Chúng Ta Vì Sao Tu Không Tốt?

CHÚNG TA VÌ SAO TU KHÔNG TỐT?

Bởi vì mỗi một người đều có những nghiệp chướng của bản thân lũy kiếp mang đến, cũng có sự quấy nhiễu đeo bám của các oan thân trái chủ.

Phải làm thế nào để khiến cho Con Đường Quay Trở Về Trời của mình đi được một cách êm thấm hơn đây?

Chính là phải sửa thói hư tật xấu, dẹp bỏ những tánh khí nóng giận, hành công hồi hướng; tự bản thân đều chẳng trợ giúp cho bản thân, thầy cứ mãi quạt cho, có ích gì không?

Con đường của mình thì phải tự mình mà đi, hãy ghi nhớ kĩ rằng thầy bất cứ lúc nào cũng đều sẽ ở bên cạnh bảo hộ cho các con, thế nhưng các con nhất định phải tâm tồn thiện niệm.

Các con nói là thánh phàm kiêm tu, thật ra rất ít; một ngày làm việc tám tiếng đồng hồ, những người mà mỗi ngày có một tiếng đồng hồ tu đạo đều rất ít.

Chúng ta vì sao tu không tốt?

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Bởi vì con mắt của chúng ta đều là (dành) thời gian nhìn hướng ra bên ngoài khá nhiều, thời gian hướng vào bên trong tự phản tỉnh khá ít.

Đời người vốn dĩ là tràn đầy vô số những hỷ nộ ai lạc, những phiền não tạp niệm; mượn nhờ vào sự tu trì của tam bảo tâm pháp chính là phải khiến cho bản thân lúc nào cũng bảo trì gìn giữ sự sáng tỏ, sạch sẽ thanh tịnh, sẽ không dễ dàng tùy tiện bị ngoại cảnh gây khốn nhiễu; trân trọng hiện tại mới là điều quan trọng đấy, chớ có việc việc đều chờ đợi đến ngày mai, sau ngày mai lại còn có ngày mai nữa, vậy thì chớ có mà chỗ nào cũng tìm cái cớ cho bản thân, như thế rất dễ bị đoạ lạc đấy.

Ôi con người!

Vẫn cứ là dễ sanh ra cái tâm biếng nhác vào những lúc có thời gian rảnh rỗi; các đồ nhi bất cứ lúc nào trong từng niệm một đều phải nghĩ đến việc tu trì như thế nào thì mới có thể càng tinh tấn, càng kiến tánh, vui trong đạo đấy!

Chúng ta vì sao tu không tốt?

Bởi vì có Nhân tướng, Ngã tướng, Chúng sanh tướng, Thọ giả tướng, Tam tâm tứ tướng quấy nhiễu con đến mức loạn xạ.

Những thanh sắc hóa lợi (ca múa, nam/nữ sắc, tiền tài, tư lợi...), những thất tình lục dục của thế giới ta bà này sẽ khiến cho các con che lấp bổn tánh.

Vị mà các con mỗi ngày theo sau đều là Vô Sanh Lão Mẫu của bản thân, vị Phật Bồ Tát của chính bản thân, thế nhưng các con đều đã quên mất.

Các đồ nhi phải tin tưởng vào Phật tánh của chính mình, để cho chơn chủ nhân chủ trì làm chủ. Điểm quan trọng của kiếp này là nắm bắt lấy sinh mệnh hữu hạn để đi cho xong hết con đường tu đạo mà Thánh Hiền Bồ Tát đã đi qua này.

Chúng ta vì sao tu không tốt?

Bởi vì tam kì mạt kiếp, có công thì thưởng, có lỗi thì phạt. Lúc này nghiệp lực đòi rất gấp; vào những năm đại thanh toán này, đồ nhi phải có năng lực giác ngộ; hễ một khi những bệnh khổ đeo bám quấy nhiễu thân thì tuyệt đối chớ có oán trời trách người, chỉ có thể tịnh cái tâm xuống, “cảm ân” và “sám hối”.

“Sám hối vì chẳng có bàn cho tốt cái Đạo của Lão Mẫu”,

“Sám hối vì chẳng có giúp đỡ cho thánh nghiệp phổ độ Tam Tào của thầy”,

“Sám hối vì chẳng có đại biểu tốt cho đạo”.

Sám những hành vi của quá khứ trước đây thì mới có thể cho bản thân một con đường sống để đi; có bệnh, đấy là đang liễu nghiệp! Nếu “có thể thật lòng sám hối, thì có cơ hội sống sót trở lại ”; phải “tâm tồn cảm ơn”.

Có người nói, tôi cầu đạo tu đạo, cớ sao lại còn sanh bệnh, lại còn những việc không được như ý, thật ra thì ông trời đã giúp các con trong âm thầm việc lớn hoá thành việc nhỏ, các con không thể lại khởi lên bất kì tâm sân hận nào nữa.

Chúng ta vì sao tu chẳng tốt?

Bởi vì khẩu quyết sáu chữ của tu đạo “sửa thói hư, bỏ tánh xấu” chưa có tu tốt. Tự mình phải làm chủ của bản thân, chớ có làm nô lệ của những dục vọng, những tánh khí nóng xấu.

Dục vọng của con người giống như biển lớn, có ai từng hài lòng thoả mãn qua đâu?

Con người vĩnh viễn sống trong những sự theo đuổi, lúc cầu chẳng được thì mới có chỗ ưu khổ. Vạn sự vạn vật của thế gian chỉ là tạm thời cho các con mượn dùng, là mang tính tạm thời, chẳng phải là vĩnh viễn đâu; duy chỉ có linh tánh là thật, vĩnh sanh bất diệt.

Các con có cơ hội thành Phật, cớ sao chẳng để bản thân mình thành Phật đây?

Tự thân có bệnh tự thân biết,

Tâm bệnh vẫn cần tâm dược chữa.

Nếu lúc tâm chánh, (thì) tâm cũng tịnh,

Tâm tà bèn là lúc bệnh sanh.

Những thói hư tật xấu là nhân tố làm trở ngại sự tu hành, con hãy tìm ra những nguyên nhân gây cản trở, tâm bệnh thì dùng tâm dược trị, tìm đúng mục tiêu và phương hướng rồi thì mới tiến về phía trước, vậy thì mới không sai lệch quá xa.

Phạm phải những lỗi sai nhỏ đều chẳng sao, thầy sẽ để con có thời gian sửa đổi, không thể tu hành, thầy cũng vẫn có thể chờ đợi con được, thế nhưng có những sự việc mà không được phạm vào. Một người nếu như đã phạm vào các loại tội không được phạm này, tương lai sau này sẽ yên thân nơi A Tỳ Địa Ngục, thầy cũng cứu không nổi con đâu.

Đối với bất cứ các tôn giáo hoằng pháp lợi sanh độ người, con chớ có có những thiên kiến (những kiến giải không công bằng, thiên lệch, cố chấp), chớ có mà có những sự phê bình; những điều mà con nghe thấy không hẳn là sự thật đâu, do vậy chớ có nói ra những lời quả quyết khẳng định mà không trải qua sự suy ngẫm kĩ càng, nói ra những lời mà con không nên nói, trong sự cố ý hay vô ý cũng đều sẽ tạo tội, người bị hại vẫn là bản thân đấy.

Hủy báng những sự vật cửa Phật, hiếp bức những người tu hành, hủy báng cội nguồn của bản thân, trông thì trước mắt có vẻ vẫn ổn vẫn tốt đấy, thế nhưng nhân quả đang ấp ủ, thời cơ hễ đến, hoặc là một năm, hoặc là hai năm, hoặc cũng có thể lâu hơbln, nhưng dẫu sao thì rồi cũng sẽ gặp phải những chuyện xấu rủi, do vậy tu đạo phải cẩn thận lời nói và hành vi, đối với những việc mà mình chẳng hiểu rõ thì chớ có mà có sự hủy báng, phải tu khẩu, phải tu tâm.

Nam Cực Tiên Ông từ bi rằng: Người bàn đạo sợ nhất là ngừng trệ ở quá khứ, trước kia như thế nào, hiện tại cũng phải như thế nào, vậy là không ổn đâu đấy.

Nhân duyên mà mỗi một người gặp phải và nhân duyên mà chúng sanh vị lai sắp gặp phải là khác nhau đấy.

Thời kì Hồng Dương, phương pháp độ hóa chúng sanh khác, thời kì Bạch Dương dẫn đạo tại gia xuất gia, phương pháp, tâm cảnh, góc độ, lập trường đều phải do quan hệ địa lý, không gian thời gian, thiên thời địa lợi thiết pháp, cho nên pháp vô định pháp, pháp pháp đều có thể, không được cố chấp, đấy chính là tâm cảnh, cũng chính là diệu trí.

Lữ Tổ từ bi (nói) về thập khảo:

- Khảo thứ nhất: có chăng khéo bảo hộ “một niệm ngay lúc ấy”?

- Khảo thứ hai: Phải chăng làm được đến “tâm bình khí hoà”?

- Khảo thứ ba: Phải chăng đã tiến vào giai đoạn “siêu phàm nhập thánh”?

- Khảo thứ tứ: Phải chăng khéo giữ gìn “cái đạo trung dung”?

- Khảo thứ năm: Phải chăng vẫn chưa buông được những phàm tình?

- Khảo thứ sáu: Phải chăng đã xem nhẹ những chấp trước về tài vật?

- Khảo thứ bảy, khảo thứ tám: Phải chăng đã làm được đến mức thận độc (lúc nhàn rỗi ở một mình hành vi vẫn cẩn thận không cẩu thả)?

- Khảo thứ 9: Tâm phải chăng đã tự tại rồi?

- Khảo thứ 10: Thật sự đã làm được đến “liễu nguyện trả nghiệp” rồi sao?

Nam Bình Tế Công từ bi (nói) rằng: Các đồ nhi ơi! có tin hay không? nếu như đồ nhi có một phần tâm, Chư Phật Bồ Tát trên Trời thảy đều trợ giúp đồ nhi viên mãn thành công; thế nhưng, nếu như cái phần tâm này của đồ nhi đã sai lệch rồi, dẫn đến những tà ma ngoại đạo, cũng là trợ giúp cho đồ nhi, thế nhưng là sự khác biệt giữa Trời vực.

Trong cuộc đời của mỗi một người đều có vô số những kiếp nạn, có những cái là do chúng ta lũy kiếp tích lại.

Con hôm nay nếu như đã trả xong những oan nợ trước kia, lại còn phải chịu 9 x 9 = 81 kiếp nạn thì mới có thể sánh ngang với Thánh Phật.

Có Phật tánh lung linh, thì có trí tuệ linh hoạt vận dụng, thế nhưng chẳng phải là dụng công phu ứng đối ở vẻ bên ngoài, điều ấy sẽ khiến cho chơn Phật của con chẳng được hiển hiện.

Hãy vận dụng trí tuệ bồ đề, thì mới có thể khiến cho những sự việc phàm tình, vạn sự vạn vật đều hợp với trung đạo.

Khi con đã có những phiền não phải giải quyết, phải nghĩ cách, thì biện pháp mà thích hợp với con trong quá trình suy nghĩ chính là diệu dụng do trí tuệ sản sanh.

Có rất nhiều những sự việc điều chỉnh không tốt, là bởi vì sự trải qua, nguyên do, nguyên nhân của sự việc thì các con vẫn chưa cách nào nghĩ thông suốt toàn bộ, đem sự việc toàn bộ hỗn tạp lại với nhau, do đó mà trí tuệ chẳng cách nào tăng trưởng.

Phật và chúng sanh là bình đẳng cả; con chưa có trải nghiệm qua những phiền não thì đạt chẳng được bồ đề giác lộ. Con chưa có trải qua sự tôi luyện của chúng sanh, con thể hội được cảnh giới của Phật sao?

Tu bản thân thành tựu bản thân. Hãy dứt bỏ đi lòng tham, đem cái tâm riêng tư ích kỉ tính toán vì lợi ích cá nhân biến đổi thành cái tâm công chánh suy nghĩ vì lợi ích của công chúng, đem cái tâm sân biến đổi thành cái tâm hoan hỷ, đem cái tâm si biến thành cái tâm trí tuệ.

Chúng sanh đều là bởi vì tham, sân, si, do vậy mà chẳng cách nào nhìn thấu. Lúc con muốn hận người khác, thì hãy nhanh chóng đưa ra trí tuệ của con chuyển biến thành cái tâm hoan hỷ, sau đó đem cái lòng tham giảm đến mức độ thấp nhất, từ từ tu đến cảnh giới hoàn mỹ nhất.

Vợ chồng là duyên, thiện duyên (hay) ác duyên? Con cái là nợ, trả nợ (hay) đòi nợ?

Lúc này thì phải dựa vào công phu “chuyển niệm”. Sau khi tâm chuyển, phải hành bên ngoài, sau khi đã làm mới có biện pháp thay đổi vận mệnh, chuyện lớn hoá nhỏ, chuyện nhỏ hoá không.

Tu đạo, chính là thời thời khắc khắc cải biến bản thân, khiến cho bản thân càng lúc càng viên mãn, đấy chính là tu đạo.

Những cảnh ngộ mà trước mắt đang ở có mối liên quan rất lớn đối với nhân quả của mỗi người.

Do đó mà tầm nhìn phải phóng xa dài, phải trân trọng thời gian quý báu để làm những việc có ý nghĩa, noi theo chí hướng của Thánh Hiền, thay trời hành đạo, phổ độ chúng sanh thì mới có thể hoá nghịch cảnh thành thuận cảnh.

Khoan dung tha lỗi cho người là phước, lấn hiếp người là hoạ đấy!

Con đã gieo nhân gì thì sẽ gặt được quả ấy, lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát.

Muốn có nhân duyên tốt thì phải xem coi con đối với người khác như thế nào. Do đó bất cứ một việc gì cũng đều là tương đối cả, có tương sanh thì có tương khắc.

Người khác thì giống như chiếc gương của con vậy, hôm nay tâm của con thành khẩn, tự nhiên người khác đối với con bèn sẽ thành khẩn; con đối với người khác chẳng thành khẩn, có cái tâm dối gạt, người ta có một ngày vẫn sẽ phát hiện ra.

Hôm nay nếu như con đối với người khác không tốt, tuy rằng nhất thời có thể dấu diếm lừa gạt, một ngày nào đó, nguyên thần của con sẽ truyền tải đến người ta, người ta bèn sẽ hiểu rõ, do đó hôm nay con có thể tự lừa dối bản thân, thế nhưng chớ có tưởng rằng có thể dối qua người khác được.

Mỗi người đều có một tiểu thiên, tiểu thiên của bản thân mình sau khi có thể viên tròn thì mới có thể viên tròn đại thiên.

Nếu như những chuyện phản đạo bại đức con đã làm rất nhiều rồi, tự mình đã bị báo ứng, thậm chí nợ cả đống lớn, hỏi liệu vậy sẽ có kéo theo liên luỵ đến con cháu không? Vậy con cháu có tội vạ gì mà khiến họ phải chịu sự lôi kéo liên lụy của con đây? Phải biết rằng nếu như đời trước tâm hành bất chánh, vậy thì con cháu của họ bèn sẽ có trở ngại, mắc mứu khó đi.

Giống như giữa con và cha mẹ của con, cớ sao đến kết cái duyên này, phải chăng có cái nhân tiền kiếp? Chẳng phải là nợ nần nhau, thì là đến báo ân đấy. Đấy đều là sự chú định sẵn trong mệnh, chớ có oán trách.

Nếu đã có cái duyên này ra đời trong cái gia đình này, bất luận là giữa con và đứa con này tình cảm như thế nào, thầy đây hy vọng con hãy dùng cái tâm chí thành nhất của con đi chăm sóc cho nó, chớ có oán trách, phải tận trách nhiệm của chúng ta.

Nói tóm lại, chính là muốn bảo các con hãy thật tốt mà tu, nhận lý phải nhận một cách chơn, nhận một cách chân chánh xác thực, hãy thật tốt mà tham ngộ, thì mới có thể liễu dứt nhân quả.

Sự việc dao động trước mắt con lâu rồi, con bèn sẽ cảm thấy rất chẳng vui, sẽ tâm sanh phiền não; nếu như có thể chuyển biến tâm niệm, đem những hoàn cảnh môi trường bên ngoài, những sự lôi kéo của bên ngoài hoá bỏ đi, thì sẽ cảm thấy rất thoải mái.

Có thể dùng cái tâm niệm của bản thân con để đi chuyển những thứ này hay không, thì phải xem coi bản thân con rồi.

Mục tiêu mà mỗi người truy cầu theo đuổi khác nhau thì vận mệnh cũng bèn sẽ khác nhau.

Muốn thay đổi vận mệnh thì trước tiên phải thay đổi tâm niệm của con, tự nhiên những thói quen, cá tính cũng bèn sẽ thay đổi theo, như thế mới có thể thật sự thay đổi vận mệnh của con.

Tu đạo có thể thay đổi vận mệnh, phải làm thế nào thay đổi đây?

Phải dựa vào sự thành tâm của chính bản thân để cải biến thay đổi, bởi vì con thật tốt mà tu, thật tốt mà hành công lập đức, thì trong vô hình bèn có thể cải biến vận mệnh.

Hãy dựa vào bản thân con đi làm, có thể cải biến bao nhiêu, là tốt hay là xấu đều ở trong sự nắm bắt của bản thân, chớ có cứ mãi cầu Tiên Phật cải biến thay con, chỉ cần con có bản lĩnh, nhất định có thể thay đổi.

Sự thành công của một người, nếu như anh ta chẳng có chịu qua sự mài luyện, thì chẳng có tư cách nhận chịu cái vị trí thành công này. Cũng giống như việc leo cầu thang vậy, từng bước từng bước một mà leo, con phải có sự chuẩn bị tâm lý, muốn cao bao nhiêu, muốn thấp bao nhiêu, bản thân phải dẫm chân lên một cách vững chắc thận trọng.

Hôm nay nếu như tâm lý của con kiến thiết chẳng đủ, cho dù là đã leo lên rồi, cũng vẫn là lắc lư.

Do đó, con nếu như tham thành công nhanh chóng, tham nhanh chóng giỏi giang hơn người khác, vậy thì tâm thái của con bèn phải điều chỉnh điều chỉnh.

Ở trong thuận cảnh, trong tâm phải có sự cảm ân, thế nhưng chớ có mê muội mất bản thân trong đó.

Còn nghịch cảnh là đang mài luyện tâm trí của con, khiến cho con càng trưởng thành, càng có trí tuệ.

Con nếu như có thể nghịch đến thuận chịu (dùng thái độ thuận theo để tiếp nhận hoàn cảnh ác liệt hoặc những đãi ngộ không hợp lí), tự nhiên bèn có thể vắng lặng chẳng có chỗ quải ngại (những trở ngại chẳng thông).

Sự việc vẫn cứ là có những biến hoá trắc trở, đường đi một cách càng bằng phẳng thì càng sẽ không trân trọng nó, nếu như đã làm sai rồi gặp phải những biến hoá trắc trở, cái ấn tượng ấy bèn sâu sắc rồi.

Phàm việc gì cũng không thể xử sự quá nóng vội, cũng giống như Ngu Công dời núi vậy, chỉ còn lại một ki xúc đất cuối cùng, nếu chẳng tiếp tục hoàn thành nó, vậy thì ngọn núi này vẫn sẽ không viên mãn đâu đấy.

Chẳng có bất cứ con đường đạo nào của con người là bằng phẳng cả, nhất định sẽ sẽ có những chỗ trắc trở không bằng phẳng xuất hiện.

Người với người ở cùng nhau cũng sẽ có những lúc không như ý. Bởi vì cái tâm của các con, tư tưởng của các con chẳng cách nào hoàn toàn giống nhau được, do vậy trước hết phải điều chỉnh bản thân, tu dưỡng bản thân, không thể chỗ nào cũng yêu cầu người khác phối hợp con, bản thân phải tu tốt trước thì mới có thể ảnh hưởng người khác thật sự.

Con người không trải qua những trắc trở thì sẽ không trưởng thành; trắc trở chính là then chốt chuyển hoá của sự trưởng thành.

Do vậy mà khi khảo nghiệm đến thì phải tiếp nhận một cách hoan hỷ.

Pháp vô định pháp, do đó khảo nghiệm cũng chẳng có sự khảo nghiệm nhất định, mỗi cái đều khác nhau, do đó nhất định phải tiếp nhận nó một cách nhẫn nại.

Phàm việc gì cũng có thể thương lượng, chớ có chịu sự tổn thương rồi thì nói rằng tôi rất cô đơn, chẳng có ai biết tấm lòng của tôi.

Thật ra chỉ cần con chí tâm tu đạo, khắp nơi đều có các tri kỉ của con.

Mỗi người đều có những trở ngại và những việc cần phải đột phá, bất kể là trở ngại này mắc kẹt ở trong lòng chúng ta có bao lâu, chỉ cần các đồ nhi chẳng chịu thua, dũng cảm đứng ra, chỉ cần các đồ nhi cảm tạ bản thân, cảm tạ ông trời, cảm tạ những gì mà cha mẹ của các con đã ban cho các con, thật tốt mà trân trọng, vậy thì con đường vĩnh viễn là quang minh sáng ngời đấy.

Chẳng có trải qua sự đen tối hắc ám, sao mà hiển được sự trân quý của quang minh sáng ngời!

Càng khốn khó thì càng phải dũng cảm đi đột phá, đã lập chí hướng rồi cũng phải kiên trì đến cùng, càng phải chí thành.

Chỉ cần các con có một cái tâm chí thành, cái gọi là “thành thì linh”, ông Trời tuyệt đối sẽ chẳng phụ lòng các con.

Trời đất bao la rộng lớn, chúng ta may mắn biết bao!

Thầy đây hy vọng các con mỗi một động niệm đều là thiện cả, vận mệnh nắm bắt ở trong tay bản thân, người khác điều khiển chúng ta chẳng nổi.

Thiên thời đã muộn rồi!

Thiên thời đã muộn rồi!

Con vẫn cứ dậm chân tại chỗ đó sao?

Đồ nhi ơi!

Hãy để thầy chờ đợi con ở lối ra con bằng lòng buông xuống.

Tế Công Hoạt Phật từ bi (truyền chuyển văn ngôn thị thuyết).

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh