Nhận Biết Linh Hồn (Self Realisation)

NHẬN BIẾT LINH HỒN (SELF REALISATION)

Thuật ngữ Self realsation trong triết học tây phương được hiểu là việc hiểu biết bản thân, biết tất cả các tiềm năng của mình. Trong tôn giáo nó được hiểu là việc nhận biết linh hồn mình, biết mình là ai và tại sao mình lại tồn tại như vậy.

Khái niệm này được đề cập đến sớm nhất trong các Kinh Veda, ra đời trong thời hưng thịnh của nền văn minh Ấn độ cổ đại cách đây 3500-5000 năm. Nó là việc con người cuối cùng đạt được nhận biết về linh hồn mình (Atma), đạt tới (Brahman) và được giải thoát khỏi luân hồi sinh tử (Moksha)

Trong các tài liệu tôn giáo thời đó mà quan trọng hơn cả là Kinh Veda, Upanishad, các trường ca Mahabharata và Ramayana thực ra đều đã có giải thích con người là gì, linh hồn là gì, linh hồn atma là năng lượng vũ trũ vô hình Purusha khi đi vào Prakriti là thiên nhiên vật chất sẽ hình thành ra các hình thức hiện thể khác nhau, sinh ra trí tuệ (Buddhi - Intellect), sinh ra ego, bản ngã là phần khác biệt giữa các cá thể và khi ở trong hình thể vật chất nó bị nhúng trong ảo ảnh maya. Thuộc tính của vật chất có 3 kênh dẫn Tamas, rajas và sattva. Sự tương tác của các kênh dẫn này tạo ra mọi trạng thái về thể chất và tinh thần của con người.

Như vậy kết quả đã có sẵn, tất cả chỉ là việc làm sao để trải nghiệm điều đó trong thực tế. Kinh sách cổ chỉ ra hai con đường con đường không hành động - không làm gì để hướng tới linh hồn chỉ quan sát vào chính bản thân để nhận ra nó - (Samkhya) và con đường hành động chủ động tìm kiếm linh hồn mình bằng các cách khác nhau (yoga).

Đức phật Gautama sống trong thời kỳ nền văn minh Veda đang suy thoái, ngài được dậy và nghiên cứu rất kỹ các kinh điển tôn giáo, khát vọng tìm về linh hồn thời đó chắc không còn mãnh liệt như thời trước đó do đã suy vong hơn nhưng vẫn còn rất sâu sắc nên việc Hoàng tử Tất Đạt bị sức hấp dẫn của nó (self realisation) hút sau khi đã nếm mọi lạc thú trần gian không phải là một điều gì quá bất thường.

Đức phật đã đi theo con đường Samkhya - không hành động. Trên con đường này, con người cần rút tối đa các giác quan ra khỏi các đối tượng của giác quan vì việc tiếp xúc làm sinh thoải mãn chốc lát rồi làm thèm muốn, gây đau khổ, và giận dữ lại gây các hành động tai hại khác. Chính vì vậy chỉ nên làm những việc không thể tránh khỏi và dành mọi năng lượng để quan sát bản thân. Kết quả của quá trình này là rút dần Purusha ra khỏi Prakriti để nhận ra bản chất của linh hồn và sự sống. Krishna có nói với Ajnuna trong Bhagavad Gita đại khái là nếu rút giác quan ra khỏi đối tượng của các giác quan mà đầu óc vẫn tơ tưởng về nó thì thực ra là không rút được tí nào cả, vì vậy trong phật giáo bên ngoài 5 giác quan, Phật đưa thêm suy nghĩ để tạo ra lục căn - lục trần để bao quát toàn bộ nguyên nhân tạo nên khổ đau của loài người

Con đường Samkhya đòi hỏi trí quan sát thông minh ghê gớm và nó cũng đòi hỏi dũng cảm nữa vì thực chất nó là việc rút ra khỏi cuộc sống, đặc điểm của người thực hành sẽ là tĩnh tại, nhận biết bản thân, không liên quan đến những thứ bên ngoài.

Con đường thứ hai là con đường hành động, nghĩa là chủ động đi tìm thượng đế, được gọi la yoga gồm 3 nhánh Jnana yoga (luyện tâm trí), Braki yoga (luyện cảm xúc - devition) - Karma yoga (hành động tiêu hủy cơ cấu nghiệp). Ban đầu trong kinh Veda chủ yếu hướng dẫn con đường sùng kính Braki (devotion). Khởi thủy nó là con đường rất dễ để mọi người đều đạt đến không cần thông minh, hay cố gắng gì cả, đơn giản chỉ là khi yêu, khi sùng kính thì bản ngã bốc hơi và con người gặp linh hồn của mình ngay giữa cuộc sống.

Hành động của con người trên con đường này không phải bất cứ hành động nào mà là hành động phụng sự thượng đế. Làm sao đê biết hành động nào là phụng sự thượng đế, thời Veda con người rất gần thượng đế do có các hóa thân như Krishna hay Rama giáng trần, do đó những nghi thức tôn giáo hiến tế, cầu nguyện còn rất trong trẻo, tính chất sùng kính rất cao, nhưng về sau này các nghi lễ đó lại rơi vào tay những con người thực hiện tôn giáo để phục vụ bản ngã, do vậy niềm tin cứ tan dần ra, con đường sùng kính trở nên mai một khó đạt tới. Sau này các tôn giáo khác như đạo do thái, thiên chúa, đạo hồi cũng dựa trên devotion nhưng nếu thiếu các nhập thể của các đấng giác ngộ thì việc bản ngã của một số các thầy tu, nhà sư sẽ làm hỏng đạo chỉ là vấn đề về thời gian

Nhưng thật may con người có một la bàn tự nhiên là trái tim, bất cứ khi bạn làm gì trong trái tim yêu thương và cảm thấy rung động thì đều là đang phụng sự, và hãy đi tiếp con đường ấy kiên nhẫn hàng ngày, nó sẽ đưa bạn vào vòng tay của thượng đế. Làm việc gì với tình yêu trọn vẹn là dọn dẹp đốt cháy nghiệp nó vừa là hành động để tìm thấy thượng đế ở trong chính cuộc sống để tận hưởng phúc lạc ngay trên con đường và mặt bên kia thượng đế sẽ mang đến cho bạn nhận biết một cách dịu dàng thoái mái như Krishna giải thích cho Ajuna lúc đó rất ngu ngơ, từng cầu hỏi một, chứ không phải vất vả tự tìm kiếm như con đường không hành động. Bởi lẽ, ở dưới góc độ nào đó con đường tình yêu cũng đưa đến việc không hành động trong hành động, vì hành động trọn vẹn trong tình yêu là phi bản ngã

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh