Sinh Con Rồi Mới Sinh Cha, Sinh Cháu Giữ Nhà Rồi Mới Sinh Ông

SINH CON RỒI MỚI SINH CHA, SINH CHÁU GIỮ NHÀ RỒI MỚI SINH ÔNG

( bài hơi dài, đọc lai rai, rồi cũng hết 🙏🙏🙏)

Lần đầu đọc qua chúng ta thấy có điều gì đó sai trái, hơi tréo ngoe kì cục. Nhưng không phải theo ý nghĩa thông thường mà chúng ta hay nghĩ từ trước nay, động từ Sinh ở đây không phải là sinh đẻ sinh sản mà có nghĩa là trở nên, trở thành, tạo ra, lên chức vị danh nghĩa nào đó. Nếu không có con thì sao ta trở thành cha được, nếu cháu chưa sinh ra đời thì ta sẽ không thể lên chức ông được. Đây như câu nói "cái này sinh thì cái kia sẽ sinh." Chúng ta thấy ngôn ngữ của tiếng việt nó phong phú như thế nào. Và cũng hay nghe nói "phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam." 😁

Giáo dục có từ khi con người xuất hiện trên hành tinh này, giáo dục có từ khi chúng ta bắt đầu biết nói chuyện và sống cho đến hơi thở cuối cùng. Giáo dục đâu phải chỉ có trong trường lớp, mà giáo dục ở mọi cơ sở, học đâu chỉ gói gọn ở thầy cô giáo mà còn được học ở bạn bè, ngoài xã hội, đối tác khách hàng, ở Internet và sách báo tạp chí..v..v..có thể nói là mọi nơi mọi lúc.

Giáo dục ở VN hiện nay đang xãy ra rất nhiều vấn đề bất cập và có phần lệch lạc, không còn đúng với những tiêu chí hay qui chuẩn mà xã hội thế giới loài người hướng đến. Học tập là cách thức và mục đích quan trọng đối với mỗi người, có ý nghĩa suốt cả cuộc đời con người. Theo UNESCO nêu ra mục đích là: " Học để biết, học để làm, học để chung sống, học để tự khẳng định mình".

- Mục đích chúng ta học là để tiếp thu kiến thức và vận dụng chúng vào thực hành, càng ngày hoàn thiện bản thân hơn. Xa hơn là chúng ta biết và hiểu được nhiều điều trong xã hội, biết cảm thông an ủi, chia sẽ và qua đó có thể giúp đỡ mọi người và cộng đồng.

- Còn trong phạm vi gia đình chúng ta muốn con em cháu chắt của mình đi học để làm gì?? Muốn chúng trở thành người giàu có, thành đạt hay thành nhân?? Chúng ta muốn con em mình trở thành quan chức có nhiều tiền, cuộc sống xa hoa, đi du lịch như đi chợ, ăn uống không phải trả tiền, nâng đỡ họ hàng dòng tộc hay muốn trở thành người nổi tiếng khắp 3 miền?? Cho dù là mục tiêu gì thì cũng muốn có cuộc sống sung sướng và an nhàn. Nhưng.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Nhưng...đời nó không như mong ước, cuộc đời nó éo le bởi chữ nhưng. Giống như kiểu em rất thương yêu anh, em rất quý mến anh vì anh rất tốt..nhưng mà em rất tiếc là phải chọn người ấy. Vì lí do gì thì ai cũng biết.. 😂😂

- Nền giáo dục ở VN đang theo lối nhồi nhét, bắt học thuộc lòng theo sách vỡ, theo giáo án mới được điểm cao, mới được khen thưởng. Kiến thức luôn bị nhồi sọ và ép buộc phải như thế mới là đúng chuẩn. Viết không đúng khuôn mẫu là gạch chéo nghen con, điểm kém nghen con, không cấp bằng nghen con, dường như là không cho có ý kiến cá nhân dân chủ.

- Chúng ta đã trãi qua thời gian đẹp của thời học sinh để trở thành người phải biết nghe lời, vâng lời, không được chệch hướng hay ý kiến ý cò gì hết, răm rắp nghe theo những ngôn từ phi thực tế, sáo rỗng và vô ý nghĩa trong thực tiễn.

- Điển hình là trẻ em phải đi học suốt cả ngày từ sáng đến chiều, tối thì đi học thêm phụ đạo,về nhà thì làm bài tập. Cuối tuần cũng không được nghỉ, phải đi học các môn nghệ thuật, kỹ năng. Dường như bọn trẻ là một cái máy được lập trình sẳn để tự chạy xuyên suốt, ngồi trên xe máy thì ăn sáng vội vả, trưa thì ăn cơm nhanh để mau vào lớp học thêm, như kiểu chạy show. Để lau theo các danh hiệu giỏi, xuất sắc hão huyền. Chạy theo thành tích chỉ tiêu của lớp của thầy cô giáo, sâu trong tiềm thức là luôn lo sợ bị thua kém bạn bè. Phụ huynh không cho trẻ nhỏ trải nghiệm vẽ đẹp cuộc sống hàng ngày, màu sắc của cây hoa lá cành, của côn trùng thiên nhiên, bầu trời bao la mà guồng ép đứa nhỏ vào danh hiệu trẻ ngoan, thanh niên 5 tốt, công dân 5 tốt gương mẫu chuẩn mực của xã hội và trong công ty.. Chạy theo từ khi còn bé cho tới đi làm rồi tới già sắp xuống lổ cũng chạy, dường như không có danh hiệu là không phải người tốt vậy..thiệt là hài..

- Hệ thống giáo dục ở VN yếu kém, bất cập vô lí phải nói là giả dối, lừa bịp, gian lận. Trong trường thì hiệu trưởng như là ông vua bà hoàng có quyền lực tuyệt đối. Khi họp giao ban thì không giáo viên nào dám lên tiếng, toàn ngồi im và câm nín nếu thấy cái sai trái. Vì sao lại vậy?? Vì để được yên thân làm nghề,vì nồi cơm.

Ví dụ: Vụ gian lận thi cử ở Hà giang, Lạng sơn Hoà bình. Hiệu trưởng lạm dụng tình dục nhiều học sinh nam ở Phú thọ. Cô giáo bắt học sinh lớp 3 uống nước giẻ lau ở Hải phòng. Cô giáo tát học sinh ở Quảng bình.. cô giáo Tuất bị trù dập khi tố cáo sai phạm của nhà trường về tài chính và bữa ăn của học sinh. Vụ hiệu trưởng đi ôtô đâm gãy chân học sinh mọi người đều biết mà đâu ai dám nói...còn rất nhiều điều đã xãy ra trong thời gian qua và những trường hợp tương tự đều được sắp xếp ổn thoả...

Vì sao lại có quá nhiều vụ việc xãy ra như vậy:

+ Giáo viên muốn dạy hợp đồng hay biên chế thì phải bỏ ra chục triệu hay trăm triệu để có 1 suất ăn lương hàng tháng. Bỏ vốn ra đầu tư thì đành phải thu về, kiếm trác từ các em học sinh để lấy lại thông qua dạy thêm học thêm...

+ Một khi họ chạy xuất để dạy từ khi đó họ đã bán linh hồn của người nhà giáo cho quỷ dữ. Họ đã thành một người thợ dạy đúng nghĩa hơn, 1 thợ dạy theo giáo án định sẳn và miệt mài tìm cách thu hồi vốn nhanh nhất có thể.

+ Khi Bạn đã là 1 con cờ trong bàn cờ thì bạn phải phục tùng cuộc chơi, đâu ai dại dột gì mà đi đấu tranh cái sai trái đó, sẽ bị mất vốn sao?😅😒

+ Vòng quay của tiền quyền và chạy chọt là vào được xuất giáo viên, muốn lên tổ trưởng bộ môn thì chạy, muốn lên hiệu phó thì chạy, còn lên hiệu trưởng phải chạy khí thế hơn nữa.. Mỗi cấp bậc chạy theo số lượng khác nhau. 😎🤓

+ Tuyển dụng thì thông qua các đường lối riêng, đi dưới gầm bàn mà chúng ta hay nghe: nhất tiền tệ, nhì hậu duệ, tam quan hệ và cuối mới trí tuệ. Điều bất cập của tuyển dụng thông qua các mối quan hệ chứ không phải học thức, tài năng, nhân cách hay đạo đức của nhà giáo.

Ví dụ điển hình nhất là tôi vào năm cuối cấp thpt ở bộ môn văn. Tôi cực ghét môn văn không phải môn văn không hay mà là ông thầy giáo dạy văn đó. Ông ta là bộ đội đi chiến trường Tây Nam năm 1979 rồi ở lại xin vô làm thầy giáo, tất nhiên là vô dạy ngang không có qua trường lớp gì rồi, chỉ là bồi dưỡng theo kiểu cho có bằng hợp lệ, dạy vài năm cũng thành quen, đến khi chúng tôi học thì biết ông ấy rất thân với hiệu trưởng, bạn nhậu có nhau và rất thích nhậu, ông hiệu trưởng thì mặt lúc nào cũng đỏ như tôm luộc khi vào lớp, nói chuyện thì nhừa nhựa và nói dai. Ông dạy văn thì mặt mài luôn gai góc, có góc cạnh và hay nhăn nhó, tuyên bố trong lớp là không thích con trai vì ở nhà ổng có đứa con gái ngoan ngoãn, còn thằng con thì quậy phá, đánh lộn hay làm chuyện tào lao nên ổng không thích, từ đó chúng tôi bị vạ lây. Bộ dạng vào lớp luôn luộm thuộm hay đặt tờ báo kèm giấy danh sách lớp cuộn tròn ở túi quần phía sau đít, mở ra luôn bị nhăn nheo như cái đái quần của chúng tôi..chân lúc nào cũng mang đôi dép mũ cao su xỏ ngón kéo lệch phệch, chưa vào lớp mà chúng tôi đã nghe đằng xa vì luôn vô lớp trễ khi mọi lớp đã im lặng hết thì sao mà không nghe được. Không giống như những thầy giáo dạy văn thư sinh nghiêm chỉnh, chuẩn dáng của người thầy đúng nghĩa thông thường. Chúng tôi nghĩ ổng phù hợp trong trại cải tạo hơn, dạy bằng thiết quân lệnh hơn là dạy học sinh bọn tôi... Ổng không giảng nghĩa nhiều về câu thơ bài văn mà đa số nói về chuyện riêng cá nhân của ổng, kể về tuổi thơ đi đánh lộn, ghẹo gái, có hôm kể về chuyện nhà cửa,nửa đêm đi đở đẻ cho lợn, rồi chuyện nuôi gà bị lỗ.

Có điều ngộ là điểm môn văn chỉ cho tối đa là 8, không có hơn nữa. Từ cấp 2 cũng vậy. Nhưng khi thi học kì thì theo thang điểm 10..thi tốt nghiệp thì thang điểm 10, còn trong lớp tối đa là 8 mà hiếm có đứa được 8, điểm 7 là lớn nhất, tất nhiên là con gái mới được...quái lạ..

Tôi nằm trong số đứa bị ghìm, làm bài văn cho dù viết dài hay ngắn, nhiều ý hay ít ý thì cũng chỉ điểm 4, suốt mấy tháng cũng chỉ 4, nhưng thì học kì 1, 2 thì tôi được điểm 7 môn văn.😂😂 Điều ngạc nhiên là điểm tb cuối năm lại là 5.0 tròn trịa, không lệch tí nào. Sau này mới biết ổng nhìn tên học sinh cho điểm chứ không có đọc bài kiểm tra.. Ôi là trời... Bởi vậy khi kiểm tra 1 tiết là ổng bỏ lớp đi mất, ai làm gì làm, còn điểm là do ổng tự phê vô..

Học sinh chúng tôi không nhớ gì nhiều ngoài việc ngồi nghe cho nhanh hết giờ, ai muốn điểm thi cao thì đọc sách thêm mà ở quê làm gì có nhiều sách để đọc, toàn mấy đứa viết đại viết càng cho có nhiều chữ.. Một pha vứt bỏ các trò đi vào lòng đất, cái khổ là năm cuối cấp phải thi tốt nghiệp chứ không phải năm bình thường, nạn nhân là những học sinh chúng tôi.

Chúng tôi chỉ là một trong số rất nhiều trường hợp ở VN này, mỗi năm có biết bao học sinh phải chịu trận như vậy, mấy chục năm qua đã sản xuất ra lò biết bao học sinh căm ghét thầy cô giáo của mình. Chúng tôi là những thanh thiếu niên tuổi mới lớn chưa trãi đời đã phải chịu ấm ức sự bất công trong trường lớp, năm học làm nền tảng cho sự phát triển sau này đã bị bóp nghẹt. Không chỉ môn văn mà còn rất nhiều môn học khác cũng tương tự, vai trò của người giáo viên đã không còn ý nghĩa nữa.

- Vậy Các bậc phụ huynh trông chờ gì, tin tưởng gì ở các thợ dạy đã mục rỗng từ bên trong kia, lòng tự trọng, ý thức, nhân cách của sự dối trá, gian lận, là sẽ dạy con em chúng ta nên người sao? Chúng nó sẽ học được gì ngoài cái cách luồn lách và lươn lẹo thậm chí là lưu manh trong cuộc sống này như những điều chúng bị phải, có hơn gì như chúng ta luôn mong đợi hướng đến sự thành người.

- Còn nội dung, phương pháp thì mấy chục năm vẫn như cũ, vẫn lạc hậu và giáo điều cho dù mỗi năm đều cải cách, nhưng cải cách như là thay cái áo bên ngoài thôi bên trong vẫn y thinh, vẫn dơ dái hôi hám và đen đúa như là không chịu tắm rửa kì cọ từ bên trong mà chỉ thay bộ mới rồi xịt nước hoa thơm phức lấn át cái cũ. Các bạn có nhận thấy nội dung học tập có ứng dụng được gì trong cuộc sống và xã hội đang thay đổi tiến bộ từng ngày hiện nay, dạy toàn là những thứ trên trời mây gió bão,không áp dụng được vào cuộc sống hàng ngày. Đa số các môn đều bị lồng ghép vào mục đích tuyên truyền cho chính trị, khô khan và phi thực tế. Một xã hội chú trọng hình thức háo danh nên đã cho ra lò hàng vạn giáo sư dõm,tiến sĩ giấy.

Ví như: Có chuyện các kỹ sư nhà ta không chế tạo ra được những máy móc công nông thua những anh thợ cơ khí, anh nông dân trình độ thcs chế tạo ra nhiều máy giúp cho bà con trong nông nghiệp. Hay có chuyện cha con cơ khí Trần Quốc Hải ở Tây ninh sửa chữa và chế tạo ra xe bọc thép nhưng NN ta không công nhận hay khuyến khích nên đã được nhà nước vương quốc Campuchia kêu gọi và nâng đỡ hết lòng. Chuyện siêu hài chỉ có ở VN là học sinh thi được 30 điểm mà vẫn rớt đại học,😂😂 một ông giáo sư lên báo dân trí phát biểu rằng thi 30 điểm vẫn rớt là chuyện thường, không có gì ngạc nhiên.

- Giáo dục không chỉ cung cấp tri thức, kiến thức mà còn rèn luyện về các kỹ năng sống khác, rèn luyện con người hoàn thiện về nhân cách và nhân phẩm, học là học suốt đời chứ đâu chỉ vài năm ở trường lớp mà bị bức ép nhồi nhét vừa tốn thời gian và tiền bạc lãng phí.

Theo chúng tôi thấy thì con người cần có kỹ năng như:

1. Kỹ năng cơ bản: đọc,viết, tính toán cộng trừ nhân chia, biết tìm đường về nhà khi đi lạc, nhớ số điện thoại của cha mẹ anh em, biết kiếm thức ăn khi đói, biết cảm ơn khi người khác giúp đỡ, biết tìm chổ an toàn để trú ẩn..v..v..

2. Kỹ năng đời sống: giới tính, bạn bè, các chất có hại rượu,bia, thuốc lá, ma túy. Nạn mại dâm và buôn lậu, hàng cấm, về HIV và bệnh truyền nhiễm, lừa đảo...

3. Kỹ năng xã hội: giao tiếp, cảm xúc, tư duy, nhận thức, ra quyết định, làm việc độc lập...

4. Học về sức khỏe dinh dưỡng, lối sống xanh.

5. Khi trưởng thành thì tự nghiên cứu sâu về chuyên môn của mỗi người, học về các bộ môn khóa học khác khi có nhu cầu như: âm nhạc, hội hoạ nghệ thuật,vũ trụ, tâm linh, chiêm tinh...

6.. Học hằng hà xa số khác...

- Một trong những thiên thần tương lai của gia đình và đất nước này là trẻ em. Xin đừng bắt ép hay áp đặt trẻ em vào các khuôn khổ man rợ của người lớn. Hãy để trẻ sống tự do và vui đùa theo ý chúng nhưng có sự kiểm soát của người lớn khỏi sự nguy hiểm rình rập.

+ Trẻ em cần được ăn uống đủ dưỡng chất không nên dư thừa và không nên thúc ép trẻ ăn nhiều, tội nghiệp hệ tiêu hoá của trẻ.

+ Trẻ em cần được vui chơi nô đùa

+ Trẻ em cần được cho ngắm hoa, cây cỏ thiên nhiên, xem sâu bướm côn trùng, xem chim cá, gà vịt, bò sát và các loài động thực vật khác.

+ Trẻ em cần được ước mơ, tưởng tượng

+ Và trên hết trẻ em cần được yêu thương và được bảo vệ khỏi các " chất độc hại ". (Không được bơm chất độc hại vào cơ thể trẻ)

- Hiện nay có rất nhiều phương pháp giáo dục trẻ tuỳ vào phụ huynh và gia đình mà lựa chọn phù hợp, nhưng chung quy lại thì cũng có vài điều sau, theo giáo dục của phương Tây:

1. Con không được tham lam, không được lấy cắp, không được sử dụng đồ của người khác. Không phá đồ nơi công cộng, không làm ồn nơi công cộng không làm phiền người khác..

2. Trẻ em được dạy trung thực, không nói dối, không lươn lẹo lưu manh, luồn lách, xảo trá như trói cọp đốt, hay vẽ con vật bằng 10 ngón tay, đó là lươn lẹo. Không có hành động lễ nghi vô nghĩa ở bên ngoài mà sáo rỗng bên trong.

3. Biết cảm ơn, biết ơn, kính trọng tôn trọng người khác, lịch sự khi xếp hàng và chờ đợi.

4. Không được đổ thừa ngụy biện cho cái sai, phải tự nhận lỗi và sửa chữa. Tự nhận xét bản thân, sống theo tinh thần độc lập cao.

5. Đi học không có xếp hạng, phân cấp thứ bậc như nước ta, không so sánh anh chị em trong gia đình, không so sánh với con nhà người ta( gây xấu hổ và tủi nhục cho trẻ) vì mỗi người có mục tiêu riêng, lí tưởng riêng, lối sống khác nhau nên đừng lấy gì làm chuẩn mực cho tất cả

6. Dạy trẻ tự túc làm trong khả năng, tự ăn, tự dọn dẹp, tự rửa, tự chơi, và tự làm. Nói chung là khuyến khích trẻ tự túc,vì tự túc là hạnh phúc😊

Giáo dục là đề tài rất rộng lớn nói hoài không hết, còn rất nhiều vấn đề để bàn luận.

Trên đây là những ý kiến riêng của chúng tôi, các bạn có đóng góp hay bổ sung gì thì cứ chân thành thẳng thắn,chúng tôi xin lắng nghe để được hiểu biết thêm và hoàn thiện hơn. Lòng luôn rộng mở cầu thị những điều hay tốt đẹp.

#HồngHảiLong

FB: Hương Bella Lương

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh