Mi Tiên Vấn Ðáp: Câu 241-244. Các Thứ Khác

MI TIÊN VẤN ÐÁP: CÂU 241-244. CÁC THỨ KHÁC

88. Về đám ruộng

  • Về đám ruộng, có ba chi như sau:

Đầu tiên, ruộng phải có mương để tát nước vào. Bậc hành giả tu tập cũng như đám ruộng vậy, phải cần có mương nước tức là pháp để thực hành, để dẫn nước vào trong đám ruộng của mình.

Tiếp đến, ruộng cần có bờ bảo vệ ruộng, lưu trữ nước để nuôi cây lúa. Bậc hành giả cần phải có giới làm bờ để giữ gìn, bảo vệ sa môn pháp, để nuôi bốn sa môn quả.

Sau cùng, nếu đám ruộng được chuẩn bị tốt thì khi gieo giống xuống sẽ gặt hái được nhiều, càng gieo nhiều thì càng thu hoạch được nhiều hơn nữa. Đấy là điều hạnh phúc cho người chủ ruộng. Bậc hành giả cũng phải là đám ruộng được chuẩn bị tốt - do có mương nước, bờ nước, phân bón v.v... cho thí chủ gieo hạt giống lành sẽ được phước báu lớn lao. Đúng như đại đức Upàlì có thuyết: "Bậc hành giả phải như đám ruộng tốt để các thí chủ gieo những hạt giống lành sẽ thu được kết quả viên mãn."

* * *

89. Thuốc trị độc rắn

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

  • Thuốc trị độc rắn có hai tính dụng:

Một là, thuốc trị độc rắn không bao giờ để cho giòi bọ phát sanh lên được. Bậc hành giả tu tập phải như thuốc trị độc rắn vậy, đừng cho giòi bọ phiền não phát sanh.

Hai là, người bị rắn độc cắn, khi thoa thuốc trị độc rắn rồi, nọc độc sẽ biến mất. Cũng vậy, hành giả tu tập minh sát khi đã có tuệ giác soi chiếu rồi, các độc tham, độc sân, độc si sẽ biến mất. Đúng như Phật ngôn:

"Muốn thấy sự thật của các hành (Sankhàra), các trạng thái sinh diệt của pháp, cần phải dứt trừ độc của rắn, ấy là phiền não."

* * *

90. Về vật thực

  • Về vật thực, có ba điều cần phải nghiên cứu, tâu đại vương.

Thứ nhất, vật thực hằng nuôi mạng chúng sanh, cũng vậy, bậc hành giả cần trợ giúp cho tất cả chúng sanh.

Thứ hai, vật thực giúp cho chúng sanh có sức mạnh, bậc hành giả cũng phải đem sức mạnh - tức là phước báu - đến cho chúng sanh.

Thứ ba, vật thực là nơi mong cầu, là sự tìm kiếm của tất cả chúng sanh; bởi vậy, bậc sa môn phải có giới, pháp như thế nào để chúng sanh được nương nhờ. Đúng như đức Mogharàjà đã thuyết: "Vị tỳ khưu phải hoan hỷ ở trong phẩm mạo sa môn của mình, hằng có giới đức và pháp hành đầy đủ để làm nơi nương tựa cho chúng sanh ở trên cõi đời này."

* * *

91. Về người bắn cung

Đức vua Mi-lan-đà nói:

  • Thưa đại đức, ví dụ thật là quá nhiều. Dường như trên thế gian có vật gì, có sự kiện nào, đại đức đều có thể lấy làm ví dụ, khả dĩ so sánh, đối chiếu với sa môn hạnh được cả. Bây giờ, thời gian cũng đã phải lẽ, đại đức cho nghe

thêm một ví dụ thật đầy đủ nữa thôi, như thế cũng đã thỏa nguyện bình sinh lắm rồi.

  • Tâu, vâng. Vậy thì đại vương nghe thêm ví dụ về người bắn
  • Thưa, vâng.
  • Bắn cung thì có bốn chi điều như sau:

Thứ nhất, trước khi bắn, người bắn cung phải đứng vững chắc hai chân trên đất, giữ đầu gối đừng rung động, giữ thân đừng chao đảo, hai tay nắm chắc cây cung đưa lên ngang tai, kẹp mũi tên giữa hai ngón tay, nhắm một mắt, nhắm kỹ mục tiêu, với ý nghĩ rằng mình sắp sửa bắn. Cũng vậy, bậc hành giả có hai chân vững chắc là tinh tấn, đứng trên đất là giới, đầu gối và thân đừng rung động, nghĩa là tâm phải nhẫn nại, kiên định, trú trong pháp, có sự thu thúc; hướng đến mục tiêu là hướng tâm với trí tuệ, có chánh niệm. Khi ấy, hành giả sẽ bắn trúng mục tiêu là phiền não.

Thứ hai, mũi tên sở dĩ bắn trúng được mục tiêu, một phần nhờ vào mũi tên thẳng, bởi vậy người thợ làm mũi tên phải làm một đoạn gỗ ngàm để uốn mũi tên cho thẳng. Bậc hành giả cũng cần phải có khúc gỗ ngàm ấy - tức là tứ niệm xứ - để uốn cái tâm cong cho ngay thẳng.

Thứ ba, người thợ bắn cung phải để tâm vào chỗ ngắm. Chú ý vào chỗ ngắm tốt, mục tiêu mới dễ đạt. Cũng vậy, bậc hành giả phải quan sát, chú ý, để tâm thấy rõ vô thường chính là khổ, là có bệnh, là cục bướu, là mụt nhọt, là kiết sử cột chặt ta ở trong luân hồi, là điều tai hại, đáng sợ hãi, chẳng có gì trường tồn bất hoại. Vô ngã cũng thế, nó không có tự tính, chẳng có thể làm nơi nương nhờ, là rỗng không, là không thật hữu, là sinh diệt. Vô thường và vô ngã ấy là tính chất của pháp hữu vi, nó hằng chuyển biến không cố định, không kiên cố; nó chỉ là duyên tạo thành, tràn đầy ma chướng, chỉ có sanh, bệnh tật, đau ốm, già nua rồi chết chóc... Tất cả chúng chỉ đưa đến buồn rầu, khóc than kể lể, uất ức, hờn giận v.v... Bậc hành giả phải quán thị như thế, lấy đó làm cơ sở hướng đến mục tiêu lìa khỏi tam giới, dứt trừ ái luyến để đi đến nơi giải thóat.

Thứ tư, nếu người bắn cung muốn trở thành một xạ thủ thiện xảo thì phải không ngớt tập luyện ngày đêm, tháng này sang tháng nọ, năm này qua năm khác. Bậc hành giả muốn đắc đạo quả tối thượng thì cũng phải quán xét tâm mình, rèn luyện tâm mình, mỗi thời mỗi khắc không thể lơ là... Đúng như Đức Pháp chủ Xá-lợi-phất thuyết rằng: "Người bắn cung hằng tập luyện đêm

ngày, công phu lao nhọc nhiều năm mới trở thành người bắn cung tài giỏi. Thành quả mà y đạt được, được đức vua hâm mộ, trọng thưởng xứng đáng... nào tài sản, ngựa xe v.v... thật không phải tự dưng mà có. Phải trải qua thời gian tập luyện vậy. Các hàng Phật tử là hành giả đang tu tập, nếu mong thoát khổ, muốn được phần thưởng quả vị A-la-hán với những phẩm tính cao siêu, thì cũng phải đêm ngày quán xét thân tâm, rèn luyện thân tâm mình như người bắn cung vậy."

Đấy là bốn điều về người bắn cung, tâu đại vương!

-ooOoo-

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh