đại ăn uống no say có một vấn đề còn kinh khủng hơn. Đó là do ăn uống liên tục, một số người không theo kịp được tốc độ chuyển đổi thức ăn thành chất béo trong cơ thể. Tức là, cho dù những người ấy có ăn nhiều bao nhiêu cũng không béo nổi. Như vậy, có thể nói bệnh tiểu đường đã tạo nên điều kỳ diệu “ăn bao nhiêu cũng không béo” để thích nghi với môi trường mới - thời đại ăn no.

Khi nhắc tới tiến hóa, chúng ta thường nghĩ về sự thay đổi các cơ quan trong cơ thể con người theo hướng tốt hơn. Nhưng theo ý nghĩa ban đầu của tiến hóa, sự thay đổi cơ thể theo tình trạng thích nghi với môi trường như bệnh tiểu đường hay cận thị được gọi là “thích ứng”; còn nếu có sự biến đổi về gen mới được gọi là “tiến hóa”.

Vậy nên có rất nhiều người trên thế giới này ghét những sự thay đổi đó và đặt tên cho chúng là “bệnh tật”, đồng thời nguyền rủa luôn cả số phận bệnh tật của họ. Nhưng nếu nhìn nhận sâu xa hơn, tất cả thói quen sinh hoạt mà chúng ta duy trì trong suốt nhiều năm chính là nguyên nhân gây ra điều này.

Khi nguy hiểm gần kề, cơ thể sẽ được kích hoạt đến tận tế bào

Theo các nhà khoa học, mỗi ngày có hàng chục nghìn tế bào thần kinh bị phá vỡ. Với đà này, có lẽ chúng ta đều lo rằng sớm muộn gì các tế bào thần kinh sẽ không còn nữa.

Trên thực tế, mỗi người chúng ta có khoảng 1.000 - 2.000 tỷ tế bào thần kinh và chỉ sử dụng khoảng 3% trong số đó. Như vậy, dù cho suốt cuộc đời ngày nào cũng mất đi hàng vạn tế bào thần kinh, nhưng xét tổng thể số này chỉ chiếm vài phần trăm ít ỏi. Song chắc chắn bệnh suy giảm nhận thức sẽ xảy ra nếu các tế bào thần kinh bị phá vỡ với tốc độ nhanh hơn.

Tuy nhiên, cơ thể con người là một thực thể có khả năng hồi phục nhanh chóng. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, trong bộ não con người có các tế bào gốc ở vùng Hồi Hải Mã (Hippocampus), giúp tái tạo các tế bào thần kinh.

Mặc dù vậy, nếu chúng ta vẫn tiếp tục sinh hoạt không điều độ, các tế bào thần kinh sẽ không tăng lên. Vì điều đáng kinh ngạc chính là: tế bào thần kinh hồi phục mãnh liệt hơn khi tiếp xúc với đói và rét. Điều này minh chứng cho việc chỉ khi ở bên bờ vực nguy hiểm của sự sống như đói và rét, sức sống của con người mới trỗi dậy mạnh mẽ.

Vì sao cơ thể lại run lên khi lạnh?

Cơ thể chúng ta có thể chuyển hóa thức ăn thành mỡ khi lượng thức ăn đưa vào ít. Có 2 dạng tích tụ mỡ chính là mỡ dưới da và mỡ nội tạng. Ở phụ nữ thường là mỡ dưới da, còn đàn ông là mỡ nội tạng.

Chất béo đối với con người tựa như lớp Nikujiban - một loại trang phục giả cơ bắp của Nhật. Một phần của chúng dùng để tạo thành năng lượng cho chúng ta, còn lại phần lớn để giữ nhiệt lượng cho cơ thể trong mọi điều kiện của môi trường. Tuy nhiên, khi bị lạnh, chúng ta vẫn thường run lên. Thật ra, đây là hiện tượng cơ thể sử dụng lớp mỡ dưới da, những glycogen để sưởi ấm. Nhưng cách sử dụng này cũng giống như đốt lò bằng than củi, 1g chỉ sinh được 4kcal nhiệt, trong khi lại làm giảm đường huyết, khiến chúng ta có cảm giác đói.

Con người cũng giống như các động vật ngủ đông, để vượt qua cái lạnh khắc nghiệt, đã tích tụ mỡ, rồi sử dụng chúng để sưởi ấm cơ thể. Và mỡ được tích tụ theo cách này chính là mỡ nội tạng. Loại mỡ này rất hiệu quả trong trường hợp cơ thể bị đói và rét. Vì vậy khi vào cơ thể, lượng thức ăn tuy ít nhưng sẽ được chuyển hóa ngay thành loại mỡ này.

Do đó, dù trong cơn đói và lạnh, con người vẫn có thể tiếp tục tồn tại kể cả không có thức ăn. Và đây chính là chức năng dự trữ mỡ nội tạng của cơ thể. Bằng cách đó, khi bị lạnh, cơ thể sẽ đốt cháy chất béo này để giữ cho chúng ta được ấm áp.

Mỡ nội tạng được tích trữ quá mức cần thiết

Rất ít khi một đứa trẻ sơ sinh run rẩy vì lạnh, do trẻ mang trong mình lượng mỡ nội tạng lớn. Tương tự vậy, các động vật ngủ đông thường tích mỡ nội tạng để không bị lạnh và bị đói suốt mùa ngủ đông dài trong các hang động dù không ăn gì.

Tổ tiên chúng ta cũng từng liên tục bị nguy cơ đói và lạnh. Và trong môi trường khắc nghiệt đó, mỡ nội tạng được lưu giữ trong cơ thể chính là chìa khóa mở ra cánh cửa của sự sống. Chúng ta càng tích tụ nhiều mỡ, khả năng sống càng cao.

Nhưng đó là chuyện của thời xa xưa, còn thời hiện đại ngày nay, chúng ta có áo ấm, nệm êm, lò sưởi và vô vàn phương tiện khác để sưởi ấm. Tuy nhiên, khi chúng ta ăn quá nhiều, tích tụ quá nhiều mỡ nội tạng, cơ thể sẽ phải liên tục sinh nhiệt quanh năm, bất kể bên ngoài thời tiết nóng hay lạnh. Một người có thể đổ mồ hôi như tắm dù đang là mùa đông. Đó là dấu hiệu của sự đốt cháy mỡ nội tạng thừa. Còn với phụ nữ, tuy đã mãn kinh, cơ thể không còn nóng thất thường như thời kỳ tiền mãn kinh, nhưng cơ thể cũng hay đột nhiên nóng và vã mồ hôi là do cơ thể bị nam hóa và cả vì đốt mỡ nội tạng.

Lý do thực sự của hội chứng chuyển hóa làm suy giảm tuổi thọ

Mỡ nội tạng cơ bản được tích tụ trong cơ thể để phòng trường hợp đói và rét. Nhưng cái gì quá cũng không tốt, kể cả loại mỡ này cũng vậy. Việc tích tụ quá nhiều mỡ dẫn đến cơ thể suốt ngày phải đốt cháy phần dư. Do đó, những người đang dùng mỡ nội tạng quá mức liên tục đổ mồ hôi không kể mùa nóng hay mùa lạnh. Nhưng đây không phải là vấn đề chính.

Vấn đề chính là bất kể thứ gì khi cháy đều sinh ra “muội”, và mỡ nội tạng không phải ngoại lệ. “Muội” được sinh ra do đốt cháy mỡ nội tạng rất có hại cho cơ thể, chúng được các nhà khoa học gọi là cytokine.

Cytokine là một chất miễn dịch tự nhiên ban đầu của cơ thể. Khi tiếp xúc với những kháng nguyên lạ như vi khuẩn, vi rút, độc tố… các tế bào bạch cầu tiết ra và sử dụng cytokine để tấn công và tiêu diệt những kháng nguyên này.

Cytokina giống như thú vũ khí giúp cơ thể đẩy lùi được những kẻ thù không mong muốn ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, điểm yếu của cytokine là không thể phân biệt rõ đâu là ta, đâu là thù khi được giải phóng ra. Cho nên cytokine giống như một con dao hai lưỡi, và cơ thể cũng phải chịu tổn thương khi sử dụng chúng để tấn công kẻ thù.

Mỡ nội tạng khi bị đốt cháy sinh ra một loại cytokine có tên khoa học là adipocytokine. Sự xuất hiện của adipocytokine gây tổn thương các tế bào nội mô mạch máu, khiến các tế bào này trở nên xơ và rời rạc, các nhà khoa học gọi hiện tượng này là “xơ vữa động mạch”. Có hai loại adipocytokine: adipocytokine tốt - còn gọi là adiponectin, giúp duy trì thành mạch, ngăn ngừa xơ vữa; loại còn lại là adipocytokine xấu gây xơ vữa.

Trong trạng thái cơ thể bình thường, hai loại này duy trì ở mức cân bằng. Nhưng khi chúng ta tích tụ quá nhiều mỡ nội tạng, cơ thể thiên theo hướng hình thành adipocytokine xấu. Do đó, ở những người mà quá trình trao đổi chất này diễn ra mạnh, vấn đề xơ vữa động mạch dễ phát sinh, từ đó dẫn đến các bệnh tim mạch, đột quỵ. Và sản phẩm từ việc đốt cháy quá nhiều mỡ nội tạng, “muội” - adipocytokine xấu, chính là thủ phạm của việc này.

Qua đó, chúng ta nhận thấy khi được phát huy khả năng, mỡ nội tạng giúp con người vượt qua đói rét, nhưng nếu không kiểm soát được, loại mỡ này sẽ khiến chúng ta có nguy cơ mất mạng cao hơn bao giờ hết.

“Mỗi ngày một bữa” - tia sáng cuối đường hầm

Con đực ngủ đông được là do tích mỡ nội tạng, còn con cái nhờ vào tích mỡ dưới da. Vậy ở con cái liệu có cơ chế sưởi ấm nào khác? Câu trả lời chính là việc mang thai. Đứa con trong bụng chính là khối mỡ nội tạng đặc biệt. Do đó, các con cái không cần tích mỡ nội tạng như con đực. Trong giai đoạn ngủ đông, con cái không mang thai sẽ chết sao? Không! Ở động vật, hiện tượng rụng trứng chỉ xảy ra khi bị kích thích giao phối, gọi là “rụng trứng hậu giao phối”.

Trong thế tự nhiên, con đực và con cái rất khó có thể gặp được nhau. Vậy nên con cái được chuẩn bị cơ chế đặc biệt cho điều này. Đó là hiện tượng rụng trứng ở con cái của động vật ngủ đông luôn xảy ra sau khi giao phối, cho nên khi giao phối chắc chắn sẽ mang thai. Vì vậy mới có chuyện phối giống. Ở Nhật, chi phí phối giống cho ngựa đua là 10 triệu yen/lần.

Hiện tượng giao phối xong mà mang thai luôn có ở động vật như con người và gấu trúc. Trước ranh giới sinh tồn hay diệt vong của loài, bản năng giao phối sẽ trỗi dậy để duy trì giống nòi. Đó chính là lý do vì sao ở các nước phát triển với cuộc sống no đủ, tỷ suất sinh giảm trong khi tại những nước chậm và đang phát triển vẫn còn nạn đói, tỷ suất sinh ngày một cao.

Quay lại với động vật ngủ đông. Con cái không thấy lạnh bởi vì bào thai trong bụng đã giữ ấm cho chúng suốt mùa đông dài lạnh lẽo. Vì vậy, mỡ nội tạng không cần thiết đối với chúng. Về mặt này, con người chúng ta cũng vậy, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản chỉ tích tụ mỡ dưới da. Khi phụ nữ bước qua độ tuổi này, không mang thai nữa, sang giai đoạn tiền mãn kinh, mỡ bắt đầu chuyển dần từ tích tụ dưới da vào nội tạng. Phụ nữ ở tuổi này mập mạp một chút sẽ sống lâu hơn. Nhưng bước sang giai đoạn mãn kinh, phụ nữ cũng cần giảm bớt mỡ nội tạng như ở nam giới.

Vì sao chúng ta cần giảm mỡ nội tạng? Đơn giản là vì chúng ta không còn đối mặt với đói rét như xưa nữa. Như đã nói, chúng ta cần thích nghi với môi trường ăn no hiện nay. Cho nên, đứng trên lập trường là bác sĩ lâu năm, tôi khuyên mọi người nên ăn theo chế độ “mỗi ngày một bữa”. Đó là cách để chúng ta giảm lượng thức ăn thừa, từ đó giảm lượng mỡ nội tạng, khơi dậy lại “gen Sirtuin”, mở ra cánh cửa đến với vườn địa đàng, nơi chúng ta mãi thanh xuân, khỏe mạnh. Đó là giải pháp cuối cùng của chúng ta.

Tuy nhiên, muốn làm vậy chúng ta cần có lộ trình chuyển đổi chứ không nên áp dụng ngay “mỗi ngày một bữa”. Hãy ăn từ ngày ba bữa giảm xuống còn hai rồi giảm xuống còn một bữa.

Nguồn: Internet,

https://doanhnhansaigon.vn/song-khoe-song-vui/moi-ngay-mot-bua-tia-sang-cuoi-duong-ham-bao-ve-suc-khoe-1089240.html

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh