“Thấy Rồi Mới Tin” - Quan Điểm Phản Khoa Học Có Thể Giết Chết Nhiều Phát Kiến Vĩ Đại

“THẤY RỒI MỚI TIN” - QUAN ĐIỂM PHẢN KHOA HỌC CÓ THỂ GIẾT CHẾT NHIỀU PHÁT KIẾN VĨ ĐẠI

Con người chúng ta hôm nay đại đa số đều đã hình thành một loại quan niệm, chính là “Tôi nhìn thấy rồi thì tôi mới tin, tôi chưa thấy thì tôi chưa thể tin được”. Cách nghĩ này liệu có thật sự đúng và tốt cho chúng ta hay không?

Dưới sự phát triển của khoa học thực chứng, mọi phát biểu đều cần có thực nghiệm kiểm chứng, vô hình chung đã khiến mọi người hình thành tư duy “thấy rồi mới tin”. Nếu một vấn đề hay kiến thức mới mẻ được đề cập, thì người ta đều hỏi rằng: “Khoa học đã chứng minh được chưa?”, “Thí nghiệm đã thành công hay chưa?”, “Tôi có thể xem bằng chứng được không?”,… đều là biểu thị của tâm lý “thấy rồi mới tin”.

Không phủ nhận rằng bằng chứng là quan trọng trong việc xác nhận sự thật, nhưng không phải vấn đề nào cũng có thể tìm ra hay dựa vào bằng chứng. Chúng ta vẫn thường nghe rằng có những vụ án được phá chủ yếu là dựa vào trực giác hoặc kinh nghiệm của người trinh thám chứ không hề có bằng chứng, ngược lại cũng có những vụ án oan do người ta quá tin vào bằng chứng mà đã bị lừa,… Những điều ấy đều ngầm nhắc chúng ta rằng: cái mà chúng ta nhìn thấy chưa chắc đã là sự thật, “thấy rồi mới tin” là rất cực đoan.

Đó là vẫn còn nói về phạm vi mà con người chúng ta có thể nhìn thấy trong cuộc sống, ngoài ra còn có những vấn đề liên quan đến Thần Phật, tâm linh, tín ngưỡng, đức tin tôn giáo,… vốn là thứ không thể đòi “mắt thấy tai nghe” hay “bằng chứng cụ thể” được, mà chủ yếu chỉ dựa vào có “tin” hay không. Thật ra xuất phát điểm của khoa học cũng là đến từ mong muốn tiếp cận Thần Thánh, các nhà khoa học tiên phong như Galileo, Newton, Pascal,… đều là những người có tín ngưỡng. Tất cả họ đều tin rằng Thần là có tồn tại, họ muốn thông qua con đường của mình mà tiến gần hơn đến Thần.

Nhà khoa học Pascal từng lập luận về việc người ta nên tin hay không tin vào Thần, giống như một vụ cá cược vậy: Thần có thật hay không là điều chúng ta chưa thể kiểm chứng, chỉ có thể chọn tin hoặc không tin; nếu một người không tin Thần và Thần không có thật thì anh ta sẽ không mất gì, nhưng nếu Thần có thật thì anh ta sẽ phải đối diện với rất nhiều điều đáng sợ vì đã từ chối tin vào Thần; ngược lại nếu một người tin Thần và Thần không có thật, thì anh ta cũng hoàn toàn không mất gì cả, bất quá cũng chỉ là có một chút thất vọng thôi, còn nếu Thần có thật thì anh ta sẽ được hưởng phúc âm và vinh diệu vì đã tin vào Thần. Điều này tức là, nếu người ta không tin Thần thì họ đang tự đặt bản thân vào thế “không thể thắng” (chỉ có hòa hoặc thua), còn nếu tin Thần thì họ đã ở thế “không thể thua” (chỉ có hòa hoặc thắng). Vậy rõ ràng người lựa chọn “tin vào Thần” mới thật sự là người thông minh hơn, khoa học hơn, lý trí hơn!

Chính vì lo ngại người ta đạt được nhiều thành tựu tri thức quá rồi sẽ đâm ra kiêu ngạo mà phủ định Thần, Pascal đã lưu lại lập luận trên như một lời nhắc nhở hậu thế, đồng thời ông còn nói một câu rất nổi tiếng: “Biết ít khoa học khiến chúng ta xa cách Thần, biết rất nhiều khoa học khiến chúng ta trở về với Thần”.

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Mua đá năng lượng:

Dù là vậy, thì do khoa học thực chứng phát triển quá nhanh, các thí nghiệm thực hiện ngày càng nhiều hơn, dần dần đã khiến mọi người đều quên mất mong muốn ban đầu của các nhà khoa học tiên phong là tiếp cận Thần. Người ta nghi ngờ sự tồn tại của Thần, bắt đầu đòi hỏi bằng chứng, nếu không thể thấy bằng chứng thì không chấp nhận được.

Thật ra tư duy “thấy rồi mới tin” ấy rất… không khoa học, và trên thực tế thì các nghiên cứu khoa học thường phải dựa trên nguyên tắc “tin trước thấy sau”. Chẳng hạn khi tìm kiếm các loại hạt vật chất lượng tử, nhà khoa học trước tiên cần có niềm tin rằng hạt ấy có tồn tại, và nỗ lực tìm kiếm nó, sau đó thì thật sự đã tìm ra được nó. Nếu nói rằng “thấy rồi mới tin”, tất nhiên sẽ không chủ động đi tìm kiếm nghiên cứu gì cả, chỉ ngồi đó chờ tới lúc “thấy”, vậy thì đương nhiên sẽ không thể nào “thấy” được, khoa học do vậy cũng mãi mãi giậm chân tại chỗ.

Các câu chuyện trong tôn giáo đều chỉ rõ cho chúng ta một điều, đó là Thần sẽ không tùy tiện hiện ra trước mặt con người bằng diện mạo thật, mà thông thường đều chỉ thông qua một số hình thức gợi ý, nhắc nhở, cảnh cáo con người. Điểm mấu chốt là người ta có “tin” hay là không, người Á Đông gọi là “ngộ”, xem người này có “ngộ” hay không. Nếu là vậy, lối nghĩ “thấy rồi mới tin” kia thật sự đang hại người, vì nó khiến người ta không tin, đòi có bằng chứng mới tin, trong khi Thần sẽ không đưa bằng chứng cho con người thấy tận mắt, mà yêu cầu con người cần “ngộ”, cần “tin trước thấy sau”.

Hẳn bạn từng nghe qua một câu chuyện kể rằng, có người miệng luôn nói tin vào Chúa, khi gặp nước lũ dâng cao quá đầu, người ta muốn cứu người ấy, thì người ấy nói “Chúa sẽ cứu tôi!”. Có người chèo thuyền đến cứu người ấy, người ấy từ chối, nói “Chúa sẽ cứu tôi!”, có người mang trực thăng đến cứu người ấy, người ấy cũng từ chối và nói “Chúa sẽ cứu tôi!”.

Kết cục người này chết đuối, khi lên Thiên Đường anh ta hỏi Chúa vì sao lại không cứu mình, thì Chúa nói “Chẳng phải ta đã gửi cho con không chỉ một chiếc thuyền mà còn cả một chiếc trực thăng nữa đó sao?”

Con người ta cứ đòi phải thấy tận mắt thì mới tin, giống như người kia tuy miệng nói tin Chúa, nhưng thật ra trong tâm cứ đòi phải thấy tận mắt Chúa hiện ra thì mới chịu, không thấy thì tới chết cũng không tin, và điều đó đã khiến anh ta thật sự mất đi mạng sống của mình. Tất nhiên có người cảm thấy câu chuyện trên chỉ là hư cấu, nhưng còn những câu chuyện dưới đây thì là được lịch sử ghi chép lại.

Câu chuyện thứ nhất là về vua Tống Thần Tông đời Tống ở Trung Quốc. Theo sách “Mộng khê đàm bút”, thời Tống có tăng nhân Đạo Thân gặp Thần Tiên, được ban cho viên thuốc có tên Long Thọ Đan, và dặn rằng khi thiên tử có bệnh thì phải dâng thuốc này lên cho thiên tử trị bệnh. Đạo Thân theo lời, khi nghe tin hoàng đế Tống Thần Tông bị bệnh bèn cầm thuốc đến dâng lên.

Vua Tống nghĩ mình long thể tôn quý, không thể tùy tiện uống thuốc không rõ lai lịch. Khi nghe Đạo Thân kể là thuốc của Thần Tiên ban cho, nhà vua bèn cho người vào núi tìm vị Thần Tiên ấy, nhưng không tìm được. Sau đó bởi cho rằng không đủ bằng chứng thuyết phục, nên nhà vua từ chối uống Long Thọ Đan. Rốt cuộc, Tống Thần Tông thật sự qua đời vì trọng bệnh.

Tống Thần Tông được Thần Tiên ban cho linh đơn diệu dược, vốn có thể kéo dài sinh mệnh của mình, nhưng ông lại hoài nghi, mang theo tâm lý muốn kiểm chứng, cho rằng phải tìm ra vị Thần Tiên ấy và được vị Thần Tiên ấy xác nhận thì mới đáng tin. Nhưng nào biết rằng Thần Tiên tuy muốn cứu ông nhưng vẫn cần phải để ông tự ngộ, nên mới thông qua Đạo Thân mà ban thuốc chứ không trực tiếp cho ông nhìn thấy, có tìm thì cũng không tìm được. Vì ông không tin, không ngộ, nên vị Thần Tiên kia tuy có lòng cũng không thể cứu được ông.

Một câu chuyện khác là về vị anh hùng của dân tộc Đại Việt chúng ta, Nguyễn Trãi. Theo cuốn “Đông A di sự”, ông ngoại của Nguyễn Trãi là Trần Nguyên Đán, vốn có tài xem mệnh, tinh thông tử vi tướng số, đã dự đoán đúng việc Hồ Quý Ly sẽ cướp ngôi nhà Trần. Khi xem mệnh cho Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán biết ông sẽ là anh hùng dân tộc, lưu danh muôn thuở, nhưng đồng thời cũng phát hiện ông sẽ gặp họa tru di tam tộc, nên gắng sức dặn dò Nguyễn Trãi sau này “chiếm thành thì lui binh”, cũng tức là công thành rồi thì thân thoái, hy vọng ông có thể thoát được đại kiếp nạn.

Sau này Nguyễn Trãi giúp Lê Lợi đánh lui quân Minh, trở thành công thần khai quốc của nhà Lê, đồng thời ông cũng tỏ ra mình là bậc đại nhân đại nghĩa khi tha chết cho 10 vạn quân Minh. Hoàng Phúc là bậc thầy địa lý tài ba trong quân Minh, vì cảm đức của Nguyễn Trãi nên mới tiết lộ với ông rằng phần mộ của tổ tiên ông phong thủy rất không tốt, còn đề nghị sẽ giúp ông cải táng mộ tổ, có vậy mới tránh được cái họa bị tru di thảm khốc. Nguyễn Trãi nghe rồi chỉ mỉm cười, không làm theo.

Về sau Nguyễn Trãi tuy theo lời ông ngoại lui về ẩn cư, nhưng vì cảm động sự tôn trọng mà vua Lê Thái Tông dành cho mình, nên ông vẫn chưa thoái ẩn hoàn toàn mà vẫn còn liên hệ với triều đình. Kết quả trong lịch sử chúng ta đều đã biết: xảy ra vụ án oan Lệ Chi Viên, vua Lê Thái Tông băng hà, Nguyễn Trãi bị vu khống tội giết vua, chịu nỗi oan thấu trời, ba họ bị tru di.

Nguyễn Trãi tha chết cho 10 vạn quân Minh, là bậc đại đức như vậy, có câu rằng “đức năng thắng số”, vì sao ông không thể thoát được số phận thảm khốc của mình? Thật ra Trời cao đã mở ra cho ông hai cơ hội, nhưng dường như ông không ý thức được. Khi Hoàng Phúc đề nghị ông cải táng mộ tổ, đã nói thẳng thiên cơ rằng làm vậy thì sẽ thoát được nạn tru di, vậy mà Nguyễn Trãi không tin. Sau này Nguyễn Trãi tuy đã về ẩn cư, nhưng vẫn còn lui tới với triều đình chứ chưa thoát ly hẳn, vô hình chung đã làm trái lời dạy của ông ngoại Trần Nguyên Đán, bỏ qua lời cảnh báo của tiền nhân.

Rốt cuộc vị đại anh hùng dân tộc vì vậy mà không thoát được kiếp nạn, tuy nói đó là định mệnh, nhưng có lẽ cũng bởi ông đã không tin, vì cho rằng lời răn dạy của ông ngoại mình và lời cảnh báo của Hoàng Phúc là “thiếu căn cứ”.

Còn có nhiều câu chuyện khác trong lịch sử cũng chỉ ra rằng tư duy cố chấp đòi hỏi “thấy rồi mới tin” này đã đem lại tai họa không nhỏ cho các danh nhân.

Con người chúng ta hôm nay, có lẽ cũng nên quay đầu lại mà nhìn nhận xem mình có mang theo lối suy nghĩ “thấy rồi mới tin” này hay không, nhất là đối với các vấn đề về tâm linh, tín ngưỡng, đức tin vào Thần Phật,…Rất nhiều chuyện, người ta nếu không muốn nhận lấy kết quả quá tệ hại, thì thật sự nên “thà tin là có chứ đừng ngờ là không”.

Tinh Hoa

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh