Bàn Tay Ánh Sáng: Chương 14. Quan Sát Hào Quang Trong Các Buổi Chữa Bịnh

BÀN TAY ÁNH SÁNG: CHƯƠNG 14. QUAN SÁT HÀO QUANG TRONG CÁC BUỔI CHỮA BỊNH

Hào quang thực sự là "vật thiếu " giữa một bên là y sinh học và thể chất, bên kia là tâm lý liệu pháp. Nó là "vị trí” khu trú của mọi xúc cảm, ý nghĩ, ký ức và mô hình ứng xử mà chúng ta không ngớt luận bàn. Chúng không hề bị treo lơ lửng một nơi nào đó trong trí tưởng tượng của ta, nhưng lại khu trú trong thời gian và không gian. Ý nghĩ và xúc cảm chuyển động giữa mọi người trong thời gian và không gian trường năng lượng con người, và việc học hỏi về điều đó là phương sách tạo cho mình điểm tựa trong hoạt động nầy.

Ta hãy nhìn số dòng chảy năng lượng lỏng của hào quang trong khi mọi người chuyển dịch qua đời sống thường ngày và sau đó trong các buổi chữa bệnh. Ta sẽ tập trung vào các hình thái chuyển động có màu sắc của bốn vầng bên dưới của hào quang và quay trở lại cuộc luận bàn về luân xa trong một chương sau.

Cảm nhận màu sắc trong trường hào quang :

Khi một người bất đầu nghiên cứu hào quang thì nghĩa của màu sắc có thể không được hiểu một cách trực tiếp. Về sau, với thực ý, nghĩa tổng quát của màu sắc sẽ trở nên rõ rệt. Khi người thầy thuốc thực hành có thêm nhạy cảm qua vận dụng năng khiếu của mình, người đó cũng sẽ nghiên cứu ý nghĩa của màu sắc mà mình thấy được (Màu sắc sẽ được luận bàn chi tiết trong chương 23).

Một trong những "bùng nổ" trường năng lượng con người sớm nhất mà tôi quan sát được vẫn là một trong những bùng nổ rực rỡ nhất . Năm 1972, trong một cuộc hội thảo tập trung về năng lượng sinh học của tiếng gào thét chủ yếu, tôi quan sát Linda sáng ngời lên như cây thông Nôen trong khi chị gào khóc trước cái chết vì ung thư của cha chị.

Nhiều chùm ánh sáng chói chang màu đỏ, vàng, da cam và một ít màu xanh tuôn ra như suối từ đầu chị. Tôi chớp mắt, nhưng hiện tượng đó không mất. Tôi nheo mắt; tôi chuyển dịch xung quanh căn phòng; tôi tìm kiếm dư ảnh.

Hiện tượng ấy vẫn còn. Tôi đã nhìn thấy cái gì đó. Tôi không thể tiếp tục phủ nhận nhiều trải nghiệm của mình quan sát thấy những màu sắc rõ rệt xung quanh đầu mọi ngườị. Tôi bắt đầu theo dõi hiện tượng này ráo riết hơn.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

Khi đã dần dà thành thạo hơn trong quan sát hào quang, tôi bất đầu tìm cách liên hệ với những phát hiện của mình với trạng thái riêng của từng người, Tôi thấy người ta phát ra các tia sáng chói lọi khi họ tư duy hay hành động. Khi họ thanh thản thì trường hào quang trở lại trạng thái ổn định "bình thường ".

Nhìn chung, tôi thấy hào quang "bình thường " hay “ yên lặng " trong tựa như hình 7-1.

Nó có một vầng rung động màu đỏ tía ngả xanh thẫm hoặc sáng ở cách mặt da khoảng ¼ in hoặc lớn hơn, khoảng 1/2 in. Nó rung động liên tục theo nhịp khoảng 15 lần/phút, thường tạo nên một chuyển động dạng sóng đi xuống bao quanh bởi một lớp mù xanh nhạt ngả xám, gần thể thì màu sáng hơn, xa thân thể thì màu nhạt dần.

Màu xanh thường chuyển sang màu vàng xung quanh đầu ở khoảng cách chừng 3-4 in. Thường có nhiều dải ánh sáng hình cờ đuôi nheo màu xanh nhạt đi ra từ các đầu ngón tay, ngón chân và đỉnh đầu. Tôi phát hiện rằng phần đông chúng ta, sau ít phút thực hành và được chỉ dẫn tốt, đều có khả năng nhìn thấy những dải hình cờ đuôi theo như vậy từ đầu ngón tay đi ra. Mặc dù phần lớn thời gian những dải này có màu xanh, cũng có khi màu sắc của chúng chuyển thành đỏ hay đỏ tía hoặc cứ màu gì .

Các bài tập quan sát hào quang người khác.

Bạn đã tiến hành các bài tập trong chương 7 quan sát hào quang ở đầu ngón tay mình.

Bây giờ ta hãy nhìn vào hào quang người khác.

Bạn lại dùng căn phòng đã được làm tối bớt ánh sáng cuối buổi chiều, không thẫm hẳn. Bạn vẫn có thể dễ dàng nhìn thấy mặt từng người. Hãy bảo bạn mình đứng trước một bức tường nhẵn màu trắng hoặc tấm bình phong. Đảm bảo không có nguồn sáng nào làm cho bạn nhìn vào đó. Bạn hãy để cho mắt thư giãn.

Để nhìn thấy hào quang, bạn sử dụng sức nhìn trong tối của mình khi đi bách bộ ban đêm, và bạn nhận ra rằng mình có thể thấy mọi vật rõ hơn nếu không nhìn thẳng vào chúng. Nên sử dụng các vật thể hình que hơn các vật thể hình nón trong mắt bạn. Cấu tạo hình que cảm nhận các mức ánh sáng thấp nhạy bén hơn cấu tạo hình nón được sử dụng lúc ban ngày và cho các màu sáng.

Hãy nhìn vào khoảng không gần chỏm đầu hoặc vào vùng cổ-vai của bạn mình. Đừng cho hai mắt tụ lại một điểm, để có thể nhìn vào cả một vủng chứ không phải vào một vạch nhỏ. Khi bạn khẽ đưa mắt vào khoảng không ở phía sau đầu 4-6 in thì hãy để cho ánh sáng đi vào mắt. Hãy tạo ra cảm giác đang cho phép cái gì đó đi vào mắt mình, hơn là để mắt mình cố với bên ngoài để nhìn bằng được cái gì đó, như đôi mắt vẫn làm khi ta cố nhìn cho ra một vật. Bạn hãy dành cho mình nhiều thời gian. Hãy nhìn nhiều người bằng cách đó, đặc biệt những người cũng nhìn thấy hào quang để bạn có thể đối ứng với những gì mình nhìn thấỵ.

Bạn có thể nghĩ là mình thấy cái gì đó. Nhưng bạn vừa nghĩ thế, nó đã biến mất trước khi bạn chỉ kịp kêu lên: "Nó đấy! ". Nếu bạn rời mắt nhìn vào một đốm trống trên tường thì cầm chắc là bạn sẽ không thấy như vừa rồi. Đó là hiệu ứng dư ảnh, trong đó mắt bạn thường giữ một hình ảnh do tác động của màu bổ sung hoặc cường độ tương phản sáng.

Hiện tượng hào quang xảy ra rất nhanh và không lưu lại. Nó rung động. Bạn có thể nhìn thấy nó chảy xuống tay hay lóe ra một màu sắc lên trên và ra khỏi trường. Bạn có thể nhìn thấy một đám mù xung quanh thân thể không có vẻ gì lý thú cả. Đừng thất vọng: đây chỉ mới bắt đầu.

Bạn hãy nhặt lấy một cặp kính nhìn hào quang tại cửa hàng sách toàn đồ của địa phương và hãy theo những điều chỉ dẫn tìm thấy trong đó, giúp bạn phát triển khả năng nhìn và nâng cao dẫn độ tinh nhạy của mắt. Kính màu xành cobalt là tốt nhất nhưng khó kiếm. Phần lớn kính nhìn hào quang đều màu đỏ tía thẫm và sử dụng tốt.

Đừng tập nhìn quá lâu; một lúc sau bạn sẽ cảm thấy rất mệt. Tôi đã thấy một nhóm người rất hứng khởi khi nhìn thấy được cái gì đó; đến khi họ tiếp tục thì lại đâm ra ngờ vực và hệ thường năng lượng của người nào cũng mệt mỏi.

Sớm muộn rồi bạn cũng sẽ gặp những căn phòng chật ních người trầm lặng, mệt mỏi.

Do vậy, hàng ngày bạn tập ít thôị Và bạn hãy dựa vào những minh họa và mô tả kèm theo để kiểm tra lại cái mà bạn đã nhìn thấy.

Ở người có một cảm nghĩ mạnh mẽ thì hào quang yên lặng của anh ta đột nhiên tràn ngập một màu sắc khác và có hình thái khác tương quan với trạng thái cảm xúc lúc bấy giờ. Sau đó cảm nghĩ dịu đi, hào quang trở lại với diện mạo thường ngàỵ Thời gian hào quang ở trạng thái thay đổi dài hay ngắn khác nhau ở từng cá thể và tùy thuộc vào một số yếu tố.

Nếu cá thể không làm cho cảm nghĩ dịu xuống thì nó tồn tại trong hào quang (thường là nhạt bớt) cho đến khi anh ta làm được điều nầy. Nếu cá thể cho một phần cảm nghĩ dịu đi thì phần đó sẽ được làm dịu. Màu sắc và hình thái có thể lòa lên giây lát và chuyển địch ra khỏi trường hào quang, hoặc chỉ đơn giản nhạt đi sau vài ba phút, thậm chí vài ba tuần.

Màu sắc và hình thái nhậm chí có thể rõ màu lên hoặc bị che lấp bởi các màu sắc và hình thái khác một hiệu ứng lớp. Có một số hình thái – mà tôi sẽ luận bàn sau - tồn tại trong hào quang mấy năm ròng. Mọi ý nghĩ, cảm giác và trải nghiệm của cá thể đều ảnh hưởng đến và thay đổi hào quang của anh ta. Một số tác động tồn tại mãi mãi.

Hình 11 – (trang 55) cho thấy hào quang của một người đàn ông. Khi anh hát (Hình 11 –1B), hào quang của anh ta lan rộng và sáng lên. Những lóe sáng chói ngời như tia chớp và những tia sáng rực rỡ màu tím xanh phát ra sau động tác thở vào, trước khi nó bắt đầu một đường nét mới. Khi thính giả chăm chú hơn thì hào quang chung lan rộng. Những cầu vòng lớn ánh sáng từ ca sĩ vươn tới thính giả và hai hào quang liên kết lại.

Các hình thái qua lại của hào quang bắt đầu được xây dựng khi xúc cảm tuôn chảy giữa nghệ sĩ và thính giả. Những hình thái năng lượng ý chí này liên quan về cấu trúc và màu sắc với ý nghĩ cũng như cảm xúc qua lại của nhóm và tiếng nhạc được tạo nên. Khi bài hát kết thúc, những hình thái nầy bị phân cách và vỡ ra vì tiếng vỗ tay tán thưởng tác động như tấm khăn lau xóa sạch trường hào quang, chuẩn bị cho sáng tạo mới. Cả người biểu diễn lẫn thính giả đều được tiếp xúc nhờ hấp thu năng lượng do tiếng nhạc tạo ra . Một phần của năng lượng này sẽ được tiếp thu để xua tan các tắc nghẽn chứa đựng trong thân thể; phần khác sẽ được dùng cho sáng tạo sắp tới.

Khi một người thuyết trình về vấn đề mình ưa thích, hào quang của anh ta lan rộng và trở thành vàng óng với những tia màu bạc ánh vàng hoặc màu xanh rực rỡ, như được trình bày ở hình 11- C. Hiện tượng diễn giả - thính giả Tương tự lại diễn ra, lần này các năng lượng âm thầm rõ nét lên, xuất hiện với màu vàng rực rỡ. Sau khi thuyết trình, hào quang của diễn giả vẫn giữ trạng thái lan rộng như cũ trong ít lâu, vì anh còn phấn chấn do công việc. Có một sự trao đổi qua lại của năng lượng ý thức. Vài thính giả lúc này rung động cao hơn mức rung động của anh.

Hình 11 – 1D cho thấy hào quang của một người đàn ông đang say sưa nói về giáo dục. Những người nghe chắc sẽ nắm bắt được một ít màu hạt dễ ngả tía của người nói. Điều này xảy ra do một quá trình tăng các rung động bản thân lên tới mức rung động của anh ta thông qua cảm ứng họa ba. Yêu thương bừng sáng một màu hồng mượt mà, nực rỡ trong hào quang, đôi khi còn có thêm cả màu óng vàng. Cảm xúc tâm linh có một dãy màu: màu xanh cho người nói thật, màu đỏ tía cho tâm linh và màu vàng ánh bạc cho sự thanh khiết.

Đôi khi người ta bức xạ ra các màu tương tự như những màu áo quần mà họ thích mặc. Hình 11 - 1E cho thấy một chị sau khi dự một lớp năng lượng học nòng cốt một lớp thể dục tập trung vào việc làm nổi bật cảm giác để giúp hiểu được tâm lý động lực học của bản thân). Màu lục mà chi thường hay mặc này kết hợp với sức khỏe thể chất và chữa tại .

Trong một ví dụ khác, Hình 11 - 1F cho thấy một người đàn ông thường bức xạ ra màu hoa cà tương ứng với màu của những áo sơ mi mà anh ta ưa thích. Màu nầy hiện ra tương quan với những cảm nghĩ có tình và dịu dàng nơi anh. Hình 11 -1G cho thấy một chị đang thiền định để tăng cường năng lượng trong trường hào quang được biểu hiện bằng nhiều màu, một số màu chảy thành dòng nhỏ xuống trán chị trong một chuyển động thể lỏng. Trung tâm tâm thần nằm giữa hai xương bả vai của chị hiện ra một phần.

Khi một phụ nữ có bầu, trường hào quang lan rộng và trở nên sáng hơn. Hình 1 1- 1H cho thấy một chị mang thai con gái sáu tháng. Bà mẹ tương lai này có những quả cầu nhỏ màu xanh, đỏ tía, vàng và lục lăn tròn xuống hai bên vai .

Đây chỉ là một số ví dụ về cung cách mà trường năng lượng con người gắn bó và liên kết một cách cố hữu với mọi cái mà ta thấy xảy ra ở mức dộ đơn thuần thể chất và tâm lý.

Giận dữ và các xúc cảm tiêu cực khác

Màu đỏ luôn kết hợp với giận dữ. Tuy nhiên, một hôm cậu con trai 11 tuổi phơi phới, đầy nghị lực của tôi, dạt dào niềm vui đang chơi đùa; tôi nhìn thấy hào quang của cháu như hình 11-2A (trang 58), với những hình cờ đuôi nheo màu đỏ tươi và da cam tỏa ra từ đầu cháu. Đặc tính của màu đỏ là nó biểu thị sự giận dữ. Màu da cam ngả đỏ tươi không phải là tức giận, nó liên quan đến sinh lực đang rung động. Phản ứng bùng nổ của một chị trong hội thảo về tiếng gào thét chủ yếu được mô tả trong Hình 11-2B. Chị này có nhiều cảm xúc xảy ra cùng lúc, điều nầy giải thích sự hiện diện của nhiều màu đến thế. Chúng có cường độ cao, hiện ra chói lọi trong hào quang và có các tia sáng mạnh từ thân thể phát ra thành những vạch thẳng.

Một vài người tức giận có màu đỏ thẫm. Lúc cơn giận bộc lộ, nó vọt ra khỏi người thành những lóe sáng tựa như tia chớp hoặc những chấm sáng lóe hình tròn chuyển dịch ra xa người như ở Hình 11-2C. Tôi đã nhìn thấy dạng hào quang nầy trong nhiều nhóm và tại nhiều buổi chữa.

Ngược lại, Hình 11 –2D cho thấy ví dụ về một người không làm dịu được cơn giận và nỗi đau. Trong khi đốm dỏ hiện ra từ vùng họng, nó chuyển dịch dần ra phía ngoài. Một lát sau, người hưóng dẫn nhóm chữa đưa ra lời chỉ trích chị ta, điều mà tôi cho là có hại. Vào lúc đó, đốm đỏ nhanh chóng chuyển dịch trở lại vào thân thể chị và đi vào vùng tim. Khi nó chạm vào tim chị, chị bắt đầu kêu khóc. Tiếng kêu khóc này không thuộc kiểu thanh thản cho nhẹ bớt. Nó là kiểu "khổ cái thân tôi" là nạn nhân nhiều hơn. Tôi giải thích sự kiện nầy là chị ta đã tự đâm vào tim bằng cơn giận của chính mình. Mặt khác, lo sợ có biểu hiện màu xám hơi trắng có nhiều gai trong hào quang, nhìn vào rất khó chịu và có mùi tởm lợm. Ghen tỵ hiện ra có màu lục thẫm, xỉn và bầy nhầy, như trong câu tục ngữ « tái xanh đi vì ghen tỵ ".

Buồn rầu có màu xám thẫm và nặng nề như trong các bức tranh biếm họa có vẽ những đám mây đen trên đầu.

Thất vọng và cáu kỉnh chắc sẽ có những « tông » màu đỏ thẫm (đõ mặt tía tai vì giận dữ) nhưng phần lớn hiện ra rõ nét do những rung động không đều của chúng ngược chiều với trường năng lượng của người khác, tạo nên những cảm giác rất khó chiụ. Thường bạn bè của người đó phản ứng lại đụng độ này bằng cách thử gợi ra một biểu lộ trực tiếp cảm giác tiêu cực làm cho họ dễ chịu hơn khi ứng xử. Chẳng hạn, một người sẽ nói: "Cậu có giận không?". Người kia sẽ thốt ra một cách giận dữ: Không! ". Thế là một phần của cuộc đụng độ gây bực mình đó dịu bớt.

Tác động của thuốc men đối với hào quang

Các loại thuốc như LSD, marijuana cocaine và rượu có hại cho những màu sắc chói lọi, khỏe khoắn của hào quang và tạo ra các "chất nhầy etheric"; tác động của chúng cũng giống bệnh tật.

Hình 11-2E cho thấy hậu quả của việc hít cocaine đối với hào quang của một người. Mỗi lần anh ta hít cocaine vào tối thứ bảy thì trong buổi chữa vào chiều thứ ba anh ta thường có nhiều chất nhầy etheric nhớp nháp màu xám ở phía bên phải của mặt và đầu, trong khi phía bên trái vẫn tương đối sáng sủa. Tôi hỏi anh có sử dụng lỗ mũi bên nọ nhiều hơn lỗ mũi bên kia không, thì anh ta bảo không. Tôi liên tiếp đố ứng - Tôi đã có thể nói đúng những lúc anh ta làm như thế - và bức minh họa sinh động « chứng thò lò mũi etheric" của anh đã giúp anh bỏ được thói quen nói trên.

Hình 11-2F cho thấy hào quang của một người đàn ông đã sử dụng nhiều mẻ LSD và uống nhiều rượu. Hào quang có màu nâu hơi lục xỉn. Vết màu lục bẩn chuyển dịch chậm xuống phía dưới và không dịu bớt, có tuơng quan với các cảm giác giận dữ, ghen tỵ và đau đớn lẫn lộn, không phân biệt, được che đậỵ Giá như anh ta tách được các cảm giác đó ra, hiểu được cơ sở của chúng, bộc lộ chúng ra và làm chúng dịu đi thì tôi chắc chắn rằng vết ấy đã có những tông của các màu tương ứng - đỏ, lục và xám - tách ra thành rõ hơn, sáng hơn, và sau đó nó chuyển dịch ra bên ngoài. Tuy nhiên, do nhiều chỗ nhiễm bẩn mâu tối của trưòng hào quang, anh ta phải tiến hành tẩy rửa mạnh mẽ loại bỏ chất nhầy etheric của mình trước khi có thể nâng mức năng lượng lên đủ cao để gạn lọc và kích thích cảm giác.

Trọng lượng “biểu kiến” trong hào quang

1 1 -2G cho thấy một người đàn ông cũng năm ham mê các loại ma túy như LSD .và Marajuana, với hậu quả là hào quang có màu lục xỉn. Vật thải của những cái đó hiện ra 1 trên bên phải của thân thể. Nó hiện ra với một sức nặng được biểu lộ bởi vì anh ta giữ cho đầu chếch theo một góc đường như để cân bằng cho hình dáng. Hình dáng này luôn giữ ở tư thế tương lự, tuần nọ sau tuần kia tôi chỉ cho, anh cũng thấy được. điều đó bằng cách dùng gương soi). Nhằm loại bỏ hình thái này, ngoài những điều đã được phổ anh còn phải thôi dùng ma túy và làm sạch trường hào quang. Thêm vào thao tác tiến hành trên thân thể anh, tôi còn khuyên anh ăn kiêng. Về sau, anh đã có thể nâng cao sức mạnh trường năng lượng của mình và có thể chọc thủng vật thải tích tụ đó để xua tan nó.

Hình 11-2h cho thấy một trường hợp thú vị về biểu lộ trọng lượng "biểu kiến" kết hợp với chất nhầy bám chắc. Đây là một phụ nữ trước đây vẫn thuộc !oại "rất ngoan ", thế mà cuối cùng trở nên bất trị. Chị không còn tử tế” hay nổi khùng trong các buổi chữa, đá đổ ghế trong phòng, thậm chí xéo lên ghế vải và xé ra từng mảnh. Cứ xong buổi chữa ra là chị thấy mình được giải phóng. Nhưng tuần sau thu mình sâu lắng và vào phòng làm việc của tôi với cơn nhức đầu kinh khủng.

Chị thận trọng, hai tay ôm đầụ. Lúc đó tôi quan sát thấy một "cục " to chất nhầy nơi trên chỏm đầu của chị.

Rõ ràng chất nhầy này đã được giải phóng ra trong buổi chữa vừa qua và tích tụ ở đó. (Hiện tượng giải phóng chất độc do thao tác năng lượng sinh học đã được nhiều người biết đến. Dòng chảy năng lượng mạnh mẽ giải phóng các chất độc bị giữ lại trong thân thể. Nhiều người phát "ốm" sau thao tác sâu. Bệnh này được gọi là « Cúm Flukey ") Chị không còn “bất trị” như trước, nhưng lại có biểu hiện chứng thống dâm, thích hành hạ thân xác mình.

Tôi gợi ý bắt đâù một đợt chưa bằng động tác thể dục. Tôi yêu cầu chị cúi người về phía trước trong một kiểu chuyển động gập nửa thân trên. Khi chị làm như thế quả cầu chất nhầy bật mạnh về phía trước, vượt xa ra phía trước người chị khoảng 21/ fut. Chị bắt đầu đổ người về phía trước y như thể do một trọng lượng lớn (Hình 11-2H). Chị thẳng người lên và cục nhầy tót trở lại phía đầu chị như bị kéo bầng dây chun. Chị hầu như gập hẳn người xuống. Chi rất sợ phải tiếp tục động tác ấy, vì vậy chúng tôi phải làm nhiều thao tác trên người chị nhằm tập trung vào việc cảm nhận của chị đối với hai chi dưới, đứng vững trên hai chân và cảm thấy mình liên kết với đất vẫn truyền sức mạnh cho chị. Quá trình này gọi là « tiếp đất ». Vào cuối đợt chữa, cục nhầy đã được phân bố thành một lớp mỏng bên trên thân thể. Chị hết nhức đầu. Phải mất vài tuần lễ thao tác để giải thoát cho chị khỏi toàn bộ lớp nhầy.

Bài tp tri nghim trng lượng biu kiến ca trường năng lượng Một bài tập thường được tiến hành tại các lớp Aikido sẽ giúp bạn trải nghiệm về tác động của trọng lượng trong hào quang.

Hãy cho hai người đứng ở hai bên bạn. Cả hai cố tóm lấy bạn bằng cách nắm cánh tay bạn ở phần trên và phần dưới. Khi họ tóm bạn bằng tất cả các động tác ấy, hãy bảo đảm rằng họ tiến hành việc đó theo lối nhấc bổng người bạn lên, thay vì trước hết hẳn đẩy bạn sang một bên đã - là tư thế có thể làm gãy chân bạn.

Đầu tiên, bạn hãy làm điều đó để thực hành xem bạn thấy nặng ra sao. Hãy cảm nhận là hai người tóm được bạn dễ/khó như thế nào. Rồi bạn dành một ít thời gian hướng trường năng lượng của mình lên phía trên. Hãy nghĩ « đi lên "; hãy tập trung vào trần nhà. Khi bạn đã tập trung tốt vào một vị trí mà bạn giữ vững được ở đó, hãy yêu cầu hai người thử tóm lấy bạn xem.

Có dễ dàng hơn không?

Bây giờ, bạn lại dành thời gian tập trung cho việc tăng cưòng liên kết với đất. Hãy để cho rễ mọc từ đâù ngón tay, từ bàn chân đi xuống đất và ăn sâu vào lòng đất. Hãy tập trung vào mối liến kết năng lượng chặt chẻ và mạnh mẽ với đất mà bạn đã có. Khi bạn tập trung thật tốt rồi, hãy yêu cầu hai người tóm bạn lần nữa xem. Bạn nặng hơn và khó chăng ? Có thể lắm.

Các hình thái "tư tưởng phân ly” trong hào quang.

Trong thời gian mấy nằm tôi thực hành Năng lượng sinh học, tôi quan sát thấy một hiện tượng mà tôi quy cho là các không gian vận động của thực tại. Tôi cho rằng những “KhôngGian » nầy tương tợ như những không gian đã mô tả trong nghiên cứu về địa hình mà ở đó có sẳn một “bộ” hay một "lĩnh vực" chứa đựng một tập hợp những đặc tính về sau sẽ xác định các tính toán học khả dĩ bên trong lĩnh vực đó. Theo thuật ngữ tâm lý động lực học. Tại đấy hiện hữu những « không gian của thực tại » hoặc các "các hệ thống niềm tin-" Chứa đựng các hình thái tư tưởng kết hợp với những quan niệm và những nhận thức sai về thực tại.

Mỗi hình thái tư tưởng chứa đựng những định nghĩa riêng của nó với thực tạị chẳng hạn như cho rằng ai cũng độc ác; yêu thương là mềm yếu; sống trong quyền hành thì an toàn và có sức mạnh. Theo nhận xét của lôị khi mới chuyển dịch qua trải nghiệm hằng ngày, cũng chuyển dịch qua những "không gian » khác nhau hoặc những mức thực tại được xác định bởi những nhóm hình thái tơ tưởng đó. Thế giới được trải nghiệm kháu nhau trong mỗi nhóm hay mỗii không gian của thực tại.

Những hình thái tư tưởng này là những thực tại đầy sinh lực, quan sát được bức xạ ra những màu sắc có cường độ khác nhaụ Cường độ của chúng và độ rõ của hình thái là kết quả năng lượng hay tầm quan trọng mà con mang lại cho chúng. Các hình thái tư tưởng được chính các chủ nhân của chúng tạo ra , xây dựng và gìn giữ qua những tư tưởng quen thuộc. Tư tưởng càng xác định và càng trong sáng bao nhiêu thì hình thái càng được định bấy nhiêu. Bản chất và sức mạnh của xúc cảm kết hợp với tư tưởng mang lại màu sắc, cường độ và công suất cho hình thái.

Có thể những tư tưởng này có ý thức hay không có ý thức . Chẳng hạn, một hình thái tư tưởng có thể được xây dựng từ một ý nghĩ lo sợ thường xuyên như "Anh ấy sắp bỏ rơi ta ". Người tạo ra hình thái tư tưởng ấy sẽ hành động như thể điều đó sắp xảy ra: Trường năng lượng của hình thái tư tưởng sẽ ảnh hưởng đến trường năng lượng của người ấy theo một chiều hướng tiêu cực nào đó. Có thể nó sẽ tác động xô đẩy người ấy. Nó càng có thêm sức mạnh bằng cách cho năng lượng vào bên trong nó một cách hữu thức hay vô thức, thì nó sẽ càng có tác động hơn trong việc tạo ra kết quả đáng sợ. Thường những hình thái tư tưởng này tự nhiên thành một thành phần của cá tính đến nỗi cá thể thậm chí không nhận biết được chúng.

Chúng bắt đầu hình thành ở tuổi thơ và dựa trên lập luận của đứa trẻ, rồi hợp nhât với cá tính. Chúng tựa như hành lý phụ của con người mang nội tâm của chính mình mà không hay biết tác động lớn lao của nó. Những hình thái tư tưởng kết khối, hay những hệ thống niềm tin thu hút nhiều "tác động“ trong thực tại bên ngoài của con người .

Do chỗ những hình thái nầy không đuợc vùi sâu vào tiềm thức mà lại nằm ở rìa của ý thức, ta có thể khôi phục được chúng bằng các phương pháp như: thao tác năng lượng nòng cốt trên ngườị các trò chơi kết hợp từ và thiền định. Khi các hình thái được mang tới trung tâm ý thức bằng cách hiểu lộ các cảm giác kết hợp với chúng và bằng cách giải thoát các cảm giác đó thì bấy giờ chúng có khả năng thay đổi. Quá trình này cho phép ta nhìn được rõ hơn những mặc nhận về thực tại đã cấu thành các hình thái. Khi những mặc nhận không có hiệu lực (nhớ rằng chúng dựa vào lô gích tuổi thơ) được khám phá, nhìn thấy và giải tỏa thì chúng có thế được thấy bắng một cách nhìn thực tại chín chắn hơn, rõ ràng hơn. sẽ lần lượt dẫn dến sáng tạo những trải nghiệm tích cực về cuộc đời .

Bên trong một vài nhân cách, các hình thái này liên kết với nhau, và ý thức con người hiếm khi nhìn hoàn toàn vào một không gian mà lại không nhận thấy số đông những ngườI khác, vì lẽ đó, con người giữ được trình độ cao về hơp nhất trong cuộc sống hằng ngày. Mặt khác, một kiểu nhân cách khác có thể chảy từ không gian nầy của thực tại sang một không gian khác một cách nhanh nhảu, nhưng lại không thể mối liên kết giữa chúng.

Anh ta không thể có khả năng hợp nhất hoặc thấu hiểu dòng chảy động lực học nầy, vì ta sống trong rối loạn, nhất là khi một dòng chảy đặc biệt có chu kỳ mãn tính diễn ra bên trong. Sau đó anh ta có thể bị cuốn vào trong một dòng chảy liên tục tự động từ một ý nghĩ sang một ý nghĩ tiếp sau, trong khi vẫn mắc kẹt một cách tuyệt vọng và không có khả năng giải phóng bản thân ra khỏi chu kỳ mãn tính này cho đến khi toàn bộ sự vật bộc lộ ra.

Bấy giờ anh ta có thể chuyển dich sang một tình trạng khác của thực tại chỉ vì tác động theo chu kỳ của hình thái tư tưởng đã làm cạn toàn bộ năng lượng có thể có. Anh ta sẽ không chuyển dich ra khỏi mô hình có chu kỳ như thế nào và vì vậy chắc sẽ không thể giải thoát bản thân ra khỏi chu kỳ vào thời gian tiếp theo khi nó bị tác động. Những trạng thái nầy của thực tại có thể sảng khoái, như ở trạng thái người đang nghĩ là mình sẽ hoàn tất các đại sự và trở thành trứ danh hoặc giàu có, nhưng anh ta lại không thấy khối lượng khủng khiếp công việc thực tẽ phía trước, trước khi có thể đạt tới một mục tiêu như thế. Hoặc có thể có một tác động ngược lại, trong đó con người thấy bản thân mình ở vào một trạng thái xấu hơn nhiều so với thực tế.

Trong cả hai trạng thái, anh ta không nắm được sự bản thân hay về hoàn cảnh sống của mình. Trong cả hai trạng thái, chắc là anh ta chỉ thấy một phần của bản thân và cường điệu nó lên. Có thể anh ta có tiềm lực sáng tạo mọi đại sự mà mình mường tượng ra cho bản thân trong trạng thái thứ nhất, nhưng cần phải làm việc và cần phải có thời gian.. Mặt khác, trong trạng thái thứ hai, tiêu cực, anh ta thấy những phần của bản thân cần phải thay đổị nhưng lại quên rằng có thể thay đổi được.

William Butler, trong cuốn sách của mình nhan đề “Cách đọc hào quang, đã nhận xét rằng các hình thái tư tưởng đặc biệt vẫn lưu lại trong trường năng lượng cho đến khi bị tác động bởi luồng năng lượng bên trong hoặc năng lượng bên ngoài đi vào. Sau đó những hình thái nầy chuyển dịch qua hào quang dưới dạng chuỗi nối tiếp mãn tính nhưng không được giải tỏa.

Chúng chỉ đơn giản tự bộc lộ ra và trở nên im lìm cho đến khi lấy được đủ năng lượng để chuyển dịch tiếp. Các hình thái tư tưởng lấy được năng lượng qua những ý nghĩ nửa tỉnh quen thuộc và những cảm giác có liên quan đến cá thể. Chúng cũng lấy được năng lượng bằng cách hấp dẫn những tư tưởng và cảm giác tương tự của người khác. Nói cách khác, nếu bạn liên tục tự mình phán xét điều gì thì những hành động và cảm giác của bạn sẽ đi theo những phán xét đó, và chẳng mấy chốc, thông qua chúng, những người quen biết sẽ nhận được bức tranh này và đồng ý với bạn, bằng cách gởi cho bạn năng lượng dưới dạng hình thái tư tưởng và ý kiến đồng ý của họ.

Chẳng hạn, nếu bạn cứ tự bảo là bạn câm, đáng khinh, xấu xí hoặc béo ì, thì chẳng mấy chốc những người khác sẽ đồng ý với bạn như thế. Năng lượng này được bổ sung vào kho dữ trữ riêng cho tới khi hình thái tư tưởng của bạn có đử năng lượng (đạt khối lượng tới hạn) để tác động. Sau đó bạn sẽ rơi vào một tình trạng trong đó bạn đinh ninh lâ bạn câm, đáng khinh, xấu xí hoặc béo ì, cho tới khi năng lượng trong hình thái tư tưởng lúc ấy được xua tan. Hoặc dĩ nhiên bạn có thể thu hút một sự kiện bên ngoài sẽ tác động lên nó bằng bung nổ năng lượng. Trong cả hai trường hợp, quá trình này giống nhau. Một tác nhân như vậy không nhất thiết phải tiêu cực, do chỗ nếu cá thể thoát ra khối chu kỳ mãn tính và thay đổi về căn bản hình thái chu kỳ đủ để sử dụng nó được tốt vào thời gian tiếp theo khi nó bị tác động.

Nếu thầy thuốc có khả năng cảm nhận những thực tại này và mô tả được chúng hoặc giúp bệnh nhận mô tả chúng thì bấy giờ có thể thầy thuốc có khả năng giúp bệnh nhân tự giảI phóng bản thân khi anh ta chuyển dịch từ thực tại này sang thực tại tiếp theo. Mô tả của thầy thuốc về từng trạng thái của thực tại, như bệnh nhân trải nghiệm, nó sẽ cung cấp cho anh ta một cái nhìn tổng quát về toàn bộ quá trình.

Hình ảnh nhỏ

Cái nhìn tổng quát đó giúp hệnh nhân tạo ra cho bản thân một người quan sát nội tâm khách quan cũng có thể xác định được từng không gian trong khi anh ta ra vào không gian đó. Nhờ công việc này, bệnh nhân và thầy thuốc sau đó sẽ có khả năng xác định rõ ràng hơh chu kỳ mãn tính của bệnh nhân và cùng nhau tìm ra biện pháp ra khỏi chu kỳ nàỵ Cả hai bấy giờ có thể tìm ra được phương pháp bẻ gãy nó vào thời gian tiếp theo), khi nó khởi đầu.

Chẳng hạn, khi một bệnh nhân tâm thần phân lập cá biệt (Xem (.hương 13) sa lầy vào một hình thái như thế, tôi chỉ đơn giản đi tới bảng và bắt đầu vẽ định hình các hình thái đó vào lúc anh ta biêủ lộ chúng. Khi anh ta nói to lập lại các ý nghĩ, tôi vẽ một mũi tên từ ý nghĩ trước sang ý nghĩ đang biểu lộ. Chẳng mấy chốc toàn bộ các ý nghĩ có chu kỳ được miêu tả trên bảng. Diện ngoài của những hình thái này thường hết sức hạn chế, nghĩa là bệnh nhân trải nghiệm một thực tại rất hẹp, trong đó những định nghĩa và/hoặc những điều phân biệt bị coi như âm tính và đôi khi phẳng - chẳng hạn tất cả những người khác hiện ra xa vời hay thậm chí nguy hiểm. Hoặc bệnh nhân có thể hoàn toàn tin tưởng rằng anh ta là nạn nhân trong đời. Thời điểm giải thoát sẽ tới, vào lúc bệnh nhân có khả năng giữ lại một trong số các ý nghĩ, cái có nội dung cảm xúc mạnh mẽ đặc biệt, đủ dộ dài để biểu hiện xúc cảm nàỵ Thông thường nếu bệnh nhân có khả năng chịu đựng cơn giận hay nỗi đau kết hợp với ý nghĩ, thì anh ta có thể vùng ra và liên kết với các mức sâu hơn bên trong hình thái tư tưởng.

Hình 11-3 cho thấy một ví dụ như vậỵ Trong trường hợp đặc biệt .này, khi tôi vẽ các hình thái ra, bệnh nhân thấy toàn bộ nội dung. Hiểu biết sâu hơn giúp chị tập trung vào bản thân và tự giải thoát khỏi chu kỳ mãn tính . Chị đi vào cơn giận cửa mình, biểu lộ nô ra và thấy những vấn đề sâu sắc có liên quan. Nhiều mức bên ngoài của hình thái tư tưởng đặc biệt này là cái mặt nạ không cho con người thấy hoặc nhận trách nhiệm của bản thân, mà đi đổ lỗi cho người khác. Chị ta làm như vậy để tỏ ra « tốt ». Dĩ nhiên, việc nầy đẩy chị vào trạng thái bất lực cho đến khi nào chị đạt dược chân lý sâu sắc vốn là trung tâm của hình thái tư tưởng. Khi mà, do chân tướng lúc thơ ấu, chị cảm thấy bên trong mình đúng là « xấu » rõ ràng và không thể làm gì được gì về chuyện đó, chị hiểu rằng trong tuơng lai, chị sẽ chọn lấy việc nhìn ra và hiểu thấu cấu trúc toàn bộ bằng càch trước hết đi vào cơn giận lúc cảm thấy bị mắc bẫy, sau đó đi vào nỗi đau cơ bản trong hình thái tư tưởng. Trước đây, chị thường tránh né nỗi đau này bằng cách lưu lại trên bề mặt của hình thái tư tưởng (và do đó, trong hão huyền). Do cảm nhận được nỗi đau, hiện tại chị có khả năng hợp nhất đứa trẻ bên trong vốn cảm thấy “xấu” với người lớn bên trong nay đã biết là chị không như thế.

Thông thường biểu lộ và phóng thích cảm nghĩ là chìa khóa để thoát khỏi mô hình tư tưởng có chu kỳ. Trong phần lớn thời gian các hình thái này trở thành phân ly, trước nhất là để cho con người không trải nghiệm các cảm giác chứa đựng bên trong chúng. Cá thể mất nhiều nổ lực trong đời sống hằng ngày để cố gắng tránh né việc để cho hình thái tư tưởng vận động, vì điều đó có thể gợi lên cảm giác mà không ai muốn có. Cho dù anh ta tránh né các tình huống thường gợi lên những cảm giác như vậy, điều đó không hoàn toàn mang lại hiệu quả, vi anh ta liên tục nạp lại các hình thái tư tưởng. Khi một cá thể tiếp tục quá trình, lúc nào hình thái này cũng liên kết hơn lên với phần còn lại của nhân cách; các diện mạo tiêu cực biến đổi thành các chức năng tích cực và hợp nhất vào trong hào quang ‘bình thường" của người đó dưới dạng những màu sắc chói sáng không có hình dạng rõ rệt.

Làm sạch hào quang trong buổi chữa

Liệu pháp năng lượng nòng cốt nhầm mục đích giúp đỡ mọi người giải tỏa các tắc nghẽn trong trường hào quang bằng cách tập trung tư tưởng và ráng sức. Hình 11-4 minh họa thế nào là giải tỏa. Bằng cách ngả lưng lên một ghế đẩu

Có đệm để cho các bắp thịt ở nửa thân trên duỗi ra và bắt đầu thư giãn, dẫn đến giải phóng năng và bỏ lỏng chỗ tắc nghẽn. Bệnh nhân bị tắc nghẽn năng lượng rõ rệt ở các bắp thịt ngay trước cột sống gần mép cơ hoành.

Trong khi anh thao tác trên ghế năng lượng sinh học, tắc nghẽn này bỗng được giải tỏa cùng với bùng nổ năng lượng. “Đám mây năng lượng” nhanh chóng di chuyển dọc cột sống.Lúc nó lên tới đầu bệnh nhân và tràn vào ý thức anh, tôi quan sát thấy con đường anh đi vào một không gian khác của thực tại. Anh bắt đầu kêu khóc và biểu lộ nỗi đau hồi còn ấu thơ. Trong khi anh biểu lộ cảm giác thì đám mây năng lượng cứ được giải phóng thêm và cuối cũng chuyển dịch ra khỏi trường hào quang của anh.

Sau đây là mô tả điều xảy ra trong buổi chữa điển hình. Đầu tiên là một vài thông tin cơ bản về một bệnh nhân mà tôi gọi là Susan.

Susan, một thiếu phụ xinh đẹp tóc hoe trên hai mươi nhăm tuổi, là thầy thuốc nội khoa, có chồng và con gái hai tuổi. Chổng chị cũng là thầy thuốc nội khoa, gia đình sống tình cảm và ổn định, cả hai người đều lầ cán bộ lãnh đạo trong số những người cùng địa vị xã hội. Họ đã gặp nhau và tổ chức lễ cưới hồi còn rất trẻ. Bố Susan chết vì tai nạn hai tuần trước khi chị ra đời, bỏ lại mẹ chị với hai con trai nhỏ và một con gái sơ sinh. Mẹ chị thu nhập thấp nên phải nhờ người khác mang Susan về nhà họ để trông nom giúp. Susan lớn lên trong hai căn nhà: một cái rất sạch sẽ, ngăn nắp, đúng là nhà của người theo đạo Thiên chúa; cái kia là nơi ở nhếch nhác của mẹ chị. Bà mẹ không thể nào hằn gắn được vết thương lòng do mất chồng vào một thời điểm hệ trọng như thế. Bà không bao giờ tái giá nhưng có nhiều tình nhân.

Đám cưới sớm của Susan thỏa mãn yêu cầu của chị là tìm được một người đàn ông chăm sóc mình, vì chưa bao giờ chị thực sự có cha. Susan cũng canh cánh bên lòng nỗi lo ngộ nhỡ minh cũng không bao giờ có cưới xin (như mẹ chị) hay mình phải là người hoàn hảo để làm như vậy (như với gia đinh đi đạo).

Khi Susan tới chữa vào một buổi sáng, chị có vẽ rất sung sướng và phấn khởi. Chị kể về tuần lễ sống với chồng. Khi chị nói và cữ động hai tay, chị phả ra một đám mây "hạnh phúc " màu trắng và đỏ tía (Hình 1 1 -5, trang 59). Tuy nhiên, hạnh phúc đó dùng để che đậy những cảm nghĩ sâu kín mà trường năng lượng của chị bộc lộ ra. Các quan sát của tôi cho thấy có tắc nghẽn biểu hiện bằng một đốm màu xám thẫm trong đám rối thái dương (vùng dạ dầy) liên quan đến lo sợ và các cảm nghĩ khác. Tắc nghẽn thứ hai ở trán (màu xám nhạt, biểu lộ có rối loạn tâm thần), trực tiếp liên kết với nỗI đau cảm xúc trong tim (màu đỏ). Chị để lộ nhiều hoạt động tâm thần (năng lượng cao) ở hai bên đầu (màu vàng). Chi còn có những năng lượng sing dục bị giữ ở khung chậu (màu da cam ngả đỏ). . . .

Khi chị tiếp lục cử động hai tay và phấn khởi nói chuyện ở mức độ phả ra từng đám mây đỏ tía và trắng mượt mà, thì năng lượng sáng chói màu vàng tỏa ra từ hai bên đầu bắt đầu phủ lên hoặc che kín vùng có vấn đề ở trán màu xám. Chị đang thuyết phục bản thân đúng theo nghĩa của từ - tin rằng chi hạnh bằng cách che giấu . năng lượng (tâm thần) màu xám và vàng. Lúc tôi mô tả điều mình quan sát được thì chị ngừng ngay việc sáng tác dám mây tía rởm" kia.

Vùng xám ở đầu lấy lại nguyên màu của nó

Sự điềm tĩnh của Susan hoàn toàn biến đổi thành lo sợ và nỗi đau cảm xúc. Chị bắt đầu chia sẽ những điều đang thực sự diễn ra trong lòng chị Một thời gian không lâu trước khi chị đến chữa bệnh một tuần ở đây, chị biết mẹ mình đã nằm viện vì mắc một loại bệnh li mắt. Bác sĩ phụ trách gợ ý rằng đó có thể là triệu chứng của một bệnh nan y như sơ cứng rãi rác.

Susan rất lúng túng về tình huống này và cần có sức khỏe để chịu đựng tất cả những cảm nghĩ khác nhau của chị về bà mẹ. Do việc chị chận năng sinh dục của mình trong khung chậu và không cho nó chảy xuống chân, chị ngăn bản thân mình không cho tiếp xúc với đất vốn dĩ là cơ sở của con người chị cũng như của nhân loại sống trên địa cầu.

Vì thế điều quan trọng trong đợt chữa này là làm cho năng lượng đó chuyển dịch xuống đất và liên kết chị với cơ sở năng lượng của mình, sức mạnh trong hai chân và khung chậu.

Qua các bài tập chân và khung chậu, chúng tôi bắt đâù cho chuyên3 dịch nănglượng khung chậu xuống hai chân để tạo cơ sở cho những thao tác khó hơn. . Năng lượng này nhanh chóng chuyển : dịch xuống hai chân để liên kết chị với đất, sau đó chảy trên toàn bộ thân thể và nạp đều hơn cho hệ thống. Khi tắc nghẽn ở khung chậu được giải tỏa, sự thay đổi năng lượng làm cho chị thấy an toàn giữa những cảm nhận tình dục và sinh lực của chính mình. Tắc nghẽn ở khung chậu này có liên đến mẹ chị là người không xử lý đúng năng lượng tình dục của bà. Susan vẫn còn sợ phải sống như Má. Vì Susan có mối liên kết trái tim tình dục chặt chẽ cho nên thực sự không có nguy hiểm gì về vấn đề tại sao năng lượng lại chuyển dịch xuống chân và đi vào đất nhanh lẹ đến vậy. Một khi năng lượng này đã tiếp đất là Susan biết rằng chị có thể có những cảm nghĩ thú vị, lại còn kiểm tra được xem mình có thể chọn cái mà mình cần như thế nào để thỏa mãn những cảm nghĩ đó. Lần sau, Susan đã có thể kể về nỗi đau cảm nhận trong tim mình trước bệnh tật của mẹ. Chị bắt đầu kêu khóc, và điều đó giải tỏa màu đỏ trong tim. Lúc này chúng tôi tiến hành thao tác lên tắc nghẽn chủ yếu khu trú ở đám rối thái dương, tắc nghẽn có liên quan đến những nhu cầu tuổi thơ không được đáp ứng đã làm cho chị nhiều lần chối bỏ mẹ mình. Do vậy mà trường năng lượng cho thấy xung đột nội tâm của chị. Một mặt, chí có cảm giác đau đớn và yêu thương đối với mẹ lúc này đang ốm đau, mặt khác chị nung nấu mối giận muốn chối bỏ bà, như trong câu Trước đây bà chẳng chăm sóc tôi thì tại sao bây giờ tôi phải chăm sóc bà?".

Việc chuyển xung đột này vào ý thức và trí tuệ của chị bắt đầu giải tỏa vùng màu xám ở trán.

Việc giải tỏa đốm màu tối ở đám rối thái dương đòi hỏi thao tác mạnh lên thân thể Susan nằm ưỡn lưng trên ghế năng lượng sinh học để làm duỗi và nới lỏng tấc nghẽn đó. Đoạn chị làm những động tác căng thẳng đẩy nửa thân trên ra trước và xuống thấp đề cho tắc nghẽn cùng toàn bộ cái mà nó tượng trưng trào ngược ra.Không những nó tượng trưng cho việc chối bỏ mẹ, nó còn tượng trưng cho ý định của chị là trách mắng mẹ về mọi mất mát. mà chị đã nếm trải. Susan vẫn giữ một trạng thái "an toàn " của mất mát trong đời thường của mình; mất mát tuổi thơ do thói quen đã được thay bắng mất mát bản thân. Đốm màu tối (đường kính 4. in) ở đám rối thái đương bớt đi và lan ra một khu vực rộng hơn (đường kính 8 in), nhưng một vài chỗ vẫn còn lại trong trường năng lượng , cho thấy rằng vấn đề này chưa được giải quyết trọn vẹn. Đốm màu tối này mãi lâu về sau mới được giảị tỏa vì nó chứa đựng những vấn đề lớn của cuộc đời.

Cái mà tôi nhắc đến khi nói trạng thái "an toàn” của mất mát là ở chỗ chị cảm thấy không lo lắng về một vài mất mát. Đối với chị, điều đó có vẻ thường tình. Nhân loại chúng ta cảm thấy an toàn nhất trong cái mà ta coi là tiêu chuẩn, cho dù thực sự nó có tiêu chuẩn không; tiêu chuẩn đó được thiết lập trong môi trường tuổi thơ.

Chẳng hạn, với Susan tiêu chuẩn " ấy trước đây tự biểu hiện qua không gian sống. Như đứa trẻ là chị trước đây đã lẫn lộn nhà ở. Nhà ở thực sự của chị là đâu . Đã không hề thực sự có nhà. Vấn đề vẫn tồn tại. Chị đã sống trong một ngôi nhà dang dở trong hầu hết thời gian tám năm lấy chồng. Chị không bao giờ thực sự có được một ngôi nhà hoàn chỉnh và sẳn đồ đạc để làm nhà chính mình.

Việc chữa trị tiến triển thì không gian sống của Susan cũng trở nên có đồ đạc sắp đặt hài hòa và hoàn chỉnh đẹp đẽ.

Trong trường hợp của chị, thực sự là có biểu hiện bên ngoài của tình trạng nội tâm.

Từ những quan sát trường năng lượng này, chắc là bạn bắt đầu thấy rõ ràng hơn mối quan hệ giữa bệnh tật và các vấn đề tâm lý. Ta ngừng các cảm nghĩ lại bằng cách ngăn chặn dòng chảy năng lượng của ta, thì sẽ tạo nên những vùng năng lượng ứ đọng trong các hệ thống; nếu bị cầm giữ lâu tại đây, chúng dẫn thân thể đến chỗ bệnh tật.

Vấn đề này sẽ được luận bàn chi tiết hơn trong Phần IV. Mối liên kết giữa liệu pháp và chữa trị (theorapy and healing ND) trở thành hiển nhiên khi bệnh tật được xem xét theo cách đó. Tầm mắt bao quát của thầy chữa chứa đựng toàn bộ nhân loại . Trong chữa trị không hề có phân cách giữa thân thể và tinh thần, xúc cảm và tâm linh, tất cả đều cần được cân bằng để tạo nên con người khỏe mạnh. Thầy chữa tập trung vào vấn đề rối loạn chức năng thể chất, tâm lý tâm linh. Không thể tiến hành chữa trị nếu không tác tác động được đến các mức tâm lý của nhân cách. Thầy chữa hiểu rõ tâm lý động lực học của bệnh nhân bao nhiêu thì thầy chữa càng được trang bị tốt bấy nhiêu để giúp bệnh nhân tự chữa trị.

Điểm lại Chương 11

  1. Tắc nghẽn năng lượng là gì?
  2. Tắc nghẽn năng lượng được nên trong trường năng lượng con người như thế nào ?
  3. Bạn có thể nói thế nào khi một tắc nghẽn trong trường năng lượng con người được giải tỏa ?
  4. Bạn có thể nói về cung cách giải thoát cảm nghĩ của ai đó như là trái ngược với việc cầm giữ chúng?
  5. Cái gì xảy ra trước - hiện tượng hào quang hay hiện tượng thể chất?
  6. Các xúc cảm sau đây hiện ra màu gì (hoặc những màu gì) trên hào quang: sợ hãi, giận dữ, yêu thương, vui mừng, bối rối, ghen tỵ, căm ghét?
  7. Màu gì tốt nhất trên hào quang? Màu đỏ tươi rung động gần khung chậu hay màu lục phong phú hấp dẫn gần vùng ngực-đám rối thái dương?
  1. Tác động của việc hít marijuana lên hào quang? Ngắn hạn? Lâu ngày ?
  2. Thế nào là hình thái tư tưởng phân ly?

Để làm động não

  1. Hãy tiến hành các bài tập (quan sát hào quang người khác) và mô tả những gì bạn nhìn thấỵ

Hãy vẽ ra từ đầu đến cuối chu kỳ của một trong các hình thái tư tưởng mà bạn bị mắc bẫy vào. Cái gì khởi xướng ra nó? Nguồn gốc của nó? Bạn có thể thoát ra được bằng cách nào? Nó che giấu những cảm nghĩ sâu sắc nào và bảo vệ bạn chống lại cảm nghĩ?

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh