Mi Tiên Vấn Ðáp: Câu 108. Tỳ Kheo Tạo Nghiệp Do Không Biết, Tại Sao Lại Không Có Tội?

MI TIÊN VẤN ÐÁP: CÂU 108. TỲ KHEO TẠO NGHIỆP DO KHÔNG BIẾT, TẠI SAO LẠI KHÔNG CÓ TỘI?

  • Thưa đại đức! Đức Thế Tôn có dạy rằng: "Người nào không biết rõ ác nghiệp mà tạo ác nghiệp như sát sanh, trộm cắp v.v... thì bị tội nặng". Một chỗ khác, Đức Thập Lực Tuệ lại thuyết ở trong luật rằng: "Tỳ khưu tạo ác nghiệp do không biết thì không phạm tội". Thế thì nếu ta tin theo lời thuyết trước thì không thể tin theo lời thuyết sau. Hai lời thuyết đó như hai con đường không thể gặp nhau hoặc như cách nhau một cái biển mênh mông khó vượt qua! Mong rằng đại đức hãy giải nghi cho trẫm.
  • Thật dễ dàng thôi, tâu đại vương! Người nào không biết rõ ác nghiệp mà tạo ác nghiệp - có nghĩa là không biết rõ ác nghiệp nhưng đã tạo ác nghiệp ấy do cố ý, do cố tình, do tưởng biết, do tâm tạo tác - nên phải bị tội báo nặng, đó là điều dĩ nhiên. Nhưng trong luật, Đức Thế Tôn nói rằng, chư tỳ khưu tạo ác nghiệp do không biết, không phạm tội! Không biết mà tạo ác nghiệp, có nghĩa là có tạo ác nghiệp nhưng do không cố ý, không cố tình, do không tưởng biết, do tâm không tạo tác - nên không có tội!

Nói tóm lại, nếu đại vương để ý một bên là có tác ý, cố ý - một bên là không tác ý, không cố ý thì đại vương sẽ rõ biết đâu có tội, đâu không tội, và như thế thì đại vương sẽ không còn thắc mắc nữa.

  • Vâng, vâng! Trẫm hiểu rồi! quả là đơn giản.

* * *

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh