3 Câu Nói Giúp Bạn Có Được Tâm Thái Tốt Nhất Khi Đối Diện Với Cuộc Đời

3 CÂU NÓI GIÚP BẠN CÓ ĐƯỢC TÂM THÁI TỐT NHẤT KHI ĐỐI DIỆN VỚI CUỘC ĐỜI

Phật gia có giảng rằng: “Vật tùy tâm chuyển, cảnh từ tâm tạo, mọi phiền não đều là do tâm mà sinh ra”. Vạn sự vạt vật trên đời đều là sự phóng chiếu của tâm hồn, vậy nên vận mệnh của con người 90% không phải do sự tình quyết định, mà là tâm thái quyết định.

Một triết gia từng nói: “Hoặc là bạn khống chế sinh mệnh, hoặc là sinh mệnh khống chế bạn. Tâm thái của bạn sẽ quyết định ai là người cưỡi và ai là vật để cưỡi”.

Bạn không thể kéo dài được sinh mệnh, nhưng bạn có thể mở rộng được nó, bạn không thể thay đổi được thời tiết nhưng bạn có thể khống chế được tâm tình của mình, bạn không thể khống chế được hoàn cảnh nhưng bạn có thể điều chỉnh được tâm thái.

Dưới đây là 3 câu nói có thể giúp bạn đạt được tâm thái tốt nhất khi sống giữa cuộc đời đầy sóng gió này.

1. Được mất tùy duyên

Xưa nay có được tất phải có mất, được nhiều thì mất nhiều, được ít thì mất ít, đều là sự trao đổi công bằng.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Rất nhiều người đều mơ ước trúng số, nhưng thực tế cuộc sống sau khi trúng số lại không được như ý muốn. Có người từng thực hiện một cuộc điều tra xã hội, họ đã dành 10 năm để theo dõi sự thay đổi của một số người trúng số độc đắc.

Những người trúng số thường là tầng lớp lao động bình dân, tưởng rằng có được tiền thì cuộc sống của họ sẽ được cải thiện. Nhưng sau khi nhận được những khoản tiền kếch xù, cuộc sống của họ lại ngày càng sa sút: ăn chơi lãng phí, họ hàng vay mượn tiền bạc, ly hôn, chuyển nhà… hầu hết đều trượt dốc vì họ không thể giải quyết ổn thỏa tiền bạc.

Mọi thứ trên đời đều có cả mặt tốt và mặt xấu. Vì vậy, một người thực sự có trí tuệ cần hiểu rằng: được không có gì vui, mất không có gì buồn. Đối mặt với bất kỳ tình huống nào trong cuộc sống, đều có thể ‘được mất tùy duyên’, tâm không dao động.

2. Biết đủ thường vui

Trong “Thái Căn Đàm” có câu: “Tham đắc giả, phân kim hận bất đắc ngọc, phong công oán bất thụ hầu”. Ý rằng, tâm người hữu hạn, nhưng ham muốn lại vô hạn, người có vàng vẫn muốn ngọc, có công tước mà vẫn nghĩ đến hầu tước. Không sớm thì muộn, người mà có truy cầu vượt quá khả năng, vượt quá phúc phận của mình, thì trước sau đều gây họa.

Vào thời nhà Minh, Ninh vương Giang Tây Chu Thần Hào là con cháu hoàng thất, sống cuộc sống giàu sang. Thế nhưng ông không an phận làm Vương, lại muốn tiến thêm một bước trở thành Hoàng đế.

Tiếc rằng cuộc nổi loạn mới chỉ diễn ra 43 ngày đã bị Tuần phủ Nam Cám Vương Thủ Nhân (hay Vương Dương Minh) cùng Thái thủ Cát An Ngũ Văn Định dẹp yên. Ninh vương cuối cùng đã bị bắt giữ và được ban cho cái chết.

Nghiêm Tung (1480 -1567) được sử sách triều Minh liệt vào danh sách 6 đại gian thần của triều đại. Cha con gian thần Nghiêm Tung dùng quyền thế khuynh đảo thiên hạ trong 20 năm, khiến người người oán hận. Con trai của Nghiêm Tung là Nghiêm Thế Phiên cuồng vọng, cao ngạo đến cực điểm. Thậm chí khi khoe khoang về bảo vật trong gia đình, Nghiêm Thế Phiên từng cười lớn mà nói: “Trong triều đình không ai giàu có bằng ta”.

Hoàng đế Thế Tông từ lâu đã không thuận mắt với cha con Nghiêm Tung, sau đó đã đã tìm cớ bãi chức ông ta, con cháu và vây cánh đều bị phái đi biên ải. Nghiêm Thế Phiên trên đường đi đày trốn về quê làm đạo tặc, bị triều đình chém đầu.

Vì gia sản bị tịch thu, Nghiêm Tung không còn nhà để về, sống trong sự phỉ nhổ của mọi người. Hai năm sau, Nghiêm Tung mắc bệnh nặng qua đời. Lúc Nghiêm Tung chết, thi thể được chôn mà không có quan tài, càng không có ai đến tiễn đưa.

Có câu rằng: “Cao ốc ngàn gian, đêm nằm ngủ cũng không quá hai mét, ruộng tốt vạn khoảnh, ngày ăn cũng không quá ba bữa”. Vậy hà cớ gì người ta không biết đủ, mà phải lao tâm khổ tứ truy cầu nhiều thứ như thế? Huống chi, tiền tài dù nhiều đến mấy, chức vị dù cao đến đâu đi nữa cuối cùng đến lúc sinh mệnh lìa đời thì đâu còn ý nghĩa gì.

3. Muốn hồ đồ thật khó

“Nan đắc hồ đồ” (muốn hồ đồ thật khó) là một câu nói khá nổi tiếng của Trịnh Bản Kiều, một thư họa gia đời Thanh. Tác giả từng chú thích về câu “Nan đắc hồ đồ” rằng: “Thông minh khó, hồ đồ khó, từ thông minh hóa thành hồ đồ càng khó, buông tay ra, lùi một bước, tâm sẽ an yên, sau này cũng không mong được đền đáp”.

Có người nói: “Nhân sinh có hai sự kiện: tỉnh táo làm việc; hồ đồ làm người”. Hồ đồ là một loại tâm thái, cũng là một loại tu vi. Trong mắt của Khổng Tử, hồ đồ chính là “trung dung”; trong mắt người già, hồ đồ là “vô vi”; trong mắt Trang Tử, hồ đồ lại là “tiêu dao”.

Rất nhiều việc tốt hơn là không nên biết, không cần phải linh hoạt, cũng không cần phải quá hiểu rõ. Thật ra, cuộc đời vốn là hồ đồ, vui vẻ và hạnh phúc đều được giấu trong sự hồ đồ này. Một khi thức tỉnh, thì tất cả những hạnh phúc và vui vẻ, cũng sẽ tan thành mây khói.

Con người sống trên thế gian, đôi lúc chúng ta chỉ cần sống hồ đồ một chút, mắt nhắm mắt mở mà nhìn đời, như vậy là bỏ qua cho bản thân cũng là bỏ qua cho người khác. Phàm những người lúc nào cũng tính toán, đa phần cuộc sống không vui vẻ.

Hồ đồ với bạn bè, không toan tính mới bền lâu; hồ đồ với người yêu, cho hai người có không gian tự do; hồ đồ với tiền tài lợi lộc, không đau không tức; hồ đồ với tình người, lương tâm không cắn rứt; hồ đồ với những tin đồn vô căn cứ, không mệt đôi tai. Đường đời, cần phải hồ đồ mà đi qua, vui vẻ mà sống, biết đủ thường vui!

Tinh Hoa

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh