Những Bí Ẩn Của Cuộc Đời: Nghiệp Quả Giữa Cha Mẹ Và Con Cái

NHỮNG BÍ ẨN CỦA CUỘC ĐỜI: NGHIỆP QUẢ GIỮA CHA MẸ VÀ CON CÁI

Trong nhiều thế kỷ, gia đình là một tổ chức riêng biệt mà người gia trưởng là người cha, hay người mẹ, theo phong tục ở một vài xứ. Những tổ chức gia đình ấy vẫn luôn luôn tồn tại ở khắp nơi. Theo một quan niệm duy vật, người ta coi những trẻ con như là vật sở hữu của cha mẹ chúng vì chúng sinh ra do bởi sự mang nặng đẻ đau và hy sinh của người mẹ; chúng được nuôi dưỡng do bởi sự làm lụng khó nhọc vất vả của người cha. Nói về phương diện vật chất, những người làm cha và mẹ có một thể chất khỏe mạnh hơn, già dặn hơn, thông minh hơn những đứa con; vì lẽ đó, họ có quyền ngự trị trong gia đình.

Nói về phương diện tâm linh, thì không hề có vấn đề cha mẹ là tuyệt đối, cao cả hơn con cái. Tất cả sinh linh trong Trời Đất đều là những đơn vị bình đẳng của toàn thể một cơ cấu rộng lớn. Trên bình diện tâm linh, cha mẹ không có sở hữu con cái, thậm chí cũng không phải là những người sáng tạo ra con cái. Họ chỉ là những phương tiện cho những linh hồn của những đứa con mượn chỗ đầu thai ở cõi thế gian. Một sự vận hành mầu nhiệm trong cơ thể họ khiến cho họ giao hợp với nhau trong một lúc và làm vận chuyển một cơ cấu cũng không kém mầu nhiệm, mà kết quả là sự cấu tạo và sinh sản ra một thể xác hài nhi. Cái thể xác đó trở nên chỗ nương ngụ của một linh hồn khác cũng tiến hóa như chúng ta. Linh hồn ấy nhất thời bị yếu kém và không biết nói, trách nhiệm và bổn phận của chúng ta trong sự nuôi dưỡng cho nó lớn lên, đều là những kinh nghiệm rất quý báu cho ta. Đó là những kinh nghiệm giúp cho ta khai mở đức hy sinh và bác ái, với một tấm lòng thương cảm và trìu mến sâu xa thâm trầm.

Những sự việc tốt lành kể trên chỉ xảy ra khi người làm cha mẹ không có lòng chiếm hữu và áp chế con cái dưới một hình thức nào đó. Trong quyển "The Prophet", ông Khalil Gibran viết như sau:

Con cái của anh sinh ra, không phải là của anh.

Chúng nó chỉ là con cái của "Sự sống bất diệt trường tồn"

Chúng nó do bởi anh sinh ra, chớ không phải là của anh.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

SÁCH HAY MỖI NGÀY:

Và tuy chúng sống chung với anh trong một nhà,

nhưng chúng không thuộc quyền sở hữu của anh.

Anh chỉ là những cái cung nhờ đó những đứa con

anh lấy đà vùng vẫy, chẳng khác nào như mũi tên

Mua đá năng lượng:

bắn ra tận bốn phương trời.

Người Cung Thủ kéo sợi dây cung là nhắm mục

đích hòa vui, và trong khi Người yêu cái mũi tên

bay, Người cũng yêu cái cung còn ở lại.

Đối với con cái, những bậc phụ huynh không nên có một thái độ áp chế của kẻ bề trên, hoặc một thái độ ganh ghét ruồng bỏ. Một thái độ bình thản ôn hòa là thái độ thích nghi nhất của người cha mẹ đối với con cái mà họ có bổn phận nuôi dưỡng chăm nom. Họ chỉ có được thái độ ấy khi nào họ hiểu biết điều chân lý căn bản này, là "Tất cả chúng sinh, tất cả mọi sinh linh đề bình đẳng với nhau". Nói theo danh từ thường dùng trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce, những người làm cha mẹ là những con "Kinh vận hà" để cho nguồn sinh hoạt đi xuyên qua, và nhờ đó những linh hồn có phương tiện để đầu thai ở cõi trần. Bởi vậy, những cặp nam nữ sắp sửa thành hôn được khuyên nhủ và dặn dò về tánh cách thiêng liêng của sự giao hợp giữa vợ chồng. Quan điểm này đúng với quan điểm triết học Ấn Độ cho rằng vấn đề tình dục và sinh lý giữa nam nữ có một ý nghĩa thiêng liêng và cao quý. Nhưng bất hạnh thay, khoa Thần học cổ truyền của đạo Gia Tô lại coi mọi vấn đề liên quan đến sự sinh dục như là dấu vết của tội lỗi. Do một sự hiểu lầm đáng tiếc về biểu tượng diễn tả trong chương La Genèse của bộ Thánh Kinh, toàn thể nhân loại bị coi như là kết quả của "Tội lỗi nguyên thủy" gây ra bởi ông Adam và bà Eva. Tuy là lễ hôn phối hợp pháp hóa sự giao hợp giữa vợ chồng, người ta vẫn nghĩ rằng con cái được sinh sản ra trong vòng tội lỗi. Đó là những quan niệm sai lầm về vấn đề sinh lý tự nhiên của cơ thể con người theo như ý muốn của Thượng Đế. Quan niệm sai lầm ấy có những hậu quả tâm lý rất tai hại, gây nên những sự dồn ép tâm lý, ý niệm tội lỗi và những xung đột tâm lý thuộc về loại trầm trọng và tê liệt nhứt.

Tuy nhiên, giải pháp đối tượng của vấn đề này không phải là tự do luyến ái, hay tự do thỏa mãn dục tình. Giải pháp thích nghi là sự thông hiểu một cách tường tận rằng cơ năng sinh sản sáng tạo của con người là một quyền năng thiêng liêng. Một cuộc soi kiếp nói:

-Ái tình và sự giao hợp với một thể xác tinh khiết là cái kinh nghiệm thiêng liêng cao quý nhất mà một linh hồn có thể thâu thập trong một kiếp sống ở cõi trần.

Quan điểm này được nhấn mạnh trong nhiều cuộc soi kiếp, và người ta nhận thấy nó trong những trường hợp mà một người phụ nữ muốn biết xem nàng có thể nào có con được không? Trong những trường hợp đó đương sự thường yêu cầu một cuộc khán bịnh bằng Thần Nhãn để xem nàng có thể tự chuẩn bị bằng cách nào để thụ thai và sinh sản. Trong những cuộc khán bịnh đó, những phép điều trị về cơ thể được nêu ra rất nhiều, nhưng không có gì khác thường. có khác chăng là sự soi xét bằng Thần Nhãn giúp cho ông Cayce biết rõ sự nhu cầu của mỗi cơ thể riêng biệt của mỗi người tùy theo trường hợp. Tuy nhiên, những cuộc soi kiếp cũng nhấn mạnh về tánh cách quan trọng của sự chuẩn bị tư tưởng và tâm linh, vì thái độ tinh thần của người mẹ sẽ hấp dẫn những linh hồn cùng có một tâm trạng tương tự, theo luật "Đồng thinh tương ứng; đồng khí tương cầu". Cuộc soi kiếp nói:

-Linh hồn này hãy nên biết rằng sự chuẩn bị tư tưởng và tâm linh là một việc có tính cách sáng tạo, cũng cần thiết như sự chuẩn bị về thể chất, có lẽ còn cần thiết hơn.

Đối với một người đàn bà ba mươi sáu tuổi hỏi ông rằng bà ấy còn hy vọng có con hay không, cuộc soi kiếp nói:

-Bà hãy tự luyện mình thành một khí cụ tốt lành hơn về mọi mặt thể chất, trí não, và tâm linh. Người đời thường có thói quen chỉ xem sự thụ thai như một việc làm thuộc về thể chất mà thôi.

Một cuộc soi kiếp khác nói:

-Do sự giao hợp, con người có dịp tạo nên một đường vận hà để cho đấng Tạo Hóa có thể hành động xuyên qua nàng bằng quyền năng Sáng Tạo của Ngài. Vậy đương sự hãy cẩn thận coi chừng thái độ của mình và của người bạn trăm năm của mình khi các người tạo nên các cơ hội đó, vì linh hồn đầu thai vào làm con các người sẽ có một tánh tình tùy thuộc một phần nào ở thái độ của cha mẹ.

Những cuộc soi kiếp cho biết rằng những mối liên hệ giữa cha mẹ và con cái không phải là do sự ngẫu nhiên tình cờ. Những sợi dây liên lạc thường đã có sẵn từ những kiếp trước giữa người con với người mẹ hay người cha.Trong những trường hợp rất hiếm mà sợi dây liên lạc đó không có, thì tình trạng gia đình tạo nên cái hoàn cảnh thích ứng với những nhu cầu tâm lý của đứa trẻ. Những hồ sơ Cayce cho biết rằng vài đứa trẻ có một sợi dây duyên nghiệp với người cha mà không có với người mẹ, hoặc đảo ngược lại, có duyên nghiệp với người mẹ mà không có với người cha. Trong những trường hợp đó, thường có một trạng thái dửng dưng giữa đứa con với người cha hay người mẹ mà nó mới quen biết lần đầu tiên trong kiếp này. Những trường hợp dưới đây chỉ cho ta thấy một cách đặc biệt nhiều mối liên hệ khác nhau giữa cha mẹ và con cái.

Hai mẹ con người kia có một tình mẫu tử rất khắn khít là vì họ đã là hai mẹ con trong kiếp trước. Hai cha con người kia cũng có một tình phụ tử nồng nàn vì trong một kiếp trước họ đã là hai anh em trong một gia đình. Một người mẹ không hạp với con gái của bà là vì họ chưa từng có sự liên lạc gì với nhau ở kiếp trước. Giữa một người con gái kia với người mẹ của cô ấy, chỉ có một sự dửng dưng lạnh nhạt; cuộc soi kiếp cho biết kiếp trước hai người là hai chị em ruột nhưng lại có một mối bất hòa trầm trọng, đó là hai người thường xung đột cãi vã lẫn nhau, và vẫn chưa hòa thuận trở lại. Hai cha con người kia kiếp trước đã từng là hai vợ chồng. Một người mẹ và con gái thường xung đột lẫn nhau vì trong một kiếp trước, họ là hai bạn gái tranh dành nhau một người đàn ông và tranh dành địa vị. Trong hai mẹ con người kia, người con trai hay lấn át người mẹ vì trong kiếp trước, họ là hai cha con, với sự liên hệ gia đình trái ngược lại.

Những trường hợp đó chỉ rằng sự hấp dẫn của con cái đến với cha mẹ là do bởi sự hành động của nhiều nguyên tắc. Những nguyên tắc đó phần nhiều đều ẩn dấu đối với cặp mắt phàm của chúng ta. Những hồ sơ Cayce giúp cho ta có những tài liệu suy gẫm, nhưng không có đầy đủ chi tiết để cho ta có thể diễn dịch ra thành một định luật nhất định.

Theo luật hấp dẫn, những người đồng thanh khí và giống nhau về tâm tình tánh chất thường rút lại gần nhau. Nhưng đồng thời, vì những lý do Nhân Quả, những kẻ thù nghịch cạnh tranh nhau và tâm tình tánh chất đối chọi nhau thường cũng hay rút lại gần nhau. Một thí dụ điển hình là trường hợp một đứa trẻ được ông Cayce soi kiếp khi mới lên năm tuổi. Cuộc soi kiếp cho biết những đặc tính của đứa trẻ là thói ích kỷ, sự thờ ơ lãnh đạm và ngoan cố không chịu phục thiện khi có lỗi. Y có những khả năng tiềm tàng của một nhà khảo cứu khoa học. Trong một kiếp trước, y là một nhà sưu tầm về tiềm lực của hơi nước như là một khí cụ sản xuất tinh lực. Ở một kiếp trước kế đó y là một chuyên viên hóa học chế tạo các loại chất nổ; trong kiếp trước nữa y là một chuyên viên ngành cơ khí; và đi lùi về dĩ vãng một kiếp nữa, người ta thấy y là một kỹ sư điện khí ở Châu Atlantide. Bốn kiếp dành cho sự hoạt động tích cực về ngành khoa học thực dụng đã làm cho đương sự phát triển những khả năng đặc biệt, nhưng y lại quá thiên về giá trị của khoa học vật chất mà khinh rẻ giá trị của tình thương, đức tính mỹ lệ, và sự hợp nhất tâm linh của mọi loài vạn vật.

Bởi đó, y có một thái độ thản nhiên lạnh lùng đối với người chung quanh. Cuộc soi kiếp còn cho biết rằng đứa trẻ ấy sẽ thành công vẻ vang trong kiếp này nếu nó theo đuổi ngành kỹ thuật điện khí, hay cơ khí dùng sức mạnh của hơi nước, và gồm một công việc có dùng đến sự tính toán bằng phép đại số. Lời tiên tri đã tỏ ra hoàn toàn đúng. Đứa trẻ ấy bây giờ đã trở nên một viên kỹ sư điện khí và những điểm chánh trong tánh tình của y đều giống y như cuộc soi kiếp đã tiết lộ, tuy rằng y đã có một vài sự thay đổi tính tình nhờ ảnh hưởng của hoàn cảnh gia đình trong kiếp hiện tại.

Nếu nói rằng theo luật đồng khí tương cầu, những người giống nhau sẽ rút lại gần nhau, thì trong trường hợp này có lẽ đứa trẻ sẽ sinh ra trong một gia đình khoa học trí thức, mà người cha có lẽ là một vị kỹ sư và người mẹ là một giáo sư toán pháp ở một trường Đại Học chẳng hạn. Nhưng trái lại, y lại sinh ra trong một gia đình gồm có những người nuôi lý tưởng vị tha, không có óc hoạt động thực tế. Người cha có có tín ngưỡng tôn giáo và thích hoạt động xã hội; người mẹ tuy rằng bề xã giao hơi kém, nhưng có khuynh hướng hoạt động xã hội do ảnh hưởng của người cha. Người anh cả của đứa trẻ cũng là một người có lý tưởng vị tha, và sự hoạt động chính của y trong đời là lo giúp đỡ kẻ khác.

Xét về bề ngoài, thì sự đầu thai của một đứa trẻ như thế trong gia đình kể trên không thể nói là do Nhân Quả gây nên. Tuy nhiên, dường như có một nguyên tắc sửa đổi, chấn chỉnh những điều thiên lệch để đem lại sự thăng bằng trong tâm tính của một người. Có thể nói rằng linh hồn đứa trẻ đã nhận thấy sự khuyết điểm của mình và đã chọn lựa đầu thai vào một gia đình có lý tưởng vị tha giúp đời, để cho y có cơ hội phát triển khía cạnh vị tha bác ái trong tâm tính của y.

Trong kiếp hiện tại, đứa trẻ luôn luôn có dịp tiếp xúc với những người mà mục đích chính trong đời là phụng sự kẻ khác. Óc thực tế của y thường ảnh hưởng đến những người khác trong gia đình một cách lành mạnh; trái lại, lý tưởng vị tha của họ hằng ngày đều nhắc nhở cho y biết rằng ngoài ra những giá trị thực tế và vật chất của cuộc đời còn có những giá trị đạo đức tâm linh. Tuy rằng kinh nghiệm đó không có đem đến một sự thay đổi hoàn toàn trong cái giá trị căn bản của cuộc đời y là khoa học thực dụng, nhưng nó đã ảnh hưởng đến con người của y bằng cách làm cho y trở nên bớt ích kỷ khô khan và trở nên cởi mở hồn nhiên hơn về mặt giao tế ngoài xã hội.

Như thế, việc chọn lựa hoàn cảnh để đầu thai dường như đã đạt được mục đích sửa đổi tâm tính và cuộc đời của y ít nhất là một phần nào. Những tài liệu hồ sơ Cayce chứng minh một cách đầy đủ rằng những linh hồn sắp sửa tái sinh trở lại cõi trần có ít nhiều tự do trong việc chọn lựa hoàn cảnh và gia đình nào mà họ muốn đầu thai. Có vài bằng chứng chỉ rằng đối với những linh hồn kém tiến hóa, thì sự tự do chọn lựa ấy chỉ có giới hạn, nhưng nói chung thì sự chọn lựa cha mẹ để đầu thai dường như là một cái đặc quyền của mỗi linh hồn. Người ta không dễ gì hiểu lý do tại sao một linh hồn lại cố tình chịu đầu thai vào một nhà ổ chuột tối tăm trong ngõ hẻm, với những cha mẹ bần cùng khốn khó, một thể xác yếu đuối bịnh tật, và những hoàn cảnh bất lợi khác. Xét qua bề ngoài thì dường như một sự chọn lựa như thế có vẻ vô lý; nhưng nếu xét kỹ người ta thấy rằng điều ấy cũng có một lý do sâu xa vì có khi một linh hồn cố ý chọn lựa một hoàn cảnh xấu xa bất lợi để làm phương tiện lấy đà, hầu có nỗ lực cố gắng vượt qua mọi chướng ngại và chiến thắng nghịch cảnh.

Có một điều lạ là sự tự do chọn lựa ấy dường như có một ảnh hưởng đến tỷ lệ chết yểu của trẻ con. Nói chung thì khi sinh ra, một linh hồn có thể nhìn thoáng thấy một phần nào cái viễn ảnh cuộc đời tương lai của mình ở thế gian, khi y chọn lựa cha mẹ của y và hoàn cảnh để đầu thai. Nhưng vì con người còn có quyền sử dụng ý chí, tự do nên luật Tự Nhiên khiến cho y không thể nào biết trước tất cả mọi việc xảy ra trong tương lai. Sau khi đã chọn lựa cha mẹ và sinh ra ở thế gian, một linh hồn có thể nhận thấy rằng những người làm cha mẹ của y không ứng đáp lại đúng y như nguyện vọng của y sở cầu. Bởi đó, cái mục đích của y nhắm khi đầu thai vào làm con trong gia đình ấy đã hỏng, vì y đã gặp phải những hoàn cảnh khác hẳn, nên linh hồn bèn không muốn sống nữa và tự ý rút lui.

Dưới đây là trường hợp của một thiếu phụ mà cuộc soi kiếp cho biết rằng trong một kiếp trước, nàng đã bị chết yểu. Kiếp này nàng đầu thai trở lại vào một gia đình nọ do bởi sự hấp dẫn đối với người mẹ, nhưng sau khi sinh ra nàng được ít lâu thì người cha bắt đầu say sưa chè chén, trở nên thô lỗ cộc cằn và đánh đập vợ con. Thất vọng vì cảnh gia đình ấy, linh hồn đứa trẻ bèn quyết định không sống nữa và sau một cơn đau ốm vặt thuộc về bịnh trẻ con, nàng bèn từ giã cõi trần để trở về chốn cũ! Cuộc soi kiếp cho biết rằng những sự "rút lui" như thế là những hiện tượng rất thông thường. Nếu như vậy, thì sự chết yểu của trẻ con, ít nhất trong vài trường hợp, có thể ví như sự rút lui âm thầm của một khán giả đi xem hát, bị thất vọng sau khi xem một màn đầu không được hấp dẫn, bèn lẳng lặng đứng dậy bỏ ra về. Trong vài trường hợp như trường hợp kể trên, một sự rút lui như thế có thể là do sự lỗi lầm của những người làm cha mẹ; nhưng trong những trường hợp khác, nó chỉ là do sự xét đoán sai lầm của linh hồn đầu thai.

Đôi khi, sự chết yểu của một đứa con vừa sinh ra có thể được coi như một kinh nghiệm đau khổ cần thiết cho những người làm cha mẹ. Đứa con chỉ sinh ra có một lúc ngắn ngủi với một tinh thần hy sinh, để đem lại cho họ một bài học đau khổ mà họ cần dùng, và nhờ đó họ sẽ có cơ hội tiến hóa về tinh thần.

Một điểm lý thú khác đã được xác nhận rõ ràng và nhiều lần trong những tập hồ sơ Cayce, là lúc thụ thai không phải là lúc linh hồn của đứa trẻ nhập vào trong bụng người mẹ. Những cuộc soi kiếp thường khuyên các bà mẹ có mang hãy giữ gìn tư tưởng trong thời kỳ thai nghén, vì những tư tưởng của người mẹ có thể ảnh hưởng đến cái bào thai, và quyết định một phần nào về loại linh hồn nào sẽ đầu thai vào làm con họ.

Dưới đây là một đoạn vấn đáp trong tập hồ sơ Cayce về vấn đề này:

HỎI:- Điều ấy tùy nơi loại linh hồn mà bà mong muốn sẽ đầu thai làm con bà. Nếu bà muốn có con là nghệ sĩ, nhạc sĩ, bà hãy nghĩ đến âm nhạc, nghệ thuật và mỹ lệ. bà muốn có con giỏi về máy móc chăng? Như vậy, bà hãy nghĩ đến cơ khí, hoặc làm lụng, hoạt động với các loại máy móc. Bà chớ tưởng rằng điều ấy không có ảnh hưởng gì! Đây là một điều mà các bà mẹ nên biết: tâm trạng của người mẹ trong khi thai nghén có ảnh hưởng rất nhiều đến tánh tình của đứa trẻ sẽ đầu thai vào làm con các bà.

Theo những tài liệu của ông Cayce thì linh hồn có thể nhập vào bào thai khi còn nằm trong bụng mẹ trước khi sinh ra, hoặc ít lâu sau khi sinh ra, hoặc ngay vừa lúc mới sinh ra. Có thể sau khi sinh ra đến hai mươi bốn giờ đồng hồ, linh hồn mới nhập vào thể xác đứa trẻ; và trong vài trường hợp, cũng có sự thay đổi vào giờ chót về linh hồn nào sẽ nhập vào. Điều này mới nghe qua thì dường như không đúng với thuyết Luân Hồi nếu người ta tin rằng một thể xác có thể sống mà không có linh hồn bên trong; nhưng sự thật, điều ấy không phải là hoàn toàn vô lý. Những người Thông Thiên Học gọi thể xác là cái khí cụ của linh hồn. Chúng ta hãy thử lấy thí dụ sau đây để giải thích vấn đề kể trên:

Một chiếc xe hơi đã được chế tạo xong, giàn xe đã lắp xong xuôi, bộ đồ điện lửa đã bắt cháy; chiếc xe đã bắt đầu quay máy và động cơ đã chạy, nhưng người lái xe vẫn chưa xuất hiện và chưa vào ngồi trong xe. Dùng thí dụ đó để so sánh thì ta cũng có thể quan niệm rằng khi đứa hài nhi vừa sinh ra, thể xác của nó đã được cấu tạo đầy đủ, những bộ phận trong cơ thể đã hoạt động, mặc dầu linh hồn của đứa trẻ vẫn chưa nhập vào thể xác.

Lẽ tự nhiên, sự lý luận bằng cách so sánh không phải là luôn luôn vững chắc và xác đáng, nhưng nếu chúng ta phải dùng cách lý luận đó là vì trong những cuộc soi kiếp của ông Cayce, chúng ta luôn luôn gặp phải những điều lạ lùng như đã kể trên; và bởi vì sự hiểu biết của chúng ta về những điều bí ẩn của đời người hãy còn thô thiển và thiếu sót để có thể giải thích một cách xác đáng theo phương cách khoa học. Có người đưa ra cho ông Cayce câu hỏi này:

-Cái gì làm cho thể xác đứa trẻ sống được, trước khi linh hồn nhập vào?

Câu trả lời có vẻ bí hiểm, nếu không nói là mơ màng và khó hiểu:

-Đó là cái tinh thần. Vì tinh thần là nguồn gốc của vật chất, và đó chính là Thượng Đế vậy.

Về điểm này và nhiều điểm khác nữa, người ta cần có những cuộc sưu tầm bằng năng khiếu Thần Nhãn. Sự sinh sản không phải là một sự tình cờ, và việc một đứa trẻ lọt lòng mẹ để chào đời không phải là một điều giản dị như người ta có thể tưởng. Về vấn đề này cũng như bao nhiêu vấn đề khác trên địa hạt nhân sinh, những cuộc soi kiếp của ông Cayce đã tỏ ra vô cùng lý thú và hữu ích vì nó hé mở những chân trời mới lạ để dìu dắt những cuộc sưu tầm khảo cứu của người đời nay.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh