Làm Người Thì Cứ “Ba Phần Khôn Khéo, Ba Phần Ngốc, Để Lại Ba Phần Cho Con Cháu”

LÀM NGƯỜI THÌ CỨ “BA PHẦN KHÔN KHÉO, BA PHẦN NGỐC, ĐỂ LẠI BA PHẦN CHO CON CHÁU”

Trịnh Bản Kiều, một tiến sĩ dưới thời vua Càn Long đời nhà Thanh từng có câu: “Thông minh khó, hồ đồ cũng khó, từ thông minh mà trở nên hồ đồ lại càng khó”. Giữa những người lớn tuổi cũng thường lưu hành câu: “Ba phần khôn khéo, ba phần ngốc, chừa lại ba phần cho con cháu”. Hết thảy đều có đạo lý của nó.

“Ba phần khôn khéo, ba phần ngốc, chừa lại ba phần cho con cháu”, điều này có nghĩa là làm người đừng khôn khéo quá mức, nếu người thế hệ này quá khôn khéo, như vậy đời sau có thể xuất hiện những kẻ ngốc nghếch, đần độn. Câu nói này nhằm nhắc nhở mọi người đừng quá khôn khéo, tính toán thiệt hơn.

Ba phần khôn khéo

1. Ba phần khôn khéo phụ thuộc vào sự chuyên nghiệp của bản thân

Bởi vì kiến thức là luôn thay đổi theo thời đại, nếu bạn không liên tục cập nhật và học tập những kiến thức mới, thì những gì bạn đã học sẽ dần bị đào thải trong xã hội. Cần phải biết kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, vận dụng thành quả của sự phát triển khoa học hiện đại thành sự chuyên nghiệp của bản thân, làm tốt còn muốn tốt hơn nữa, có như vậy mới không thể bị đào thải.

2. Ba phần khôn khéo phải được vận dụng trong cuộc sống

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Cần phải thiết lập nhân sinh quan, giá trị quan đúng đắn cho bản thân mình, cố gắng hòa nhập với xã hội và thích nghi với mọi hoàn cảnh, thế giới bao la, ai cũng có thể sinh tồn trong thế giới này, và chúng ta còn phải có thể sinh tồn được tốt hơn nữa.

3. Ba phần khôn khéo phải được dùng để giải quyết những mâu thuẫn và vấn đề khác nhau

Mua đá năng lượng:

Học cách cân bằng hợp lý các mâu thuẫn của vấn đề, xử lý tốt cảm xúc của bản thân. Đồng thời khi phải đối mặt với thất bại, có thể rút ra bài học kinh nghiệm cho mình, từ đó sẽ không dễ bị ngã hai lần ở cùng một chỗ nữa.

Ba phần ngốc

1. Ba phần ngốc là có thể chịu được thiệt thòi

Không so đo quá nhiều về được mất, người quản lý có thể chịu đựng được thiệt thòi thì mới có thể lãnh đạo được một đoàn thể. Người có thể chịu được thiệt thòi thì mới có thể đứng trong đám đông. Một gia đình có thể chịu thiệt thòi, thì chắc chắn sẽ có mối quan hệ tốt với láng giềng.

Nhưng ngược lại, người không thể chịu được thiệt thòi, dẫu có không muốn thì sớm muộn gì cũng phải đối mặt mà thôi.

2. Ba phần ngốc là có thể chịu được khổ

2359-lam-nguoi-thi-cu-ba-phan-khon-kheo-ba-phan-ngoc-de-lai-ba-phan-cho-con-chau-1.jpg
Nông dân có thể chịu được cực khổ thì mới thấy được niềm vui sướng trong vụ mùa bội thu(Ảnh qua Pinterest)

Nông dân có thể chịu được cực khổ thì mới thấy được niềm vui sướng trong vụ mùa bội thu; Nhà khoa học có thể chịu được cực khổ thì mới có thể công phá những đề tài khó và đạt được thành tựu vĩ đại; Người thầy có thể chịu được cực khổ thì mới có học trò ở khắp thiên hạ; Học sinh có thể chịu được khổ thì mới có thành tích học tập tốt; Lãnh đạo có thể chịu được khổ thì mới có nhiều cấp dưới muốn đi theo. Người trong một gia đình có thể chịu được khổ, thì mới có thể hưởng phúc một đời.

Người có thể chịu khổ, thì chỉ khổ trong một lúc; nhưng người không thể chịu được khổ, thì sẽ khổ cả đời.

3. Ba phần ngốc là phải chịu đựng

Muốn thành công trong sự nghiệp, bạn phải học được cách chịu đựng, không thể đi đường tắt vì vội vàng muốn thành công. Cả đời của một nhà số học chỉ nghiên cứu 10 con số. Ngôi sao bóng đá thế giới cả đời cũng chỉ nghiên cứu được một quả bóng. Edison trải qua nhiều lần thất bại mới phát minh ra được đèn điện. Và thứ mà tất cả họ dựa vào chính là sức chịu đựng.

Để lại 3 phần cho con cháu

1. Phải nuôi dưỡng con cháu yêu thích học tập, chịu nghiên cứu, đọc nhiều sách vở, kiến thức uyên bác

2359-lam-nguoi-thi-cu-ba-phan-khon-kheo-ba-phan-ngoc-de-lai-ba-phan-cho-con-chau-2.jpg
Phải nuôi dưỡng con cháu yêu thích học tập, chịu nghiên cứu, đọc nhiều sách vở, kiến thức uyên bác. (Ảnh qua ĐKN)

Ông bà cha mẹ dẫu có để lại nhiều tài sản cũng vô ích, con cháu nếu không có phúc hưởng thì sớm muộn cũng sẽ tiêu hết. Phải đọc nhiều sách vở, kiến thức uyên bác, hấp thụ được những tinh túy có từ sách. Không nên chỉ biết để lại hàng triệu gia sản cho con cháu, vì không ai giàu ba họ.

2. Phải truyền lại nếp nhà cần cù, thiện lương, an tâm cho con cháu

Trau dồi những phẩm chất tốt đẹp như sẵn sàng chịu khổ, không sợ thiệt thòi cho con cháu, như vậy mới có thể giúp đỡ chúng trong tương lai. Đừng truyền lại cho con cháu những thói quen xấu như sợ chịu khổ, sợ chịu thiệt, thích những món lợi nhỏ.

3. Trau dồi năng lực chịu khổ, độc lập, tự chủ cho con cháu

Dạy con cháu cần phải biết tự gắng sức phấn đấu, trau dồi sức chịu đựng bền bỉ. Một gia tộc có đức tính chịu đựng, phấn đấu thì mới có thể Kim Ngọc Mãn Đường (vàng ngọc đầy nhà), phú quý Cát Tường

Làm người cần phải hồ đồ một chút, đừng quá khôn khéo. Có thể hiểu được “ba phần ngốc” là một sự may mắn, hiểu được “để lại 3 phần cho con cháu” là một sự nhìn xa và trí tuệ.

Chúc Di (Theo Sound Of Hope)

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh