Bảy Quy Luật Tinh Thần Của Thành Công: Chương 6. Quy Luật Buông Bỏ

BẢY QUY LUẬT TINH THẦN CỦA THÀNH CÔNG: CHƯƠNG 6. QUY LUẬT BUÔNG BỎ

Nằm trong sự buông bỏ là sự thông hiểu điều bất định... nằm trong thông hiểu điều bất định là tự do thoát khỏi quá khứ chúng ta, thoát khỏi những điều đã biết, vốn là nơi giam cầm những thân phận quá khứ.

Và khi tự nguyện bước vào những điều chưa biết, trường của mọi khả năng, chúng ta hiến mình cho trí tuệ sáng tạo đã dàn dựng nên vũ điệu của vũ trụ.

Cũng giống như hai chú chim vàng đậu trên cùng một cây, như những người bạn quen thân, bản ngã và Cái Tôi cư ngụ trong cùng cơ thể. Bản ngã ăn trải ngọt và trái chua cay cuộc sống, trong khi Cái Tôi quan sát trong buông bỏ.

— Mundaka Upanishad

Quy luật tinh thần thứ sáu của thành công là Quy luật Buông bỏ. Quy luật này cho rằng để đạt được bất cư thứ gì trong vũ trụ vật chất này, bạn phai từ bỏ sự quan tâm tới nó. Điều này không có nghĩa bạn phai từ bỏ mục đích để tạo ra khát vọng. Bạn không từ bỏ mục đích, và bạn không từ bỏ khát vọng. Bạn từ bỏ sự tham đắm vào kết qua.

Đây là điều có tác động lớn cần phai làm. Thời điểm bạn ngừng tham đắm vào kết qua, đồng thời kết hợp mục đích hướng- về-một-điểm với sự buông bỏ, bạn sẽ có được điều mình khao khát. Bất cứ thứ gì bạn muốn đều có thể đạt được thông qua sự buông bỏ, bởi buông bỏ dựa trên niềm tin trọn vẹn vào sức mạnh của Cái Tôi đích thực của bạn.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mặt khác, tham đắm hình thành trên nỗi sợ hãi và cam giác không an toàn - và nhu cầu được an toàn hình thành trên cơ sở chưa nhận thức được Cái Tôi đích thực. Ngọn nguồn của thịnh vượng, giàu có hay bất cứ thứ gì trong thế giới vật chất đều là Cái Tôi; đó là ý thức về việc làm sao để đáp ứng mọi nhu cầu. Mọi thứ khác đều là biểu tượng: xe hơi, nhà cửa, tiền bạc, quần áo, máy bay. Những biểu tượng này chỉ là phù du; chúng đến rồi đi. Theo đuổi những biểu tượng này cũng giống như việc chấp nhận tấm ban đồ thay vì lãnh thổ có thực. Nó gây ra trạng thái lo lắng; và cuối cùng nó khiến bạn cam thấy hụt hẫng và trống rỗng tự bên trong, bởi bạn đã đánh đổi Cái Tôi của mình để lấy những biểu tượng của Cái Tôi ấy.

Sự tham đắm xuất phát từ ý thức nghèo khó, bới nó luôn hướng tới những biểu tượng. Sự buông bỏ đồng nghĩa với ý thức về sự giàu có, bởi cùng với sự buông bỏ ta sẽ có tự do để sáng tạo. Chỉ qua sự tham dự một cách không tham đắm, người ta mới có thể có được niềm vui và tiếng cười vang. Như thế những biểu tượng của sự giàu có được tạo ra một cách tự nhiên và dễ dàng. Nếu không có sự buông bỏ, chúng ta chỉ là tù nhân của sự vô dụng, vô vọng, những nhu cầu trần tục những mối quan tâm nhỏ nhặt, nỗi tuyệt vọng lặng lẽ và những sự việc nghiêm trọng - những đặc trưng của ý thức về sự nghèo khó và sự tồn tại tầm thường hàng ngày.

Ý thức về giàu có đích thực là kha năng có được bất cứ thứ gì bạn muốn, bất cứ lúc nào bạn muốn và chỉ với nỗ lực tối thiểu. Để chiêm nghiệm điều này, bạn phai được truyền thụ kha năng thông hiểu điều bất định. Trong bất định, bạn sẽ tìm thấy tự do để tạo ra những thứ mình muốn.

Con người không ngừng tìm kiếm cam giác an toàn, và bạn sẽ nhận ra rằng tìm kiếm cam giác an toàn thực ra chỉ là một điều phù du. Ngay ca ham muốn tiền bạc cũng là dấu hiệu của cam giác không an toàn. Có thể bạn sẽ nói rằng, “Khi tôi có X triệu đôla, tôi sẽ an toàn. Như thế tôi sẽ chẳng phai lo lắng về tiền bạc và tôi sẽ nghỉ hưu. Sau đó tôi sẽ làm tất ca những gì mình thực sự mong muốn.” Tuy nhiên điều này không bao giờ xay ra - không bao giờ xay ra.

Có những người tìm kiếm cam giác an toàn, dành ca cuộc đời theo đuổi nó nhưng không bao giờ tìm thấy. Nó vẫn chỉ là ao vọng phù du, bởi an toàn không bao giờ chỉ đến từ riêng tiền bạc. Ham muốn tiền bạc sẽ luôn mang đến cam giác bất an bất kể bạn có bao nhiêu tiền trong ngân hàng. Thực tế, một số người có nhiều tiền nhất cũng chính là những người ít an toàn nhất.

Tìm kiếm cam giác an toàn chỉ là ao tưởng. Theo những truyền thống minh triết cổ xưa, giai pháp cho toàn bộ vướng mắc này nằm ở sự thông hiểu về những điều không an toàn, hay thông hiểu về sự bất định. Điều này có nghĩa kiếm tìm cam giác an toàn và bất định thực ra là một mối liên hệ với điều đã biết. Và điều đã biết là gì? Điều đã biết là quá khứ của chúng ta. Điều đã biết không gì khác chính là nơi giam giữ thân phận quá khứ. Trong nhà giam ấy không tồn tại thứ tiến hóa nào - hoàn toàn không một chút nào. Và khi không có sự tiến hóa, sẽ chỉ còn sự trì trệ, hỗn loạn, mất trật tự và hư hoại.

Mặt khác, bất định là manh đất màu mỡ cho Sự sáng tạo thuần khiết và tự do. Bất định có nghĩa bước vào thế giới của những điều chưa biết tại mỗi khoanh khắc tồn tại của chúng ta. Điều chưa biết là trường của mọi kha năng, luôn tươi mới, luôn mở ngỏ để tạo ra những hiện thân mới mẻ. Nếu không có những điều bất định và những điều chưa biết, cuộc sống chỉ là sự lặp đi lặp lại nhàm chán của những ký ức cũ mèm. Bạn trở thành nạn nhân của quá khứ, và kẻ hành hạ bạn ngày hôm nay chính là ban thân bạn sót lại từ ngày hôm qua.

Thôi tham đắm vào điều đã biết, bước vào thế giới của những điều chưa biết, rồi thì bạn sẽ bước vào trường của mọi kha năng. Khi sẵn sàng đến với những điều chưa biết, bạn sẽ có được kha năng thông hiểu sự bất định. Điều này có nghĩa, trong từng khoanh khắc cuộc sống, bạn sẽ thấy hào hứng, bất ngờ và bí ẩn. Bạn sẽ trai nghiệm những niềm vui trong cuộc sống - điều kỳ diệu, hạnh phúc và niềm hân hoan của chính tinh thần bạn.

Mỗi ngày bạn có thể tìm kiếm cam giác thích thú trong điều có thể xay ra trong trường của mọi kha năng. Khi bạn trai nghiệm cam giác bất định, thế nghĩa là bạn đang đi đúng hướng - do vậy đừng từ bỏ nó. Bạn không cần phai có một ý tưởng hoàn chỉnh và chính xác về điều bạn sẽ làm trong tuần tới hay trong năm tới, bởi nếu bạn có một ý tưởng rất rõ ràng về điều sẽ xay ra và bạn gắn chặt vào ý tưởng đó, bạn sẽ đóng sập toàn bộ mọi khả năng lại.

Một đặc điểm của trường mọi kha năng là mối tương quan vô hạn. Trường này có thể sắp đặt vô số sự việc trong không gian-thời gian để mang lại kết qua mong muốn. Nhưng khi bạn gắn chặt vào nó, mục đích của bạn sẽ bị đóng chốt vào một tâm thế cố hữu cứng nhắc và bạn sẽ mất đi tính linh động, óc sáng tạo và tính tự nhiên vốn có của trường này. Khi gắn chặt vào nó, bạn sẽ đóng băng khát vọng của mình, bắt nó tách khỏi sự linh động và linh hoạt vô hạn mà ép vào một khuôn khổ cứng nhắc can trở toàn bộ quá trình sáng tạo.

Quy luật Buông bỏ không can thiệp vào Quy luật Mục đích và Khát vọng - về cách đặt mục tiêu. Bạn vẫn có ý định đi theo một hướng nhất định, bạn vẫn có mục đích. Tuy nhiên, giữa điểm A và điểm B là những kha năng vô hạn. Khi đã thông hiểu sự bất định, bạn có thể chuyển hướng tại bất cứ thời điểm nào nếu bạn tìm thấy một lý tưởng cao ca hơn, hay nếu bạn tìm thấy điều gì đó thú vị hơn. Ít có kha năng bạn sẽ áp đặt giai pháp lên mỗi vấn đề, điều đó giúp bạn tỉnh giác và nhạy bén trước các cơ hội.

Quy luật Buông bỏ thúc đẩy toàn bộ quá trình tiến hóa. Khi hiểu được quy luật này, bạn sẽ không cam thấy bị hối thúc phai áp đặt giai pháp lên các vấn đề. Khi bạn áp đặt giai pháp lên các vấn đề, bạn chỉ tạo ra những khó khăn mới mà thôi. Nhưng khi bạn chú ý đến sự bất định, và quan sát sự bất định ấy trong khi mong mỏi chờ đợi giai pháp xuất hiện từ trong tình trạng hỗn loạn và lộn xộn này, thì điều xuất hiện sẽ rất tuyệt diệu và thú vị.

Trạng thái tỉnh giác này - sự sẵn sàng của bạn trong hiện tại, trong trường bất định - phù hợp với mục tiêu và mục đích của bạn, cho phép bạn nắm bắt cơ hội. Vậy thì cơ hội đó là gì? Nó nằm ngay trong từng khó khăn mà bạn gặp phai trong cuộc sống. Mỗi vấn đề mà bạn phai đối mặt trong cuộc sống đều chính là hạt giống cơ hội cho lợi ích nào đó lớn hơn. Một khi bạn nhận thức được điều đó, bạn sẽ mở mình ra cho vô số kha năng - và điều này giữ cho điều bí ẩn, kỳ diệu, thích thú và mạo hiểm luôn hiện hữu và sống động.

Bạn có thể nhìn nhận mỗi khó khăn mà bạn gặp phai trong cuộc sống như một cơ hội để có được lợi ích nào đó lớn hơn. Bạn có thể tỉnh giác và nhạy bén trước các cơ hội bởi bạn dựa chắc trên khả năng thông hiểu điều bất định. Khi sự chuẩn bị của bạn gặp cơ hội thì giai pháp sẽ tự đến.

Cái sinh ra từ đó thường được gọi là "may mắn”. May mắn chính là khi sự chuẩn bị và cơ hội xuất hiện cùng lúc. Khi hai yếu tố này đi liền với sự tỉnh giác phân định cái hỗn mang, thì giai pháp xuất hiện sẽ trở thành lợi ích mang tính tích cực đối với bạn và tất ca những người mà bạn tiếp xúc. Đây là công thức hoàn hao của thành công, và nó dựa trên Quy luật Buông bỏ.

ÁP DỤNG QUY LUẬT BUÔNG BỎ

Tôi sẽ thực hiện Quy luật Buông bỏ bằng cách cam kết tuân theo các bước sau:

  1. Hôm nay tôi cam kết với chính mình sẽ thực hiện buông bỏ. Tôi sẽ cho phép mình và những người xung quanh được tự do là chính họ. Tôi sẽ không cứng nhắc áp đặt ý kiến của mình rằng mọi thứ nên như thế nào. Tôi sẽ không áp đặt giai pháp lên các vấn đề, bởi như thế sẽ tạo ra những vấn đề mới. Tôi sẽ tham gia vào mọi việc với thái độ khách
  2. Ngày hôm nay tôi sẽ coi bất định như một phần tất yếu trong trai nghiệm của mình. Khi sẵn sàng chấp nhận bất định, giai pháp sẽ tự nay sinh từ các vấn đề, từ tình trạng bối rối, lộn xộn và hỗn loạn. Mọi thứ càng có vẻ bất định thì tôi sẽ càng cam thấy an toàn, bởi sự bất định là con đường dẫn tôi tới tự Thông qua hiểu biết về bất định, tôi sẽ tìm thấy sự an toàn cho mình.
  3. Tôi sẽ bước vào trường của mọi kha năng và chờ đợi điều lý thú có thể đến trong khi mở lòng trước vô số sự lựa chọn. Khi bước vào trường của mọi kha năng, tôi sẽ được trai nghiệm tất thay mọi niềm vui, phiêu lưu, bí ẩn và điều huyền bí của cuộc sống.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh