Thế Nào Là Cái Sinh Diệt Và Cái Không Sinh Diệt?

THẾ NÀO LÀ CÁI SINH DIỆT VÀ CÁI KHÔNG SINH DIỆT?

Ta biết rằng cái không sinh diệt là Tinh thần, là Niết bàn, là Phật tính, là Vô Ngã.

Còn cái sinh diệt là Vật Chất, là Hình thể, là cái Ngã.

Vậy, các bạn có biết làm thế nào chúng có thể làm việc cùng với nhau để tạo ra toàn bộ thế giới này?

677-the-nao-la-cai-sinh-diet-va-cai-khong-sinh-diet-1.jpg

Ví như có một chậu nước rất dài, rất rộng và rất cao. Ta thả vô số hạt đậu vào trong chậu nước ấy. Các hạt đậu giờ đây là một phần của chậu nước.

Bây giờ, giả như nước có khả năng kết dính và phân tán, hay còn gọi là hút và đẩy, thì nước sẽ bắt đầu kết hợp 2 hay 4 hạt đậu lại với nhau tạo thành những khối hạt to hơn.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Sau đó, nước phân chia các hạt to (gồm có 4 hạt đậu) ở dưới đáy chậu, các hạt vừa (gồm có 2 hạt đậu) ở lưng chừng chậu, và các hạt nhỏ ( gồm 1 hạt đậu) ở gần bề mặt chậu nước.

Vậy bây giờ ta có 3 phân cảnh các hạt đậu với các kích thước khác nhau. Nước có thể kết hợp nhiều hạt đậu hơn, để tạo thành các hạt to hơn, để có thể tạo ra 5, 7, hoặc 12 phân cảnh.

Tiếp tục, với năng lực kết dính, nước kết hợp các hạt lại với nhau để tạo ra các hình dạng khác nhau trên mỗi phân cảnh.

Cứ như vậy, với năng lực hút và đẩy, nước tạo ra các phân cảnh giới khác nhau, các hình dạng khác nhau, các thế giới khác nhau, muôn màu, muôn vẻ. Và các hạt đậu nặng nhẹ lúc này có thể lồng ghép vào nhau, các cảnh giới cũng có thể lồng ghép vào nhau tạo nên các thế giới hạt đậu đa chiều và sinh động.

Mua đá năng lượng:

Nước thì vẫn luôn bao bọc lấy các hạt đậu, không hạt đậu nào lại không có nước bao bọc xung quanh, dù to hay nhỏ. Tuy nhiên, nước vẫn là nước, dù nó ở đâu nó vẫn là nước, là một khối thống nhất và liên kết chặt chẽ với nhau.

Các hạt đậu thì có thể kết hợp lại với nhau, tạo nên những hạt to hạt nhỏ khác nhau. Hạt to khi phân rã ra sẽ thành các hạt vừa, hạt vừa phân rã ra sẽ thành những hạt nhỏ... Các hạt đậu cũng có thể kết hợp lại để tạo thành các hình dạng khác nhau, tách biệt với nhau. Khi các hình dạng phân rã, nó trở về thành các hạt đậu.

Cái cách mà tinh thần và vật chất làm việc, cũng tương tự như nước và hạt đậu vậy.

Tinh thần thì vốn không sinh không diệt, luôn tồn tại như thế, nó bao bọc trong mình mọi hạt vật chất dù là nhỏ nhất của toàn bộ vũ trụ, nó có ở trong bất cứ hình dạng nào dù là thấp kém hay cao thượng nhất, dù là sinh vật thấp kém nhất hay là các Đấng cao cả nhất, dù là ở đâu, tinh thần vẫn là tinh thần, Phật tánh vẫn là Phật tánh, nó là cái Một, không thể phân chia.

Các vật chất thì có thể kết hợp lại với nhau hoặc phân tách nhau. Khi nó kết hợp với nhau tạo thành các hình dạng, nó được gọi là sinh. Khi nó phân tách ra nhau, nó được gọi là diệt. Sinh diệt là quá trình thay đổi, biến đổi không ngừng của vật chất. Chúng không phải là tự dưng xuất hiện, rồi sau đó chúng tự dưng biến mất đi. Chúng chỉ chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ hình dạng này sang hình dạng khác, từ chất vi tế này sang chất vi tế khác. Cũng như con người sinh ra, các vật chất hồng trần được thành lập. Khi con người chết đi, họ chuyển sang vật chất vi tế hơn ở cõi vi tế hơn, gọi là chất thanh khí và cõi trung giới. Và còn rất nhiều vật chất vi tế và cõi vi tế khác nữa, cũng như có nhiều cái chết của con người hơn nữa.

Tinh thần và vật chất, tuy thế mà vẫn luôn tồn tại cùng nhau với thời gian, vô thủy vô chung, mãi chẳng cùng. Tinh thần thì không thay đổi, không sinh diệt, vật chất thì luôn thay đổi, biến đổi, vô thường.

Khi tinh thần đẩy, các thế giới được hình thành.

Khi tinh thần hút, các thế giới bị diệt đi.

Tinh thần cứ đẩy và hút, thế giới thì sinh và diệt. Vô số phiên bản thế giới được hình thành và bị diệt vong. Mục đích để làm gì? Để Tinh thần có thể sáng tạo, sáng tạo và sáng tạo hơn nữa. Để tinh thần có thể tận hưởng, tận hưởng và tận hưởng hơn nữa.

Mục đích của con người ở trần gian là để sáng tạo và tận hưởng, chứ không phải để học hỏi và hiểu biết.

Khi trở nên là tinh thần, ta biết mọi thứ. Tinh thần không cần học. Tinh thần biết mọi thứ. Tinh thần luôn tự do. Tinh thần luôn thanh tịnh.

Khi trở nên là vật chất, ta quên đi mọi thứ. Khi nghĩ mình là vật chất, ta lặn lội để học hỏi và hiểu biết, ta mất tự do, ta đau khổ.

Tinh thần là Niết Bàn,

Vật chất là sắc thọ tưởng hành thức.

Tinh thần là Thượng Đế,

Vật chất là các thân thể.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ CHỨNG NGỘ NIẾT BÀN?

Đức Phật Thích Ca nói rằng chỉ có một con đường duy nhất để chứng ngộ Niết Bàn, ấy là thực hành Tứ Niệm Xứ.

"- Này các Tỷ kheo, đây là con đường độc nhất, đưa đến thanh tịnh cho chúng sanh, vượt khỏi sầu bi, diệt trừ khổ ưu, thành tựu chánh lý, chứng ngộ Niết bàn. Ðó là Bốn niệm xứ.

Thế nào là bốn?

(1) Này các Tỷ kheo, ở đây vị Tỷ kheo sống quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

(2) sống quán thọ trên các thọ, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

(3) sống quán tâm trên tâm, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời;

(4) sống quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, để chế ngự tham ưu ở đời."

Trích 22.Kinh Đại Niệm Xứ, Trường Kinh Bộ, Digha Nikaya.

Nguyện cho vạn vật được thái bình,

Mong cho tất cả sớm chứng ngộ Niết Bàn, cái Tinh thần bất diệt có trong mỗi chúng sinh.

Nguồn: Fb Không Không

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh