Mi Tiên Vấn Ðáp: Câu 98. Đức Thế Tôn Đã Thật Sự Hoàn Tất Mọi Phận Sự Chưa?

MI TIÊN VẤN ÐÁP: CÂU 98. ĐỨC THẾ TÔN ĐÃ THẬT SỰ HOÀN TẤT MỌI PHẬN SỰ CHƯA?

  • Thưa đại đức! Sau khi thành đạo dưới cội bồ đề, nghe nói Đức Thế Tôn còn nhập định ở đấy ba tháng8 nữa phải chăng?
  • Thưa vâng!
  • Đã là bậc Chánh Đẳng Giác, nghĩa là ngài đã thành tựu trọn vẹn và viên mãn tất cả mọi công hạnh, thế thì ngài còn nhập định ba tháng để làm gì nữa? Ngài còn tu tập, còn tự huấn luyện mình như thế nghe có kỳ dị chăng, có mâu thuẫn chăng, thưa đại đức? Trẫm có nghe rằng, người không đau thì không cần thuốc, người không đói thì không cần ăn cơm? Ở đây chẳng lẽ nào đấng Toàn Tri Diệu Giác không đau, không đói mà vẫn dùng thuốc, dùng cơm? Đã hoàn tất mọi công hạnh, phận sự thế mà ngài vẫn tu tập, vẫn huấn luyện mình là nghĩa làm sao, trẫm không hiểu được?
  • Câu hỏi của đại vương xác đáng lắm! Tuy nhiên, nếu đại vương hiểu được ân đức của thiền thì đại vương sẽ không đặt những câu hỏi như thế đâu!
  • Nghĩa là ngài có nhập thiền ba tháng đấy chứ?
  • Thưa, có!
  • Và khi giác ngộ dưới cội bồ đề, Đức Phật đã thành tựu tất cả mọi công hạnh, đã hoàn tất cả mọi phận sự trên đời này?
  • Thưa vâng!
  • Vậy xin đại đức hãy lý giải cho trẫm nghe về sự mâu thuẫn ấy?
  • Đại vương! Không phải chỉ Đức Phật Thích Ca, mà là tất cả vị Phật quá khứ, sau khi chứng ngộ đạo quả, các ngài đều nhập định ba tháng như thế. Và trong khi nhập thiền, các ngài không tu tập, hoặc huấn luyện gì đâu! Các ngài nghĩ tưởng đến ân đức vô cùng cao thượng của thiền nên các ngài trú thiền để thọ hưởng lạc về thiền, lạc về quả, tâu đại vương!
  • Ý đại đức nói là chư Phật nhập thiền là do nghĩ tưởng đến ân đức cao cả của thiền?
  • Vâng, đúng vậy!
  • Xin đại đức giảng giải rộng cho nghe?
  • Đại vương! Ví như đại vương có một viên quan mẫu mực, chăm chuyên mọi bổn phận một cách tuyệt hảo; thấy vậy đại vương ban thưởng cho nhiều vật phẩm, tiền bạc, lợi lộc sang cả. Vị quan ấy rất cảm kích ân đức của đại vương, nên thường lui tới thăm viếng, cung kính hầu hạ đại vương! Đại vương nghĩ thế nào, viên quan ấy hằng lui tới thăm viếng, cung kính, hầu hạ đại vương do tri ân đại vương; việc làm ấy của viên quan kia là xứng đáng, là phải lẽ chăng?
  • Rất là phải đạo vậy!
  • Cũng thế, tâu đại vương! Chư Phật quá khứ cũng như Đức Thích Ca vì nhận được ân huệ của thiền, ân đức cao cả của thiền nên các ngài trở về lại trú xứ ấy để tri ân thiền - như viên quan đến hầu thăm đại vương vậy thôi!
  • Vâng, cũng có thể là như vậy, nhưng đại đức còn ví dụ nào rõ nghĩa hơn chăng?
  • Có thể được, ví như có người mắc bệnh nan y, thường chịu nhiều cơn đau thống khổ, may nhờ có người thầy thuốc giỏi trị cho người kia lành bệnh. Cảm kích vị lương y đã cứu mạng sống mình, người kia thường hay trở lại nhà người thầy thuốc để thăm viếng và tri ân. Điều ấy là phải lẽ hay không phải lẽ, hở đại vương?
  • Rất phải lẽ!
  • Chư Phật quá khứ và Phật Thích Ca nhập thiền để thọ hưởng lạc về thiền, lạc về quả... cũng là một cách tri ân giống như người bệnh đến nhà vị lương y kia vậy, tâu đại vương!
  • Ân đức cao thượng của thiền như thế nào, ghê gớm như thế nào mà đến nổi chư Chánh Đẳng Giác phải tri ân, thưa đại đức?
  • Nói tóm gọn là các ngài thọ hưởng lạc về thiền, thọ hưởng lạc về quả, nhưng nếu nói rộng ra thì thiền có cả thảy hai mươi tám ân đức!
  • Xin ngài giảng giải cho thật đầy đủ.
  • Vâng, đại vương hãy nghe đây. Thiền có cả thảy hai mươi tám ân đức sau đây:

Một là, bảo vệ, giữ gìn thân thể được khang kiện. Hai là, công năng tăng tuổi thọ.

Ba là, tăng sức mạnh. Bốn là, đóng hẳn tội lỗi.

Năm là, không cho mất danh dự, danh vọng.

Sáu là, đem lại danh dự, danh vọng.

Bảy là, làm cho tiêu mất sự "không hoan hỷ". Tám là, làm cho phát sanh sự hoan hỷ.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Chín là, dứt hẳn sự sợ hãi. Mười là, tăng lòng dũng cảm.

Mười một là, dứt trừ lười biếng. Mười hai, phát sanh tinh tấn.

Mười ba, dứt trừ tham luyến. Mười bốn, dứt trừ sân hận.

Mua đá năng lượng:

Mười lăm, dứt trừ si mê.

Mười sáu, dứt trừ ngã chấp. Mười bảy, dứt trừ suy nghĩ.

Mười tám, làm cho tâm nhứt hành (định).

Mười chín, làm cho tâm ưa thích nơi thanh vắng. Hai mươi, làm cho phát sanh sự tươi vui.

Hai mươi mốt, phát sanh phỉ lạc.

Hai mươi hai, làm tăng thêm sự tôn kính.

Hai mươi ba, làm cho phát sanh lợi lộc (lợi lộc phát sanh quả). Hai mươi bốn, làm cho vừa lòng.

Hai mươi lăm, giữ gìn đức nhẫn nhục.

Hai mươi sáu, dứt hẳn lậu hoặc hữu vi.

Hai mươi bảy, không cho tạo nhân tái sanh trong tam giới. Hai mươi tám, được kết quả của sa môn.

Hai mươi tám ân đức của thiền đầy đủ là như thế đó, tâu đại vương! Đức vua Mi-lan-đà tán thán:

  • Thật là to lớn và quảng đại vậy thay! Nhưng trẫm còn một hoài nghi: Tại sao không nghe nói tới ân đức vô lậu, vô vi mà ở đấy dường như chỉ là hữu lậu, hữu vi, thưa đại đức?
  • Đã gọi là thọ hưởng lạc về thiền, lạc về quả thì đều là hữu vi, tâu đại vương!
  • Thế thì chư Phật không nhập thiền để thọ hưởng hạnh phúc giải thoát sao?
  • Có chứ, nhưng nếu đã giải thoát thì không còn dính cả hai mươi tám ân đức hữu vi ở trên, tâu đại vương!
  • Ồ, thật là thâm diệu dường bao!
  • Tuy nhiên, tâu đại vương! Các chư Phật xuất hiện ở đời là vì sự lợi lạc cho chư thiên và loài người - nên các ngài thường nhập thiền, thường lui tới cõi thiền còn vì bốn nguyên nhân khác nữa. Bốn nguyên nhân này là nhằm để nêu gương tốt, nhằm giáo hóa chúng sanh, tâu đại vương!
  • Xin đại đức bi mẫn cho nghe bốn nguyên nhân ấy?
  • Thứ nhất, các ngài thường thân cận với thiền, vui thích với thiền vì thiền đem đến sự an lạc. Thứ hai, thiền thường tăng trưởng những đức tính tốt, cao quý, các tội lỗi không có cơ hội dấy sinh. Thứ ba, nếu có đắc một vài tầng thánh đạo rồi thì nhập thiền thường có công năng tiến hóa thêm trong các thánh đạo cao hơn. Bốn là, chư Phật hay ngợi khen những ai thường an trú trong thiền!

Tâu đại vương! Nếu đại vương lãnh hội hai mươi tám ân đức và bốn nguyên nhân của thiền như trên rồi - thì đại vương sẽ không còn nghĩ rằng Đức Phật là còn tu tập, còn rèn luyện, còn tự huấn luyện nữa. Chư Phật đã là bậc thầy trong tam giới, các ngài đã giác ngộ và giải thoát trọn vẹn rồi, công hạnh đã viên mãn rồi; các cấu uế phiền não đã tận diệt rồi thì mọi phận sự đã được buông bỏ xuống, mọi bổn phận với chính mình đã được giải quyết xong! Đại vương đã liễu thông điều ấy chưa?

  • Thưa, liễu thông rồi! Nghĩa là vì còn thân tứ đại, còn ở trong hữu y dư nên chư Phật phải nuôi dưỡng thân tâm này trong thiền lạc, thiền quả vì hạnh phúc cho chư thiên và loài người, phải vậy không đại đức?
  • Thật là chính xác, cảm ơn đại vương!
  • Không dám, cảm ơn đại đức!

* * *

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh