Bản Ngã Không Như Ta Nghĩ

BẢN NGÃ KHÔNG NHƯ TA NGHĨ

6 góc nhìn phiến diện về bản ngã ngăn cản sự thức tỉnh của con người

Chắc hẳn các bạn ở đây đã từng nghe về khái niệm bản ngã (ego) hoặc đang trên đường tìm hiểu về nó. Thậm chí những người đã từng tu tập hay có các trải nghiệm tâm linh thì có thể nếm trải được góc cạnh nào đó của bản ngã. Tuy nhiên, mình để ý thấy rằng có rất nhiều người (trong đó có mình trước kia) đã từng có góc tiếp cận hời hợt về ego, từ đó tạo nên một lăng kính không trong sáng để nhìn rõ sự thật hay thực tại đang phơi bày trước mắt. Những tư tưởng này không được giải tỏa và làm sạch mà còn bị lan tràn từ người này sang người nọ, để càng ngày càng nhiều người sở hữu những tri kiến ấy, cản trở sự thức tỉnh tâm linh.

Xét theo nguyên lý âm dương thì Chân Ngã mang nguyên lý dương, là nền tảng và ý tưởng vững chắc không thể bị biến đổi, còn bản ngã mang nguyên lý âm là sự chuyển động liên tục để biểu diễn ý chí của Chân Ngã thành hình hài cụ thể. Hai thứ không tách biệt khỏi nhau mà nương nhờ nhau để tồn tại và biểu lộ, như hai mặt của đồng tiền, như hình với bóng. Chân Ngã là Luật, bản ngã là người thi hành Luật, biến thế giới thành nơi tràn đầy vẻ đẹp hoàn hảo.

Dựa theo đó, mình sẽ chỉ ra 6 góc nhìn lệch lạc phổ biến nhất của con người trong quá trình tìm kiếm chân lý và tu tập.

1. “Bản ngã là xấu xa.”

Đây có lẽ là tư tưởng mà đa số người tu vướng phải. Khi nghe hay đọc những nội dung khai sáng từ bậc đạo sư nào đó nói về ego và sự tan rã của nó, hay những ảnh hưởng tiêu cực của nó trong đời sống thì chúng ta dễ dàng lầm tưởng rằng nó là xấu xa, đáng ghét. Cái xấu xa ở đây là thái độ tiêu cực của con người với một phần của sự tồn tại, một phần thiết kế của Thượng Đế, còn ego không xấu xa. Khi sử dụng một góc nhìn tiêu cực thì cái gì nằm trong góc nhìn đó cũng là thứ dở tệ, hay tai hại. Nếu có bản ngã xấu xa thì đó là do người mang nó chưa thể hiện đúng trách nhiệm và bổn phận quy phục Chân Ngã, bản ngã sẽ không được điều tiết và chế ngự.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Nếu một người tu tập ngay từ ban đầu đã có định kiến rằng bản ngã xấu xa thì họ sẽ không thể nhìn ra được giá trị chân thực của bản ngã và những phần tốt đẹp từ nó mà họ đang được hưởng. Muốn biết nó là xấu hay đẹp thì trước tiên một người phải bỏ đi mọi định kiến về nó.

2. “Bản ngã là vô dụng.”

Khi nhìn bản ngã là xấu xa tồi tệ, một người cũng không nhìn thấy được giá trị gì của bản ngã, coi nó như là một đống rác đổ đi, vô dụng và thừa thãi. Đây là tư tưởng sai lầm thứ hai của người tu tập. Nếu không có bản ngã thì người đó không ăn được, không biết lao động là như thế nào, không biết nói chuyện, vui đùa hay nghỉ ngơi, nói chung là họ không thể đứng vững ở trong thế giới vật lý này mà có được an toàn. Họ sẽ rồ xe lao vào gốc cây, sẽ cầm dao để cứa vào thân thể chính mình và bảo rằng tôi đang dùng bông hoa để gãi ngứa cho cái cột điện. Hay nói cách khác, khi không nương tựa vào chức năng tiếp cận với thực tại vật lý của bản ngã, một người sẽ hoặc là sống đời thực vật, hoặc là điên khùng rồ dại, làm những chuyện ngu xuẩn mất trí không thể tưởng tượng nổi. Hay một ví dụ khác đó là mình đang viết những dòng chữ này là nhờ bản ngã, đang truyền đạt các ý tưởng cũng là nhờ nó, và lựa cách viết sao cho dễ hiểu và rõ ràng cũng là nhờ nó nốt. Bản ngã là chiếc xe ô tô, Chân Ngã là người lái xe. Nếu không có chiếc xe thì ý muốn di chuyển của người lái xe cũng không có giá trị gì, cũng như không được hoàn thiện và tựu thành. Hay nói cách khác, bản ngã là nơi mà ý chí và ước mơ của bạn (ở phạm vi nhỏ), và God (ở phạm vi lớn) được hiển thị.

3. “Người còn bản ngã là vô minh.”

“Người còn bản ngã là còn vô minh”, theo mình thì đây là một mệnh đề bị thiếu sót và còn phiến diện. Chính xác hơn thì người còn bản ngã chưa kết nối, chưa quy phục Chân Ngã là còn vô minh. Vì như đã nói ở trên, giá trị của bản ngã là phụng sự Chân ngã, và nhờ sự hiện diện của Chân Ngã quyết định. Nếu một người chưa nhận ra hoặc ít nhất tin vào sự tồn tại và hiện hữu của tâm hồn, Thượng Đế, thì bản ngã là vô dụng và là tấm màn vô minh che phủ con mắt nhìn đời. Họ sẽ sống trong việc sử dụng sai mục đích của bản ngã, như tích lũy của cải vật chất, tham lam, đố kị, hãm hại lẫn nhau, v.v…

4. “Bản ngã phải bị giết chết hoặc dẹp bỏ.”

Một cách tiếp cận tiêu cực về bản ngã sẽ sinh ra ý muốn tác động tiêu cực với nó. Người tu sẽ muốn đè nén bản ngã, muốn nó phải chết đi. Nói chung đây đều là những ý muốn rất cực đoan và bạo lực. Cái cần bị giết chết và dẹp bỏ không phải là bản ngã, mà là góc nhìn tiêu cực và phiến diện về nó. Khi còn thái độ tiêu cực, một người sẽ không thể có bình an. Còn khi có bình an, anh ta mới đạt đến sự sáng suốt, sẽ nhìn ra các giá trị vô tận của ego và biết cách sử dụng nó để sống một cuộc đời hữu ích, hay xây dựng một thế giới tươi đẹp. Như Đức Krishna đã nói trong Chí Tôn Ca:

“Con người cần sử dụng tâm trí để giải thoát chính mình, chứ không phải để thoái hóa. Tâm trí vừa là bạn vừa là thù của linh hồn. Đối với người đã chế ngự được tâm trí, nó là bạn tốt nhất. Còn đối với kẻ chẳng làm được điều đó, nó là kẻ thù ghê gớm nhất.” (6:5-6)

5. “Chưa dập tắt bản ngã thì chưa thoát luân hồi.”

Mình đã từng nghe có người nói rằng chưa hết bản ngã thì chưa thể thoát luân hồi. Vấn đề ở đây không nằm ở việc có thoát luân hồi hay không, vấn đề nằm ở việc một người sống trong luân hồi như thế nào, có lành mạnh không, có thức tỉnh không. Vì nếu câu trả lời là có thì luân hồi không còn ảnh hưởng gì đến họ. Giống như là phải có thần thông để làm trời hôm nay hết mưa, nhưng vấn đề là ta có thể mặc áo mưa đi làm hoặc tắm mưa với niềm hạnh phúc thì mưa chẳng còn là thứ cần phải chống cự. Dựa vào một ý tưởng phiến diện về luân hồi rồi sinh ra ý muốn dẹp bỏ bản ngã là chuyện mê lầm, hoang tưởng. Nếu luân hồi đã không cần thoát thì bản ngã cũng không cần dập. Cái gì cũng có mục đích, vị trí, sứ mệnh của nó trong cuộc đời, theo đúng cách thiết kế của Thượng Đế. Giác ngộ không phải là dập tắt bản ngã hay thoát luân hồi, mà là hiểu ra được bản chất và mục đích chân thực của mọi tạo vật trong thế giới (bao gồm cả chính mình.) Khi ấy, bức tranh thực tại hiện ra là hoàn mỹ. Câu chuyện cuộc đời không còn là chạy đua và giãy đạp để thoát khổ, mà là chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoàn hảo của tất cả mọi thứ.

6. “Bản ngã tách biệt với Chân Ngã.”

Vì tư tưởng sai lầm nên người tu nhìn nhận bản ngã xấu xa, trong khi đó được nghe hiểu về Chân Ngã là thứ tốt đẹp vẹn toàn. Nên người đó sinh ra góc nhìn bản ngã là khác biệt và tách biệt với Chân Ngã. Điều này tiếp tục củng cố sự chia rẽ và phân cực nặng nề trong tâm tưởng của họ. Và một người không được thống nhất và dung hòa mọi mặt của tâm trí thì sẽ luôn sống trong mâu thuẫn, tối tăm và không đi đến được lời giải đáp cuối cùng. Nói bản ngã tách biệt với Chân Ngã cũng không khác gì nói con người tách biệt với Thượng Đế, cành cây tách biệt với rễ cây, và con sông thì tách biệt với đại dương. Nếu nói như vậy thì chẳng khác nào người đó đã phủ nhận sự tồn tại của thân cây, và khẳng định rằng cái cành cây có thể xanh tốt và đơm hoa kết quả mà không cần phải gắn liền một mối với cội rễ. Đây là một tư tưởng vô cùng phi lý và sai lầm.

Trong cuốn Kỳ thư Kybalion cũng đã nói về tính nhị nguyên của hiện tượng. Ý thức và vật chất là hai thái cực khác nhau của cùng một thứ, như nóng và lạnh là hai biểu hiện đối lập của nhiệt độ, nhanh chậm là hai sắc thái tương phản của tốc độ. Làm sao ta tìm ra được đâu là nơi cái nóng hay cái lạnh bắt đầu, đâu là nơi cái nhanh chuyển thành cái chậm. Tương tự như vậy, ta sẽ không thể tìm ra được điểm phân tách giữa bản ngã và Chân ngã, giữa con người và Thượng Đế.

Vì sống với tư tưởng tách biệt nên người hành giả không nhìn ra những giá trị ẩn tàng sau mọi hiện tượng. Anh ta đã tự che khuất con mắt trí tuệ của mình bằng ảo tưởng rằng bản thân chẳng có gì liên quan đến những điều kỳ diệu. Góc nhìn tách biệt này cũng là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự vô thần, dẫn đến những đau khổ không hồi kết trong cuộc sống vì con người đã tin rằng chính bản thân họ không hề có một cội nguồn tuyệt diệu.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã có câu nói này:

“Chúng ta ở đây là để thức tỉnh khỏi ảo tưởng về sự tách biệt.”

Có nhiều người cũng cất công tu tập nhưng không hướng tới sự hiệp nhất này nên khó lòng chứng ngộ mà cứ đi lòng vòng với những tư tưởng tiêu cực.

Vậy là vừa xong mình vừa chỉ ra 6 ảo tưởng sai lầm về bản ngã mà một người có thể mắc phải trong quá trình kiếm tìm chân lý. Khi thức tỉnh, bạn sẽ không tìm thấy điều gì mới, mà đơn giản là gạn lọc đi được những tư tưởng hạn hẹp cũ. Càng thanh sạch và tường minh bao nhiêu, bạn càng tới gần sự tỉnh táo bấy nhiêu. Vậy nên nếu bạn đang khao khát sự khai sáng, đừng mất công đuổi bắt những chân lý mãi ở nơi nào, mà hãy quan tâm việc làm sạch tư tưởng của chính mình, hay những định kiến mà bản thân vẫn tưởng rằng đó là chân lý.

Làm sao để loại bỏ Cái Tôi?

Loại bỏ hoàn toàn Cái Tôi ngay trong cuộc sống hiện tại này thì gần như là bất khả thi đối với tất cả mọi người đang sống trên Trái Đất này ngày hôm nay. Nhưng để làm giảm bớt Cái Tôi tới mức nhỏ thì có thể.

Để làm giảm bớt Cái Tôi thì cần 3 cái quan trọng sau:

1. Phải có trí tuệ: Nếu không có trí tuệ thì không thể nhìn thấy được Cái Tôi đang nằm ở đâu, không thể thấy được nó đang hoạt động như thế nào để có thể đánh chính xác, để có thể loại bỏ từng phần của Cái Tôi để nó trở nên nhỏ dần, nhỏ dần.

Nhưng làm sao để có được trí tuệ? Đó là phải học. Học từ sách vở, học từ những người có trí tuệ, học từ những lần rút kinh nghiệm của chính mình. Tuy nhiên, do kiến thức quá nhiều, nên chúng ta không thể học hết tất cả trong cuộc đời này được. Hơn nữa, trong thế giới kiến thức rộng lớn và sâu sắc đó, đa số là các kiến thức sai, độc hại, hoặc không phù hợp với chúng ta ở mỗi thời điểm khác nhau của cuộc sống. Những kiến thức sai, độc hại và không phù hợp này có thể dẫn dắt chúng ta đi theo các con đường sai lầm gây tốn kém, lãng phí và gây hại cho chúng ta. Vì vậy, để có thể học và sử dụng được các kiến thức tốt, đúng đắn, phù hợp, chúng ta chỉ có thể tự mình chọn lựa nguồn kiến thức tốt. Song song đó, không được vì tin người này, người khác, và cũng không được vì tin vào nguồn của kiến thức tốt để tiếp nhận nó 1 cách bừa bãi, mà phải luôn luôn suy xét kỹ càng từng kiến thức tiếp nhận được, cùng với phải chứng thực được kiến thức đó bằng kinh nghiệm của chính bản thân mình, thì mới có thể nâng cao trí tuệ được.

2. Loại bỏ tất cả các cảm xúc tích cực và tiêu cực, đưa mình về cảm xúc trung tính: Vì sao lại như vậy? Vì các cảm xúc tiêu cực chính là sự đau khổ của chúng ta, còn các cảm xúc tích cực thì lại tạo ra cảm xúc tiêu cực ngay sau đó nên cũng lại tạo ra đau khổ cho chúng ta (xem thêm “Cảm xúc tích cực là nguồn gốc tạo ra cảm xúc tiêu cực, và ngược lại”). Bên cạnh đó, các cảm xúc tích cực và tiêu cực cũng chính là nguồn gốc tạo ra Cái Tôi, và cũng là bản chất của Cái Tôi, nên chúng ta cần loại bỏ nó. Còn với cảm xúc trung tính, nó cho phép chúng ta dễ dàng bình tâm, bình tĩnh quan sát, thấy được bản chất thực của các sự việc, sự vật. Kế tiếp đó, cảm xúc trung tính cũng cho chúng ta đủ sự bình tĩnh, bình tâm để ra được những quyết định sáng suốt và hành động chính xác dựa trên các thông tin chính xác từ sự quan sát, nhìn thấy được bản chất thực của các sự việc. Để từ đó, chúng ta nhận được các kết quả như ý với tỷ lệ thành công cao.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh