Sáng Tạo - Khơi Nguồn Sức Mạnh Bên Trong: Thất Vọng Ở Lúc Sau

SÁNG TẠO - KHƠI NGUỒN SỨC MẠNH BÊN TRONG: THẤT VỌNG Ở LÚC SAU

Khi tôi viết một cuốn sách, tôi tràn đầy năng lượng tuôn chảy và vui vẻ. Nhưng, khi tôi đã hoàn thành, tôi lại trống rỗng và chết đến mức tôi khó mà có thể chịu đựng được để sống. Bây giờ tôi vừa mới bắt đầu viết, nhưng dường như tôi có thể có được vui vẻ khi tôi làm việc, trong thiền tôi được tràn ngập với nỗi sợ cái trống rỗng mà tôi trông đợi hàng tháng từ bây giờ.

Câu hỏi này là từ một người viết tiểu thuyết. Tôi đã đọc qua tác phẩm của cô ấy và chúng hay đấy. Cô ấy có mẹo về điều đó - cách kể chuyện hay, cách thêu dệt ra câu chuyện. Và kinh nghiệm này không phải chỉ là của cô ấy, nó là kinh nghiệm của hầu hết mọi người, những người đang trong mọi cách sáng tạo. Nhưng dầu vậy, cách diễn giải này là sai, và nhiều điều phụ thuộc vào diễn giải này.

Khi người phụ nữ mang bầu, cô ấy tràn đầy. Tất nhiên, khi đứa trẻ được sinh ra, cô ấy sẽ cảm thấy trống rỗng. Cô ấy sẽ thiếu đi cuộc sống mới đã từng đập rộn và quẫy đạp trong bụng cô ấy. Đứa trẻ đã ra rồi; cô ấy sẽ cảm thấy trống rỗng trong vài ngày. Nhưng cô ấy có thể yêu đứa trẻ, và cô ấy có thể quên cái trống rỗng của mình trong việc yêu đứa trẻ và giúp đứa trẻ trưởng thành. Với người nghệ sĩ, ngay cả điều đó cũng là không thể. Bạn vẽ, hay bạn viết bài thơ hay tiểu thuyết; một khi có được kết thúc rồi bạn cảm thấy trống rỗng sâu sắc. Và bạn có thể làm gì với cuốn sách đó bây giờ? Cho nên người nghệ sĩ ở vào tình huống khó khăn hơn người mẹ. Một khi sách xong rồi, nó là hết - bây giờ nó không cần giúp đỡ, không cần tình yêu. Nó sẽ không phát triển. Nó là hoàn hảo, nó được sinh ra đã trưởng thành. Bức tranh được hoàn thành, nó hết rồi. Người nghệ sĩ cảm thấy rất trống rỗng. Nhưng người ta phải nhìn vào trong cái trống rỗng này. Đừng nói rằng bạn đã cạn kiệt rồi; thay vì thế, hãy nói rằng bạn đã được sử dụng hết. Đừng nói rằng bạn trống rỗng, bởi vì từng cái trống rỗng cũng có cái đầy đặn trong nó. Bạn đang nhìn từ đầu sai.

Bạn đi vào phòng, có đồ đạc, tranh ảnh trên tường và mọi thứ. Những thứ đó và những bức tranh bị bỏ đi và bạn đi vào phòng - bây giờ bạn sẽ nói gì? Bạn sẽ gọi nó là căn phòng trống rỗng hay bạn sẽ gọi nó là căn phòng tràn đầy? 'Phòng' nghĩa là trống rỗng; 'phòng' nghĩa là không gian. Với đồ đạc được bỏ đi, căn phòng lại đầy. Khi đồ đạc có đó căn phòng không đầy; nhiều thứ của nó bị thiếu bởi vì đồ đạc. Bây giờ căn phòng là đầy, cái trống rỗng là toàn bộ.

Bạn có thể nhìn từ hai đầu. Nếu bạn quá thiên về đồ đạc, đến mức bạn chỉ có thể nhìn vào ghế và bàn và tràng kỉ và bạn không thể thấy tính chất không gian của căn phòng, thế thì sẽ có cảm giác trống rỗng. Nhưng nếu bạn biết, và bạn có thể thấy cái trống rỗng một cách trực tiếp, bạn sẽ cảm thấy cực kì tự do, điều không có đó trước đây bởi vì căn phòng bị bỏ qua; bạn không thể đi vào trong nó. Cứ chất vào nó bằng đồ đạc và sẽ tới một lúc mà bạn không thể vào được bởi vì toàn thể căn phòng mất rồi.

Có lần tôi ở trọ trong nhà của một người rất giàu. Ông ấy rất giàu, nhưng lại không có khiếu thẩm mĩ. Nhà ông ấy đầy tới mức nó không phải là nhà chút nào. Bạn không thể di chuyển được, và bạn bao giờ cũng sợ di chuyển bởi vì ông ấy có những đồ cổ quí giá. Bản thân ông ấy cũng sợ di chuyển. Người hầu thường xuyên lo nghĩ. Ông ấy cho tôi chỗ tốt nhất, căn phòng đẹp nhất trong nhà ông ấy. Và tôi bảo ông ấy, "Đây không phải là phòng, nó là bảo tàng. Xin cho tôi cái gì đó nơi tôi có thể di chuyển được; thế thì nó mới là căn phòng. Đây không phải là căn phòng. Căn phòng gần như đã biến mất!"

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Căn phòng nghĩa là tự do mà không gian cho bạn. Khi bạn làm việc, sáng tạo, tâm trí bạn đầy nhiều thứ. Tâm trí bị sử dụng. Viết một tiểu thuyết tâm trí bị bận rộn, viết bài thơ tâm trí bị bận rộn. Có quá nhiều đồ đạc trong nó, đồ đạc của tâm trí - ý nghĩ, tình cảm, nhân vật. Thế rồi cuốn sách được hoàn thành. Bỗng nhiên, đồ đạc đi đâu hết. Bạn cảm thấy trống rỗng. Nhưng không có nhu cầu trở nên buồn. Nếu bạn nhìn nó đúng - đây là điều Phật gọi là chính kiến, samyak drasthi - nếu bạn nhìn đúng bạn sẽ cảm thấy được thoát khỏi ám ảnh, bận rộn. Bạn sẽ cảm thấy rõ ràng lần nữa, nhẹ gánh. Những nhân vật đó của tiểu thuyết không còn đi lại ở đó nữa. Những vị khách đó đã đi rồi và người chủ hoàn toàn thoải mái. Tận hưởng nó đi! Diễn giải sai của bạn đang tạo ra nỗi buồn cho bạn, và nỗi sợ. Tận hưởng nó đi - bạn chưa bao giờ quan sát rằng khi một khách tới bạn cảm thấy mừng, và khi người đó đi bạn cảm thấy mừng hơn? Người đó để bạn một mình, và bây giờ bạn có không gian riêng của mình.

Viết tiểu thuyết gây bực mình vì biết bao nhiêu nhân vật trở thành khách, và từng nhân vật lại có cách thức riêng của mình. Không phải bao giờ nhân vật cũng tuân theo nhà văn đâu, không phải bao giờ cũng vậy. Đôi khi nhân vật đó có cách thức riêng của mình và nhân vật đó buộc nhà văn đi theo hướng nào đó. Nhà văn bắt đầu tiểu thuyết nhưng chẳng bao giờ kết thúc được nó. Những nhân vật đó tự mình kết thúc nó.

Điều đó cũng giống như việc cho sinh thành ra đứa con. Bạn có thể cho sinh thành ra đứa con, nhưng thế rồi đứa con bắt đầu đi theo cách riêng của nó. Người mẹ có thể đã nghĩ rằng đứa con sẽ trở thành bác sĩ, và nó lại trở thành kẻ lêu lổng - bạn có thể làm được gì? Bạn cố gắng vất vả, nhưng nó lại trở thành kẻ lêu lổng.

Cùng điều đó xảy ra khi bạn viết tiểu thuyết: bạn bắt đầu với một nhân vật - bạn định làm ra thánh nhân từ người đó và người đó trở thành tội nhân. Và tôi nói với bạn, điều đó đích xác hệt như nó đã xảy ra với đứa con: người mẹ lo nghĩ, người viết tiểu thuyết lo nghĩ. Người viết tiểu thuyết muốn nhân vật trở thành thánh nhân và nhân vật trở thành tội nhân, và không thể làm được cái gì cả. Người viết cảm thấy gần như bất lực, gần như bị các nhân vật này dùng hết rồi. Họ là những nhân vật tưởng tượng - nhưng một khi bạn hợp tác với họ, họ trở thành gần như thực. Và chừng nào bạn còn chưa gạt bỏ họ, bạn sẽ chẳng bao giờ an bình cả. Nếu bạn có cuốn sách trong tâm trí mình, nó phải được viết ra để loại bỏ nó đi. Đó là việc thanh tâm, nó làm nhẹ gánh bản thân bạn.

Đó là lí do tại sao người sáng tạo gần như bao giờ cũng phát điên. Người xoàng xĩnh chẳng bao giờ phát điên cả - họ chẳng có gì để phát điên, họ chẳng có gì làm điên loạn trong cuộc sống của mình. Người sáng tạo gần như bao giờ cũng phát điên. Một Van Gogh sẽ phát điên, một Nijinsky sẽ phát điên, một Nietzsche sẽ phát điên. Sao lại xảy ra chuyện họ phát điên? - bởi vì họ bận tâm thế, biết bao nhiêu điều đang xảy ra trong tâm trí. Họ không có không gian của riêng mình bên trong họ. Cho nên nhiều người đang ở đây, tới và đi. Gần như là họ ngồi trên đường và giao thông tiếp tục. Từng nghệ sĩ đều phải trả giá cho điều đó.

Nhớ lấy, khi cuốn sách được hoàn thành và đứa trẻ được sinh ra, cảm thấy hạnh phúc đi - tận hưởng không gian đó, bởi vì sớm hay muộn cuốn sách mới sẽ nảy sinh. Như lá mọc ra từ cây, như hoa bắt nguồn từ cây - đích xác giống như thế, bài thơ bắt nguồn từ nhà thơ, tiểu thuyết bắt nguồn từ nhà viết tiểu thuyết, bức tranh bắt nguồn từ hoạ sĩ, bài ca được sinh ra từ ca sĩ. Không cái gì có thể được làm, chúng là tự nhiên.

Cho nên đôi khi vào mùa thu khi lá vàng rơi và cây đứng trơ trọi một mình, khẳng khiu không lá trên nền trời, tận hưởng nó. Đừng gọi nó là cái trống rỗng, gọi nó là kiểu tràn đầy mới - tràn đầy với bản thân bạn. Không có ai để can thiệp vào, bạn nghỉ ngơi trong bản thân mình. Thời kì nghỉ ngơi đó là cần thiết cho mọi nghệ sĩ; nó là quá trình tự nhiên. Thân thể của từng người mẹ cần nghỉ ngơi một chút. Một đứa trẻ được sinh ra và đứa khác được thụ thai... điều đó vẫn xảy ra, nó vẫn xảy ra ở phương Đông, và ở Ấn Độ nó vẫn tiếp tục. Người phụ nữ gần như già đi vào tuổi ba mươi, liên tục cho sinh ra trẻ con mà không lỗ hổng nào để phục hồi, để làm trẻ lại con người mình, để được một mình. Cô ấy bị cạn kiệt, mệt mỏi. Tuổi trẻ của cô ấy, tươi tắn của cô ấy, cái đẹp của cô ấy, đã mất đi rồi. Một thời kì nghỉ ngơi là cần khi bạn cho sinh thành ra đứa con. Bạn cần thời kì nghỉ ngơi. Và nếu đứa con sẽ là người nổi tiếng, thế thì một thời kì nghỉ dài là cần thiết. Người nổi tiếng chỉ sinh một con, bởi vì toàn thể bản thể đều được bao gồm vào trong đó. Và thế rồi có thời kì nghỉ ngơi, thời kì nghỉ ngơi dài để phục hồi, để lấy lại năng lượng mà bạn đã trao cho đứa con - để lấy lại bản thân mình sao cho cái gì đó có thể được sinh ra từ bạn.

Khi bạn viết tiểu thuyết, nếu nó thực sự là tác phẩm nghệ thuật lớn, bạn sẽ cảm thấy trống rỗng. Nếu nó chỉ là một loại tạp chí mà bạn đã làm vì tiền bởi vì nhà xuất bản nào đó đã làm hợp đồng với bạn, thế thì nó không sâu sắc lắm. Bạn sẽ không cảm thấy trống rỗng sau nó, bạn sẽ vẫn còn như cũ. Sáng tạo của bạn càng sâu hơn, trống rỗng của bạn sau đó sẽ càng lớn hơn. Cơn bão càng lớn, im lặng tới trong náo động của nó càng lớn. Tận hưởng điều đó. Cơn bão là tốt, tận hưởng nó; và im lặng đi theo sau nó cũng tốt. Ngày là tốt, đầy hoạt động; đêm cũng rất đẹp, đầy những bất hoạt, thụ động, trống rỗng. Người ta ngủ. Vào buổi sáng bạn lại trở về với thế giới với đầy năng lượng làm việc, hành động.

Đừng sợ buổi đêm. Nhiều người sợ đêm. Có một sannyasin, tôi đã cho cô ấy cái tên "Nisha." 'Nisha' nghĩa là đêm. Cô ấy cứ tới tôi mãi, và cô ấy nói, "Xin thầy đổi tên cho tôi.'' Tại sao? Cô ấy nói, "Tôi sợ đêm lắm. Sao thầy cho tôi chính cái tên này, trong số bao nhiêu là tên? Đổi nó đi." Nhưng tôi không định thay đổi điều đó. Tôi đã cho cô ấy cái tên này với chủ ý, bởi vì nỗi sợ của cô ấy - nỗi sợ của cô ấy về bóng tối, nỗi sợ của cô ấy về sự thụ động, nỗi sợ của cô ấy về thảnh thơi, nỗi sợ của cô ấy về buông xuôi. Đó là mọi điều được chỉ ra trong từ 'đêm', nisha.

Người ta cũng phải chấp nhận ban đêm. Chỉ thế thì bạn mới trở thành đầy đủ, tràn đầy, toàn thể.

Cho nên đừng phật ý về điều đó. Cái trống rỗng đó là đẹp, còn đẹp hơn ban ngày của sáng tạo - bởi vì sáng tạo đó bắt nguồn từ cái trống rỗng, những bông hoa đó bắt nguồn từ cái trống rỗng. Tận hưởng cái trống rỗng đó, cảm thấy phúc lạc và ân huệ đi. Chấp nhận nó, đón chào nó như phúc lành và chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy rằng bạn lại tràn đầy hoạt động và một cuốn sách lớn hơn sẽ được sinh ra. Đừng lo nghĩ về điều đó. Không có nhu cầu lo nghĩ. Đó chỉ là diễn giải sai về một hiện tượng đẹp.

Nhưng con người sống trong lời. Một khi bạn gọi một thứ bằng tên sai, bạn bắt đầu sợ điều đó. Rất, rất chính xác vào. Bao giờ cũng nhớ điều bạn nói, bởi vì việc nói không chỉ là việc nói; nó có liên hệ sâu sắc trong bản thể bạn. Một khi bạn gọi một thứ là trống rỗng, bạn trở nên sợ hãi - chính từ này.

Ở Ấn Độ, chúng ta có từ hay hơn cho trống rỗng. Chúng ta gọi nó là shunya. Chính từ này là tích cực; nó chẳng có liên quan gì tới tính phủ định trong nó. Nó là đẹp, nó đơn giản nghĩa là không gian, không có biên giới - shunya. Và chúng ta đã gọi mục đích tối thượng là shunya. Phật nói khi bạn trở thành shunya, khi bạn trở thành tuyệt đối không là gì, cái không, thì bạn đã đạt tới.

Thi sĩ, nghệ sĩ, hoạ sĩ, là người đang trên đường trở thành nhà huyền môn. Tất cả các hoạt động nghệ thuật đều đang trên đường hướng tới tính tôn giáo. Khi bạn tích cực, viết ra bài thơ, bạn đang trong tâm trí. Khi nhà thơ được sinh ra, bạn được dùng, và tâm trí nghỉ ngơi. Dùng những khoảnh khắc này để rơi vào bản thể bạn. Đừng gọi nó là cái trống rỗng, gọi nó là cái toàn thể; gọi nó là sự hiện hữu, gọi nó là chân lí, gọi nó là Thượng đế. Và thế thì bạn sẽ có khả năng cảm thấy phúc lành của nó.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh