Những Phương Pháp Phát Triển Tâm Linh: Chương 7. Sự Khai Mở Nhãn Thông Cổ Sơ

NHỮNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN TÂM LINH: CHƯƠNG 7. SỰ KHAI MỞ NHÃN THÔNG CỔ SƠ

PHẢI XUẤT THẦN

Muốn nhận thức những rung động vi tế của cõi vô hình ta phải ngưng lưu ý đến các tiếng động và các ảnh hưởng chung quanh ta. Một âm điệu êm ái xa xăm không thể nhận được trong một thành phố ồn ào; trong một cuộc hòa tấu tưng bừng, chỉ có người tinh luyện mới theo dõi được tiếng đàn của một vĩ cầm; ánh sáng của tinh tú chỉ hiện ra trong khi mặt trời lặn. Cũng thế, cõi vô hình chỉ hiện ra khi nào tâm ta không còn vương vấn đến các rung động hồng trần.

Sự vô giác cần thiết đó chỉ có thể phát sinh khi nào ta đặt xác thân ta trong trạng thái xuất thần bằng cách làm tê liệt các giác quan xác thịt và bắt khối óc ngưng hoạt động. Sự vô giác này có thể đạt được bằng thủ pháp Mesmer [20], bằng thôi miên, bằng vài thứ thuốc như hơi mê hay bằng các quay tròn của một vài giáo sĩ Hồi giáo cho đến lúc quá chóng mặt, khối óc không còn thọ cảm được. Chừng đó, con người ở vào trạng thái xuất thần và cảm xúc được những rung động của cõi vô hình.

TẬP THỞ

Phương pháp dùng ở phương Ðông và cũng được phổ thông ở Tây phương là tập thở. Người thở có thể nằm hoặc ngồi trong những tư thế khó khăn. Thường thì họ hít hơi vào, giữ một thời gian rồi thở ra. Tuy nhiên, cách thức này thay đổi nhiều. Có người hít vào một lỗ mũi rồi thở ra bằng lỗ kia. Có người tưởng tượng hơi đi qua vài bộ phận của cơ thể. Thật là lạ mà thấy nhiều cách thở như vậy.

MỤC ĐÍCH CỦA NHỮNG CÁCH THỞ

TRA CỨU THẦN SỐ HỌC Xem Đường Đời, Sự Nghiệp, Tình Duyên, Vận Mệnh, Các Năm Cuộc Đời...
(*) Họ và tên của bạn:
(*) Ngày tháng năm sinh:
 

Khoa học khám phá bản thân qua các con số - Pythagoras (Pitago)

Ðặt ra những cách thức thở này, người Ấn Ðộ thời xưa nhằm các mục tiêu: a) trấn an tư tưởng, b) tạo trạng thái vô giác cho khối óc, c) kích động một vài luồng sinh lực trong thân thể.

  1. a) Từ xưa, người ta lưu ý thấy rằng trong khi suy nghĩ hay trầm tư thì hơi thở trở nên chậm và có khi ngưng hẳn. Vì đó, phát sinh ra lý thuyết này: khi con người ngưng thở trong một thời gian nào đó, tư tưởng sẽ tập trung và sáng sủa. Việc này đúng tới một mức nào thôi vì trí tuệ và xác thân liên đới với nhau và chịu ảnh hưởng lẫn nhau.
  2. b) Các tu sĩ Ấn Ðộ luyện tập lâu ngày có thể giữ hơi thở rất lâu. Nhưng trong lúc đó, máu vẫn lưu thông và chứa chất oxyt carbon nhiều cho đến đỗi khối óc bị nhiễm độc, do đó có trạng thái xuất thần.
  3. c) Với sự luyện tập, khi hơi thở trở nên đều đặn nhịp nhàng thì nó kích động các luồng sinh lực luôn luôn lưu chuyển trong thể phách[21] nhất là ta tưởng tượng đưa hơi thở đến bộ phận này hay bộ phận khác trong thân thể. Lẽ dĩ nhiên là hơi thở không đi đâu cả mà chính là các luồng sinh lực nói trên. Các luồng này bắt buộc phải theo những con đường mới và kích thích một ít trung tâm thần kinh nào đó để chúng có thể truyền đạt những rung động của cõi vô hình.

KẾT QUẢ CÁCH TẬP THỞ

Khổ nỗi khi các trung tâm nói trên hoạt động trở lại thì các rung động vô hình tràn vào giác thức, dưới hình thức hiện tượng hay âm thanh, mà con người thì không đủ khả năng kiểm soát để ngăn ngừa chúng. Các hiện tượng hay âm thanh này đẹp đẽ thì cũng chẳng đến đỗi nào nhưng thường thì chúng rất xấu xa. Vì vậy, y bắt buộc phải chứng kiến những cảnh tượng não lòng nhứt và nghe những lời xúi giục đê tiện nhứt, vì y chỉ liên lạc được với các tầng thấp dẫy đầy ảnh hưởng tồi tệ của cõi vô hình.

Khi một người chú hết sức lực vào sự tinh luyện các giác quan xác thịt để nhận các rung động vi tế của cõi vô hình, người đâu có dè rằng mình sẽ là nạn nhân chứ không phải là chủ nhân các quyền lực tạo nên, trừ phi tâm thức y được tinh luyện. Sự mở mang tinh thần luôn luôn phải đi đôi với sự mở mang thể xác, nếu không, con người sẽ bị lôi cuốn do các sinh lực được khai mở mà y không sao kiểm soát được.

Lẽ dĩ nhiên là có những cách tập thở rất tốt (như cách thường dạy ở vận động trường) và rất hạp với sức khoẻ, nhưng tác động và mục đích của nó khác với lối thở mà chúng tôi vừa nói trên. Cách tập thở này không đem lại nhãn thông cổ sơ cũng không làm hại phổi. Cách tập thở đúng phép rất quí vì nó bồi dưỡng sức khoẻ và tránh cho ta khỏi bị cảm vì thời tiết.

SỰ TẬP TRUNG VÀO TÙNG THÁI DƯƠNG [22]

Một cách khác để khai mở sự năng linh là tập trung tư tưởng vào tùng Thái Dương. Về trung tâm này, người ta đã gán cho nhiều tên như óc thứ hai và nhiều việc vô lý khác liên hệ đến sự thức tỉnh của nó.

Khi một người tập trung tư tưởng vào tùng Thái Dương với ý muốn trở nên linh hoạt, y sẽ chuyển đến nó một luồng sinh lực. Vì vậy, trung tâm cảm giác tương ứng với nó đôi khi được kích thích và khai mở nhãn thông cổ sơ khiến cho y có thể thu nhận một ít cảm xúc mơ hồ của cõi vô hình.

Nhưng thường thì luồng sinh lực gây sự xung huyết cho tùng Thái Dương. Tùng này rất quan trọng vì nó kiểm soát hay liên hệ đến bộ tiêu hóa. Nếu nó sưng lên, sự tiêu hóa sẽ bị ngưng trệ, cho đến thận cũng bị đau luôn. Hơn nữa, những người tập trung tư tưởng vào tùng Thái Dương cũng chú ý luôn đến các cơ quan khác vì y không thông hiểu vị trí các bộ phận của thân thể con người, do đó trọn bộ tiêu hóa có thể bị đau.

Vì hệ thần kinh giao cảm thuộc phạm vi tiềm thức nên chúng ta quấy rối sự điều hành của nó, chúng ta có thể gây những bệnh thần kinh trầm trọng dưới hình thức một sự buồn rầu hay một sự chán nản trầm trọng. Nếu sự luyện tập tăng gia, nó có thể gây tê liệt cho một bộ phận của cơ thể.

SỰ DÙNG VIÊN THỦY TINH

Một phương pháp nữa là chăm chú nhìn một viên thủy tinh, đầu mũi hay phông đen. Phương pháp này nhằm hai mục đich: một là đặt khối óc ở một tình trạng gần như tê liệt để tạo sự xuất thần, hai là kích động trung tâm cảm xúc liên hệ ở thể vía để nó có thể làm một giác quan tạm cho thể vía.

Khi chúng ta chú nhìn một điểm trắng mà không nháy mắt, các tế bào võng mạc rất mệt và sau cùng, võng mạc trở nên vô giác nên ta không còn cảm thấy điểm trắng nữa. Nếu chúng ta tập luyện lâu ngày, sự mệt mõi sẽ tăng gia và dây thần kinh thị giác cũng trở nên vô giác. Tiếp theo, miền thị giác trong óc cũng bị tê liệt. Do đó, chúng ta sẽ tự thôi miên mình và trong trạng thái đó, khi khối óc trở nên vô giác thì hiện tượng này nọ sẽ xảy ra. Tuy nhiên, thường thì không có một kết quả nào.

Cách luyện tập này nhằm kích thích các trung tâm tương ứng với mắt để chúng có thể nhận các rung động tế nhị và chuyển sang khối óc. Các hiện tượng thấy bằng cách này không được xác thực vì cơ quan truyền đạt chúng không được dùng đúng chỗ.

Dù sao, chúng ta cần phải tránh cách luyện tập này vì sự tê liệt khối óc do nó gây ra, có thể trở nên vĩnh viễn. Hơn nữa, vì mắt cố gắng quá sức nên nó yếu đi và có thể trở nên mù, nếu không loạn thị.

CÔNG PHU VÔ ÍCH

Như đã trình bày, có nhiều cách luyện tập gây tê liệt cho khối óc để tạo trạng thái xuất thần. Khi xuất thần cũng như trong khi ngủ, con người xuất khỏi xác thân để sang thể vía và trong thể này, y có thể ý thức được ít nhiều. Nếu y hoàn toàn sáng suốt và linh hoạt ở cõi vô hình, y có thể biết nhiều việc quan trọng và giữ ấn tượng ở khối óc để khi tỉnh dậy, y nhớ được tất cả.

Nhưng trường hợp này ít khi xảy ra vì chúng chỉ nghĩ đến sự tập luyện xác thân mà không lo trau luyện tinh thần. Vì vậy, khi xuất thần thì con người trôi giạt phất phơ ở cõi vô hình mà không ý thức được gì cả nên khi tỉnh, y không biết chi thêm.

Như vậy, tại sao nhiều người luyện tập rất công phu để rồi lại chỉ có cái nhãn thông cổ sơ, không một ích lợi nào ? Sở dĩ họ luyện tập như thế vì họ bị gạt bởi những quảng cáo hấp dẫn, những lời hứa hão huyền, nhưng nếu họ biết được luyện tập như vậy chẳng những hoàn toàn vô ích mà còn gây nhiều nguy hại và đau khổ thì không một ai dám liều lĩnh nữa.

Hi vọng các bạn có thể ủng hộ trong khả năng, để giúp đỡ đội ngũ biên tập và chi phí duy trì máy chủ đang ngày một tăng. Mọi đóng góp xin gửi về:
Người nhận: Hoàng Nhật Minh
Số tài khoản: 103873878411
Ngân hàng: VietinBank

momo vietinbank
Bài Trước Đó Bài Tiếp Theo

Phim Thức Tỉnh

Nhạc Chữa LànhTủ Sách Tâm Linh