Đâu Mới Là Chân Lý - “Nhị Nguyên” Vs. “Bất Nhị” ?

ĐÂU MỚI LÀ CHÂN LÝ - “NHỊ NGUYÊN” VS. “BẤT NHỊ” ?

Sự sống của con người, có sinh có diệt, có vui có buồn, có thiện có ác, có thăng có trầm, có tan có hợp, có nam có nữ, có ngày có đêm...đây đã là những sự thật gần như hiển nhiên vậy. Trong triết học, có một khái niệm được dùng để diễn tả quy luật này của vũ trụ, của sự sống, gọi là Thuyết Nhị Nguyên (Duality). Còn việc tại sao lại nói "gần như", mình sẽ giải thích dần xuyên suốt bài viết.

Thuyết Nhị Nguyên (Duality) - khái niệm cơ bản

Về cơ bản, thuyết này cho rằng vạn vật trong vũ trụ luôn tồn tại theo cặp. Ví dụ: có thánh thiện thì phải có tàn ác, có thần tiên thì nhất định có quỷ dữ, có lên ắt có xuống, vui - buồn, sinh - tử không thể tách rời nhau, v.v...Đây cũng là nghĩa gốc của từ "duality" trong tiếng Anh.

Về khởi điểm, Thuyết Nhị Nguyên đã được các triết gia từ thời cổ đại đề cập đến, cụ thể là Lão Tử tại Trung Quốc & Heraclitus tại Hy Lạp. Thuyết này được thể hiện rõ ràng qua biểu tượng Âm Dương trong Đạo Giáo của Lão Tử: có âm (đen) tất phải có dương (trắng), và trong âm có dương, trong dương có âm - 2 thái cực này không thể bị tách rời.

1085-dau-moi-la-chan-ly---nhi-nguyen-vs-bat-nhi--1.jpg

Nguồn: rhythmkeepers.ca

Sự hiện diện (manifestation) của Thuyết Nhị Nguyên trong đời sống, trong vũ trụ

Ngoài những ví dụ rất dễ thấy đã liệt kê, hiện thân của Thuyết Nhị Nguyên gần như có thể được tìm thấy trong hầu hết các lĩnh vực - từ triết học, tâm linh, tôn giáo, vật lý Newton, vật lý lượng tử, khoa học vi tính...tất cả đều ít nhiều mang trong mình yếu tố nhị nguyên. Chúng ta hãy cùng điểm qua vài ví dụ nhé:

  • Trong vật lý cổ điển, định luật III Newton: khi chúng ta tác động một lực bất kỳ lên một vật, thì sẽ nhận lại một phản lực với cùng cường độ, cùng phương nhưng ngược chiều, đến từ vật đó.
  • Trong vật lý lượng tử: chúng ta có hạt & phản hạt, vật chất & phản vật chất. Ngoài ra còn có hiện tượng "vướng mắc lượng tử" (quantum entanglement) - cho một cặp electron bất kỳ cách xa nhau vô tận, khi ta tác động vào chỉ 1 trong 2 electron này, electron còn lại cũng sẽ chịu ảnh hưởng: 2 electron này dường như tồn tại gắn liền với nhau. Đây cũng là sự thể hiện của Thuyết Nhị Nguyên.

1085-dau-moi-la-chan-ly---nhi-nguyen-vs-bat-nhi--2.jpg

Nguồn: Twitter.

  • Trong nhiệt động lực học (thermodynamics): chúng ta có khái niệm entropy ("độ hỗn độn") & phản entropy, hay negentropy.
  • Trong sinh học & thế giới tự nhiên: ta biết rằng cả Mẹ Trái Đất lẫn cơ thể con người đều có khả năng tự cân bằng. Ví dụ: chúng ta sẽ đổ mồ hôi một cách vô thức, khi năng lượng trong cơ thể được đốt cháy. Ở tầm vĩ mô hơn, hiện tượng biến đổi khí hậu, những cơn mưa to & trái mùa cũng là một cách để Mẹ Trái Đất "toát mồ hôi", nhằm điều tiết lại sự tàn phá của con người.
  • Trong lĩnh vực điện tử & khoa học vi tính: ta biết rằng hầu hết máy vi tính đương thời đều được vận hành dựa trên nguyên tắc tính toán & biểu đạt giá trị của hệ nhị phân (binary), với các con số 0 & 1. Cho đến ngày nay, hệ nhị phân vẫn được cho là hệ đếm phù hợp nhất dành cho máy vi tính.

1085-dau-moi-la-chan-ly---nhi-nguyen-vs-bat-nhi--3.jpg

Nguồn: Pinterest.

  • Trong Phật Giáo & Ấn Độ Giáo: ta có khái niệm Karma (tức "nghiệp" hoặc "hành động"). Theo đó, khi chúng ta làm một điều tốt cho một người bất kỳ, ta cũng sẽ nhận lại một điều tốt tương ứng từ một người khác, và ngược lại. Trong vũ trụ dường như có một trí tuệ siêu nhiên nào đó, luôn tự cân bằng mọi hành động của chúng ta. Đây cũng là sự thể hiện của Thuyết Nhị Nguyên vậy.
  • Cuối cùng, trong cuộc sống thường ngày: có thể không phải ai cũng nhận thấy, nhưng dường như mỗi khi chúng ta làm việc chăm chỉ, hết mình, thì vũ trụ này sẽ tự động cân bằng, trả lễ cho chúng ta bằng một sự may mắn không ngờ nào đó. Ngược lại, khi liên tục ăn chơi, chè chén, hưởng thụ, thì vũ trụ tự khắc sẽ tạo thêm gian nan, thử thách, nhằm đưa ta về lại với trạng thái cân bằng.
  • Dẫn chứng cuối cùng vừa rồi cũng chính là vấn đề mà mình muốn đặt ra: vậy rốt cục, đây có phải là mục đích/vai trò tối hậu của Thuyết Nhị Nguyên trong vũ trụ? Nhằm giúp con người cũng như vạn vật luôn đạt trạng thái cân bằng? Và nếu quả thực là vậy, thì chúng ta có thể rút ra một bài học, hoặc một ứng dụng nào từ việc này không?

1085-dau-moi-la-chan-ly---nhi-nguyen-vs-bat-nhi--4.jpg

Trích dẫn của nhà sáng lập McDonald's về Thuyết Nhị Nguyên. Nguồn: brainyquote.com

Một khi đã nắm được quy luật nhị nguyên này của vũ trụ, chúng ta liệu có nên lao đầu vào làm việc ngày đêm, bỏ qua tất cả những thú vui tiêu khiển trước mắt!? Sau cùng thì, chẳng phải khi chúng ta càng bỏ ra nhiều công sức, lao động càng chăm chỉ, thì càng nhận lại nhiều may mắn đó sao!?

Chà...có lẽ cũng không hẳn như vậy. Bạn hãy tưởng tượng con người chúng ta sống một cuộc sống mà lúc nào cũng phải cân đo đong đếm những "may mắn" cũng như "xui xẻo" mà chúng ta có thể nhận được, tùy vào những việc mà mình đang & sẽ thực hiện.

Ví dụ, bạn có thể sẽ nghĩ:

"Tôi có nên đi chơi với bạn bè vào tối nay không? Vì sau khi thư giãn thỏa thích, đằng nào vũ trụ cũng sẽ tự cân bằng & tạo thêm cho tôi những sự khó chịu, bực mình mới. Thay vào đó, có lẽ tôi nên tăng ca tối nay, vì việc này sẽ giúp tôi trở nên may mắn hơn!"

Một cuộc sống như vậy chắc chắn sẽ rất mệt mỏi, vì bạn sẽ phải không ngừng suy nghĩ, tính toán những được & mất của mình, trong mọi hoạt động lớn nhỏ mỗi ngày. Thế nên, vốn là một hệ tư tưởng với góc nhìn sâu sắc, Phật Giáo đã mang đến cho con người một thuyết khác: Thuyết Bất Nhị (Non-duality), nhằm giải quyết vấn đề này.

1085-dau-moi-la-chan-ly---nhi-nguyen-vs-bat-nhi--5.jpg

Nguồn: Stillness Speaks.

Thuyết Bất Nhị (Non-duality) & cách tiếp cận vấn đề mới

Điểm khác biệt cốt lõi của Thuyết Bất Nhị là ở chỗ: nó không nhìn nhận, không phân chia vũ trụ này thành 2 thái cực đối lập. Đối với Thuyết Bất Nhị, chẳng có thứ gì là "thiện", cũng chẳng có điều gì là "ác". Không có tích cực hay tiêu cực, không có thấp hèn hay giàu sang, không có hạnh phúc hay đau khổ...những khái niệm này chỉ tồn tại trong suy nghĩ & tư tưởng của con người.

Và theo quan điểm Phật Giáo, một khi con người có thể gỡ bỏ những khái niệm này khỏi tâm trí, cùng những cảm xúc đi liền với nó, chúng ta coi như có thể đạt đến Niết Bàn (Nirvana). Đây cũng là lý do tại sao vào đầu bài viết, mình đã đề cập rằng sự tồn tại của những thái cực đối lập trong cuộc sống chỉ "gần như" là hiển nhiên.

Tuy nhiên, Thuyết Bất Nhị cũng có những vấn đề của riêng nó. Đặc biệt là khi áp dụng nó vào đời sống xã hội hiện đại. Bạn hãy tưởng tượng một xã hội, nếu không có ranh giới giữa cái ác & cái thiện, thì có thể trở nên hỗn loạn thế nào.

1085-dau-moi-la-chan-ly---nhi-nguyen-vs-bat-nhi--6.jpg

Liệu Thuyết Bất Nhị có là chân lý của vũ trụ!? Nguồn: Awareness Now.

Con người chúng ta, cho dù "nhân chi sơ tính bổn thiện", thì vẫn luôn bị các nhu cầu về mặt bản năng sai khiến. Những bản năng này đôi khi khiến chúng ta xâm phạm đến lợi ích của người khác. Và nếu trong suy nghĩ của chúng ta không có sự phân biệt rạch ròi giữa điều nên làm & không nên làm, thì xã hội sẽ khó có thể tồn tại bền vững.

Vậy, đâu là giải pháp?

Giải pháp hợp lý nhất, có lẽ là tạo dựng được cho bản thân mình một sự cân bằng giữa cách tiếp cận nhị nguyên & bất nhị, và duy trì sự cân bằng đó. Chúng ta cần phải ý thức được khả năng tự cân bằng của vũ trụ, và tìm cách hướng nguồn năng lượng này theo chiều hướng tích cực. Cùng lúc đó, có lẽ ta cũng nên tự nhủ bản thân rằng mình không cần phải sở hữu mọi may mắn đến từ vũ trụ, rằng đôi khi thư giãn & chiều chuộng bản thân một chút cũng là điều nên làm.

Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? Quốc tế Lao động 1/5 sắp đến rồi, bạn đã sẵn sàng làm việc thật chăm chỉ & gặt hái may mắn từ vũ trụ chưa? Hãy cùng chia sẻ tại phần bình luận nhé!

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo
TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh