MI TIÊN VẤN ÐÁP: CÂU 103. TỤNG KINH PARITTA THẬT KHÔNG CÓ LỢI ÍCH!
Đức Thế Tôn có dạy rằng: "Dù trong động thẳm hang sâu, trong những bảo điện kiên cố với tường sắt vây quanh, giữa hư không bao la, sâu thẳm, giữa đáy đại dương hoặc trong lòng muôn trượng của quả đất - chẳng có nơi nào thoát khỏi lưỡi hái của tử thần!". Điều ấy là chân lý chắc thật phải không đại đức?
Chẳng có lời nào của Đức Đại Giác là không hợp với chân lý, với sự thật!
Nếu là vậy thì tại sao Đức Tôn Sư lại nói rằng, người nào tụng kinh hộ trì an lành (kinh Paritta) thì sẽ thoát khỏi uy lực của tử thần? Rõ ràng là lời thuyết này đâm xóc lời thuyết kia? Rõ ràng là lời thuyết sau phá vỡ chân lý của lời thuyết trước? Và, chẳng lẽ nào Đức Đại Giác lại nói ra hai lời nghịch nghĩa như mâu với thuẫn, như nước với lửa, như sáng với tối như thế? Đại đức phải có bổn phận và trách nhiệm phá nghi cho người học Phật thời hậu lai và chống đỡ búa rìu của phường ngoại giáo nhiều môi lắm mép!
Dĩ nhiên là phải thế, tâu đại vương! Và dĩ nhiên là Đức Đại Giác chẳng bao giờ nói hai lời nghịch nghĩa! Sở dĩ có sự hiểu lầm là vì người ta chưa hiểu năng lực của kinh hộ trì an lành đó thôi!
Xin đại đức giảng cho nghe về năng lực đó.
Thưa vâng, đại vương, ngài nghĩ thế nào, ví như có một cái cây già cỗi đã nhiều năm, ruột bộng, bên trong hoàn toàn khô kiệt nhựa và mủ; nghĩa là cái cây ấy không còn sự sống, nó đã chết, đã chấm dứt tuổi thọ. Có người khởi lên vọng tưởng muốn cho cây được sống lại, được đâm chồi nẩy lộc; bèn tưới nước, thêm phân; ngày nào cũng siêng năng tưới tắm, bảo vệ, giữ gìn... những mong cái cây ấy được sống lại! Đại vương nghĩ thế nào, với nỗ lực của người ấy, chăm chuyên tưới nước, săn sóc nó từ ngày này sang ngày nọ
cái cây chết khô kia có vì vậy mà nẩy tược, đâm chồi, mọc lá xanh tươi trở lại hay không?
Thưa, thật là việc làm vô ích của người ngu; cây đã chết rồi, đã chấm dứt tuổi thọ rồi thì chẳng có năng lực gì, nỗ lực nào làm cho sống lại được!
Cũng tương tự như thế đó, tau đại vương! Một người khi mà thân xác khô kiệt, tim đã ngừng đập, máu không còn chảy nữa, sự sống đã lìa khỏi thân xác, tuổi thọ đã cáo chung; thì dù tụng kinh với nhiều oai lực như kinh hộ trì an lành Paritta, tụng năm biến, ngàn biến, hay tụng cả bỏ ngủ quên ăn, không vì vậy mà người kia sống lại được, tâu đại vương! Khi mà tử thần đã khua lưỡi hái cướp đi sanh mạng của chúng sanh rồi thì chẳng còn uy lực nào chống đỡ hoặc ngăn cản được đội binh sấm sét và bất khả chiến bại của thần chết, tâu đại vương!
Đức vua Mi-lan-đà mỉm cười:
Thế là đại đức đã đồng ý với trẫm, là tụng kinh Paritta thật vô ích, kinh Paritta ấy chẳng thể nào ngăn cản uy lực của tử thần được!
Đúng thế, nhưng mà đại vương hãy nhẫn nại thêm một tí nữa.
Thưa vâng,
Đại vương! Ví như có một bệnh nhân thọ bệnh trầm kha, cả lục phủ ngũ tạng đều nát bét, tim và mật đều không còn làm việc. Có một vị lương y đại tài với quyết tâm chữa trị cho bằng được, bao nhiêu thuốc thang, kinh nghiệm, phương dược bí truyền đều mang ra hết. Đại vương nghĩ thế nào, người kia có chút may nào sống lại chăng?
Bệnh nhân ấy chuẩn bị quan tài là vừa, thưa đại đức!
Đúng thế, khi sự sống đã rời khỏi thân, khi thọ mạng đã bước ra khỏi cửa - thì việc làm của vị lương y trứ danh kia chẳng khác việc làm của người điên! Lúc ấy, diêm chúa và tử thần ái ngại nhìn vị lương y rồi nói rằng: "Sanh mạng của người kia đã ở trong tay chúng ta rồi, ngươi muốn tụng kinh Paritta để hộ trì an lành và thọ mạng cho y thì chẳng khác nào phỉ báng Đức Phật và phỉ báng cả kinh Paritta!".
Hay lắm! dí dỏm lắm! Thế là thêm một lần nữa, đại đức đã đồng ý với trẫm.
Là vậy mà không là vậy, tâu đại vương! Xin ngài hãy nhẫn nại cho một tí nữa!
Xin sẵn lòng!
Nghỉ hơi một lát, đại đức Na-tiên nói tiếp:
Đại vương, ví như người điền chủ kia có một đám ruộng xanh tốt, đến thời, hạt lúa vàng nặng trĩu đầy cành. Nhưng vì tâm tham, người điền chủ muốn năng suất lúa phải bội thu hơn nữa, nên ngày nào y cũng thêm nước, rải phân! Đại vương nghĩ thế nào, với việc làm của người điền chủ, có vì thế mà hạt lúa nảy sanh thêm được chăng?
Thật không thể.
Cũng dường thế ấy, đại vương! Cây lúa già hạt trĩu đầy cành, vàng óng, là báo hiệu cây lúa sắp chết. Con người khi mà thân xác đã già, thọ mạng sắp ngưng dứt thì dẫu có thêm nước thêm phân, tụng kinh Paritta thảy đều vô ích, thọ mạng của người ấy không thể kéo dài ra, phát triển thêm được đâu.
Trẫm hoàn toàn đồng ý.
Trở lại với các trường hợp trên thử xem. Ví dụ là cái cây cằn cỗi do thiếu phân, thiếu nước; nghĩa là tuổi thọ chưa chấm dứt, sự sống hãy còn; nếu ta chăm bón và nước nôi đầy đủ thì cái cây kia chắc hẳn là phải xanh tươi, phát triển cành lá sum suê chứ, đại vương?
Đích thị.
Cũng vậy là một người sanh mạng chưa chấm dứt, sự sống vẫn còn, nhưng do tiều tụy héo mòn bởi phiền não, bởi nhiều sự tai hại, não hại mà ảnh hưởng đến thân và tâm. Nếu kẻ ấy không có đức tin, hoàn toàn đổ sụp tinh thần, hoàn toàn tuyệt vọng - thì tử thần có dễ dàng lê bánh xe của thần chết đến để nghiền nát sinh mệnh của người kia không, hở đại vương?
Chắc chắn là vậy rồi!
Nhưng trái lại, nếu người ấy có quy y, tinh thần được khởi động để có niềm tin nơi Tam bảo, tin vào oai lực kinh Paritta có thể ngăn ngừa được thần chết, nên không mỏi mệt tụng kinh Paritta - thì thần chết có làm được gì kẻ kia không, nếu thọ mạng và sự sống ông ta hãy còn?
Lúc ấy thì có thể thoát khỏi lưỡi hái của diêm chúa.
Thế kinh Paritta lúc ấy có thật sự lợi ích không hở đại vương!
Thật sự có lợi ích!
Đại vương, thế là đến ngang đây, đại vương đã tự bác bỏ câu phát ngôn đầu tiên của mình rồi!
Đức vua Mi-lan-đà suy nghĩ hồi lâu:
Có thể có một chút gì đó khá đúng. Nhưng ngài có thể cho nhiều ví dụ nữa để trẫm tiếp tục suy gẫm xem?
Vâng! Nếu có người bệnh, bệnh không nặng lắm - nếu uống đúng thuốc, đúng liều lượng, biết kiêng cử thì bệnh sẽ lành chứ, đại vương?
Vâng,
Và khi ấy, thuốc ấy thật sự lợi ích chứ?
Vâng!
Một người khi có bệnh chút ít, tuổi thọ chưa chấm dứt, nếu người ấy có quy y Tam bảo, có đức tin vững chắc mà tụng kinh Paritta - thì có ngăn được tử thần không, đại vương?
Có thể được! Vì có lòng tin nên kinh Paritta sẽ phát sanh năng lực!
Thế là đại vương đã cùng chấp nhận quan điểm, là tụng kinh Paritta phát sanh năng lực rồi!
Vâng, trẫm chấp nhận! Thế thì kinh Paritta chỉ hộ trì được những người có đức tin, những người thọ mạng chưa chấm dứt mà thôi, phải thế?
Thật là chính xác, tâu đại vương! Cho nên kinh Paritta có nghĩa là "kinh hộ trì an lành"! Hộ trì nghĩa là bảo vệ, che chở! Bảo vệ và che chở những người có đức tin, những người còn thọ mạng, nên ngăn chặn được tử thần không cho đến sớm! Chứ không phải kinh Paritta có năng lực bảo vệ và che chở những người không có đức tin, những người thọ mạng đã chấm dứt, tâu đại vương!
Bây giờ thì trẫm hoàn toàn hiểu rồi!
Đại vương, quả thật vậy, những người có đức tin nơi Tam bảo, có đức tin vào năng lực kinh Paritta, tin về những đức lành của kinh Paritta; dốc lòng trì tụng kinh Paritta thì có thể tiêu trừ tất cả bệnh tật, tai ương, hoạn nạn; lại có công năng hộ trì an lành, ngăn ngừa được lưỡi hái của tử thần là điều chắc thật!
Đại đức có bằng cớ chăng?
Thưa, có. Tại thành Vesàli, đại đức Ànanda đã tụng kinh Paritta, cả đêm, trọn ba vòng thành; tất cả chư thiên trong nhiều cõi giới ta bà đều hoan hỷ, và sau đó tất cả sự kinh sợ như bệnh dịch, phi nhơn và sự đói khát của nhân dân trong thành Vesàli đều được tai qua nạn khỏi!
Trẫm cũng có đọc qua đoạn kinh ấy, sau đó, dường như có một trận mưa lớn nên nhân dân thoát khỏi nạn dịch hoành hành, nhờ mưa lớn nên mùa màng ruộng vườn tránh khỏi cái khô hạn! Hết dịch, hết đói cũng vì thế. Còn nhờ sao mà phi nhơn hết quấy phá nữa thì trẫm không hiểu.
Chính nhờ sự mát mẻ, an lành từ oai lực kinh Paritta nên các trạng thái tâm nóng nảy, hung dữ... lắng dịu lại, tâu đại vương!
Rất là chí lý. Nhưng oai lực kinh Paritta còn diệu dụng nào kỳ lạ nữa chăng?
Vâng, có, tâu đại vương! Các vị Thánh Tăng, Cao Tăng thường truyền tụng rằng, nếu chuyên trì tụng kinh Paritta thì rắn độc phải lặng lẽ cúi đầu bỏ đi, không dám có ý định cắn mổ nữa. Kẻ trộm vừa giơ gậy muốn đánh, nghe kinh Paritta, phải dịu dàng bỏ thỏng tay xuống. Voi số mạch (nổi cơn dục) rất hung dữ, chạy đến muốn chà đạp người, nghe kinh Paritta, chúng sững lại, hiền lành ngoan ngoãn bỏ đi. Dùng lửa cháy cực mạnh đốt người - đang trì tụng kinh Paritta, lửa ấy không hại người ấy được. Dùng thuốc độc cũng không hại người tụng kinh Paritta.v.v...
Thật lạ lùng làm sao!
Chưa đâu đại vương! Lại có trường hợp một con công quyết tâm tụng kinh Paritta để tự bảo vệ mình, có người thợ săn kiên trì đơm bẫy tới bao nhiêu năm cũng không bắt được. Đến khi con công ấy sầu muộn vì luyến ái một con công mái mà quên không tụng kinh Paritta, trong một ngày thôi thì đã bị dính bẫy người thợ săn.
Trẫm cũng có biết câu chuyện ấy, nói tóm lại là kinh Paritta có năng lực bảo vệ, hộ trì; nhưng trẫm thắc mắc là kinh ấy bảo vệ, hộ trì cho tất cả chúng sanh, tất cả mọi người hay cho một loài, một nhóm, một số người nào đó thôi?
Không thể hộ trì cho tất cả được.
Tại sao thế, đại đức?
Đại vương, ngài nghĩ thế nào, vật thực có hộ trì cho sanh mạng tất cả chúng sanh chăng?
Thưa, có người hộ trì được, có người không thể.
Tại sao lại như vậy?
Ví như có người ăn vật thực quá độ, chất lửa trong bao tử không thể tiêu hóa được, sẽ đầy hơi tức bụng mà chết. Trường hợp ấy gọi là vật thực không thể hộ trì.
Đại đức Na-tiên hỏi lại:
Thế thì vật thực không thể hộ trì sanh mạng chúng sanh chỉ có hai nguyên nhân:
Thứ nhất, thọ dụng vật thực quá độ.
Thứ hai, do chất lửa trong bao tử non nên không tiêu hóa vật thực được.
Đúng như thế, thưa đại đức!
Vật thực vốn là món nuôi sanh mạng chúng sanh, nhưng bởi lẽ chúng sanh tham ăn tham uống quá độ, không biết thọ dụng chừng mực, vừa phải - nên nó trở thành thủ phạm giết hại sanh mạng chúng sanh, phải vậy không đại vương?
Thật là chính xác!
Kinh Paritta cũng như vật thực vậy, tâu đại vương! Kinh Paritta có người hộ trì được, có người không! Những người mà kinh Paritta không thể hộ trì được có ba lý do sau:
Một là, do năng lực nghiệp ác cản trở.
Hai là, do nhiều phiền não phát sanh ở trong tâm.
Ba là, do người đọc tụng mà không có đức tin, không trì chí, không quyết tâm, chỉ tụng đọc vẹt nơi miệng!
Đấy là ba cản trở lớn làm cho Paritta không thành tựu, tâu đại vương!
Như vậy là do chính lỗi lầm, sái quấy của người tụng đọc chứ không phải do kinh Paritta!
Đúng thế, tâu đại vương! Vật thực cũng như kinh, vốn không có tội gì.
Đại đức có khả năng cho ví dụ về điều ấy không?
Thưa được! Ví như có bà mẹ sanh đứa con một, biết bao công lao ẵm bồng, bú mớm, dọn phân, dọn nước tiểu. Lớn hơn chút nữa, lại phải áo quần, trang
điểm, giáo dưỡng, dạy bảo nhiều bề. Tuy nhiên, giả dụ như sau này đứa con sinh hư, phạm tội với luật pháp. Người mẹ đau khổ, tìm cách đến công đường cố xin ân xá tội cho con! Tâu đại vương, nếu là đại vương thì đại vương có xá tội cho người con ấy không?
Người mẹ ấy cũng đáng thương, nhưng luật pháp nghiêm minh, nếu tha thứ cho một người thì nhân dân sẽ khinh nhờn mà phạm nhiều tội khác nữa.
Vâng, như thế có nghĩa là ai làm nấy chịu, nghiệp ai kẻ ấy phải thọ quả báo! Người mẹ kia không thể xin tội cho con như thế nào - thì kinh Paritta cũng không thể hộ trì cho những người đã bị ba lý do nêu trên cản ngăn!
Đến đây, đức vua hết lòng khen ngợi:
Quả là biện tài. Quả là đại đức có khẩu ngôn thiện xảo. Cách trả lời với nhiều ví dụ, so sánh của ngài làm cho càng lúc chính đề càng thêm sáng tỏ. Hoài nghi đã chấm dứt. Mắt mờ đã được sáng. Lưới tà kiến đã được tháo gỡ. Trí tuệ của đại đức thật là siêu việt vậy.
Không dám! Với những câu hỏi của đại vương, bần tăng cũng toát mồ hôi khi cố đưa ra những kiến giải non nớt, nông cạn, mong đại vương hỷ xả cho!
Đức vua Mi-lan-đà mỉm cười:
Không cần thiết phải khiêm tốn như thế, đại đức! Chúng ta đối thoại với nhau, ngay từ đầu đã xác định là cách đối thoại của bậc trí giả mà! Vậy khách sáo với nhau làm gì.
Đức Na-tiên cũng mỉm cười ý nhị.
-ooOoo-
Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về: Người nhận: Hoàng Nhật Minh Số tài khoản: 103873878411 Ngân hàng: VietinBank
Là tên chung cho ba thiên luận về Ngộ Tánh - Huyết Mạch - và Phá Tướng của BỒ ĐỀ ĐẠT MA TỔ SƯ. Chúng tôi nhận thấy ba Thiên Luận về phép QUÁN TÂM của BỒ ĐỀ ĐẠT MA TỔ SƯ quả là huyết mạch cho việc tìm đạo và học đạo nên chia sẻ lại cùng quý bạn đọc hữu duyên
“Mọi thứ trong cuộc sống đều rung động.” - Albert Einstein. “Nếu bạn muốn hiểu những bí mật của vũ trụ hãy nghĩ đến năng lượng, tần số và rung động” - Nikola Tesla. Mọi thứ trong Vũ Trụ này đều có năng lượng rung và chuyển động - mọi thứ mà bạn nhìn thấy...
Ý tưởng về linh hồn sinh đôi không phải mới, nhưng nó vẫn là một bí ẩn lớn đối với nhiều người. Có một số điểm giúp phân biệt nó so với các kết nối khác, tuy nhiên đặc điểm của mối quan hệ Twin Flame không cố định vì trải nghiệm...
1. Tất cả chúng ta phải chịu một trong hai điều: nỗi đau của kỷ luật hoặc nỗi đau của sự hối tiếc hoặc thất vọng 2. “Nếu bạn thay đổi, tất cả mọi thứ sẽ thay đổi cho phù hợp với bạn; đừng chờ đợi mọi thứ sẽ thay đổi cho bạn vì nó sẽ không thay đổi; thay đổi...
Nhiều người đã bị ảnh hưởng bởi kết nối Twin Flame, cho dù họ có nhận thức được nó vào thời điểm đó hay không, vì vậy có khả năng phần lớn những gì bạn đọc ở đây sẽ cộng hưởng với bạn. Các giai đoạn phát triển của Twin Flame và...
Cộng hưởng Schumann là gì ? Cộng hưởng Schumann là giao động điện từ bao quanh Hành tinh. Là nhịp đập từ trường của Trái Đất. Cộng hưởng Schumann có ảnh hưởng đối với sự thay đổi khí hậu, các hoạt động địa chấn và hệ thần kinh của con người. Vào...
Hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, nhưng ở phương tây Tantra (tantric) sex đã có những tín đồ rất trung thành. Bắt nguồn từ Châu Âu cách đây khoảng 5.000 năm, “tình dục Tantra” là cách bày tỏ tình yêu vô cùng gợi cảm và...
Chia sẻ kho sách Tâm Lý, Kỹ Năng sống, triết học, nuôi dạy con cái, phát triển bản thân, thế giới tâm linh huyền bí đến cả nhà nhé! Hãy kiên nhẫn và suy ngẫm, cảm nhận để đọc những cuốn sách bên dưới...và không thể thiếu việc...
“Mọi thứ trong cuộc sống đều rung động.” Albert Einstein “Nếu bạn muốn hiểu những bí mật của vũ trụ hãy nghĩ đến năng lượng, tần số và rung động” - Nikola Tesla Mọi thứ trong Vũ Trụ này đều có năng lượng rung và chuyển động - mọi thứ mà bạn nhìn thấy,...
Ý tưởng về linh hồn sinh đôi không phải mới, nhưng nó vẫn là một bí ẩn lớn đối với nhiều người. Có một số điểm giúp phân biệt nó so với các kết nối khác, tuy nhiên đặc điểm của mối quan hệ Twin Flame không cố định vì trải nghiệm...
1. Tất cả chúng ta phải chịu một trong hai điều: nỗi đau của kỷ luật hoặc nỗi đau của sự hối tiếc hoặc thất vọng 2. “Nếu bạn thay đổi, tất cả mọi thứ sẽ thay đổi cho phù hợp với bạn; đừng chờ đợi mọi thứ sẽ thay đổi cho bạn vì nó sẽ không thay đổi; thay đổi...
Nhiều người đã bị ảnh hưởng bởi kết nối Twin Flame, cho dù họ có nhận thức được nó vào thời điểm đó hay không, vì vậy có khả năng phần lớn những gì bạn đọc ở đây sẽ cộng hưởng với bạn. Các giai đoạn phát triển của Twin Flame và...
Cộng hưởng Schumann là gì ? Cộng hưởng Schumann là giao động điện từ bao quanh Hành tinh. Là nhịp đập từ trường của Trái Đất. Cộng hưởng Schumann có ảnh hưởng đối với sự thay đổi khí hậu, các hoạt động địa chấn và hệ thần kinh của con người. Vào...
Hoàn toàn mới mẻ ở Việt Nam, nhưng ở phương tây Tantra (tantric) sex đã có những tín đồ rất trung thành. Bắt nguồn từ Châu Âu cách đây khoảng 5.000 năm, “tình dục Tantra” là cách bày tỏ tình yêu vô cùng gợi cảm và...
Chia sẻ kho sách Tâm Lý, Kỹ Năng sống, triết học, nuôi dạy con cái, phát triển bản thân, thế giới tâm linh huyền bí đến cả nhà nhé! Hãy kiên nhẫn và suy ngẫm, cảm nhận để đọc những cuốn sách bên dưới...và không thể thiếu việc...
“Mọi thứ trong cuộc sống đều rung động.” Albert Einstein “Nếu bạn muốn hiểu những bí mật của vũ trụ hãy nghĩ đến năng lượng, tần số và rung động” - Nikola Tesla Mọi thứ trong Vũ Trụ này đều có năng lượng rung và chuyển động - mọi thứ mà bạn nhìn thấy,...
Ý tưởng về linh hồn sinh đôi không phải mới, nhưng nó vẫn là một bí ẩn lớn đối với nhiều người. Có một số điểm giúp phân biệt nó so với các kết nối khác, tuy nhiên đặc điểm của mối quan hệ Twin Flame không cố định vì trải nghiệm...